Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Văn nghị luận xã hội
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị luận ”Bàn về đọc sách”. Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
1.1.2. Đọc hiểu hình thức:
- Biết được thể loại, phương thức biểu đạt
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Nhận diện được các sự việc, hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lý được bàn luận trong một văn bản
1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Tích hợp liên môn: vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức và phát huy vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình.
1.1.4. Đọc mở rộng: tìm đọc một số văn bản nghị luận khác cùng đề tài
1.2 -Thực hành viết:
- Rèn thêm cách viết một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lý.
- Viết bài bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm.
1.3. Nghe - Nói
- Nói: Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản
-Nghe: Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Văn nghị luận xã hội
hiện tượng tiêu cực cần phê phán như: sự lười nhác, những thói quen xấu, tham nhũng *Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS khái quát được kiến thức đã học - Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, gợi mở, động não - Thời gian: 25p Bài tập 1: Hãy nêu một số sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội có thể viết thành một bài văn nghị luận xã hội. - Hình thức tổ chức luyện tập: cá nhân. - HS lên bảng trình bày. - Các Hs khác ở dưới theo dõi, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời. - Gv chốt KT. II. Luyện tập. Bài tập 1: Một số sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội có thể viết thành một bài văn nghị luận xã hội: + Giúp người gặp hoạn nạn. +Nhặt được của rơi trả lại cho người mất. + Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. + Hành động đẹp để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh covid- 19. Bài tập 2: Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội và giải trí ngày càng cao. Chính vì thế mà thế giới ảo nhanh chóng ra đời, trong đó không thể không kể đến Facebook. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, chi phối rất nhiều người và gây ảnh hưởng rất lớn đến con người. tình trạng thanh thiếu niên nghiện Facebook ở nước ta ngày càng nhiều và tình trạng này càng nguy hiểm chính vì thế mà chúng ta nên kịp thời hạn chế hiện tượng này. Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào facebook? Facebook là một mạng xã hội cho phép chúng ta chia sẻ trạng thái, hình ảnh và tương tác với nhau rất dễ dàng. Bạn có thể kết nối facebook mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối mạng. Chính vì tiện lợi như vậy, có rất nhiều bạn trẻ và thậm trí là cả những người lớn tuổi bị nghiện facebook. Họ lên facebook hàng ngày, hàng giờ, cập nhật mọi thứ của mình lên facebook. Nếu như chỉ một thời gian ngắn không thể lên facebook, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bồn chồn. Nhiều người cố gắng từ bỏ facebook vì nhận thấy mình mất quá nhiều thời gian vào nó, nhưng không thể thành công. Khi học bài các bạn có thể thấy rất buồn ngủ, nhưng các bạn có thể lên facebook xuyên đêm mà không cảm thấy chán hay mệt mỏi. Đó chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nghiện facebook. Nghiện facebook sẽ khiến cho bạn cảm thấy phụ thuộc vào nó, muốn đăng mọi trạng thái, hình ảnh của mình lên để “khoe” với bạn bè trên facebook. Theo một nghiên cứu, hơn 70% người dùng Internet ở Việt Nam dùng Facebook. Đây có thể coi là một con số khổng lồ. Tuy nhiên, trong số những người sử dụng Facebook, có những người không biết cách khồng chế bản thân, khiến cho mình bị “nghiện” sử dụng facebook. Đây lại là một điều không nên chút nào. Vậy, như thế nào là “nghiện” facebook? Và “nghiện” facebook sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Vậy nghiện facebook có ảnh hướng thế nào tới chúng ta? Chúng ta đều biết, cái gì quá cũng đều không tốt. Và việc sử dụng facebook cũng vậy. Nghiện facebook sẽ khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian. Các bạn học sinh bị nghiện facebook sẽ chỉ lúc nào cũng chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để vào facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh. Có bạn bị bố mẹ cấm đã trốn học ra quán điện tử để lên facebook tán gẫu với bạn bè, hay thậm chí tán gẫu với những người mà chúng ta không hề biết gì ngoài tên họ dùng trên facebook. Và vì tốn rất nhiều thời gian vào việc lên mạng, việc học hành của các bạn sẽ sa sút dần. Không chỉ thế, nhiều bạn lên facebook quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian ngủ quá ít sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và sinh ra bệnh tật khác. Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính và điện thoại cũng sẽ ảnh hướng tới mắt của bạn. Vậy, ảnh hưởng đầu tiên và gây hậu quả nghiêm trọng nhất, đó chính là ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các bạn, khiến cho gia đình và thầy cô, bạn bè lo lắng. Tiếp theo, đó chính việc bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ có hại trên facebook. Trên facebook cũng chính là một xã hội thu nhỏ. Ở đó cũng có rất nhiều người tốt,kẻ xấu. Có rất nhiều những lời bình luận không có văn hóa, hay những hình ảnh không lành mạnh, các trang mang nội dung không tốt, kích động tinh thần và tư tưởng của lứa tuổi chúng ta – lứa tuổi chưa có suy nghĩ, lí tưởng đúng đắn, dễ bị kích động. Ngoài ra, ảnh hưởng của “cư dân mạng” thông qua facebook là rất lớn. Có rất nhiều bạn chỉ vô tình đăng ảnh lên facebook, rồi bị lấy ảnh để chế với những lời lẽ không lịch sự khiến cho các bạn bị ảnh hưởng về tinh thần, sau đó sẽ dẫn đến những hậu quả đau lòng mà chúng ta không lường trước được. Vậy, chúng ta phải làm thế nào để không nghiện facebook? Hoặc là “cai” được facebook? Đầu tiên, chúng ta cần phải có một sự quyết tâm cao độ. Ở Mỹ, đã có những “trại cai nghiện facebook”. Những người ở đó không có một phương tiện nào cả để lên facebook. Sau một thời gian, những người ấy ra khỏi đó và họ không con nghiện facebook. Nhưng nếu không có một tinh thần vững vàng, các bạn sẽ bị tái nghiện ngay thôi. Hãy nhờ những người thân, bạn bè nhắc nhở mỗi khi mình dùng facebook quá nhiều. Facebook đang ngày càng có rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhưng không phải ai cũng sử dụng facebook một cách đúng cách. Hãy trở thành người sử dụng facebook thông minh để có thể tận dụng những lợi ích của facebook mà vẫn có thời gian học tập và làm việc một cách tốt nhất. Câu hỏi: ? Văn bản trên được viết theo thể loại gì? ? Trong văn bản này tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? ? Hiện tượng đó đáng khen hay đáng chê? HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM Hình thức: theo bàn Nội dung: Tác giả nêu lên hiện trạng sử dụng facebook ở nước ta hiện nay ntn? việc sử dụng facebook có lợi và hại gì? Biện pháp giảm thiểu tình trạng sử dụng facebook thường xuyên? Thời gian: 3 phút Học sinh thảo luận theo yêu cầu, trả lời, nhận xét, giáo viên chốt ý *Điều chỉnh, bổ sung: Thể loại: Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống Hiện tượng: nghiện Facebook trong giới trẻ - Đây là hiện tượng đáng chê *Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Hs biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập - Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.động não - Thời gian: 5 phút. ? Qua văn bản trên bản thân em cần phải làm gì để sử dụng mạng xã hội đặc biệt là facebook không gây ảnh hưởng đến học tập. *Điều chỉnh, bổ sung: *Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Hs biết vận dụng vào làm bài tập nâng cao - Phương pháp, kĩ thuật: động não, gợi mở. - Thời gian: 2 phút. ? Tìm hiểu thêm một số đề nghị luận về sự việc có tác động tốt và xấu đến con người. Nghị luận về sự việc hiện tượng có tác động tốt đến con người. - Chấp hành luật giao thông. - Hiến máu nhân đạo - Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi - Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn - Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng - Những tấm gương người tốt việc tốt: Những thiên thần áo trắng hết mình chống dịch Covid-19..... b. Nghị luận về sự việc hiện tượng có tác động xấu đến con người - Bạo lực học đường. - Nạn bạo hành trong gia đình - Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hoặc quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ.... *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố: GV chốt lại kiến thức bài học. 5. Dặn dò : Về học bài cũ, chuẩn bị bài tiếp theo : cách làm bài văn nghị luận. . Ngày soạn :12/01/2020 Ngày giảng :17/01/2020 Tiết 95 : CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh - Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Hiểu đối tg của 1 bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. - Yêu cầu cụ thể khi làm bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống. 2. Kĩ năng: - Quan sát các hiện tg của đời sống. - Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 3. Thái độ : Nhìn nhận, đánh giá sự việc. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề , tương tác. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, máy chiếu, phiếu học tập cho HS, bài tập bổ sung, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên. III. Tiến trình lên lớp: 1. ỔN định lớp: 2. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống ? 3. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động 1: khởi động - Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp; kĩ thuật : Đàm thoại, gợi dẫn; động não. - Thời gian : 2 phút ? Ở tiết học trước các em đã được học nội dung gì? - HS trả lời... - GV chốt, dẫn vào bài..... * Điều chỉnh, bổ sung :......................................................................................... ................................................................................................................................... B. Hoạt động 2: hình thành kiến thức. - Mục tiêu : HS nắm được đối tượng, yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. - Phương pháp; kĩ thuật dạy học : Vấn đáp, pt, minh họa, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm; động não. - Thời gian : 26 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt *HS đọc các đề bài trong SGK. ? Những đề bài đó thuộc thể loại gì? Vì sao em biết? -> Kiểu bài nghị luận. ? Những đề bài đó có điểm gì giống nhau? - Có hai phần: Nêu một sự việc hiện tượng và yêu cầu làm bài * Dạng đề: đề có mệnh lệnh ( nêu suy nghĩ, bình luận, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ, em đồng tình hay phản đối, em có ý kiến nào khác...) Dạng đề k có mệnh lệnh (dạng mở chỉ nêu svht). có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một mẩu truyện, một bản tin. * Khác nhau: Nội dung yêu cầu nghị luận khác nhau ? Chỉ ra sự việc, hiện tượng được nêu ở đề bài? ? Sự việc hiện tượng nào đáng khen? Sự việc hiện tg nào đáng chê; đáng chia sẻ? - Giáo vỉên nêu những câu hỏi gợi ý để học sinh nắm được yêu cầu của từng đề - GV yêu cầu mỗi HS tự nghĩ một đề bài tương tự. HS trình bày, GV nhận xét. ? Qua tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là đề bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống? ? Hãy đặt 1 đề văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống? GV chuyển: ? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? - 4 bước : sgk/ 23, 24 GV nêu câu hỏi trong sgk/ 23. - Thể loại : Nghị luận một sự việc, hiện tượng. - Đề nêu hiện tượng: người tốt, việc tốt, tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả. - Yêu cầu của đề bài: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. * HS đọc lại đề văn. ? Hiểu được đề theo em đã viết được bài chưa?Vì sao? ? Làm thế nào để tìm được ý? -> Dựa vào luận đề, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, tìm ý. * HS thảo luận theo bàn (3p): Đặt ra các câu hỏi và trả lời cho các câu hỏi đó? ? Đề nói về ai? ? Bạn Nghĩa đã làm những việc gì? ? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ bạn ấy là người ntn? - Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng. - Nghĩa là người biết kết hợp học với hành. - Nghĩa còn là người sáng tạo : làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt. ? Vì sao thành đoàn lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? - Vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị : ham học, chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả. ? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ? - Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ, biết kết hợp học với hành ... -> Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không có học sinh lười biếng, hư hỏng ... ? Khi đó có các ý ta cần làm gì để các ý đã được sắp xếp mạch lạc theo một trình tự hợp lí? -> Lập dàn ý. ? Bố cục của bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng ntn? - GV giới thiệu chung dàn ý ở SGK, học sinh lập dàn ý chi tiết cho các mục. - GV gọi trình bày trước lớp. GV nhận xét, bổ sung. ? Khi đã lập được dàn ý rồi bước tiếp theo ta làm gì? -> Viết bài. ? Muốn biết được bài viết của mình tốt hay không ta cần làm gì? -> Đọc lại bài viết và sửa lỗi. ? Qua ví dụ hãy nêu các bước làm một bài văn NL về một sự việc hiện tượng đ/s? - X/đ rõ về một sự việc hiện tượng đời sống các biểu hiện đúng sai, mặt đáng khen, đáng chê của sv ht đó, nguyên nhân hậu quả, giải pháp ? Theo em, bước 4 có vai trò ntn trong bài văn nghị luận ? -> Là bước cuối cùng, đóng vai trò rất quan trọng, giúp nhận ra các lỗi trong khi làm bài để kịp thời sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài viết sau. ? Khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, chúng ta cần phải chú ý những gì ? ?Nêu bố cục của bài văn NT về hiện tượng đ/s? *HS đọc ghi nhớ (SGK) I. Đề bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống: 1. Đề bài : sgk/ 22 2. Nhận xét: - Giống nhau : Các đề đều nêu một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội và mệnh lệnh làm bài (yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ, nêu ý kiến ) - Đề 1: Gương h/s nghèo vượt khó. - Đề 2: Lên án h/đ của đế quốc Mĩ; tôn vinh những tấm lòng tương trợ, tương thân tương ái của đồng bào ta. - Đề 3: Nêu ý kiến về hiện tg mải chơi điện tử mà sao nhãng việc học... - Đề 4: Gương hiếu học. II. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: * Đề bài : sgk/ 23 1. Tìm hiểu đề và tìm ý - Thể loại : Nghị luận một sự việc, hiện tượng. - Đề nêu hiện tượng: người tốt, việc tốt. - Yêu cầu của đề bài: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. 2. Lập dàn bài 3. Viết bài 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa * Ghi nhớ : sgk/ 24 * Điều chỉnh, bổ sung: C. Hoạt động 3 : Luyện tập - Mục tiêu : HS củng cố kiến thức bài học. - Phương pháp; kĩ thuật : Nêu và giải quyết vấn đề; động não - Thời gian : 10 phút *GV nêu yêu cầu bài tập. * HS tự chon đề để lập dàn ý. * GV gọi 1 số em đại diện trình bày dàn ý (có nx, bổ sung). II. Luyện tập: Lập dàn ý một trong 4 đề vừa tìm hiểu phần (I). * Điều chỉnh, bổ sung: D. Hoạt động 4: vận dụng - Mục tiêu :Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập - Phương pháp/ kĩ thuật : Nêu và giải quyết vấn đề, gợi dẫn; động não. - Thời gian : 3 phút. ? Em hãy viết đoạn văn (7-8 dòng) trình bày vấn đề: “Bạn đã làm gì cho những người thân yêu nhất của mình”. * Điều chỉnh, bổ sung: E. Hoạt động 5: tìm tòi mở rộng - Mục tiêu :Tìm những nội dung kiến thức mở rộng trong mọi lĩnh vực - Phương pháp/kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề; động não. - Thời gian : 2 phút. ? Hãy tìm thêm một số đề nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống s ở hai dạng đề: có mệnh đề và không có mệnh đề. * Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố: GV chốt lại kt bài học. 5. Dặn dò : Về học. Viết đoạn văn nêu tác hại của trò chơi điện tử. ******************************************** Ngày soạn:17/01/2020 Ngày giảng: 20/01/2020 Tiết 96 : CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (tiếp) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp h/s - Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Hiểu đối tg của 1 bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. - Yêu cầu cụ thể khi làm bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống. 2. Kĩ năng: - Quan sát các hiện tg của đời sống. - Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tg đời sống. 3. Thái độ : Nhìn nhận, đánh giá sự việc. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề, tương tác. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, máy chiếu, phiếu học tập cho HS, bài tập bổ sung, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên. III. Tiến trình lên lớp: 1. ỔN định lớp: 2. Kiểm tra: Trong giờ. 3. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động 1: khởi động - Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp; kĩ thuật : Đàm thoại, gợi dẫn; động não. - Thời gian : 2 phút ? Thế nào là đề văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống? - HS trả lời... - GV chốt, dẫn vào bài..... * Điều chỉnh, bổ sung :......................................................................................... ................................................................................................................................... B. Hoạt động 2: hình thành kiến thức. - Mục tiêu : HS nắm được đối tượng, yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. - Phương pháp; kĩ thuật dạy học : Vấn đáp, pt, minh họa, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm; động não. - Thời gian : 28 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hs đọc đề bài GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước làm bài văn ? Đề bài thuộc thể loại gì? Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống ? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? - Đề nêu hiện tượng: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống ? Y/c của đề là gì? - Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng ấy ? Với đề bài trên cần đưa ra những ý nào? - Thực trạng rác thải hiện nay - Nguyên nhân - Hậu quả - Những giải pháp Thảo luận nhóm (7 phút) theo nhóm bàn HS làm vào phiếu học tập. Hết giờ, GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung a. Mở bài - Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay. - Nêu khái quát tác hại của việc làm này. b. Thân bài 1. Biểu hiện: - Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam: + Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên, người ta vẫn sẵn sằngvứt ra túi ni lông, thuốc lá, + Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường + Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường. + Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biến chất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụ Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên -> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa. 2. Nguyên nhân: a. Chủ quan: - Do thói quen đã có từ lâu đời. - Do thiếu hiểu biết. - Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng (Người Việt Nam có thói quen vứt rác ra đường, nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức: Nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình, không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác. Người lớn xả, trẻ con xảKhông ai cười, cũng chả ai lên án người xả rác, có chăng một số người có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán nhìnrồi đành vậy chứ chả biết nói sao vì biết mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý thức của cả một đám đông khổng lồ) b. Khách quan: - Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu (các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiện cũng như người thu gom rác) - Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân. - Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc. c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác (chừng nào người dân còn chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhà mình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên ánchừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_van_nghi_luan_xa_hoi.docx