Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau chủ đề, HS sẽ học được kiến thức về:

- Những thông tin chính về tác giả Nguyễn Du và một số đoạn trích trong Truyện

Kiều : Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Miêu tả trong văn bản tự sự.

- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

2. Năng lực

- Tìm kiếm thông tin từ Internet để nhận biết những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Vận dụng những thông tin đó vào đọc hiểu các đoạn trích.

- phân tích được các yếu tố về nghệ thuật và nội dung của các đoạn trích.

- Liên hệ, vận dụng những nội dung đã đọc được từ văn bản vào giải quyết các tình

huống trong học tập và đời sống.

- Viết được đoạn văn, bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm.

3. Phẩm chất

- Tự hào về Danh nhân văn hóa Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều, thể hiện rõ tình

yêu thương, quý trọng gia đình qua việc liên hệ với cách sống của bản thân sau khi

đọc tác phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK văn 9, tập I

- Video/hình ảnh về Nguyễn Du và Truyện Kiều

- Phiếu học tập làm việc nhóm

- Bài trình chiếu, mô tả

- Giấy A3 làm việc nhóm

- Băng keo trong, nam châm gắn bảng

- Bài đọc về tác giả, tác phẩm (gửi HS đọc trước)

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm vận dụng ở nhà- Trò chơi

2. Học sinh

- Giấy note để làm việc cá nhân

- Bút màu để làm việc nhóm

- Sách giáo khoa và vở ghi; giấy A3 làm mindmap

- Dụng cụ truy cập Internet.

pdf 6 trang linhnguyen 20/10/2022 3320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nhận xét: KHBD thể hiện sự đầu tư nghiêm túc của giáo viên. Trong đó, nổi bật với 
việc GV ứng dụng CNTT vào các hoạt động rất hợp lý. Mong rằng GV sẽ không 
ngừng tìm tòi để KHBD ngày càng hoàn thiện hơn. 
Môn Ngữ văn lớp 9 
Ngày soạn: 20/7/2021 
Người soạn: Nguyễn Thị Tuyết Lan, TP.HCM 
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 
(Thời gian thực hiện: 5 tiết) 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
Sau chủ đề, HS sẽ học được kiến thức về: 
- Những thông tin chính về tác giả Nguyễn Du và một số đoạn trích trong Truyện 
Kiều : Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
- Miêu tả trong văn bản tự sự. 
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 
2. Năng lực 
- Tìm kiếm thông tin từ Internet để nhận biết những nét chính về tác giả, tác phẩm. 
Vận dụng những thông tin đó vào đọc hiểu các đoạn trích. 
- phân tích được các yếu tố về nghệ thuật và nội dung của các đoạn trích. 
- Liên hệ, vận dụng những nội dung đã đọc được từ văn bản vào giải quyết các tình 
huống trong học tập và đời sống. 
- Viết được đoạn văn, bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. 
3. Phẩm chất 
- Tự hào về Danh nhân văn hóa Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều, thể hiện rõ tình 
yêu thương, quý trọng gia đình qua việc liên hệ với cách sống của bản thân sau khi 
đọc tác phẩm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên 
- SGK văn 9, tập I 
- Video/hình ảnh về Nguyễn Du và Truyện Kiều 
- Phiếu học tập làm việc nhóm 
- Bài trình chiếu, mô tả 
- Giấy A3 làm việc nhóm 
- Băng keo trong, nam châm gắn bảng 
- Bài đọc về tác giả, tác phẩm (gửi HS đọc trước) 
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm vận dụng ở nhà 
- Trò chơi 
2. Học sinh 
- Giấy note để làm việc cá nhân 
- Bút màu để làm việc nhóm 
- Sách giáo khoa và vở ghi; giấy A3 làm mindmap 
- Dụng cụ truy cập Internet. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (30 phút) 
a) Mục tiêu: Huy động hiểu biết của học sinh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều 
b) Nội dung: 
- HS được yêu cầu liệt kê các yếu tố: Thời đại, Quê hương, Gia đình, sự nghiệp sáng 
tác của Nguyễn Du; tóm tắt giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều. 
c) Sản phẩm: 
- HS hoàn thành vào bảng nhóm về Thời đại, Quê hương, Gia đình, Bản thân và sự 
nghiệp sáng tác của Nguyễn Du; sơ đồ tóm tắt truyện , nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ 
thuật của Truyện Kiều. 
- HS viết ra ít nhất 1 nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV cho Hs xem clip về Nguyễn Du; GV chia lớp thành 2 nhóm chuyên gia: 
 -Nhóm 1: GV yêu cầu HS viết ra bảng nhóm về Thời đại, Quê hương, Gia đình, sự 
nghiệp sáng tác của Nguyễn Du; 
 -Nhóm 2: Sơ đồ tóm tắt truyện, nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của Truyện 
Kiều. 
+ Hs nêu 1 nhận xét về vấn đề được giao. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc nhóm trong 10 phút 
- Báo cáo, thảo luận: 
+ GV tạo nhóm mảnh ghép để HS trình bày 
+ HS nêu nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều ngắn gọn. 
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần trả lời của HS 
+ GV từ nhận xét của HS về Nguyễn Du và Truyện Kiều gợi dẫn về những giá trị 
nhân đạo mà chủ đề hướng tới. 
2. Hình thành kiến thức mới (120 phút) 
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, 
thiết kế sản phẩm sáng tạo (30 phút) 
a) Mục tiêu: 
- Tóm tắt kiến thức cơ bản về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” 
- Thiết kế sản phẩm sáng tạo trên A3 về chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều 
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, tìm kiếm tư liệu trên Internet; Xây dựng chân dung 
nhân vật. 
b) Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ: 
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm 
- Tìm kiếm tư liệu cho nội dung chủ đề được phân công 
- Thiết kế sản phẩm sáng tạo, tóm tắt chân dung một nhân vật được phân công 
c) Sản phẩm: 
- Bài làm nhóm trên giấy A3 
- Bảng phân công và đánh giá nhiệm vụ các thành viên nhóm. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Chia lớp thành 4 nhóm. 
+ Phân công nhiệm vụ: Lập hồ sơ nhân vật, Tìm từ hay, Phân tích hình ảnh, Kết nối. 
+ Giao nhiệm vụ: Nhóm 1: lập hồ sơ nhân vật, Nhóm 2: Tìm từ hay, Nhóm 3: Phân 
tích hình ảnh, Nhóm 4: Kết nối. 
+ Nội dung tìm hiểu nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều theo ngôn ngữ miêu tả trong văn 
tự sự của Nguyễn Du. 
+ Thời gian làm việc: 25 phút trên giấy A3 
+ Hình thức: Tự chọn cách trình bày (mindmap, infographic...); Cụ thể đánh giá theo 
tiêu chí: Nội dung, bố cục, màu sắc và hình ảnh minh họa; Báo cáo trình bày 
+ Nhóm quản lí, điều phối và ghi nhận tình hình làm việc của thành viên theo tiêu chí. 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS làm việc theo phân công 
+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu có khó khăn 
- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo tiện độ làm việc khi hết tiết 1, nộp lại biên bản làm 
việc. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét hoạt động của buổi 1, dặn dò buổi sau báo cáo 
theo ma trận mảnh ghép. 
Nhiệm vụ 2. Báo cáo và phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (40 phút) 
a) Mục tiêu: Báo cáo sản phẩm nhóm theo ma trận 
b) Nội dung: 
+ Thực hiện báo cáo theo kĩ thuật mảnh ghép 
+ Nhận xét, so sánh kết quả làm việc 
c) Sản phẩm: 
+ Sản phẩm nhóm trên giấy A3 
+ Bảng đánh giá kết quả nhóm 
+ Bảng đánh giá hợp tác các thành viên nhóm 
+ Phiếu học tập thông tin bài học: 
Phiếu số 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐOẠN TRÍCH 
CẤU TRÚC 
-Thể thơ 
-Gieo vần 
-Nhịp điệu 
NGÔN NGỮ 
-Trường từ vựng 
-Các biện pháp tu từ 
CHỦ ĐỀ 
-Nội dung 
-Thông điệp 
CẢM XÚC 
-Gì? 
-Thế nào? 
Phiếu số 2: BÌNH LUẬN HÌNH ẢNH LẦU NGƯNG BÍCH TRONG ĐOẠN TRÍCH 
Phiếu số 3: PHÂN TÍCH ĐIỆP NGỮ “BUỒN TRÔNG” 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ HS chuẩn bị 5 phút: Ngồi theo sơ đồ mảnh ghép thể hiện trên màn hình 
+ Chuẩn bị PHT ghi bài tóm tắt và tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS có 7 phút trình bày/lượt. Hết giờ chuyển nhóm báo cáo 
+ Trong quá trình nghe chia sẻ, HS ghi nhanh thông tin trong PHT và đặt câu hỏi 
phản hồi 
- Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi ngẫu nhiên nhóm báo cáo, bổ sung 
+ HS gắn sản phẩm lên bảng. HS tổng kết điểm chấm nhóm bạn 
+ Hoàn thành phần ghi bài trong 5p 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần làm việc các nhóm, dặn dò HS nghe thêm 
video bài giảng và chuẩn bị cho tiết 3 luyện tập, đánh giá. 
3. Luyện tập (45 phút) 
a) Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về Nguyễn Du và Truyện Kiều 
- Lí giải cách sử dụng miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. 
- Nhập vai Thúy Kiều - người con xa nhà bày tỏ tình cảm với gia đình. 
b) Nội dung: 
- Tham gia trò chơi kiến thức củng cố bài học trên Nearpod. 
- Thảo luận nhóm lí giải cách sử dụng miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. 
- Đóng vai nhân vật Thúy Kiều bày tỏ tình cảm nhớ thương gia đình. 
c) Sản phẩm: 
- Kết quả trò chơi trên Nearpod. 
- Kết quả làm việc nhóm 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Nhiệm vụ 1: HS tham gia trò chơi trên Nearpod. 
+ Nhiệm vụ 2: HS tham gia hoạt động Think – Pair – Share 
+ Nhiệm vụ 3: HS tham gia hoạt động TÔI LÊN TIẾNG 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1: TRÒ CHƠI TRÊN 
NEARPOD 
-Hs làm việc cá nhân với các câu hỏi 
xoay quanh tác giả Nguyễn Du và 2 
đoạn trích. 
Nhiệm vụ 2: THINK – PAIR - 
SHARE 
HS làm việc cá nhân, trả lời 2 câu hỏi. 
Số lẻ làm câu 1, số chẵn làm câu 2: 
1. Khi miêu tả Thúy Vân, Nguyễn Du 
viết “ Mây thua nước tóc, tuyết nhường 
màu da”; còn Thúy Kiều “ Hoa ghen 
thua thắm, liễu hờn kém xanh” . Người 
ta nói, đó là dự báo số phận 2 người, em 
thấy có đúng không? Tại sao? 
2. Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ 
tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ 
tình trong 8 câu thơ cuối. 
Nhiệm vụ 3: TÔI LÊN TIẾNG 
Đóng vai là Thúy Kiều nói lên nỗi nhớ 
nhà, đề xuất mong muốn tốt đẹp cho 
tương lai. Tình huống: nếu Kiều sống ở 
thời nay ? 
Thời gian suy nghĩ cá nhân 5 phút 
Thời gian trình bày ý tưởng 90s/lượt 
- Báo cáo, thảo luận: HS tham gia các hoạt động tích cực 
Nhiệm vụ 1: TRÒ CHƠI TRÊN 
NEARPOD 
HS tham gia trò chơi 
-Có thể trao đổi với bạn bên cạnh. 
Nhiệm vụ 2: THINK – PAIR - 
SHARE 
Số lẻ và số chẵn chia sẻ thông tin cho 
nhau, 2p/lượt. 
GS gọi ngẫu nhiên HS trình bày và bổ 
sung. 
Nhiệm vụ 3: TÔI LÊN TIẾNG 
GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày ý 
tưởng. HS vote bình chọn trên 
menti.com để chọn ý tưởng và trình bày 
tốt nhất. 
- Kết luận, nhận định: 
4. Vận dụng (20 phút, giao nhiệm vụ ở nhà) 
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về Nguyễn Du và Truyện Kiều 
để thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn liên quan. 
b) Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ về nhà như sau: Hãy lựa chọn 
1. Sưu tầm những sáng tác thơ lấy cảm hứng từ Truyện Kiều, những đánh giá phê bình 
về Truyện Kiều (số lượng 3-5 tư liệu). 
2. Vẽ tranh thư pháp Truyện Kiều, vẽ minh họa Truyện Kiều, vẽ về Nguyễn Du. 
3. Viết một bài văn tự sự về một nhân vật trong Truyện Kiều có sử dụng yếu tố miêu tả, 
biểu cảm về nội tâm nhân vật. 
4,Thiết kế từ điển về một số điển cố, từ Hán Việt trong các đoạn trích Truyện Kiều. 
c) Sản phẩm: Bài báo cáo trên khổ A4, 4 trang. 
d) Tổ chức thực hiện 
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện. 
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà trong 1 tuần. 
- GV yêu cầu HS nộp bài làm vào thời điểm thích hợp ở buổi học tới. 
- GV nhận xét vào phiếu nộp, trả lại và nhận xét cho HS vào thời điểm thích hợp. 
-Triển lãm sản phẩm tại lớp hoặc trên Padlet. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_truyen_kieu_cua_nguyen_du.pdf