Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 9: Viết bài văn số 6 "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ"

Điểm giống Cùng thể loại văn nghị luận về tác phẩm thơ

Điểm khác Đề 1 - Phạm vi nghị luận: trong một đoạn thơ

 Đề 2 - Phạm vi nghị luận: trong một tác phẩm

1. Tìm ý cho bài viết

Câu hỏi tìm ý Đề 1 Đề 2

Mở bài -Đoạn thơ được trích từ đâu, thành công chính của tác phẩm là gì ?

-Đề định hướng vấn đề gì ? - Bài thơ có xuất xứ và hình tượng chính của tác phẩm là gì ?

- Định hướng về nội dung của đề là gì ?

Thân bài - Đoạn thơ đề cập đến ai, vấn đề gì ?

- Vấn đề chính đó được triển khai thành các ý nhỏ như thế nào ?

- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện những nội dung đó ?

- Chiến sĩ lái xe hiện lên với tư thế và thái độ sống ra sao ? - Hình tượng người lính có những đặc điểm chính gì ?

- Người lính có xuất thân từ đâu, học có cảnh ngộ sống như thế nào ?

- Lý tưởng sống, hành động, tình cảm của những người lính nơi chiến trường thể hiện như thế nào ?

- Mỗi đặc điểm đó thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào, nghệ thuật nào ?

Kết bài -Hành động, thái độ sống của người lính tác động gì tới em ?

- Đoạn thơ giúp em hiểu gì về thế hệ trẻ, đất nước mình lúc bấy giờ ?

 -Lý tưởng sống, hành động, tình cảm của những người lính tác động gì tới tình cảm và nhận thức của em ?

- Bài thơ giúp em hiểu gì về thế hệ trẻ và đất nước mình lúc bấy giờ ?

 

doc 4 trang linhnguyen 20/10/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 9: Viết bài văn số 6 "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 9: Viết bài văn số 6 "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ"

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 9: Viết bài văn số 6 "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ"
Bài 9- Viết bài văn số 6: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (2T)
 TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUA BÀI VIẾT BÀI SỐ 6
THỜI GIAN : 90 PHÚT
(Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ )
I.CÁC ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1: Phân tích khổ thơ 3,4 trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật để làm nổi bật những phẩm chất đáng quý của những người lính lái xe trên trường Sơn chống Mỹ.
Đề 2: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí – Chính Hữu 
II. THỰC HÀNH QUY TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
Hoạt động 1: Trước khi viết (Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý)
Tìm hiểu đề (cần nhận ra sự giống và khác nhau giữa các đề)
Điểm giống 
Cùng thể loại văn nghị luận về tác phẩm thơ
Điểm khác 
Đề 1
- Phạm vi nghị luận: trong một đoạn thơ
Đề 2
- Phạm vi nghị luận: trong một tác phẩm 
Tìm ý cho bài viết
Câu hỏi tìm ý 
Đề 1
Đề 2
Mở bài
-Đoạn thơ được trích từ đâu, thành công chính của tác phẩm là gì ?
-Đề định hướng vấn đề gì ?
- Bài thơ có xuất xứ và hình tượng chính của tác phẩm là gì ?
- Định hướng về nội dung của đề là gì ?
Thân bài
- Đoạn thơ đề cập đến ai, vấn đề gì ?
- Vấn đề chính đó được triển khai thành các ý nhỏ như thế nào ?
- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện những nội dung đó ?
- Chiến sĩ lái xe hiện lên với tư thế và thái độ sống ra sao ?
- Hình tượng người lính có những đặc điểm chính gì ?
- Người lính có xuất thân từ đâu, học có cảnh ngộ sống như thế nào ?
- Lý tưởng sống, hành động, tình cảm của những người lính nơi chiến trường thể hiện như thế nào ?
- Mỗi đặc điểm đó thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào, nghệ thuật nào ?
Kết bài
-Hành động, thái độ sống của người lính tác động gì tới em ?
- Đoạn thơ giúp em hiểu gì về thế hệ trẻ, đất nước mình lúc bấy giờ ?
-Lý tưởng sống, hành động, tình cảm của những người lính tác động gì tới tình cảm và nhận thức của em ?
- Bài thơ giúp em hiểu gì về thế hệ trẻ và đất nước mình lúc bấy giờ ?
3.Lập dàn ý chi tiết ( VD: Chọn đề số 1)
 Đề 1: Phân tích khổ thơ 3,4 trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật 
* Mở bài
- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( nét nổi bật trong sáng tác và chủ đề tác phẩm)
- Giới thiệu nội dung chính và vị trí của khổ thơ 3,4 trong tác phẩm.
*Thân bài 
- Những khó khăn mà người lính phải đối mặt khi điểu khiển những chiếc xe không kính nơi chiến trường ác liệt: sự khốc liệt của thời tiết ( bụi phủ, mưa táp vào mặt cản trở tầm quan sát – nghệ thuật so sánh, điệp từ mưa , động từ tuôn, xối..)
- Hành động quả cảm: bất chấp khó khó khăn, sẵn sàng đương đầu với khó khăn; ý chí, quyết tâm cao để hoàn thành nhiệm vụ của người lính trẻ( ừ thì: Điệp cấu trúc câu, giọng điệu thản nhiên, thái độ chấp nhận khó khăn như một lẽ đương nhiên; chưa cần rửa, không cần thay: lối nói phủ định gợi dáng điệu ngang tàng nhằm khẳng đinh vẫn còn dư sức lực để hoàn tất công việc.. )
- Thái độ sống lạc quan : Phì phèo; cười ha ha ( các từ láy mô phỏng hình dáng và âm thanh đã đặc tả những phút giây sống tươi trẻ, đi dỏm của những người lính trẻ nơi chiến trường.
Yêu cầu: Phân tích các yếu tố ngôn từ, hình ảnh,giọng điệu để có những nhận xét, đánh giá cụ thể xác đáng, để thể hiện những rung động chân thành.
 * Kết bài 
-Hành động quả cảm, thái độ sống lạc quan, tươi trẻ của người lính đã tác động sâu sắc tới nhận thức và tình cảm cá nhân
- Đoạn thơ giúp em hiểu sâu sắc về thế hệ trẻ thời đại chống Mỹ của dân tộc: lý tưởng sống đẹp, yêu nước, sẵng sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước.
Hoạt động 2: Thực hành viết (Phát triển các ý thành câu, đoạn, bài)
Viết phần mở bài 
 Tùy khả năng của bản thân mà HS chọn cách mở bài trực hoặc mở bài gián tiếp (VD: tình huống cụ thể của đời sống khiến em tiếp cận bài thơ và khâm phục những người lính lái xe trên Trường Sơn chống Mỹ)
Viết các đoạn thân bài
 Tùy vào nội dung của từng bài, HS sắp xếp và phân bổ thành các đoạn văn. Tối thiểu, phần thân bài nên cấu trúc thành 3 đoạn cho cân xứng.
 Dựa vào dàn ý chi tiết để triển khai. Đoạn thứ nhất: Phân tích những khó khăn mà người lính phải đối mặt khi điểu khiển những chiếc xe không kính nơi chiến trường ác liệt: sự khốc liệt của thời tiết ( bụi phủ, mưa táp vào mặt cản trở tầm quan sát – nghệ thuật so sánh, điệp từ mưa , động từ tuôn, xối..).Đoạn thứ hai:Phân tích hành động quả cảm bất chấp khó khó khăn, sẵn sàng đương đầu với khó khăn; ý chí, quyết tâm cao để hoàn thành nhiệm vụ của người lính trẻ. Đoạn thứ ba: Làm rõ thái độ sống lạc quan : Phì phèo; cười ha ha 
( chú ý: các từ láy mô phỏng hình dáng và âm thanh) gợi những phút giây sống tươi trẻ, đi dỏm của những người lính trẻ nơi chiến trường.
Viết đoạn kết bài
 Phần kết bài tối thiểu HS phải viết về tác động sâu sắc của khổ thơ tới nhận thức và tình cảm cá nhân; về lý tưởng sống đẹp, yêu nước, sẵng sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước của thế hệ trẻ trên TRường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ .
Hoạt động 3: Sau khi viết (Tự đánh giá, rút kinh nghiệm)
1. Em hãy tham khảo các yêu cầu cần đạt sau để chuẩn bị cho việc tự đánh giá kết quả bài viết.
a) Yêu cầu cần đạt về nội dung bài viết (5 điểm)
Bố cục
Đề 1: 
Đề 2
Điểm
Mở bài
0,5điểm
Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật và bài thơ Đồng chí
0.25
Giới thiệu nội dung chính và vị trí của khổ thơ 3,4 
 Giới thiệu hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp
0.25
T. bài
4điểm
Những khó khăn người lính phải đối mặt khi lái chiếc xe không kính
Những người lính xuất thân từ nông dân có lý tưởng sống đẹp, gắn kết với nhau trong tình đồng chí thiêng liêng
1.0
Hành động quả cảm, ý chí, quyết tâm cao để hoàn thành nhiệm vụ
Những người lính có cùng chí hướng yêu nước hy sinh quyền lợi riêng tư để chiến đấu bảo vệ tổ quốc
1.5
Thái độ sống lạc quan, tươi trẻ, dí dỏm
Những người lính dũng cảm, trải qua muôn vàn khó khăn thử thách để bảo vệ tổ quốc
1.5
Kết bài
Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ
Khái quát giá trị ý nghĩa của bài thơ
0.5điểm
b) Yêu cầu cần đạt về kĩ năng bài viết (5 điểm)
 Các tiêu chí
Điểm
Về kỹ năng (4điểm)
Bố cục ( đủ, rõ các luận điểm của 1 bài nghị luận )
1
Xây dựng luận điểm, luận cứ
1
Nghệ thuật lập luận và thể hiện chính kiến trong văn nghị luận
1
 Phát hiện các tín hiệu thẩm mỹ, phân tích các lớp nghĩa đặc sắc và giọng điệu thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
1
Về thái độ
(1điểm) 
Trân trọng thế hệ sống có lý tưởng, giàu tình cảm
0,5
Về ý thức học tập nhân cách đẹp, ý thức cống kiến... 
0,5
2.Em hãy đọc lại bài viết của mình và thực hiện các yêu cầu sau: 
a) Chỉ ra các lỗi và cách sửa lỗi về chính tả, ngữ pháp, diễn đạt...
b) Viết nhận xét ngắn gọn về nội dung bài và kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học của bản thân.
c) Đối chiếu với yêu cầu cần đạt, em hãy tự chấm điểm từng phần của bài dựa vào gợi ý trong bảng sau:
Tự nhận xét
Điểm tối đa
Điểm tự đánh giá
Nội dung
(5đ)
1. Mở bài
0,5
2. Thân bài
4.0
3. Kết bài
0.5
Kĩ năng
( 4đ)
Tiêu chí 1
1.0
Tiêu chí 2
1.0
Tiêu chí 3
1.0
Tiêu chí 4
1.0
Thái độ 
(1.0)
Tiêu chí 1
0.5
Tiêu chí 2
0.5
Toàn bài
10.0
Dựa vào kết quả ghi lại được trong cột tự nhận xét trên đây, em hãy tự đánh giá điểm mạnh (ưu điểm), điểm còn chưa mạnh (hạn chế) và tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế trong bài viết của mình theo mẫu sau: 
Về nội dung bài viết
Về kĩ năng viết bài
Ưu điểm
Hạn chế
BP khắc phục

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_9_viet_bai_van_so_6_nghi_luan_ve_m.doc