Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hà

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận vì chúng có khả năng giúp người nghe, người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng , sáng tỏ hơn.

- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sựvà miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thểđạt được hiệu quả thuyết phục cao.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận

3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.

4- Định hướng năng lực : Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

B- Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ

- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ 1:Khởi động

- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề

- Hình thức: cá nhân

- Phẩm chất: chăm chỉ

- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Thời gian: 5 phút

- Ổn định tổ chức

- Kiểm tra bài cũ

 ? Trình bày các cách thực hiện hành động nói ?

 ? Làm BT 3, 5 ?

- Khởi động vào bài mới : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.Truyền thư cả lớp hát một bài hát và truyền tay nhau bức thư ,khi bài hát kết thúc cũng chính là lúc tìm ra người may mắn nhận được thư và trả lời câu hỏi

? Tại sao văn nghị luận rất cần yếu tố tự sự và miêu tả?

 GV: Bên cạnh yếu tố biểu cảm, trong bài văn nghị luận còn có 2 yếu tố khác có thể và cần thiết tham gia. Đó là yếu tố miêu tả và tự sự. Nhưng đây không phải là miêu tả và tự sự riêng biệt riêng rẽ như trong hai kiểu văn bản này đã được học ở lớp 6.Vậy vai trò và đặc điểm riêng của hai yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận như thế nào,đến mức nào, có gì khác với miêu tả, tự sự trong bài văn miêu tả, tự sự?Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này.

HĐ2: Hình thành kiến thức mới:

- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn

- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ

- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác

- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Thời gian: 23 phút

 

doc 14 trang linhnguyen 20/10/2022 1560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hà
hi tiết truyện ‘‘ Thánh Gióng ’’ ?
?Vậy khi đưa yếu tố tự sự m.tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những điều gì ?
HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ 3: luyện tâp
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 13 phút
? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận sau? Cho biết tác dụng của chúng.
- Vai trò
- Cách sử dụng.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận- trình bày
- GV nhận xét- chốt.
I- Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận :
 1- Tìm hiểu ví dụ : 
* Nhóm 1: Câu a 
- Các yếu tố tự sự : Vị chúa tỉnh ...ra lệnh cho quan lại dưới quyền trong 1 thời hạn nhất định ... đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra.
- Các yếu tố miêu tả : Tấp nập đầu quân không ngần ngại dời bỏ quê hương biết bao trìu mến ... lính khố đỏ tốp thì bị xích đầu tay điệu đi, tốp thì bị nhốt... lính Pháp gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên lòng sẵn. 
* Nhóm 2 : câu b : Hai đoạn trích dẫn trong bài có kể về 1 thủ đoạn bắt lính và cũng có tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính. Nhưng 2 đoạn đó cũng không phải là đoạn văn tự sự hay đoạn văn miêu tả, vì tự sự và m.tả k phải là mục đích chủ yếu nhất mà người viết nhằm đạt tới.
Mục đích của 2 đoạn trích trên là vạch trần sự tàn bạo và giả dối của TD Pháp trong cái gọi là ‘‘mộ lính tình nguyện ". Vì thế 2 đ.trích trên phải nằm trong những văn bản được tạo lập nhằm làm rõ phải- trái, đúng- sai. Đó phải là những đ.văn nghị luận. 
* Nhóm 3 : Đoạn văn sau khi tước bỏ những yếu tố tự sự và m.tả
a- Sau nữa việc săn bắn thứ vật liệu biết nói đó mà lúc bấy giờ người ta gọi là chế độ lính tình nguyện đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó đc thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước VN. Hoặc phải đi lính tình nguyện hoặc phải trả tiền.
b- Thế mà trong bản tố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương sau khi hứa hẹn khen thưởng và truy tặng những người đã hi sinh cho tổ quốc còn tuyên bố về sự phấn khởi tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những h/động ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và Sài Gòn sau chiến tranh.
=> Nếu tước những câu, đoạn t.sự m.tả đi-> cả 2 đ.văn nghị luận trở nên rất khô khan mất đi vẻ sinh động thuyết phục và hấp dẫn
 2- Ghi nhớ:
Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
II. Cách sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận.
1- Tìm hiểu ví dụ :
* Yếu tố TS và MT:
- "Truyện "chàng trăng" ":
+ Kể chuyện thụ thai, bỏ chàng trong rừng.
+ Kể chuyện chàng giết tên bạo chúa.
+ Kể chuyện chàng -> vào mặt trăng.
+ Tả: Chàng không nói, không cười, cưỡi ngựa đá khổng lồ.
- "Truyện nàng Han":
+ Nàng han liên kết với người kinh đánh giặc ngoại xâm.
+ Thắng trận nàng hóa -> tiên bay lên trời để lại thanh gươm.
+ Tả: Vũng, ao chi chít nối tiếp nhau.
- Tác dụng: làm rõ luận điểm : Sự gần gũi (giống nhau) giữa các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc VN.
- Vì ít người biết cụ thể 2 truyện-> k kể, tả người đọc sẽ k hình dung đc sự giống nhau ấy ntn-> luận điểm sẽ kém sức thuyết phục.
- Khi đưa yếu tố tự sự m.tả vào bài văn nghị luận, cần cân nhắc kĩ sao cho đáp ứng yêu cầu thật cần thiết phục vụ cho việc làm sáng rõ L.điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
2- Ghi nhớ ( SGK)
III- Luyện tập :
Bài tập 1 :
- Học sinh làm bài tập trong SGK.
1. Bài tập 1/116:
* Yếu tố TS:
- Sắp trung thu
- Đêm trước...giữ.
- Mười mấy ngày qua...bộ mặt nhà giam.
- Phải đi ra...làm thơ.
 tự sự giúp người đọc hình dung rõ được hoàn cảnh sáng tác trong bài thơ và tâm trạng nhà thơ.
* Yếu tố MT:
- Tả khung cảnh đêm trăng.
- Tả lại tâm trạng, cảm xúc của người tù..
 Miêu tả giúp học sinh hình dung trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù thi sĩ nhận rõ hơn chiều sâu một tâm tư ... chứa đựng tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm trước cái lành cái đẹp.
2. Bài tập 2
- Sử dụng yếu tố miêu tả: tái hiện lại vẻ đẹp của sen.
- Sử dụng yếu tố tự sự: kể lại 1 kỉ niệm về bài ca dao đó hay kỉ niệm về hoa sen
HĐ 4 : Vận dụng 
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
 Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề bạo lực học đường có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học kĩ nội dung bài học
- Làm lại BT 1 vào vở bài tập.
- Đọc bài Đọc thêm
- CBBM: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
 ********************************
Tuần 31- Tiết 118- Văn bản NS: 27/3/2019
ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 ( Trích “ Trưởng giả học làm sang” Mô-li-e ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Giúp học sinh hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
- Tiếng cười giễu cợt thói- trưởng giả học làm sang.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3- Thái độ: Nghiêm túc trong trang phục, tư thế, tác phong, không học đòi làm sang, tránh ăn mặc chạy đua theo mốt, lố lăng song cũng tránh sự luộm thuộm,...
4- Năng lực : NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án, SGK, STK, ảnh chân dung nhà văn Mô-li-e
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ
	? Trong Vb “ Đi bộ ngao du” có mấy luận điểm? Việc sắp xếp các luận điểm đó có ý nghĩa gì?
 	? Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của VB trên ?
-Khởi động vào bài mới:
? Em hãy kể một số thể loại trong nghệ thuật thứ 7?
HS: phim truyền hình, kịch, tuồng...
? Em đã từng xem kịch chưa?Em hiểu kịch là như thế nào?
 Gv dẫn dắt vào bài mới : Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các bạn biết một thiên tài soạn kịch thế giới người Pháp Môlie. Ông chuyên viết và diễn hài kịch- những vở kịch gây ra tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời. “Trưởng giả học làm sang”( Gã tư sản học làm quý tộc) là vở hài kịch 5 hồi chế giễu GiuốcĐanh – lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại tấp tểnh học đòi làm quý tộc sang trọng . Đoạn trích cảnh 5- cảnh cuối hồi 2: Ông Giuốc đanh mặc lễ phục trong phòng khách nhà mình sẽ cho chúng ta thấy được chất hài trong kịch Moolie.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới 	
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 11 phút
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Mô-li-e  ?
- GV hướng dẫn đọc: Thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật (Mô-li-e ngu dốt, lố bịch; một số nhân vật khác thì giễu cợt )
? Em hiểu kịch là gì ?
-GV: GT về hài kịch:
- Là một thể loại kịch trong đó t/c, tình huống và hành động đc t/h dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài -> giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, lỗi thời để tống tiễn nó 1 cách vui vẻ ra khỏi đời sống.
- > < bi kịch.
- Kết thúc phải có hậu, vui vẻ.
GV: 
- Hài kịch của M nói chung, “TGHLS” nói riêng được coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển.
- Mô li e là nhà hài kịch lớn và là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp.
 ? Nêu xuất xứ đoạn trích ?
- HS đọc phần tóm tắt vở kịch – SGK / Tr. 120.
? Nêu bố cục của đoạn trích ?
( Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc-đanh, một người trên 40 tuổ).
? Xem xét số lượng nhân vật tham gia vào mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động ?
- GV: Càng về sau kịch càng sôi động.
? Vì sao vậy ?
- GV: Để gây sự hấp dẫn, lôi cuốn người xem, tránh sự tẻ nhạt).
- PP: Đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi, phân tích chi tiết, bình giảng
-NL: Trình bày vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 24 phút
(?) Ông GĐ và bác phó may trò chuyện xoay quanh những chuyện gì?
G: Điều thú vị là bác phó may lại đc ông GĐ tín nhiệm giao cho cả việc cung cấp các phụ trang: Tất, giày
(?) Bàn bạc về sự việc gì là chủ yếu?
(?) Khi đưa cho ông GĐ bộ lễ phục bác phó may đã nói gì? 
Dụng ý? 
(?) Vì sao phải nói thế?
- Vì áo bị may hoa ngược.
(?) Việc may hoa ngược nói lên điều gì về bác phó may?
(?) Sau khi nghe những lời ca tụng phủ đầu, Ô có nhận ra sự thật hoa may ngược không? Điều ấy cho thấy ô GĐ là người thế nào?
- Có. Ông vẫn còn đủ tỉnh táo nhận ra sự khác thường.
(?) Sau đó ô làm gì?
(?) Trước lời trách móc của GĐ, bác phó may đã tìm lối thoát ntn?
- Đổ lỗi cho GĐ ( nào ngài có bảo)
- Lí sự:
(?) Lí sự ấy có đúng không? E có NX gì về lí sự này?
- Ranh mãnh.
(?) Ranh mãnh ở chỗ nào?
(?) Trước lời lí sự ấy thái độ của GĐ là ntn?
(?) Thấy thái độ của ô GĐ như vậy, phó may tiếp tục “lên nước” tn?
(?) NX về lời đề nghị này của PM?
(?) Thái độ của GĐ thế nào?
G: Ông GĐ chuyển sang chuyện mặc áo có vừa hay không.
(?) Khi chuyển sang câu chuyện mới, ông GĐ đã phát hiện ra điều gì?
(?) Phó may đã chống đỡ ntn? Để làm gì?
-> Ngầm khen, nịnh ông GĐ -> xoa dịu.
(?) Cuối cùng PM đã gỡ đc thế bí bằng cách nào?
- Vì đây là điều chờ đợi nhất đối với GĐ trong buổi gặp gỡ này -> ô đã rất sốt ruột.
(?) NX về cách đó của PM?
(?) NX về 2 nhân vật?
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả: 
- Mô-li-e ( 1622-1673 )
- Là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp, kiêm diễn viên
2- Tác phẩm: 
a- Đọc và tìm hiểu chú thích :
* Đọc.
* THCT( SGK)
b- TÌm hiểu chung về văn bản
* Kịch: 
* Xuất xứ: 
+ Vở kịch gồm 5 hồi.
Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi 2.
* Bố cục văn bản:
+ Gồm 2 phần- tương ứng với 2 cảnh
- Cảnh 1: Từ đầu đến cho các nhà quý phái: Ông Giuốc-đanh và phó may
- Cảnh 2: còn lại: Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ.
- Cảnh trước: có 2 người là ông Giuốc-đanh và bác phó may nói với nhau ( chủ yếu đối thoại có kèm theo cử chỉ động tác)
- Cảnh sau: có 2 người là ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (4 tay xúm xít xung quanh) nhộn nhịp hơn, có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng.
II- Phân tích: 
1- Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và bác phó may:
- Trò chuyện xoay quanh Chuyện: Đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, bộ lễ phục.
-> Đây là những trang phục và phụ trang của tầng lớp quí tộc Pháp -> Ông GĐ dùng nó để học đòi làm sang.
- Sự việc chủ yếu: May bộ trang phục -> Niềm q tâm của ông GĐ để có thể trở nên sang trọng.
* Bộ lễ phục:
- Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình không phải màu đen, thách các thợ giỏi
-> phủ đầu, rào trước đón sau rất khéo léo, tinh quái.
- May hoa ngược.
- Bác phó may:
+ Có thể là người ngu dốt.
+ Có thể là người vụng về, sơ suất may sai.
+ Hoặc ranh mãnh cố tình biến ông GĐ thành trò cười nên đã may ngược hoa
Ông Giuốc – đanh
Phó may
- Tỉnh táo phát hiện ra.
- Chủ động trách phó may.
- Vội vàng ưng thuận.
- Khen bộ lễ phục.
- Đành chấp nhận, lảng sang chuyện khác.
-> Ô GĐ từ chủ động rơi vào bị động, phải nhượng bộ, “xuống nước”.
- Khen bộ lễ phục: đẹp nhất tuyệt tác.
- Đổ lỗi cho GĐ.
- Lí sự: Người quý phái mặc hoa ngược.
-> Rất ranh mãnh, đánh trúng tâm lí học đòi làm sang của ông GĐ.
- Giả vờ tấn công lại ông GĐ bằng đề nghị:
+ Nếu GĐ muốn -> May hoa xuôi lại.
-> Đây là đề nghị rất ranh mãnh -> t/h sự “cao tay” của PM, tỏ ra mình là người hết lòng chiều theo ý khách: Nếu khách không muốn làm người quý phái.
* Phó may ăn bớt vải:
Ông Giuốc – đanh
Phó may
- Chủ động trách phó may.
Bỏ qua.
-> Đổ lỗi cho hàng đẹp quá.
- Mời GĐ thủ bộ lễ phục.
-> Rất khôn ngoan đánh vào tâm lí háo hức trở thành “trưởng giả” của GĐ.
=> NX:
- Phó may: khôn ranh, lọc lõi, vụng chèo khéo chống, lợi dụng GĐ thoát khỏi 2 tội: May hỏng, ăn bớt vải.
- Ông GĐ: Ngu dốt, học đòi -> bị lợi dụng 1 cách đáng cười.
HĐ 3 : Luyện tập 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút? 
? Nêu nội dung của cảnh 1? 
HĐ4 : Vận dụng 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 1 phút? 
? Tìm hiểu cách xây dựng tình huống kịch ?
HĐ 5 : Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học kĩ, hiểu nội dung các phần đã học.
- CBBM: Chuẩn bị các phần còn lại.
 ***************************************
Tuần 31- Tiết 119- Văn bản NS: 27/3/2019
ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 ( Trích “ Trưởng giả học làm sang” Mô-li-e ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Giúp học sinh hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
- Tiếng cười giễu cợt thói- trưởng giả học làm sang.
2- Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3- Thái độ: Nghiêm túc trong trang phục, tư thế, tác phong, không học đòi làm sang, tránh ăn mặc chạy đua theo mốt, lố lăng song cũng tránh sự luộm thuộm,...
4- Năng lực : NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án, SGK, STK, ảnh chân dung nhà văn Mô-li-e
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ 1: Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút? 
-Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu nội dung của cảnh 1? Cách xây dựng tình huống kịch ?
-Khởi động vào bài mới
 Giờ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những nét khái quát trong tính cách muốn làm quý tộc của ông Giuốc Đanh trước những lời nịnh hót của bác phó may. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp về ông Giuốc Đanh qua các lớp hài kịch.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- PP: Đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi, phân tích chi tiết, bình giảng
-NL: Trình bày vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 29 phút
- HS đọc lại cảnh 2
? Tay thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh là gì ?
? Lí do mà tay thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh như vậy ?
? Sau khi tay thợ phụ gọi là ông lớn thì ông G hỏi lại anh gọi ta là gì ? Theo em việc hỏi lại của ông G nhằm mục đích gì ? Qua đó em hiểu tâm trạng của ông G lúc đó là NTN ?
? Sau đó GĐ đã có hành động gì  ?
? Việc thưởng tiền mấy lần của Giuốc-đanh chứng tỏ lão đang khao khát cái gì? Lão là người như thế nào ?
? Phân tích lời thoại của Giuốc-đanh ''Lại đức ông nữa ... nhé'' ?
( Cùng với chi tiết gây cười ở cảnh 1: Ông G phát hiện ra áo may ngược hao nhưng vì ngu dốt, vì thích học đòi làm sang nên bị lừa bịp ) => Mô-li-e đã dựng nên hình ảnh một G- nhân vật hài kịch bất hủ.
? Nhận xét về nghệ thuật ở cảnh 2 và so sánh cảnh 2 với cảnh 1 về kịch tính, tình tiết, âm thanh?
? Nhắc lại nghệ thuật và nội dung của lớp kịch ?
- HS trả lời. GV nhấn mạnh lại.
- HS đọc ghi nhớ.
I - Đọc và tìm hiểu chung:
II- Phân tích: 
1- Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và bác phó may: 
2- Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và bốn tay thợ phụ:
- Gọi là: ông lớn, cụ lớn, đức ông.
 -> Không phải kính trọng mà là nịnh hót, là vì muốn moi tiền của ông Giuốc-đanh
- Muốn tay thợ phụ gọi nhắc lại lần nữa -> Ông G rất sung sướng, khoái chí về việc được gọi là ông lớn.
- Hành động: liên tục thưởng tiền cho bọn thợ phụ. 
-> Ông G là người háo danh, ưa nịnh.
- Lời thoại thể hiện niềm hân hoan tràn ngập. Mặc dù ý chưa mất hết lí chí, y vẫn còn lo mất cả túi tiền nếu được gọi là tướng công. Nhưng việc ông vẫn cho tiền chứng tỏ tham vọng được làm quý tộc rất mãnh liệt.
=> Câu nói chứng minh tính cách háo danh, ưa nịnh của ông, đồng thời vừa làm tăng tính chất hài cho nhân vật và vở kịch.
+ Bốn tay thợ phụ xúm vào thay quần áo cho ông G, ông G đi đi lại lại để phô áo mới
-> NT tăng tiến thể hiện: 
- Cách gọi ông Giuốc-đanh 
- Kịch tính tăng dần
- Nhiều tình tiết gây cười hơn
- Âm thanh sôi động, hình ảnh nhiều hơn
=> Cảnh 2 sôi động, hấp dẫn hơn.
III- Tổng kết :
1- Nghệ thuật : NT tăng tiến thể hiện: 
- Cách gọi ông Giuốc-đanh 
- Kịch tính tăng dần
- Nhiều tình tiết gây cười hơn
- Âm thanh sôi động, hình ảnh nhiều hơn
=> Cảnh 2 sôi động, hấp dẫn hơn.
2- Nội dung:
- Bốn tay thợ phụ ranh mãnh, láu cá.
- Ông Giuốc-đanh ưa phỉnh nịnh, thích học đòi làm sang
=> Ông Giuốc-đanh là nhân vật hài kịch bất hủ.
HĐ 3: Luyện tập 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút? 
? Qua cảnh 2, hãy nhận xét về bốn tay thợ phụ và ông Giuốc-đanh?
? Cảnh 2 gây cười nhất là ở đoạn nào ?
HĐ 4 : Vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút? 
? Nêu hiểu biết của em về đoạn trích ?
	? Bài học rút ra từ câu chuyện của ông Giuốc-đanh ?
	+ Không nên bắt chước, học đòi làm sang.ư
	+ Chúng ta, nhất là HS càn ăn mặc phù hợp, tránh nghịch ngợm, hầm hố
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng : 1 phút
- Học, hiểu kĩ đoạn trích.
- CBBM: Lựa chọn trật tự từ trong câu ( tiếp)
 *******************************
Tuần 31- Tiết 120- Tiếng việt NS: 28/3/2019
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
Luyện tập
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết luyện tập, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức đã học về trật từ từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là các tác phẩm đã học.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết, nói có sắp xếp trật tự từ hợp lí để đạt mục đích giao tiếp cao nhất.
3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực luyện tập.
4- Năng lực : Tù häc, gi¶i quyÕt vÊn ®Ò ,s¸ng t¹o, hîp t¸c, giao tiÕp.
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: SGK, STK, giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút? 
-Ổn định tổ chức: 
-Kiểm tra bài cũ: 
? Vì sao cần phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Nêu một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ?
- Khởi động vào bài :
 ? Em hãy đảo trật tự từ trpng câu sau để nhấn mạnh đề tài được nói đến trong câu ?
 Chúng tôi nuôi cá trắm ao này.
=> Ao này, chúng tôi nuôi cá trắm.
GV : Việc thực hiện trật tự từ trong câu mang lại cho câu những dáng hình mới tạo sức hấp dẫn cho mỗi câu văn, đồng thời nâng sức thuyết phục tới người đọc, người nghe, chính vì thế trật tự từ trong câu là rất quan trọng, nó thể hiện rất rõ quan điểm của người thể hiện. Chính vì thế trong giao tiếp hàng ngày việc chú ý trong sắp xếp trật tự từ trong câu, lời nói sẽ mang lại sự lịch sự trong giao tiếp của chúng ta.
HĐ2: Luyện tập
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 34 phút
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- HS trả lời từng câu hỏi ôn lại kiến thức lí thuyết.
- GV nhấn mạnh lại từng ý
? Nhắc lại lí do vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu ?
? Nêu một số tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu ?
- HS đọc yêu cầu ( từng bài tập ). - GV hướng dẫn. HS làm, báo 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_hoang_thi_ha.doc