Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt đ¬ược:

1- Kiến thức:

- Học sinh hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của câu trần thuật.

2- Kĩ năng:

- Nhận biết câu trần thuật trong các VB.

- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

3- Thái độ: Học tập nghiêm túc; tích cực, tự giác làm bài tập.

 Định hướng năng lực

- Tự học, giải quyết vấn đề ,sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.

- PC chăm chỉ

B- Chuẩn bị:

- Giáo viên: GSK, SGV, STK, soạn giáo án.

- Học sinh: Xem lại kiểu câu kể đã học ở Tiểu học; trả lời các câu hỏi trong bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ 1: Khởi động

- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề

- Hình thức: cá nhân

- Phẩm chất: chăm chỉ

- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Thời gian: 5 phút

- Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm chức năng của Câu cảm thán? Cho VD?

? Làm bài tập2,3: SGK-45)

-Khởi động vào bài mới:

GV cho HS quan sát 2 câu:

1- Ngoài sân, học sinh đang đá bóng.

2- Mùa xuân cây cối đua nhau đâm chồi, nảy lộc, hoa lá đua nhau khoe sắc.

? Em hãy cho biết câu trên dùng để làm gì?

HS trả lời, Gv dẫn vào bài:

 

doc 39 trang linhnguyen 20/10/2022 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà
ay vẫn trường tồn cùng thời gian . Chùa Một Cột cũng là minh chứng cho sự phát triển lớn mạnh về nhiều mặt của nhà Lí. 
THQP:
? Việc chọn Đại La làm nơi định đô còn chứng tỏ Lí Công uẩn là một vị vua như thế nào?
? Bài Chiếu kết thúc như thế nào?
( bằng mấy câu văn? Câu 1 có ý nghĩa gì? Câu 2 ý nghĩa ra sao?).
- GVDG: Dĩ nhiên Lí Công Uẩn hoàn toàn có thể ra lệnh cho bầy tôi chấp hành, nhưng ông là vua khởi nghiệp, thân dân, dân chủ và khôn khéo nên qua sự phân tích ở trên, đã thấy rõ việc dời đô, chọn Đại La là theo mệnh trời, hợp lòng người, thiên thời địa lợi, nhân hòa gồm đủ, là lẽ phải hiển nhiên, là yêu cầu của lịch sử. Thế nhưng ông vẫn muốn nghe ý kiến của quần thần vẫn muốn ý nguyện riêng của nhà vua trở thành ý nguyện chung của thần dân trăm họ.
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc đó?
- GV liên hệ: Sau sự kiện dời đô của Lí Công Uẩn , tính đến nay đã hơn 1000 năm. Trải qua bao biến động của lịch sử, kinh đô Thăng Long vẫn trường tồn, vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Di tích về Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ đây đầu mối giao thông có thể tỏa đi khắp nơi trên đất nước, kinh tế ngày càng hng thịnh. Xem ra ước nguyện “ xây dựng vận nước lâu dài” tính kế cho muôn đời con cháu của Lí Công Uẩn đã được đáp ứng một cách xứng đáng.
-MT KT: Biết đc các giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản
- PP: vấn đáp
-NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề
? Khái quát nghệ thuật nghị luận của tác giả trong “ Chiếu dời đô”?
? Nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì? 
2- Thành Đại La được chọn làm nơi định đô.
- Về lịch sử:
 Là kinh đô cũ của Cao Vương( viên quan đô hộ sứ nhà Đường, từng đô hộ quận Giao Châu).
- Vị trí địa lí: 
 + là nơi “trung tâm trời đất”, có thể mở ra bốn phương Nam, Bắc, Đông, Tây.
 + Thế đất: “rồng cuộn, hổ ngồi”.
 + Địa hình: có núi, có sông, đất rộng, bằng, cao, thoáng.
 + Đời sống dân sinh: không phải chịu cảnh lụt lội, muôn vật phong phú tốt tơi.
- Vị thế chính trị, văn hóa: là “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương”
=> Lập luận thông qua:
- Dẫn chứng thuyết phục vì chúng được phân tích trên nhiều mặt( Lịch sử, Địa lí, chính trị, văn hóa).
- Lí lẽ sắc bén.
- Câu văn biền ngẫu, nhịp văn dồn dập, cảm xúc hứng khởi. 
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, từ ngữ có tính chất ngợi ca, tôn vinh.
 -> Thuyết phục người nghe về thế mạnh vượt trội của Đại La, vùng đất “ thắng địa”- vùng đất hội tụ cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là vùng đất lí tưởng- “ kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
=>Khát vọng về 1 đất nước vững mạnh, hùng cường; hi vọng về sự vững bền của quốc gia. 
- Chọn Đại La làm nơi định đô chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng, cái nhìn chiến lược của một đấng quân vương có sự hiểu biết về mọi mặt, hết lòng yêu dân, yêu đất nước.
3- Thái độ của tác giả.
 Kết thúc gồm 2 câu văn: “ Trẫm muốn Các khanh nghĩ thế nào”?
- Câu 1: Khẳng định lựa chọn Đại La làm nơi định đô( nêu rõ khát vọng, mục đích của nhà vua).
- Câu 2: Hỏi ý kiến quần thần:
-> Kết thúc ngỏ bằng một câu hỏi tưởng như chưa có hồi âm những thực ra đáp số đã nằm ngay trong đó.
- Kết thúc làm bài chiếu mang tính chất mệnh lệnh nghiêm túc thành lời trò chuyện chân thành, ngôn ngữ độc thoại trở thành đối thoại dân chủ, cởi mở giữa vua và thần dân.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật: 
 Viết theo thể chiếu, lập luận chặt chẽ: kết hợp lí lẽ sắc bén và tình cảm chân thành.
- Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, xác thực.
- Câu văn biền ngẫu xen những câu ngắn gọn nhịp nhàng mà xúc tích.
- Ngôn ngữ đơn thoại mang tính đối thoại, trao đổi.
2- Nội dung: Bài “Chiếu dời đô” đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt.
- Thể hiện khát vọng về ý chí độc lập, tự cường, thống nhất và khí phách của dân tộc.
HĐ 3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
 Học xong bài “Chiếu dời đô”, trong em thức dậy tình cảm gì?
 HĐ 4: Vận dụng : 1 phút: HS làm ở nhà
- Em học tập được điều gì từ nghệ thuật nghị luận của tác giả khi viết văn nghị luận?
- Vẽ sơ đồ tư duy:
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học nắm vững nội dung và nghệ thuật bài chiếu.
- Chuẩn bị bài: Câu phủ định.
 ******************************************
Ngày soạn: 14/03/2021 Ngày dạy: 
Tiết 96 -Tiếng Việt: CÂU PHỦ ĐỊNH 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Nắm vững chức năng của câu phủ định. 
2- Kĩ năng: Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc; tích cực, chủ động, sáng tạo.
ó Định hướng năng lực
- NL: Tự học, giải quyết vấn đề ,sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.
- PC: chăm chỉ
B- Chuẩn bị: 	 
- Thầy: GSK, STK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ .
- Trò: Xem lại kiểu câu kể đã học ở Tiểu học; chuẩn bị bài mới.
C-Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức: 
-Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu đặc điểm chức năng của câu Trần thuật? Cho VD?
? Làm bài tập 4: ( SGK)
-Khởi động vào bài mới: 
 Gv cho HS 1 ngữ liệu : Hôm nay tôi không đến trường.
 Em hiểu câu trên nói về nội dung gì? 
 GV dẫn dắt vào bài.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 20 phút
- Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ:
- Học sinh đọc ví dụ trong phần 1- SGK/ Tr. 52
GV cho HS thảo luận cặp đôi:
? Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a ?
? Về chức năng các câu a,b,c có gì khác với câu a?
( GV: những câu có đặc điểm hình thức chức năng trên được gọi là câu phủ định)
? Theo em câu phủ định là gì?
- HS đọc VD 2:
? Trong đoạn trích trên câu nào có chứa từ phủ định?
? Hãy xác định nội dung phủ định thể hiện chỗ nào trong đoạn trích?
( GV: Như vậy, nếu câu nói của ông thầy sờ ngà ( Câu phủ định thứ nhất), chỉ phủ định ý kiến, nhận định của 1 người ( của ông thầy sờ vòi) thì câu nói của ông thầy sờ tai ( Câu phủ định thứ 2) phủ định ý kiến nhận định của 2 người mà chủ yếu là của ông thầy sờ ngà).
? Cho biết mục đích sử dụng các từ phủ định của mấy ông thầy bói?
- Xét ví dụ bên:
? Nội dung bị phủ định thể hiện ở chỗ nào? Mục đích của việc sử dụng từ phủ định?
- GVKL: Các câu chứa từ phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó -> gọi là câu phủ định có chức năng miêu tả 
( phủ định miêu tả)
? Nêu đặc điểm hình thức chức năng của câu phủ định?
- HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ 3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 15 phút
- HS đọc yêu cầu bài 1:
? Trong các câu sâu đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao ?
- Học sinh đọc từng câu – SGK/ Tr.53, trả lời:
- Học sinh đọc bài tập 2:	
- GV yêu cầu học sinh quan sát những đoạn trích và xác định những câu có ý nghĩa phủ định ?
? Đặt câu theo yêu cầu của câu hỏi 2 bài tập 2/ Tr. 54 ?
( HS đặt câu, đọc, GV chữa câu )
? NX về các câu mới đặt với các câu trong SGK ?
+ Đặt câu phủ định với hình thức dùng hai lần từ phủ định( phủ định của phủ định) hay với hình thức dùng một lần từ ngữ phủ định kết hợp với một từ bất định hoặc nghi vấn để thể hiện ý nghĩa khẳng định nhằm làm cho ý nghĩa khẳng định được nhấn mạnh hơn.
( Tôi không thể không học thuộc bài thơ này, dù có dài hơn thế nữa )
- HS đọc yêu cầu của BT 3:
? Nếu không thay bằng chưa thì phải viết lại như thế nào ? ( Bỏ từ nữa đi )
- HS đọc bài tập 4:
- HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời. - GV chữa: Các câu đó không phải là câu phủ định. Vì các câu đó có ý nghĩa phủ định nhưng lại không có từ ngữ phủ định.
- HS tự đặt câu tương tự, HS khác nhận xét. GV chữa.
- GV: Qua BT 2 và 4 => KL: Có những câu phủ định nhưng lại không chứa ý phủ định. Ngược lại, có những câu chứa ý phủ định nhưng lại không phải là câu phủ định. Câu phủ định nhất thiết phải có từ ngữ phủ định.
I- Đặc điểm hình thức và chức năng: 
1- Tìm hiểu VD:
a- VD1:
- Nam không đi Huế.
- Nam chưa đi Huế.
- Nam chẳng đi Huế.
* Về hình thức: Các câu b, c, d có chứa từ phủ định: “không”, “chưa”, “chẳng”.
* Về chức năng: Các câu b, c, d khác câu a:
- Câu a: Khẳng định việc Nam đi Huế.
- Các câu b, c, d phủ định sự việc đó. ( Tức là sự việc Nam đi Huế không diễn ra) -> Phủ định miêu tả.
=> KL 1: Câu phủ định ( về hình thức)
b-VD 2:
- Những câu có chứa từ phủ định:
(1)- Không phải nó chần chẫn như cai đòn càn.
(2)- Đâu có!
-> Câu (1): Nội dung bị phủ định thể hiện trong câu nói của ông thầy sờ vòi ( “ Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun nh con đỉa”)
Câu (2): Nội dung bi phủ định trong câu nói của ông thầy sờ vòi: “ Tưởng con voi thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa” và ông thầy sờ ngà “ Nó chần chẫn như cái đòn càn”
=>Dùng để bác bỏ ý kiến của người đối thoại.
(GVKL: Những câu có chứa các từ ngữ phủ định dùng để bác bỏ 1 ý kiến, 1 nhận định của người đối thoại -> gọi là câu phủ định có chức năng phản bác 1 ý kiến, 1 nhận định ( hay phủ định bác bỏ)
c- VD3: 
- Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
- Lạy chị, em có nói gì đâu.
=> - ND phủ định được thể hiện: ‘ Lội sông”, “ra đồng”, “ nói”.
 - Mục đích: xác nhận không có sự việc xảy ra
2- Ghi nhớ: SGK-Tr. 46.
* Chú ý: ( Bảng phụ) 
- Câu phủ định có thể phủ định toàn bộ sự việc ( thông báo, xác nhận sự vật, sự việc nào đó không có hoặc không xảy ra) -> Gọi là câu phủ định toàn bộ.
VD: + Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc.
 + Ngày qua tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả.
- Câu phủ định 1 bộ phận trong sự việc-> câu phủ định bộ phận.
VD: Nó chạy không nhanh ( phủ định cách thức “nhanh” của hoạt động “ chạy”)
II- Luyện tập:
Bài 1
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu.
- Không, chúng con không đói nữa đâu.
Vì: 
C1: Ông giáo phản bác ý kiến, suy nghĩ của lão Hạc ( con chó biết trách lão Hạc ).
C2: Cái Tí muốn làm thay đổi (phản bác) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ ( hai đứa vẫn đói ).
 Còn câu phủ định trong VDa và câu 2 trongVD b là câu phủ định miêu tả.
Bài 2
- Tất cả các câu trên đều là câu phủ định vì đều chứa từ phủ định.
- Tuy nhiên, các từ phủ định trong các câu trên lại kết hợp với một từ phủ định khác nên câu phủ định không mang ý nghĩa phủ định mà ngược lại để nhấn mạnh, khẳng định một nội dung nào đó.
Bài 3
- Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
-> Ý nghĩa của câu văn sẽ thay đổi: chưa biểu thị ý PĐ đối với điều mà cho đến 1 thời điểm nào đó là không có nhưng sau đó có thể có, còn ''không'' nghĩa là điều đó hoàn toàn bị phủ định, không thể xảy ra.
- Trong truyện, Dế Choắt sau đó đã chết vì thế câu văn của Tô Hoài “ Dế Choắt không dậy được nữa, ” là phù hợp nhất.
Bài 4
- Câu a: Để phản bác một ý kiến
- Câu b: Để phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá,
- Câu c: Là câu nghi cấn dùng để phản bác ý kiến khẳng định một bài thơ là hay
- Câu d: Là câu nghi vấn mà ông giáo dùng để phản bác điều mà ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ: Ông giáo sung sướng hơn lão Hạc.
HĐ 4: Vận dụng 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
Viết đoạn văn có sử dụng câu phủ định.
HĐ5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học kĩ nội dung bài học, xem các BT đã làm, làm BTVN
- CBBM: Chương trình địa phương ( Phần TLV )
**************************
DUYỆT BÀI TUẦN 24
Ngày 15 tháng 3 năm 2021
TUẦN 25
Ngày soạn: 27/02/2021 Ngày dạy: 
Tiết 97
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TẬP LÀM VĂN)
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Hiểu biết những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình.
- Các bước chuẩn bị và trình bày VB thuyết minh về di tích lịch sử,(danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
2- Kĩ năng: 
- Quan sát tìm hiểu nghiên cứu về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để tạo lập 1 VB thuyết minh có độ dài 300 chữ.
3- Thái độ: Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quí quê hương.
4- Định hướng năng lực : giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
B- Chuẩn bị: 	 
+ Giáo viên: Tài liệu tham khảo. Giáo án.SNV địa phương.
+ Học sinh: Kiến thức về các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương. Kiến thức về văn thuyết minh.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
? Để có tri thức làm một bài văn thuyết minh, ta phải làm gì ?
? Một bài văn thuyết minh hấp dẫn cần kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Bố cục của bài đó ra sao?
- Khởi động vào bài mới: Gv giới thiệu một vài hình ảnh về phố hiến,văn Miếu Xích đằng 
GV ? Em biết gì về những hình ảnh trên sau đó gv giới thiệu vào bài.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HS đọc VB “ Văn miếu Xích Đằng”
TL nhóm: Gv chia lớp làm 6 nhóm- Tg 7 phút
- Gv giao nhiệm vụ:
?Bài viết đã cung cấp cho em những hiểu biết gì về Văn miếu Xích Đằng?
-HS thực hiện nv.
- Trao đổi, nhận xét
- Gv chuẩn Kt:
* HS nêu các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh HY?
? Kể tên các di tích mà em biết?
? Theo em, muốn giới thiệu về di tích lịch sử- văn hóa hay danh lam thắng cảnh, chúng ta cần có kiến thức gì? Làm thế nào để có kiến thức ấy?
* HS lập dàn ý. Bạn nhận xét. GV chữa:
?Bố cục VB gồm mấy phần? Ý chính của từng phần?
? Văn bản dùng các PPTM nào ?
?Em có nhận xét gì về lời văn đc viết trg VB?
? Từ việc tìm hiểu Vb trên, em cho biết muốn giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh ( di tích lịch sử ) người viết phải làm gì?
? Bố cục bài viết gồm mấy phần? 
- HS đọc ghi nhớ SGK)
H Đ 3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 15 phút
? Dựa vào bài viết trên xd bố cục cho bài giới thiệu về “ Văn miếu Xích Đằng” Theo em có mấy cách giới thiệu?
- HS thảo luận nhóm- trình bày- nhận xét
* GV gọi một vài em đọc trước lớp. Bạn nhận xét. GV nhận xét, uốn nắn, cho điểm.
I-Giới thiệu một di tích lịch sử- văn hóa Phố Hiến:
1. Tìm hiểu VB “ Văn miếu Xích Đằng”
*Giới thiệu về Văn miếu Xích Đằng
+ Thuộc địa phận tỉnh HY( thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, TP HY)
+ Thờ Khổng Tử, ông tổ của đạo nho cùng các chư hiền học trò của người.
+ Thời gian xd: 1839
+ Vị trí địa lí của Văn miếu
+ Giới thiệu về kiến trúc,ngợi ca công đức , ghi danhcác bậc anh tài có công với đất nước
+ Suy nghĩ, đánh giá về di tích
+ Trách nhiệm của bản thân
- Toàn tỉnh HY có 1210 di tích đc xếp hạng quốc gia.
- Phố hiến hiện còn 120 di tích lịch sử- văn hóa ( 18 di tích đc xếp hạng quốc gia)
- Chùa chuông, Văn miếu Xích Đằng, Đền Trần, đền Thiên hậu , Võ Miếu, Đông Đô Quảng hội, 
- Muốn giới thiệu về di tích lịch sử- văn hóa hay danh lam thắng cảnh, chúng ta cần: đến tận nơi tìm hiểu, đọc thêm tài liệu và hỏi những người đã từng hiểu biết về danh lam ấy.
* Bố cục văn bản: (3 phần)
- Mở bài:
+ Giới thiêụ vị trí địa lí, đánh giá của người dân về di tích
b- Thân bài:
+ Lịch sử hình thành
+ Cấu tạo
+ Quá trình tôn tạo, tu sửa
+ Lễ hội
+ Cảnh vật xung quanh
+ Ý thức giữ gìn, tôn tạo của người dân nơi có di tích và khách thập phương.
- Kết bài:
+ Suy nghĩ, đánh giá về di tích
+ Trách nhiệm của bản thân
* Phương pháp:
- Kể là chính nhưng phải kết hợp miêu tả nhận xét, bình luận.
- Lời văn: Chính xác, biểu cảm.
2-Ghi nhớ SGKĐP , Tr 25
II- Luyện tập:
HĐ 4: Vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
Viết bài văn hoàn chỉnh giới thiệu về văn miếu Xích Đằng.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Sửa, viết lại bài bài văn đã viết cho thật hoàn chỉnh, đúng yêu cầu, hấp dẫn.
- CBBM: Hịch tướng sĩ.
 ********************************
Tiết 98 - Văn bản: 
HỊCH TƯỚNG SĨ
 (Trần Quốc Tuấn) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức:
- HS hiểu sơ giản về thể hịch. 
- Học sinh cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.
- THQP: Lòng tự hào dân tộc về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.
2- Kĩ năng: 
- Đọc- hiểu VB viết theo thể hịch.
- Nhận biết đc k khí thời đại sục sôi thời trần ở thời đểm dt ta chuẩn bị cuộc k/c chống Mông- Nguyên xâm lược lần thứ 2.
- Phân tích đc nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trg VB nghị luận trung đại.
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước và kính yêu tổ tiên.
4-Định hướng năng lực :
NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo...
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. SGK. STK.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt các nội dung của bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức: 
-Kiểm tra bài cũ: 
? Vì sao Lí Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La ( Đổi tên là Thăng Long) làm nơi đóng đô 
? Ý nào nói đúng nhất mđ của thể chiếu?
A.Giãi bày t/cảm của người viết.
B.Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
C.M.tả phong cảnh, kể sự việc.
D.Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. 
- Khởi động vào bài mới: 
GV giới thiệu một vài hình ảnh về Trần Quốc Tuấn và thời đại nhà TRần
Tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một thể loại văn cổ rất nổi tiếng đó là thể Chiếu với bài “ Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn đã cho ta thấy được khác vọng về một đất nước độc lập,, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
 Hôm nay cô sẽ giới thiệu với cả lớp một thể loại văn cổ khác đó là thể Hịch với bài “ Hịch tướng sĩ”của Trần Quốc Tuấn. Bài Hịch đã thể hiện được tinh thần yêu nước của TQT cũng như của toàn thể nhân dân ta qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược Nguyên – Mông qua 3 lần đại chiến.
HĐ2:Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 11 phút
* GV giới thiệu. HS xem ảnh chụp TQT ( Tr. 56 ).
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn ?
+ HS nêu. GV khái quát một số nét chính:
* GV hướng dẫn HS đọc: Cần chuyển đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung từng đoạn. Đặc biệt chú ý sự cân xứng nhịp nhàng của văn biền ngẫu.
* GV đọc 1 đoạn, HS đọc tiếp. Bạn nhận xét, GV uốn nắn.
? Nêu một số từ khó trong SGK mà em không hiểu ?
+ HS nêu, GV giải thích.
? VB thuộc thể loại gì? Vậy, hịch là gì ?
? So với chiếu thể này có gì giống và khác nhau?
? TQTuấn sáng tác bài “ HTS” khi nào?
(GV: Đây là cuộc chiến gay go, quyết liệt nhất. Giặc cậy thế mạnh ngang ngược tung hoành, ta thì sôi sục căm thù, quyết

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_2425_nam_hoc_2020_2021_hoang_thi.doc