Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 22+23 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

- Những hiểu biết bước đầu về Tố Hữu.

- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (TN cái đẹp của cuộc đời tự do)

- Niềm khao khát tự do, lí tưởng CM của tác giả.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm 1 tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ CM bị giam trong ngục tù.

- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa 2 phần của bài thơ: thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.

3- Thái độ: Giáo dục HS trân trọng cảm phục người cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu độc lập, tự do.

 Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học, hợp tác, sáng tạo.

- PC: chăm chỉ, yêu nước

B- Chuẩn bị:

- GV: Soạn giáo án, chân dung tác giả, một số bài phê bình văn học về bài thơ

- HS: Chuẩn bị SGK, chuẩn bị bài đầy đủ.

C-Tổ chức các hoạt động dạy và học:

 HĐ 1: Khởi động

- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình

- Hình thức: cá nhân

- Phẩm chất: chăm chỉ

- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Thời gian: 5 phút

- Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc 8 câu miêu tả cảnh đoàn thuyền về bến và phân tích 8 câu thơ đó ?

? Nỗi nhớ quê hương của tác giả được diễn tả ntn? Nét đặc sắc về NT của bài thơ ?

 

doc 36 trang linhnguyen 20/10/2022 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 22+23 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 22+23 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 22+23 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà
 phỳt
- HS đọc 3 câu thơ đầu:
? Nội dung của 3 câu thơ này là gỡ?
? Nhận xét về cấu tạo của câu thơ đầu?
? Nhịp điệu câu thơ ntn?
? Với nhịp thơ, giọng điệu, phép đối, câu thơ đó diễn tả được điều gỡ?
? Em cảm nhận ntn về quan hệ của con người với thiên nhiên trong câu thơ đó?
- Quan sát câu thơ thứ 2:
? Dựa vào chỳ thớch SGK, em hóy giải nghĩa từ “chỏo bẹ” “rau măng”?
( HS: -“chỏo bẹ”: chỏo ngụ
-“rau măng”: măng rừng thay rau)
? Câu thơ thứ 2 diễn tả điều gỡ?
? Em cú nhận xột gỡ về bữa ăn đó?
? Nhận xét vè cách diễn tả của Bác trong lời thơ này?
? Qua 2 câu thơ em cảm nhận được điều gỡ về cuộc sống của Bỏc?
? Cũng trong mạch cảm xúc đó Bác đó núi về điều kiện làm việc của mỡnh ntn?
? Từ láy “ chông chênh” gợi tả điều gỡ? 
? Dịch sử Đảng là làm việc gỡ? Mục đích công việc đó? Em cảm nhận ntn về thanh điệu của ba từ này?
? Tỏc giả sử dụng nghệ thuật gỡ trong cõu thứ ba?
? Từ đó em nhận thấy hỡnh ảnh Bỏc Hồ hiện lờn ntn trong bức tranh bờn hang Cốc Bú?
? Em cảm nhận được thái độ nào của Bác khi viết về cuộc sống của mỡnh qua 3 cõu thơ này?
TL: 3 câu thơ, Bác hiện lên là người có 1 tấm lũng yờu thiờn nhiờn, yờu cuộc sống CM, luụn tỡm thấy niềm vui hũa hợp giữa tõm hồn CM với thế giới xung quanh, làm chủ cuộc sống trong bất kỡ hoàn cảnh nào.
HS đọc câu thơ cuối.
? Câu thơ cuối Bác bộc lộ cảm nghĩ của mỡnh ntn về cuộc đời hoạt động CM?
? Từ “sang” cú ý nghĩa ntn?
I - Đọc và tỡm hiểu chung:
1- Tỏc giả:
- Chủ tịch HCM (1890-1969). Tại Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An
- Người sinh ra trong 1 gđ nhà nho yêu nước, nguồn gốc là nông dân. Thân sinh ra Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan
- Bỏc khụng những là nhà CM lỗi lạc, mà cũn là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, danh nhân văn hóa thế giới.
2- Tỏc phẩm:
a- Đọc và tỡm hiểu chỳ thớch: 
* Đọc:
* Tỡm hiểu chỳ thớch:
b- Tỡm hiểu chung về văn bản:
* Hoàn cảnh sỏng tỏc:
Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể hoạt động cứu nước. Thỏng 2/1941, Bỏc trở về trực tiếp lónh đạo CM VN. Người sống trong hang Pác Bó điều kiện sinh hoạt rất gian khổ. Nhưng Bác không cảm thấy thế mà vẫn vui. Bài thơ cho thấy cảm giác vui thích của Bác khi sống giữa núi rừng hũa mỡnh với thiờn nhiờn.
* Thể thơ: 
- Thất ngụn tứ tuyệt (Viết = tiếng Việt)
- Nhịp thơ: 4/3 đều đặn ở cả 4 câu thơ.
- Giọng điệu thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh-> Tạo một cảm giác vui thích, sảng khoái.
II- Phõn tớch: 
1- Ba câu thơ đầu: 
Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bỏc
* Câu thơ thứ nhất:
Sỏng ra bờ suối, tối vào hang
-> Câu thơ sử dụng phép đối chặt chẽ:
- Đối vế câu: “Sáng ra bờ suối”-“ tối vào hang”
- Đối về thời gian: “sáng”- “tối”
- Đối về không gian: “suối”- “hang”
- Đối về hoạt động: “ra”- “vào”
- Nhịp thơ: ngắt 4/3, giọng điệu thật thoải mái.
-> Câu thơ diễn tả nếp sống, sinh hoạt hằng ngày của Bác, đó là hoạt động đều đặn, nề nếp, nhịp nhàng: “ ra suối”- ra nơi làm việc bên bờ suối. “vào hang”- nơi ở hằng ngày-> Cuộc sống ở hang Pác bó bí mật nhưng vẫn giữ được quy củ, nề nếp.
=> Con người và thiên nhiên hũa hợp gắn bú.
* Câu thơ thứ 2:
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
- Nói về chuyện ăn ở hang Pác Bó, thực phẩm chủ yếu thường trực hằng ngày trong bữa ăn của Bác là “cháo bẹ” và “rau măng”.
->Bữa ăn rất đơn sơ, giản dị và thiếu thốn.
- Câu thơ vẫn mang giọng điệu thoải mái, có thêm nét vui đùa: Lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ tới dư thừa. Nhưng đồng thời nó cũng thể hiện tinh thần sẵn sàng chấp nhận khắc phục và vượt qua của Bỏc.
=> Câu thơ thứ nhất nói về việc ở. Câu thơ thứ 2 nói về việc ăn->Tất cả đều nói lên 1 cuộc sống giản dị, đạm bạc, nhưng là cuộc sông được hũa mỡnh cựng thiờn nhiờn, luụn làm chủ hoàn cảnh của Bỏc trong những ngày thỏng gian nan của CM. Cuộc sống đó được diễn tả như cuộc sống của 1 cư sĩ ẩn dật thoát tục nơi non xanh, nước biếc.
* Điều kiện làm việc:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
- Từ lỏy “chụng chờnh”: ở thế k vững vàng
“Bàn đá chông chênh”:k chỉ m.tả cái bàn đá tự tạo, mà cũn phần nào gợi ý nghĩa tượng trưng cho CM nước ta thời kỡ khú khăn trứng nước.
- “Dịch sử Đảng” là dịch cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô” ra tiếng Việt làm tài liệu học tập, tuyên truyền CM cho cán bộ chiến sĩ.
Ba từ “dịch sử Đảng” toàn thanh trắc toát lên cái khỏe khoắn mạnh mẽ, gân guốc đối lập với thế chông chênh của điều kiện làm việc nói trên.
-> NT đối được vận dụng triệt để: không chỉ đối ý, đối âm điệu mà cũn đối hỡnh ảnh 
 -> Hỡnh ảnh Bỏc Hồ bờn bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, là hỡnh ảnh trung tõm của bức tranh Pỏc Bú là hỡnh tượng người chiến sĩ- nhà CM được khắc họa chân thực vừa có tầm vóc lớn lao, tư thế uy nghi, giống như 1 bức tượng đài lónh tụ CM. Người đang tỡm cỏch xoay chuyển lịch sử CM VN đang đón đợi và chuẩn bị tích cực cho 1 cao trào đấu tranh mới giành độc lập tự do cho đất nước.
=> Cả 3 câu thơ đều thuật tả sinh hoạt của nhân vật trữ tỡnh ở Pỏc Bú, tất cả đều toát lên cảm giác thích thú, bằng lũng.
2- Câu thơ cuối: Cảm nghĩ của Bỏc
 “Cuộc đời cách mạng thật là sang”
- Từ “sang” cú nghĩa là “sang trọng”, giàu cú.
-> diễn tả 1 phong thái vượt trên vật chất tầm thường để vươn tới 1 đời sống tinh thần cao cả : 
 + Đó là cái sang của cuộc đời CM, lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, k hề bị gian khổ, khó khăn, thiếu thốn khuất phục. 
 + Đó là 1 cái sang trọng giàu có của 1 nhà thơ luôn tỡm thấy sự hũa hợp, tự tin, thư thái trong sạch với thiên nhiên đất nước. 
 + Cũn là cỏi sang trọng giàu cú của người tự thấy mỡnh hữu ớch cho CM trong cả gian khổ thiếu thốn.
(Từ “sang” đặt cuối câu thơ có thể coi là thi nhãn của bài thơ, thể hiện 1 cách vui tươi, hóm hỉnh. Hóa ra “ cuộc đời CM” 1 cuộc đời phải sống trong bí mật, chịu đựng gian khổ thiếu thốn, nhưng khi con người đã sống vì 1 lí tưởng cao đẹp thì cuộc đời ấy vẫn mang 1 phong vị và đặc biệt. Nó diễn tả 1 phong thái vượt trên vật chất tầm thường để vươn tới 1 đời sống tinh thần cao cả đậm phong vị truyền thống. Đó là cái sang của cuộc đời CM, lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, k hề bị gian khổ, khó khăn, thiếu thốn khuất phục. Đó là 1 cái sang trọng giàu có của 1 nhà thơ luôn tìm thấy sự hòa hợp, tự tin, thư thái trong sạch với thiên nhiên đất nước. Còn là cái sang trọng giàu có của người tự thấy mình hữu ích cho CM trong cả gian khổ thiếu thốn)
? Niềm vui trước cái “ sang” của 1 cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào trong phong cách sống của Bác?
? Khái quát những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài?
=>Đó là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp CM mà Người đã theo đuổi.
III- Tổng kết: 
1- Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc.
- Hình ảnh thơ vừa cố diểm, truyền thống, vừa mới mẻ, hiện đại.
- Lời thơ bình dị pha chút đùa vui, hóm hỉnh.
- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị, sâu sắc.
2- Nội dung: Bài thơ thể hiện cốt cách tinht hần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
HĐ 3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
? Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
? Đọc diễn cảm bài thơ? Nêu hiểu biết của em về bài thơ đó ?
? Đọc thuộc lòng bài thơ tứ tuyệt khác của Bác ?
HĐ 4: Vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
HS trả lời câu hỏi 3 (SGK-29)
Tìm những bài phân tích về bài thơ-> cảm thụ văn bản.
HĐ5: Tìm tòi, mở rộng: 1p
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật bài thơ
- ChuÈn bÞ bµi “ Ng¾m tr¨ng”
******************************
Ngày soạn: 27/02/2021 Ngày dạy: 
Tiết 88, 89_TLV 
 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Học sinh thấy được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong VB thuyết minh.
- Đặc điểm biết cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát danh lam thắng cảnh.
- Đọc tài liệu, tra cứu thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Tạo được 1 bài văn thuyết minh theo yêu cầu
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
4. Định hướng năng lực : giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn bài, sách tham khảo, sách bài tập Ngữ văn 8.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ1: Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:5 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu cách làm bài văn thuyết minh về 1 phương pháp (cách làm) ?
? Giải bài tập 3 SBT- Tr.8 ? 
-Khởi động vào bài mới:
? Em hãy giới thiệu về danh thắng Hòn Dấu mà đợt đi trải nghiệm ở trường em từng được quan sát?
HS Giới thiệu
GV: Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp núi, sông, rừng, biển thiên nhiên hoặc do con người góp phần tô điểm.Nhiều danh lam thắng cảnh cũng chính là di tích lịch sử gắn liền với một thời kì lịch sử, một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thường là công việc của ai? Mục đích gì? Với học sinh cần học kiểu bài này để hiểu sâu hơn về non sông đất nước VN.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 20 phút
- HS đọc bài giới thiệu: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
? Bài thuyết minh giới thiệu mấy đối tượng? Các đối tượng ấy có quan hệ với nhau ntn?
? Qua bài thuyết minh trên em hiểu được thêm những kiến thức gì về 2 đối tượng trên?
? Muốn có những kiến thức để viết bài giới thiệu thuyết minh 1 danh lam thắng cảnh, người viết phải làm gì?
? Bài viết có bố cục ntn?
? Theo em bài này có thiếu sót gì về bố cục?
? Qua tìm hiểu ví dụ trên, em có nhận xét gì về cách giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV khái quát lại.
HĐ3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 15 phút
Bài 1: HS thảo luận cặp đôi trong 3 phút
? Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí ?
( Em sẽ nêu những gì trong phần MB, TB, KB )
Bài 2
- HS đọc đề bài, làm theo yêu cầu và báo cáo kết quả. Bạn nhận xét. GV chữa:
I- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
Tìm hiểu ví dụ: 
“ Hồ Hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn”
- Hai đối tượng: + Hồ Hoàn Kiếm
 + Đền Ngọc Sơn
->Hai đối tượng có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau “Đền Ngọc Sơn” tọa lạc trên “Hồ Hoàn Kiếm”.
- Có thêm hiểu biết:
 + Về “Hồ Hoàn Kiếm”: nguồn gốc hình thành, sự tích tên hồ.
 + Về “Đền Ngọc Sơn”: nguồn gốc và sơ lược quá trình xd “Đền Ngọc Sơn”, vị trí và cấu trúc đền.
- Để có kiến thức: 
 + Cần trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, văn hóa, văn học nghệ thuật có liên quan đến đối tượng.
 + Cần đọc sách báo, tài liệu có liên quan, thu thập, nghiên cứu có ghi chép.
 + Phải xem tranh ảnhcó điều kiện đến tận nơi nhiều lần để quan sát, xem xét hỏi han tìm hiểu trực tiếp.
- Bố cục: 3 đoạn:
Đ1: từ đầu-> “ Thủy quân”: giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm.
Đ2: “theo truyền thuyết”-> “ hồ Gươm Hà Nội”: Giới thiệu đền Ngọc Sơn”.
Đ3: Còn lại : Giới thiệu Bờ Hồ
->Trình tự sắp xếp theo không gian, vị trí từng cảnh vật hồ-> đền-> bờ hồ.
- Thiếu sót về bố cục: Tuy bố cục bài này có 3 phần nhưng lại không phải là 3 phần MB, TB, KB như bố cục thường gặp của 1 bài văn thuyết minh nói chung, bài thuyết minh giới thiệu về danh lam thắng cảnh- di tích lịch sử nói riêng. Bởi vậy nên bổ sung phần MB và KB
 + Phần MB: Giới thiệu, dẫn khách có cái nhìn bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh.
 + Phần KB: Ý nghĩa lịch sử, XH, văn hóa của thắng cảnh, bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh.
+ Phần thân bài: nên bổ sung sắp xếp lại: về vị trí của hồ, diện tích, độ sâu, cầu Thê Húc, nói kĩ hơn về Tháp Rùa, về rùa Hồ Gươm, quang cảnh
2- Ghi nhớ ( SGK-T34)
II- Luyện tập: 
Bài 1 :
- MB: giới thiệu địa điểm của di tích danh thắng một cách chính xác cụ thể. ( tham khảo mở bài trong SBT – Tr.26 viết về hồ Hoàn Kiếm )
- TB: + GT về hồ Hoàn Kiếm
 + GT về đền Ngọc Sơn
 + GT về bờ hồ
- KB: + Đánh giá về danh lam thắng cảnh này
 + Ý thức giữ gìn, tôn tạo
Bài 2 
- Từ gác nhà bưu điện nhìn bao quát cảnh hồ - đền
- Từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút , qua cầu Thê Húc, vào đền.
- Tả chi tiết trong Đền
- Từ trấn Ba Đình nhìn ra hồ, phía Thủy Tạ, phía Tháp Rùa.
+ Từ tầng hai nhà phố Hàng Khay nhìn bao quát cảnh hồ- đền để kết luận về danh lam thắng cảnh.
HĐ4: Vận dụng 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
 Thuyết minh danh lam thắng cảnh quê hương nơi em ở?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học kĩ nội dung bài học. Làm BT 3, 4.
- CBBM: Ôn tập về văn bản thuyết minh.
**********************************
DUYỆT BÀI TUẦN 22
TUẦN 23
Ngày soạn: 05/03/2021 Ngày dạy: 
Tiết 90 - Văn bản: NGẮM TRĂNG
 ( Hồ Chí Minh )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Hiểu được bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của HCM.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái HCM trong hoàn cảnh ngục tù.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2- Kĩ năng: Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm, phân tích được 1 số chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm.
3- Thái độ: Kính yêu Bác Hồ, yêu th.nhiên, biết rèn luyện, vượt khó để đi tới thành công.
ó Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học...
- PC: Chăm chỉ, yêu nước, nhân ái
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: soạn giáo án, SGK, SGV, tập thơ ''Nhật kí trong tù'', một số hình ảnh về Bác.
- Học sinh: sưu tầm những bài thơ trong tập thơ trên, soạn bài.
D- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức: (1’). 
- Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh ? 
? Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên ?
-Khởi động vào bài mới: Gv cho Hs nghe bài hát : Bác Hồ một tình yêu bao la
 => Vào bài: Tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tư thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan trước cuộc sống cách mạng gian khổ của Bác giữa cảnh sắc thiên nhiên Cao Bằng. Hôm nay chúng ta sẽ lại thấy được một tâm thái tự chủ, một tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của HCM thể hiện qua bài Ngắm Trăng,
HĐ2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt	
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 11 phút
- GVgiới thiệu một số hình ảnh về Bác Hồ.
? Nhắc lại những nét chính về Hồ Chí Minh? 
 - GV hướng dẫn đọc cả 3 bản nguyên tác, dịch nghĩa, dịch thơ.
GV đọc mẫu, HS đọc
- GVHDHS đọc chú thích.
? Em có nhận xét gì về các câu thơ dịch, đặc biệt là câu thơ thứ hai ?
( GV: Nhìn chung là bài thơ dịch tương đối sát ý.
Riêng câu thơ thứ hai, dịch chưa sát, làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời hỏi trong bản phiên âm “nại nhược hà ?” và dịch từ “khán” ở câu thơ cuối là “nhòm” có phần khiếm nhã).
? Nêu xuất xứ của bài thơ ?
- GV giới thiệu sơ lược về tập thơ “NKTT ” ( SGK: tr 37, 38)
? Bài thơ làm theo thể thơ gì ?
? Nêu bố cục của bài thơ ? 
? Theo em tính biểu cảm trong bài thơ được biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
? Em hiểu gì về nhan đề “ngắm trăng” ?
- PP: Đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi, phân tích chi tiết, bình giảng
-NL: Trình bày vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 23 phút
? Con người thường ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
(HS: Lúc nhàn nhã, tâm hồn thư tháiMột trong những thú tao nhã của giới văn nhân tài tử là uống rượu, đánh cờ, xem hoa nở ngắm trăng bên cạnh bạn hiền)
? Trong câu thơ đầu, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
? Câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
(Có thể thấy ở câu thơ thứ nhất, là 1 lời tâm sự giãi bày hoàn cảnh trớ trêu của mình trước vẻ đẹp như mời gọi của đêm trăng. Bậc tao nhân mặc khách đó đang là 1 tù nhân bị đầy đọa vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của cái nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống “khác loài người” làm sao phù hợp với cảnh thưởng nguyệt, làm sao có rượu hoa để thưởng trăng)
? Có thể cho rằng đây là câu thơ mang ý nghĩa phê phán được không?
( GV: vì chẳng có nhà tù nào “ nhân đạo” đến nỗi mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng).
? Nếu không mang ý nghĩa phê phán thì câu thơ này phải hiểu ntn?
(Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy đã cho thấy người tù này k hề vướng bận bởi những ách nặng nề vật chất, tâm hồn vẫn tự do ung dung vẵn thèm đc tận hưởng cảnh trăng đẹp)
? Ở câu thơ thứ 2, em cảm nhận được tấm lòng của Bác với thiên nhiên ntn?
(Cụm từ “ khó hững hờ”- ( nại nhược hà- làm thế nào bây giờ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn bất ngờ khi gặp cảnh đêm trăng, nghĩa là cần có sự bộc lộ, giãi bày giao lưu tình cảm trong khi bên mình chẳng có chút gì quen thuộc vốn rất thanh cao tao nhã để ngắm trăng. Trong tù thì biết làm thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự? Và vì vậy mà càng bứt rứt, bối rối)
? Điều đó phản ánh tâm hồn của Bác ntn?
- Đọc 2 câu thơ cuối:
? Em có nhận xét gì về biện pháp NT mà tác giả sử dụng trong 2 câu thơ?
? Em nhận thấy tâm hồn người tù lúc này ntn?
- GV: đây không phải là cuộc vượt ngục về tinh thần duy nhất của HCM để tìm đến vầng trăng tri kỉ. Trong bài “ Trung thu” Bác cũng để “ Lòng thu vời vợi mảnh trăng thu”.
? Còn vầng trăng đối với Người ntn?
Trăng dường như xuyên thấu nhà tù để tìm đến chia xẻ với người tù- thi nhân. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Trăng được nhân hóa, cũng cảm động vì tình người và nhận ra cốt cách thi nhân. Trăng không còn chỉ là đối tượng của thiên nhiên, là vẻ đẹp để thưởng thức mà còn trở thành người bạn tâm giao, tri kỉ chủ động tìm đến nhà thơ để bầu bạn tâm sự.)
? Qua đó em nhận xét gì về mối quan hệ tình cảm của Người và trăng?
(Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Phút giao cảm ấy khiến mọi gian khổ tăm tối chốn lao tù như biến mất. Tâm hồn con người trở nên thanh thản, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành nhà thơ. Rõ ràng lúc này hình ảnh người tù như chìm đi chỉ còn lại có trăng, nhà thơ và người tri kỉ.)
? Điều đó cho thấy sức mạnh nào của người chiến sĩ, thi sĩ ấy?
( GV: Phía này là nhà tù đen tối là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn say người. Ở giữa 2 thế giới đối cực đó là cửa sắt nhà tù.
Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau).
? Qua bài thơ em thấy Bác hiện lên ntn?
( GV: - Qua bài thơ người đọc cảm thấy Bác dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lởcủa chế độ nhà tù khủng khiếp cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng tìm đến “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri âm
=> “Ngắm trăng” vừa thể hiện tình cảm với thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ- một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ CM vĩ đại đó).
 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_2223_nam_hoc_2020_2021_hoang_thi.doc