Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hà

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức: Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.

2- Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nhận biếtlàm thơ bảy chữ.

- Đặt câu thơ 7 chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần, .

3. Thái độ

Yêu quý, có hứng thú khám phá thể thơ bảy chữ và dần dần tập làm loại thơ này

4. Năng lực

Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp ngôn ngữ.

B- Chuẩn bị:

+ Thầy: Soạn bài, sưu tầm thêm một số bài thơ bảy chữ, sáng tác một hoặc vài bài thơ theo thể thơ này.

+ Trò: Chuẩn bị bài mới theo nội dung của bài- SGK / Tr. 164.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ 1:Khởi động

- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề

- Hình thức: cá nhân

- Phẩm chất: chăm chỉ

- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Thời gian: 5 phút

- Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- Khởi động vào bài mới : GV gọi Hs đọc 1 bài thơ bảy chữ đã được học

HS có thể đọc bài thơ : sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt

? Nêu hiểu biết của em về thể thơ 7 chữ qua bài thơ vừa đọc ?

=> Dẫn vào bài mới :

 

doc 9 trang linhnguyen 20/10/2022 1480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hà
Tuần 18- Tiết 69 Hoạt động Ngữ văn NS:12/12/2018
LÀM THƠ BẢY CHỮ
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
2- Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biếtlàm thơ bảy chữ.
- Đặt câu thơ 7 chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần, ...
3. Thái độ
Yêu quý, có hứng thú khám phá thể thơ bảy chữ và dần dần tập làm loại thơ này 
4. Năng lực 
Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp ngôn ngữ...
B- Chuẩn bị:
+ Thầy: Soạn bài, sưu tầm thêm một số bài thơ bảy chữ, sáng tác một hoặc vài bài thơ theo thể thơ này.
+ Trò: Chuẩn bị bài mới theo nội dung của bài- SGK / Tr. 164.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1:Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- Khởi động vào bài mới : GV gọi Hs đọc 1 bài thơ bảy chữ đã được học
HS có thể đọc bài thơ : sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt
? Nêu hiểu biết của em về thể thơ 7 chữ qua bài thơ vừa đọc ?
=> Dẫn vào bài mới :
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 25phút
? Thơ bảy chữ ở đây được hiểu là ntn ?
? Phạm vi luyện tập ở hai tiết này là gì ?
? Qua việc ôn lại bài Thuyết minh về một thể thơ ( Thể thơ TNBC ), em hãy nêu lại một số đặc điểm cơ bản về thể thơ đó ? 
? Qua việc tìm hiểu các bài thơ ( đoạn thơ ) 7 chữ, em hãy nêu luật thơ 7 chữ : Về số tiếng, ngắt nhịp, gieo vần, luật bằng – trắc 
( HS: + Mỗi câu 7 chữ
+ Nhịp 4/3 hoặc 3/ 4 ( Nhưng 4/3 thông thường hơn )
+ Vần: 
- Gieo ở các tiếng cuối, thanh bằng -> Vần bằng.
( GV: Cũng có khi gieo vần trắc )
- Có thể có 3 vần: câu 1, 3, 4 hoặc 2 vần: câu 2, 4. Vần có thể là vần chính: hoàn toàn giống nhau hoặc vần thông: gần giống nhau ). 
+ Luật bằng – trắc: Như thơ TNBC. 
 Luật bằng trắc theo 2 mô hình sau:
a) B B T T T B B
 T T B B T T B 
 T T B B B T T 
 B
B T T T B B
b) T T B B T T B 
 B B T T T B B 
 B B T T B T T 
 T T B B T B B 
Hoạt động 3 :Luyện tập
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, trách nhiệm
- Thời gian: 15 phút
- HS làm bài tập 1.a phần II ( SGK / Tr. 165 )
- HS đọc bài thơ, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng- trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ?
Bài b:
- Các nhóm thảo luận, nêu đáp án.
- GV chữa:
? Chỉ ra chỗ sai trong bài thơ? Nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng?
I- Khái niệm và phạm vi luyện tập: 
1- Khái niệm:
 Là thơ có bảy tiếng trong một dòng thơ. Gồm:
- Thơ thất ngôn bát cú.
- Thơ tứ tuyệt
- Thơ hiện đại nhiều câu, mỗi câu có 7 tiếng. 
2- Phạm vi luyện tập: 
- Thơ tứ tuyệt.
- Hoặc: Một khổ thơ bốn câu làm đúng luật thơ Đường. 
3- Đặc điểm thơ bảy chữ: 
+ Mỗi câu 7 chữ
+ Nhịp 4/3 
+ Vần: Chân – Bằng.
+ Luật bằng – trắc ( Như thơ TNBC ): Nhất, tam, ngũ bất luận / Nhị, tứ, lục phân minh.
II- Thực hành: 
1- Nhận diện luật thơ:
Bài a:
 - Mỗi câu có 7 tiếng. 
- Nhịp 4/ 3
- Vần: Chân- thanh bằng: Câu 2, 4.
- Luật B- T: Nhị, tứ, lục phân minh.
- Câu 1-2, 3-4 đối nhau.
- Câu 1-4, 2-3 cùng niêm.
=> Đảm bảo đúng luật thơ bảy chữ.
Bài b: 
+ Dòng thơ thứ hai:
 - Đặt sai dấu phẩy. Bởi dấu phẩy ở đó làm sai nhịp thơ.
- Chép sai từ tiếng thứ 7 “ xanh” -> Làm sai vần
=> Sửa lại: Ngọn đèn mờ tỏ, ánh xanh lè
( -> “lè” hiệp vần với “che” ở câu thơ trên )
Hoặc: 
- Bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhòe 
- Bóng đèn mờ tỏ, bóng trăng nhòe
- Bóng đèn mờ tỏ, bóng trăng loe
HĐ 4: Vận dụng 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, trách nhiệm
- Thời gian: 1 phút
? HS đọc phần đọc thêm SGK-166,167)
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng 
- Nắm chắc luật thơ bảy chữ
- Học kĩ nội dung đã luyện tập, đọc 2 bài đọc thêm.
- CBBM: Tập làm thơ: Làm theo SGK và sáng tác thơ bảy chữ ( nếu có thể ).
------------------
Tuần 18- Tiết 70. Hoạt động ngữ văn 
 NS: 12/12/2018
LÀM THƠ BẢY CHỮ (Tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
2- Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biếtlàm thơ bảy chữ.
- Đặt câu thơ 7 chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần, ...
3- Thái độ: Yêu quý, có hứng thú khám phá thể thơ bảy chữ và dần dần tập làm loại thơ này. 
4. Năng lực 
Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp ngôn ngữ...
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn bài, sưu tầm thêm một số bài thơ bảy chữ, sáng tác một hoặc vài bài thơ theo thể thơ này.
- Trò: Chuẩn bị bài mới theo nội dung của bài- SGK / Tr. 164.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, trách nhiệm
- Thời gian: 1 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1’)
- Khởi động vào bài mới : GV gọi HS đọc 1 bài thơ 7 chữ mình đã làm ở nhà
? Bài thơ bạn đọc đã đúng hình thức 1 bài thơ 7 chữ chưa ?
Giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu lí thuyết về làm thơ bẩy chữ, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành tập làm thơ bảy chữ.
HĐ2: Luyện tập
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 33 phút
Hđ của Gv- Hs
Yêu cầu cần đạt
( Đã thực hiện ở tiết 69 )
* GV chia nhóm, HS thảo luận nhóm bài a, b.
* Các nhóm cử đại diện lên làm.
a/ 
- Người biên soạn đã giấu đi 2 câu cuối bài thơ của Tú Xương.
? Hãy làm tiếp 2 câu còn lại ?
- Gợi ý: Xác định bài thơ viết theo luật nào của bảng mẫu
( bảng b) vậy 2 câu tiếp phải theo luật của bảng này. Thơ Đường có luật: nhất, tam , ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh.
 Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế là đề tài bài thơ xoay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải phát triển về đề tài đó theo một hướng nào đó. Muồn thế người làm phải biết các truyện về chú Cuội như Cuội nói dối, Cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc ...
- Nguyên văn 2 câu thơ cuối của Tú Xương là:
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
- Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết:
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
- Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng ?
- Hoặc lo cho chị Hằng:
Cõi trần ai cũng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
- Vui cùng chị Hằng
 Tháng ngày rong ruổi cùng may gió,
Làm bạn tri ân với chị Hằng.
b-
* Gợi ý: 
+ Xét luật bằng trắc của 2 câu đã cho, thuộc bảng mẫu a:
 B B T T T B B
 T T B B T T B 
-> Vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này:
 T T B B B T T 
 B B T T T B B
+ Về nội dung 2 câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì 2 câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè, chia tay, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau ...
- Có thể thêm hai câu sau:
 Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
 Hoặc:
Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
Vui sao ngày đã chuyển sang hè !
c- Học sinh thực hiện bài tập c.
- Một học sinh đọc thơ sáng tác. Bạn bình. GV bình và sửa lỗi 
( nếu có ).
- Gv có thể cho hs thi làm thơ theo nhóm,dãy bàn.
HS luyện tập làm thơ 7 chữ- trình bày 
GV, HS nhận xét:
I- Khái niệm và phạm vi luyện tập:
II - Thực hành: 
1- Nhận diện luật thơ:
2- Tập làm thơ:
a/ Tôi thấy người ta có bảo rằng:
 Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng !
 ....................................................
+( bản gốc).
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
b- 
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
.
c- Sáng tác thơ:
HĐ 3: Vận dụng 
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 7 phút
Gv chia lớp thành 2 đội cho HS thi đặt câu thơ 7 chữ về chủ đề tình bạn .
=> Gv nhận xét
HĐ4: Tìm tòi, mở rộng
+ Nắm chắc luật thơ bảy chữ. Tiếp tục làm thơ bảy chữ.
+ CBBM: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
 ............................................................... 
Tuần 18- Tiết 71: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT NS: 13/12/2018
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết trả bài, HS sẽ: 
1- Kiến thức: Nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra Tiếng Việt của mình về kiến thức Tiếng Việt, kĩ năng trình bày, vận dụng trong các tình huống giao tiếp.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày bài kiểm tra Tiếng Việt.
3- Thái độ: Học sinh được đánh giá và tự sửa chữa bài làm của mình một cách nghiêm túc, trung thực, tự giác.
4. Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác..
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Chấm, nhận xét, phân loại bài kiểm tra.
- HS: Ôn lại kiến thức của phân môn Tiếng Việt.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ 1: Khởi động 
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết trả bài 
- Khởi động : Gv đọc cho Hs nghe 1 bài làm của HS.
? Em hãy nhận xét về ưu khuyết điểm của bài làm trên ?
=> Dẫn vào bài :
HĐ2: Trả bài 
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 30 phút
Hđ của Gv- Hs
Yêu cầu cần đạt.
Gv y/cầu hs tìm hiểu lại y/cầu của đề :
Gv đọc lại y/cầu của đề.
I. Tìm hiểu yêu cầu của đề.
II. Chữa bài.
- Gv- Hs chữa bài.
III Trả bài
IV. Nhận xét: 
1- Ưu điểm:
- Đa số các em nắm đc phương pháp làm bài.
- Phần trắc nghiệm làm tương đối tốt.
- Trình bày sáng sủa sạch đẹp.
- Phần tự luận đáp ứng được yêu cầu số dòng số câu, và chỉ ra được các câu ghép.
Loan, Chi
2- Tồn tại:
- Còn một số em trình bày rất cẩu thả
- Chữ viết mắc nhiều lỗi chính tả.
- Chưa xác định đúng về câu ghép, chưa biết cách làm bài văn.
Bảo, Cơ, Việt
V- Sửa chữa lỗi:
- GV gọi một số em có bài làm tốt lên bảng chữa.
- GV nhận xét bổ sung.
V. Đọc bài làm tốt .
Loan, Hiếu, Chi
HĐ3: Luyện tập
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 5 phút
 Nhắc lại một số biện pháp tu từ đó học trong học kì 1 lớp 8 
 HĐ 4: Vận dụng 
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 4 phút
 Viết 1 đoạn văn có câu ghép, phân tích cấu trúc ngữ pháp.
HĐ5: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp (1’)
Ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Làm lại bài kiểm tra vào vở 
....................................................................................
Tuần 18- Tiết 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ NS: 15 /12 / 2018
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
 - Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về phương diện : nội dung kiến thức ở cả ba phân môn. 
2- Kĩ năng :
 - Đánh giá lại các kĩ năng làm bài cơ bản về văn bản, TV, TLV, đặc biệt là TLV.
3- Thái độ :
 - Có ý thức tham gia tự nhận xét và chữa lỗi một cách tích cực.
4. Năng lực :
 - Giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án chấm, chữa bài cụ thể.
- Học sinh : SGK, vở ghi, ôn lại KT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
HĐ 1 : Khởi động 
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS :
 ? Đọc lại một đoạn trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và nêu LĐ chính của đoạn văn đó ?
 ? Phân tích cấu trúc ngữ pháp và nội dung cùng ý nghĩa biểu cảm trong 2 cách đặt câu ở bài học kì II. 
- Khởi động vào bài mới
 Chúng ta đã hoàn thành chương trình Ngữ văn kì I và tiến hành kiểm tra HK. Để đánh giá lại việc nắm kiến thức và kĩ năng làm bài của các em, hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra HK.
HĐ 2: Trả bài 
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 30 phút
Hđ của Gv- Hs
Yêu cầu cần đạt.
- GV ghi đầu bài lên bảng 
I- Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề :
 1- Yêu cầu :
 - Cho HS nhắc lại những yêu cầu của đề (như tiết kiểm tra )
 2- Dàn ý (câu2+ 3 - phần tự luận - Xem lại dàn ý bài kiểm tra tổng hợp học kì I tiết 67+68 :
II- Trả bài :
 - Giáo viên trả bài để học sinh tự xem bài của mình, xem phần nhận xét, chữa lỗi của giáo viên.
III- Nhận xét :
 1- Học sinh đọc và tự nhận xét bài của mình.
 2- Giáo viên nhận xét chung:
1- Ưu điểm:
- Đa số các em nắm đc phương pháp làm bài.
- Phần trắc nghiệm làm tương đối tốt.
- Trình bày sáng sủa sạch đẹp.
- Phần tự luận đáp ứng được yêu cầu của đề, và chỉ ra được bp nói quá và nêu y/n của nó bằng 1 đoạn văn.
Loan, Chi, Hiếu
2- Tồn tại:
- Còn một số em trình bày rất cẩu thả, chọn đáp án chưa chính xác, xác định sai bp tu từ, chưa biết cách viết đoạn văn và cách làm bài văn
- Chữ viết mắc nhiều lỗi chính tả.
- Chưa xác định đúng về câu ghép, chưa biết cách làm bài văn.
Phong,Quyền, Vương
V- Đọc - bình một số đoạn, bài văn hay :
Loan, Chi, Hiếu, Nhã
 HĐ 3: Luyện tập
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 5 phút
 ? Nêu nhận xét, đánh giá của em về chương trình Ngữ văn lớp 8 ?
HĐ 4: Vận dụng 
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 4 phút
 Viết 1 đoạn văn thuyết minh về quyển sách ngữ văn 8?
HĐ 5 : Tìm tòi, mở rộng :1 phút
 - Ôn tập lại toàn bộ chương trình Ngữ văn 8- kì I 
 - Nắm chắc những kiến thức cơ bản
 - Về nhà viết thu hoạch về chương trình Ngữ văn 8- kì I.
.....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_18_nam_hoc_2018_2019_hoang_thi_ha.doc