Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- HS Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Có những kiến thức sơ giản về thể hồi kí.

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của n/v chú bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của chú đối với mẹ.

- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ nhỏ nhen độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

- Nắm được chủ đề của văn bản.

- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.

- Nắm được bố cục VB, tác dụng của việc xây dựng bố cục.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

- Bước đầu biết đọc- hiểu một VB hồi kí thấm đẫm chất trữ tình.

- Vận dụng kiến thức về tự sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong VB tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

- Đọc - hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

- Trình bày một văn bản( nói, viết) thống nhất về chủ đề

- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu VB.

3. Thái độ:

- Biết quý trọng những kỉ niệm, nhất là kỉ niệm thời cắp sách đến trường.

- Phản đối, lên án những hủ tục xấu xa

- Cảm thông sâu sắc với cảnh ngộ của chú bé Hồng.

- Trân trọng tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình, biết kính trọng cha mẹ.

- Áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế , biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

- Áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế, biết cách xây dựng bố cục VB mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh và ý đồ giao tiếp của người viết và nhạn thức của ngươi đọc.

 

docx 48 trang linhnguyen 20/10/2022 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hà
hiểu chung:
- Xuất xứ: Đoạn trích Trong lòng mẹ trích từ chương IV của tập hồi kí.
- Nhân vật chính: Bé Hồng.
Nhân vật chính trong hồi kí chính là tác giả- nhà văn Nguyên Hồng. Vì đặc điểm của hồi kí là tác giả ghi lại chuyện đã xảy ra của chính mình.
- PTB đạt: TS + BC + MT
- Bố cục: Gồm 2 phần.
+ P1: Từ đầu  “Người ta hỏi đến chứ ”
à Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
+ P2: Còn lại:
à Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng.
II- Phân tích.
1. Nhân vật bà cô qua cuộc trò chuyện với chú bé Hồng.
- Người bà cô có quan hệ ruột thịt với bé Hồng( là cô ruột).
- Lời nói, cử chỉ:
 + Cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
 + Sao lại không? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
 + Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. 
 -> Đó là những ý nghĩ cay độc, những rắp tâm tanh bẩn.

-> Vì đó là những lời nói chứa đựng sự giả dối, mỉa mai hắt hủi thậm chí độc ác dành cho người mẹ đáng thương của bé.
=> Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà cô qua lời nói, cử chỉ rất sắc sảo, sinh động. 
-> Hẹp hòi, tàn nhẫn.
->Bà cô bé Hồng đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo- sản phẩm của những định kiến hep hòi với người phụ nữ trong XHPK bấy giờ. 
2- Nhân vật bé Hồng và tình cảm của chú bé với mẹ.
a- Cảnh ngộ của chú bé Hồng.
- Bố nghiện ngập chết sớm( sớm mồ côi cha).
- Mẹ nghèo túng phải tha hương cầu thực gần 1 năm không tin tức.
- Phải sống nhờ nhà bà cô ruột lạnh lùng, thâm hiểm, luôn ghẻ lạnh cháu.
-> Bé Hồng sống trong cô độc, đau khổ, luôn khao khát tình thương của mẹ. 
-> Tình cảnh rất đáng thương: Không chỉ thiếu tình yêu thương của một mái ấm gia đình có cha có mẹ mà còn luôn bị người thân xúc phạm một cách độc ác.
b- Tình cảm của chú bé với mẹ.
b1: Trước khi gặp mẹ- trong cuộc đối thoại với bà cô.
* Ban đầu khi nghe bà cô hỏi, bé Hồng nhớ tới vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ, nghĩ tới cảnh thiếu thốn một tình thương, cậu bé toan trả lời có. 
- Nhưng nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô-> chú cúi đầu không đáp. 
-> Đây là một phản ứng thông minh xuất phát từ tình cảm và lòng yêu thương mẹ bởi Bé Hồng đã nhận ra dụng ý của bà cô.
- Sau câu hỏi thứ 2: Im lặng, cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay.
-> Sự im lặng là nỗi đau buộc phải nén lại.
- Khi bà cô cố tình ngân dài hai tiếng Em bé : Nước mắt ròng ròng chan hoà ở cằmở cổ. Chú cười dài trong tiếng khóc.
-> Đó là những giọt nước mắt xuất phát từ tình yêu thương, cảm thông với mẹ; sự căm tức, phẫn uất với cổ tục PK đã đày đoạ mẹ và cả nỗi đau buộc phải kìm nén lại của chú bé:
" Giá những cổ tụcvồ ngay.cắn, nhai, nghiến cho kì nát vụn mới thôi".
 -> Sử dụng hàng loạt những động từ mạnh với mức độ ngày càng tăng, kết hợp với các từ cũng trường nghĩa( cắn, nhai, nghiến) nhằm thể hiện thái độ căm tức chế độ cũ tới cao độ và tình thương mẹ vô vàn của chú bé. 
- Tâm trạng bé Hồng phát triển ngày càng cao hơn: Càng căm tức cổ tục XH cũ đã đày đoạ mẹ, chú bé càng thể hiện tình yêu thương sâu nặng dành cho mẹ.
b2. Khi gặp mẹ .
*Trên đường đi học về.
- Thoáng thấy bóng người giống mẹ: Hồng đuổi theo, gọi bối rối.
-> Khát khao gặp mẹ đến cháy bỏng.
- Nếu không phải là mẹ thì:
 + Sẽ là trò cười cho lũ bạn.
 + Khiến chú bé tủi hổ và thất vọng:
" Khác nào cái ảo ảnh của dòng nướcsa mạc”.
-> Biện pháp so sánh khắc sâu được nỗi khắc khoải mong mẹ đến cháy ruột của bé Hồng; thể hiện thấm thía sự thèm khát cháy lòng tình mẹ trong chú bé.
* Khi gặp mẹ : 
 + Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi.
 + Ríu cả chân lại.
-> Sự hồi hộp, sung sướng của Hồng khi gặp lại mẹ.
 + Oà lên khóc rồi cứ thế nức nở.
-> Đó là giọt nước mắt của biết bao nỗi niềm, tâm trạng: tủi hận, bàng hoàng, sung sướng.
* Trong lòng mẹ:
 + Hình ảnh mẹ hiện lên xiết bao thân thương, tươi đẹp: " vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của đôi gò má". 
+ Cảm giác ngồi trong lòng mẹ: ngây ngất, sung sướng, ấm áp, mơn manhơi quần áo, hơi thở thơm tho.
-> Đoạn văn kết hợp tự sự, miêu tả + biểu cảm đã thể hiện được niềm hạnh phúc lớn lao tưởng như tới đỉnh điểm của tình mẫu tử.
- Trong lòng mẹ, mọi điều xấu xa, xúc xiểm mà bà cô cố tình gieo rắc vào tâm hồn thơ dại của chú bỗng bay biến hết, chỉ còn tình mẫu tử thiêng liêng không thể cắt rời. Thời gian xa mẹ càng nung nấu thêm và làm cho tình cảm của Hồng bùng cháy mạnh hơn.

III- Tổng kết.
1- Nghệ thuật: 
- Ngòi bút trữ tình khá sắc sảo, tinh tế trong việc đi sâu thể hiện tâm lí, tâm trạng nhân vật với những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương.
- Xây dựng tình huống, tạo dựng mạch truyện theo cảm xúc phong phú của chú bé Hồng.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả.
- Khắc hoạ hình tượng bé Hồng qua lời nói, hành động, tâm trạng. 
- Những so sánh ấn tượng giàu sức gợi cảm. 
2- Nội dung. (SGK-21).
- Đoạn trích kể lại nỗi cay đắng, tủi cực và tình thương yêu mẹ cháy bỏng của nhà văn trong thời thơ ấu. Đoạn trích là bài ca cảm động về lòng mẹ dịu êm, tình con cháy bỏng, bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được chủ đề của văn bản là gì
- PP, KT: Nêu và giải quyết vấn đề, KT đặt câu hỏi, thảo luận cặp đôi
- HT: Cá nhân, nhóm cặp đôi
- NL: Giao tiếp, hợp tác
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm
- TG: (10 phút)
- Cho HS đọc nhanh lại văn bản.
- Cho HS thảo luận theo cặp các câu hỏi sau:
? VB miêu tả những sự việc đang xảy ra (hiện tại) hay đã xảy ra (hồi ức, kỉ niệm)?
? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
? Những tìm hiểu vừa rồi về VB Tôi đi học chính là chủ đề của Vb ấy. Vậy em hãy cho biết chủ đề của văn bản Tôi đi học? 
- GV chốt kiến thức: 
? Từ phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì?
- HS đọc ghi nhớ 1 SGK.
HẾT TIẾT 3
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tính thống nhất chủ đề văn bản được thể hiện ntn
- PP, KT: Nêu và giải quyết vấn đề, KT đặt câu hỏi, thảo luận cặp đôi
- HT: Cá nhân, nhóm cặp đôi
- NL: Giao tiếp, hợp tác
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm
- TG: (10 phút)
? Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những KN của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?.
? Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp in sâu trong lòng nhân vật “Tôi” suốt cuộc đời ?
? Tìm các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi”khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn vào lớp ?
?- Tâm trạng thay đổi đó được biểu đạt sâu sắc nhất ở biện pháp nghệ thuật nào ?
? Từ việc phân tích trên, hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? 
? Tính thống nhất về chủ đề Vb được thể hiện ở những phương diện nào?
? Làm thế nào để có thể viết một VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
I- Chủ đề của văn bản.
1- Tìm hiểu ví dụ: văn bản “Tôi đi học”.
- Vb miêu tả những việc đã xảy. Đó là những hồi tưởng của tác giả về kỉ niệm trong thời thơ ấu của mình.
- Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.
- Ấn tượng: Không quên về những cảm xúc tưng bừng rộn rã, thiết tha bâng khuâng- những rung cảm nhẹ nhàng trong sáng về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Chủ đề của văn bản: Vb là sự hồi tưởng những kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. Những hồi tưởng ấy gợi lại những rung cảm nhẹ nhàng, trong sáng trong lòng tác giả.
2- Kết luận.
Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản nêu ra.
( Ghi nhớ 1- SGK-tr12).
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
1- Tìm hiểu ví dụ :
- Căn cứ :
+ Nhan đề văn bản cho phép chúng ta dự đoán nội dung của văn bản nói về chuyện đi học.
+ Đó là những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của Tôi nên đại từ Tôi được lặp lại nhiều lần.
+ Nhiều câu văn nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời: Hôm nay tôi đi học, Hằng năm cứ vào cuối thu... tựu trường, Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, hai quyển vở trong tay tôi bắt đầu thấy nặng; Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu cúi xuống đất
a- Các từ ngữ:
+ Hằng năm....lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm....
+ Tôi quên thế nào được...
+ Hôm nay tôi đi học.
b- Cảm xúc :
* Trên đường tới trường : 
 - Cảm nhận về con đường quen mà lạ.
 - Thay đổi về hành vi ( không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa, hôm nay đi học, cố làm như một học trò thực sự).
* Trên sân trường : 
 - Cảm nhận về ngôi trường ( trước đây thấy xa lạ còn bây giờ thấy xinh xắn, oai nghiêm-> đâm ra lo sợ vẩn vơ).
 - Cảm giác bỡ ngỡ lúng túng khi xếp hàng vào lớp: đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, dám đi từng bước nhẹ, muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ, nức nở khóc theo.
* Trong lớp học : Cảm giác xa mẹ, nhớ mẹ, nhớ nhà rồi bỗng thân quen quyến luyến với lớp học, bạn bè, thầy cô
=>Đây là những cảm xúc trong sáng đẹp đẽ. Các từ ngữ, chi tiết đều tập trung làm sáng tỏ những cảm xúc trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật.
- Ở những hình ảnh so sánh, từ ngữ biểu cảm. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng n/v tôi ở buổi tựu trường đầu tiên.
2- Ghi nhớ (SGK- tr12).
- VB có tính thống nhất về chủ đề là VB chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất về chủ đề Vb được thể hiện ở những phương diện :
 + Nhan đề của VB
 + Mạch lạc của VB( quan hệ giữa các phần của VB có hướng về chủ đề chung của VB không); từ ngữ, chi tiết then chốt( có tập trung làm rõ ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả không).
 + Đối tượng: xoay quanh nhân vật, đối tượng, vấn đề chủ yếu.
- Muốn viết một VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề cần xác định chủ đề ở nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm bố cục của văn bản
- PP, KT: Nêu và giải quyết vấn đề, KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- HT: Nhóm, cá nhân
- NL: Hợp tác, giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (10 phút)
- HOẠT ĐỘNG NHÓM 
- Chia lớp ra làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Chủ đề của văn bản?
Nhóm 2 - VB đó chia làm mấy phần? Giới hạn mỗi phần?
Nhóm 3- Nhiệm vụ của từng phần? Tương ứng với phần nào của bài tập làm văn?
Nhóm 4- Phân tích mối quan hệ giữa các phần với nhau?
(Gợi ý): Bố cục như vậy làm cho văn bản trở nên rõ ràng, hợp lí, mạch lạc. Chủ đề được biểu hiện liên tục qua các phần.
- Hết thời gian, các nhóm báo cáo
- GV nhận xét và chốt kiến thức
? Qua việc tìm hiểu bố cục của văn bản trên:
? Cho biết bố cục Vb là gì? 
?- Bố cục của VB thường có mấy phần nêu nhiệm vụ từng phần ?
?- Tìm lại bố cục VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
?- Trong ba phần đó, phần nào là trọng tâm ?
HẾT TIẾT 4
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
- PP, KT: Nêu và giải quyết vấn đề, KT đặt câu hỏi
- HT: Nhóm, cá nhân
- NL: Hợp tác, giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (12 phút)
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- GV giao nhiệm vụ: treo bảng phụ câu hỏi thảo luận nhóm 7’
? Nhóm 1: Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học”kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
? Nhóm 2: Vb Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng. Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong phần thân bài ?.
? Nhóm 3: Khi miêu tả phong cảnh, người, vật,... em sẽ miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết?
? Nhóm 4: Hãy cho biết cách sắp xếp phần thân bài của văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”?.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc các nhân, trao đổi thảo luận, thống nhất ý kiến, báo cáo, GV chốt=>
?- Từ các VD trên, cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài ?
?- Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào ?
?- Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
I- Bố cục của văn bản.
1- Tìm hiểu ví dụ: văn bản " Người thầy đạo cao đức trọng”.
- Chủ đề: Ca ngợi thầy Chu Văn An - người thầy đạo cao đức trọng.
- Văn bản có thể chia làm 3 phần :
 + Mở bài : Từ đầu .-> danh lợi.
 + Thân bài : Tiếp -> vào thăm.
 + Kết luận : Còn lại.
- Nhiệm vụ của từng phần:
 + MB: Giới thiệu khái quát về thầy Chu Văn An( Nêu chủ đề)
 + TB: Làm rõ công lao, uy tín và tính cách của thầy Chu Văn An( Trình bày các khía cạnh của chủ đề).
 + KL: Nói được lòng thương tiếc của mọi người khi ông mất( Tổng kết chủ đề)
- Ba phần có mối quan hệ khăng khít: Phần trước làm tiền đề cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối phần trước.
- Các phần trong Vb đều tập trung làm rõ cho chủ đề của VB là người thầy đạo cao đức trọng.
(nêu luận đề ->triển khai luận đề->kết thúc luận đề).
2- Kết luận (Ghi nhớ :1+2- SGK- T 25).
- Bố cục của VB là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
- Gồm có 3 phần : MB - TB - KB
- Nhiệm vụ của từng phần (ghi nhớ 2)
- Mở bài : Đ1 - giới thiệu truyền thống yêu nước
- Thân bài : Đ2,3 - triển khai T2 yêu nước trong lịch sử và hiện tại
- Kết bài : Khẳng định tác dụng của lòng yêu nước
- Phần thân bài là trọng tâm
II- Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
1- Tìm hiểu ví dụ:
* Thân bài của văn bản “Tôi đi học” kể về những kỉ niệm không quên được của buổi tựu trường đầu tiên.
 - Cảm xúc được sắp xếp theo dòng hồi tưởng lại các sự kiện: thứ tự thời gian kết hợp với không gian:
 + Trên đường tới trường.
 + Giữa sân trường. 
 + Trong lớp học.
- Cảm xúc được sắp xếp theo sự đồng hiện đan xen giữa quá khứ và hiện tại: Đó là sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng nhưng ở hai thời điểm quá khứ và hiện tại( trong buổi tựu trường).
* Diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong phần thân bài:
- Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình của cậu bé Hồng khi bà cô cố tình nói xấu mẹ( cuộc đối thoại với abf cô).
- Niềm vui sướng cực độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
=> Trình bày theo trình tự diễn biến tâm trạng.
* Khi miêu tả:
- Phong cảnh (sắp xếp theo trình tự không gian).
- Con vật, người, vật(chỉnh thể- bộ phận; miêu tả từ khái quát đến chi tiết cụ thể hoặc theo tình cảm cảm xúc hoặc thời gian.)
* Thân bài của văn bản: “Người thầy đạo cao đức trọng” được sắp xếp:
- Người thầy đạo cao (tài cao): có nhiều trò đỗ đạt cao, giữ vững đạo lí, nguyên tắc, đường lối.
- Người thầy đức trọng: Khi cáo quan về nhà vẫn có nhiều học trò quý mến.
=>Trình tự thời gian diễn biến các sự việc.
2- Ghi nhớ 3 (SGK-25).
- Tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết.
- Trình tự thời gian và không gian
- Sự phát triển của sự việc
- Theo mạch suy luận
à Sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
Tiết 6 HĐ 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức của chuyên đề bằng việc làm những bài tập cụ thể.
- PP, KT: Nêu và giải quyết vấn đề
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp ngôn ngữ
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm
Bài tập 1 (SGK – T13)
a) VB viết về rừng cọ và lợi ích của cây cọ cùng với t/cảm của người dân Sông Thao với loại cây này.
- Các đoạn văn trình bày theo thứ tự :
 + MB: Giới thiệu rừng cọ trập trùng là vẻ đẹp sông Thao.
 + TB: 
Đoạn 1: Tả cây cọ, rừng cọ đẹp có sức sống mạnh mẽ.
Đoạn 2: Rừng cọ với tuổi thơ tác giả, tâm hồn gắn bó tha thiết với rừng cọ.
Đoạn 3: Rừng cọ gắn với đời sống vật chất của người sông Thao.
à Các ý này sắp xếp hợp lí không nên thay đổi.
b) Chủ đề của VB: Rừng cọ quê tôi ca ngợi vẻ đẹp của rừng cọ, của vùng sông Thao và bày tỏ tình yêu quê hương cùa tác giả,của người sông Thao. 
- Có được thể hiện trong toàn VB (như đã phân tích ở trên)
c, d) HS tự chứng minh qua các từ ngữ, chi tiết, câu 
- Từ ngữ : Rừng cọ
- Câu văn: 
 + Chẳng có nơi nào ... trập trùng
 + Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ
 + Thân cọ vút thẳng ...
 + C/s quê tôi gắn bó với cây cọ
 + Người sông Thao đi đâu ... quê mình
Bài tập 2 (SGK – T13)
Nên bỏ 2 ý (b) và (d).
Bài tập 3: (SGK – T14)
- Có những ý lạc chủ đề c,g.
- Có những ý hợp chủ đề nhưng do diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề: b, e.
- Có thể bổ sung điều chỉnh như sau:
a- Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn, xốn xang.
b- Cảm thấy con đường đi lại lắm lần tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi.
c- Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự.
d- Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi.
e- Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.
Bài tập 1 (SGK – T26)
 a) Trích đoạn Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
- Miêu tả thế giới loài chim nhiều vô kể khi thuyền tôi đi qua vùng đó.
- Cho HS tìm.
- Các ý được trình bày theo thứ tự không gian : nhìn xa - đến gần - tận nơi - xa dần.
- Thứ tự này rất phù hợp với con mắt quan sát của người ngồi trên thuyền.
 b) Trích đoạn Vời vợi Ba Vì - Võ Văn Trực
- Ca ngợi vẻ đẹp của Ba Vì
- Theo trình tự thời gian : sáng - về chiều - lúc hoàng hôn --> Tất cả đều miêu tả vẻ đẹp của Ba Vì.
 2) Bài tập 2 (SGK – T27)
- Trình bày 2 ý theo trình tự thời gian :
 + Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô.
 + Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi được ở trong lòng mẹ
a. Trình bày ý theo thứ tự không gian: từ xa->gần
->tận nơi-> đi xa dần.
b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian: Sáng-> chiều
-> lúc hoàng hôn.
c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
- Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập chủ đề của học sinh
- PP, KT: Ra đề kiểm tra
- HT: TNKQ & Tự luận
- NL: Giải quyết vấn đề, tự quản
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm
I. TNKQ (2 điểm). Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu 1: Cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
Xác định chủ đề cần viết.
  B. Tìm ý và sắp xếp ý theo trình tự nhất định.
  C. Chọn từ ngữ hay để viết
  D. Xác lập hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và những ý đó hợp với chủ đề đã xác định.
Câu 2: Nội dung phần thân bài trong văn bản“ Tôi đi học” chủ yếu được sắp xếp theo:
A. Trình tự thời gian.                    B. Trình tự không gian.
C. Dòng hồi tưởng của nhân vật.  D. Tâm trạng của nhân vât.
Câu 3: Nội dung phần thân bài trong văn bản“ Trong lòng mẹ” chủ yếu được sắp xếp:
A. Trình tự thời gian.                   B. Trình tự không gian.
C. Dòng hồi tưởng của nhân vật.  D. Diễn biến tâm trạng của nhân vât.
Câu 4: Đối với một văn bản viết (nói), yêu cầu nào trong các yêu cầu sau đây là quan trọng nhất?
A. Diễn đạt trôi chảy, truyền cảm, giàu hình ảnh.
B. Ý phong phú
C. Có chủ đề và đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
D. Có nhiều đoạn văn kết hợp.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về truyện ngắn “ Tôi đi học”
- Gợi ý: Truyện ngắn “ Tôi đi học” được in trong tập Quê mẹ (1941). Đây là truyện ngắn không chứa đựng nhiều sự kiện, tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật tôi. Bằng tâm hồn rung động tha thiết và ngòi bút giàu chất thơ, kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm, nhà văn thanh tịnh đã gieo vào người đọc bao nỗi niềm bâng khuâng, bao rung cảm trữ tình trong sáng về buổi đầu tiên đi học.
Câu 2 (3 điểm): Nêu cách sắp xếp bố trí phần thân bài.
* Gợi ý:
- Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề , y đồ giao tiếp của người viết phù hợp  với sự tiếp nhận của người đọc.
- Một số cách bố trí, sắp xếp :
+ Trình bày theo thứ  tự thời gian và không gian.
+ Trình bày theo sự  phát triển của sự việc.
+ Trình bày theo mạch suy luận.
Câu 3 (3 điểm): Viết đoạn văn biểu cảm về mẹ
 * Gợi ý
 - Xác định chủ đề.
 - Xác lập hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và những ý đó hợp với chủ đề đã xác định.
 - Chọn từ ngữ để viết.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Điểm
0 à 4
5 à 6
7 à 8
Từ 9 t

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_hoang_thi_ha.docx