Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 93: Văn bản "Tức cảnh Pác Bó"

I. Mục tiêu bài học

- Kiến thức: nhận biết được chủ đề, thể loại, cảm hứng của bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện qua tác phẩm.

- Kĩ năng: khái quát, phân tích được nội dung và nghệ thuật (hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu ) của bài thơ

- Thái độ: học tập cách sống lạc quan, tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Định hướng các năng lực hình thành:

STT Tên năng lực Các kĩ năng hình thành Ví dụ

1 NL tự học - Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch học tập.

- Tìm và xử lí các thông tin. - Đọc sách giáo khoa.

- Tìm và xử lý các nội dung kiến thức có trong bài.

2 NL giải quyết vấn đề sáng tạo - Nhận biết và giải quyết một số tình huống học tập thực tiễn. - Tại sao từ “sang” được xem là nhãn tự của bài thơ?

- Trong nội dung viết của mình, ta bắt gặp một nội dung mới và cảm xúc mới thể hiện rõ như thế nào qua bài thơ?

3 NL tư duy sáng tạo - Đưa ra các câu hỏi, thắc mắc.

- Đề xuất các ý tưởng mới. - Từ “Tức” trong nhan đề có ý nghĩa gì?

- “Thú lâm tuyền” trong thơ Bác khác gì với Nguyễn Trãi?

4 NL tự quản lý - Làm việc theo kế hoạch.

- Quản lí hoạt động của các thành viên trong tổ. Thực hiện theo kế hoạch làm việc mà nhóm đề ra.

5 NL hợp tác Hoạt động nhóm Có sự phân công việc, chia sẻ hỗ trợ nhau khi hoạt động nhóm để: lập kế hoạch làm việc, tìm tài liệu.

 

docx 13 trang linhnguyen 1100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 93: Văn bản "Tức cảnh Pác Bó"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 93: Văn bản "Tức cảnh Pác Bó"

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 93: Văn bản "Tức cảnh Pác Bó"
học tập thực tiễn.
- Tại sao từ “sang” được xem là nhãn tự của bài thơ? 
- Trong nội dung viết của mình, ta bắt gặp một nội dung mới và cảm xúc mới thể hiện rõ như thế nào qua bài thơ?
3
NL tư duy sáng tạo
- Đưa ra các câu hỏi, thắc mắc.
- Đề xuất các ý tưởng mới.
- Từ “Tức” trong nhan đề có ý nghĩa gì?
- “Thú lâm tuyền” trong thơ Bác khác gì với Nguyễn Trãi?
4
NL tự quản lý
- Làm việc theo kế hoạch.
- Quản lí hoạt động của các thành viên trong tổ.
Thực hiện theo kế hoạch làm việc mà nhóm đề ra. 
5
NL hợp tác
Hoạt động nhóm
Có sự phân công việc, chia sẻ hỗ trợ nhau khi hoạt động nhóm để: lập kế hoạch làm việc, tìm tài liệu. 
6
NL sử dụng CNTT và truyền thông 
Tìm hiểu, khai thác thông tin, xây dựng báo cáo.
- Khai thác thông tin trên mạng.
- Trình bày nội dung đã tìm kiếm được.
II. Chuẩn bị
- Đối với GV: 
+ SGK, giáo án bài dạy, GAĐT + bảng phụ.
+ Tranh ảnh, video liên quan đến Bác Hồ: lúc hoạt động cách mạng, sống và làm việc tại hang Pác Bó.
+ GV tham khảo thêm tư liệu về địa danh Pác Bó để liên hệ thực tế khi dạy bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (kết hợp thêm kiến thức ở bộ môn Lịch sử và Địa lí).
- Đối với HS: 
+ Đọc và tìm hiểu bài trước bằng việc trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
+ Làm việc nhóm những kiến thức GVBM yêu cầu chuẩn bị. 
III. Phương tiện dạy học – Phương pháp giảng dạy
- Phương tiện dạy học:
	+ SGK.
	+ Máy tính, máy chiếu.
- Phương pháp giảng dạy:
	+ Công não – trình bày một phút. 
	+ Trực quan – hỏi đáp.
	+ SGK – hỏi đáp. 
+ Hoạt động nhóm – thuyết trình.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học 
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: Bài thơ “Khi con tu hú” được khơi nguồn từ yếu tố nào?
HS: Khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy.
	Câu 2: Đọc thuộc lòng diễn cảm bốn câu thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” 
	Câu 3: Ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Khi con tu hú”? 
Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù. 
Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
Nung nấy ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù. 
Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng. 
Câu 4: Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ “Khi con tu hú”?
HS: con tu hú. 
	Câu 5: Hình ảnh con tu hú xuất hiện ở đầy và cuối của bài thơ có gì khác nhau? 
HS: Tiếng tu hú ở câu thơ đầu là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. 
 Tiếng tu hú ở câu thơ cuối kết thúc là tiếng gọi của khát vọng tự do da diết và cháy bỏng. 
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (sử dụng kĩ thuật Trực quan – hỏi đáp) 
- GV cho học sinh một số gợi ý liên quan đến tác giả: 
+ Quê ở Nghệ An. 
+ Dạy thể dục và chữ quốc ngữ ở trường Dục Thanh. 
+ 05/6/1911, người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước ở Bến Nhà Rồng. 
+ Năm 1927 viết “Đường kách mạng”
+ Thành lập Đảng Cộng sản Việt. 
- GV dẫn dắt vào bài:
	Các em thân mến! Nhắc đến Bác Hồ kính yêu, chúng ta nghĩ đến người là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc, Người còn là một nghệ sĩ, một nhà thơ. Là danh nhân văn hóa thế giới. Bằng tài năng và tâm hồn của người nghệ sĩ, Bác đã để lại cho đời những tác phẩm giá trị đến ngày hôm nay. Ở chương trình Ngữ văn lớp 7, các em đã học bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” thể hiện khá rõ nét đẹp trong hồn thơ của Bác. Trong buổi học hôm nay, thầy và trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu một tác phẩm tác phẩm tiêu biểu cho phong cách và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. Đó là văn bản “Tức cảnh Pác Bó”.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI GHI CỦA HS
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung phần chú thích
* Gợi cảm xúc cho HS 
Các em cùng Thầy quan sát những bức tranh sau: 
- Hang Pác Bó – Cao Bằng nơi Bác Hồ ở và hoạt động cách mạng.
- Núi Các Mác và suối Lê-nin: là tên gọi của dòng sông lớn, nước trong vắt và núi đá lớn sừng sững. 
- Bàn đá bên bờ suối Lê-nin nằm trong khu di tích lịch sử Pác Bó, Cao Bằng nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc. 
- Sau 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cả thiên nhiên đất trời như reo vui, cùng cảm xúc ấy trong bài thơ “Theo chân Bác”, Tố Hữu có viết:
“Ôi sáng Xuân nay, Xuân bốn mốt.
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.
Bác về im lặng. Con chim hót.
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”.
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Pác Bó (Cao Bằng), ngày 10-5-1941.
Chuyển ý: Vừa rồi các em quan sát những bức tranh nhắc đến Bác, nhắc đến Pác Bó. Thầy mượn những bức tranh này để giúp các em có những cảm nhận ban đầu về những gì mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngày hôm nay.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản 
I. Đọc hiểu chú thích
1. Tác giả
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh về Bác Hồ lúc sinh thời. 
- GV yêu cầu nhắc vài chi tiết liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
- GV giới thiệu thêm về Bác Hồ: 
+ Trước hết, Hồ Chí Minh là một “người anh hùng giải phóng dân tộc”: với tư cách là một người anh hùng giải phóng dân tộc, Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là một người tù Cộng sản gan thép chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ, hiểm nguy để cứu nước, cứu dân. 
+ Đặc biệt, khi nhắc đến Hồ Chí Minh, ta còn nhắc đến Bác là “thi sĩ tài hoa, là danh nhân văn hóa thế giới” bởi Bác cảm nhận mọi thứ với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên; gắn bó với cuộc đời, con người. 
=> Các em nhớ kĩ hai chi tiết này sẽ giúp cho các em tìm hiểu bài thơ này một cách dễ hiểu và sâu sắc.
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác: 
+ GV yêu cầu HS quan sát phần chú thích cho biết HCST của văn bản. 
+ GV dẫn dắt thêm và chốt ý
- Bài thơ có HCST hết sức đặc biệt, sáng tác trước CMT8, ta nhớ đến thời điểm: ngày 28/01/1941 lần đầu tiên sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước và hoạt động Cách mạng sôi nổi ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đặt chân trở về tổ quốc tại cột mốc 108 biên giới Việt – Trung thuộc địa danh Pác Bó, Cao Bằng; trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. 
- Tháng 02/1941, Bác chuyển vào sống tại hang Pác Bó, Cao Bằng để ở và hoạt động cách mạng. Ở đây, Bác hòa mình với thiên nhiên, với lí tưởng cách mạng và từ cảm xúc đó Bác sáng tác bài thơ này.
* Phương thức biểu đạt: 
- GV hướng dẫn HS đọc: giọng đọc vui vẻ, nhẹ nhàng và thoải mái.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ để xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.
- GV nhận xét cách đọc
- GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ. 
- GV chốt: biểu cảm kết hợp miêu tả 
* Thể thơ: 
- GV yêu cầu HS quan sát bài thơ để xác định thể loại: 
+ Số câu, số chữ
+ Cách ngắt nhịp
+ Cách gieo vần, thanh điệu
- GV chốt : Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
> Giảng bình thêm: Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật một thể thơ rất quen thuộc, đặc biệt trong thơ ca cổ điển mà các em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì I. 
+ Yêu cầu rất nghiêm ngặt về niêm – luật – vần và thanh điệu. 
+ Tuy nhiên được Bác sáng tác với một nội dung rất mới trong thời kì Cách mạng mới. Cho nên bên trong hình hài của một thể loại quen thuộc chúng ta bắt gặp những nội dung mới, những cảm xúc mới lần đầu có trong thơ ca.
- Vì thế phải là một Người làm thơ giỏi, mới có thể nói được nội dung lớn nhất, trong một số hạn chữ ít nhất 4 câu, 7 chữ”, tuy hàm súc, cô đọng; lời có hạn mà ý vô cùng.
c. Bố cục: 
- GV yêu cầu HS chia bố cục cho bài thơ 
- GV chốt và cho HS ghi nhận vào SGK: Bài thơ được chia thành 02 phần
+ Phần 1 (3 câu đầu): Sự thiếu thốn, gian khổ của người chiến sĩ Cách mạng.
+ Phần 2 (câu thơ cuối): Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác. 
- HS quan sát 
- HS chuẩn bị tâm thế vào bài học. 
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS quan sát và trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe 
- HS đọc diễn cảm
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời
I. Đọc hiểu chú thích 
1. Tác giả 
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
- Là người anh hùng giải phóng dân tộc.
- Là thi sĩ tài hoa, là danh nhân văn hóa thế giới. 
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 2/1941 tại Pác Bó. 
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả.
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bố cục: 02 phần
+ Phần 1 (3 câu đầu): Sự thiếu thốn, gian khổ của người chiến sĩ Cách mạng.
+ Phần 2 (câu thơ cuối): Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác. 
Chuyển ý: Vậy để hiểu rõ bức tranh sinh hoạt của Bác nơi hang Pác Bó qua miêu tả của Bác, cùng với tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của vị cha già dân tộc trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Thầy mời các em vào phần II: Đọc hiểu văn bản.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung phần đọc hiểu văn bản
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Cảnh sinh hoạt của Bác ở hang Pác Bó:
a. Nơi ở 
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”
- Nhận xét về cách ngắt nhịp
- Quan sát ở câu thơ, em hãy chỉ ra các hình ảnh đối lập được sử dụng. Từ những hình ảnh đối lập ấy gợi cho em liên tưởng gì?
- Bằng những hình ảnh đối đơn giản ở câu thơ thứ nhất có tác dụng gì? 
> Giảng bình thêm:
- Nếu có dịp đến với khu di tích Pác Bó, các em sẽ thấy nơi ở của Bác trong hang những ngày ấy thật sơ sài, lạnh lẽo và ẩm ướt. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài viết “Từ Pác Bó đến Tân Trào” sau này kể lại: “Những khi trời mưa to, rắn rết chui vào cả chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy có một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người []”. Thế mới thấy, Bác thích nghi với cuộc sống rét lạnh một cách nhanh chóng, tự nhiên đủ để thành nếp, đều đặn và nhịp nhàng 
- Qua câu thơ ta cảm giác được sự tù túng, đơn điệu khi sống trong cái không gian chật hẹp của hang Pác Bó. Nhưng với cái sống ấy Bác vẫn sẵn sàng chấp nhận vì ở Bác ta thấy Bác sống với một tinh thần lạc quan, ung dung tự tại, vượt lên hoàn cảnh khó khăn.
b. Bữa ăn
“Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”
- Nhận xét về cách ngắt nhịp
- Quan sát hình ảnh “cháo bẹ”, “rau măng” cho biết đây là những thục phẩm như thế nào? 
- Để cho chúng ta biết bữa ăn hàng ngày của Bác, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- Ba chữ này có hai cách hiểu khác nhau:
+ Cách hiểu thứ nhất: những thức ăn như bẹ như măng ở đây lúc nào cũng có, cũng “sẵn sàng”, lại còn dư dả.
+ Lại có người hiểu rằng: dù ăn uống kham khổ nhưng người cách mạng “vẫn sẵn sàng” trước mọi tình huống để chớp lấy thời cơ mà hành động. 
Câu hỏi: Theo em, cách hiểu nào sẽ phù hợp hơn với tính cách của Bác và tinh thần của bài thơ? 
=> GV chốt: Cách hiểu thú hai sẽ phù hợp với tính cách của Bác và tinh thần của bài thơ, bởi vì: câu thơ này hàm chứa trong nó một giọng điệu hóm hỉnh, hài hước – Bác không miễn cưỡng chấp nhận hiện thực mà vui vẻ đón nhận tất cả những điều mà thiên nhiên và cuộc đời ban cho, cần là có, thậm chí dư thừa. Đằng sau giọng thơ là “một nụ cười của một con người lạc quan, yêu đời”.
Lời bình: Tứ thơ vui trong cảnh nghèo không chỉ xuất hiện trong bài thơ này mà cũng được Bác viết trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, đầu xuân năm 1947:
“Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say”
“vẫn sẵn sàng”, “tha hồ dạo”, “mặc sức say”, cần gì có nấy đó là cách nói rất sang trọng và yêu đời ẩn trong cái bữa ăn đói kém. Câu thơ thứ hai đã gợi lên cuộc sống gian khổ, nghèo khó của Bác nơi núi rừng.
Chuyển ý: Ba chữ “vẫn sẵn sàng” ở câu 2 - vừa chuyển cảnh/ vừa chuyển ý. Từ khung cảnh thiên nhiên “suối”, “hang” ở câu 1, từ những thức ăn lấy từ thiên nhiên vùng rừng núi là “bẹ”, “măng” ở câu 2 chuyển qua “bàn đá” rắn chắc với công việc trọng đại mà Bác làm nhưng trong một điều kiện làm việc như thế nào, thầy mời các em tìm hiểu câu thơ thứ ba 
c. Điều kiện làm việc
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
- Tiếp tục nhận xét về nhịp thơ
- Công việc Bác làm là công việc gì? Có tầm quan trong như thế nào?
- Giải thích ý nghĩa của từ “chông chênh”
Lời bình để làm bật giá trị từ láy “chông chênh”:
- Nếu trong cụm từ “vẫn sẵn sàng” mới thấp thoáng một chút vui thì đằng sau tính từ “chông chênh” đã là một nụ cười hóm hỉnh và có ý nghĩa sâu sắc.
- “Chông chênh” vốn nghĩa là không vững, không có chỗ dựa vững chắc. Chiếc bàn đá của Bác quả là chông chênh thật, là một chiếc bàn làm việc bất đắc dĩ. 
- Nhưng hàm ý của từ “chông chênh” không nhằm nói đến cái bàn đá cụ thể mà là ẩn dụ về tình thế muôn vàn khó khăn của cách mạng của nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ. Năm ấy, phe phát xít đang thắng ở khắp các mặt trận. Vậy mà trong cái thế chông chênh đó, Bác Hồ vẫn bình tĩnh dịch sử Đảng cho cán bộ ta nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm phong phú, quý báu để vận dụng vào thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc. 
=> Từ đây, ta thấy được “tinh thần lạc quan, tầm vóc vĩ đại, sự hi sinh lớn lao của Bác dành cho dân tộc”.
- GV chốt nghệ thuật và nội dung
- HS quan sát câu thơ và trả lời câu hỏi
- HS trả lời 
- HS quan sát tranh và trả lời 
- HS quan sát tranh, công não và trình bày nhanh trong 1 phút
- HS trả lời 
- HS lắng nghe và cảm nhận 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Cảnh sinh hoạt của Bác ở hang Pác Bó:
a. Nơi ở 
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”
- Nhịp 4/3
- Thời gian: sáng – tối
- Không gian: suối – hang
- Hành động: ra – vào
=> Kết cấu sóng đôi, phép đối.
=> Tù túng, đơn điệu khi sống trong không gian chật hẹp.
b. Bữa ăn
“Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”
- Nhịp thơ 4/3
- Liệt kê “cháo bẹ, rau măng”: đạm bạc, kham khổ.
- Cụm từ “vẫn sẵn sàng”: tạo sự đối lập. 
=> Tả thực, giọng thơ hóm hỉnh, vui đùa.
=> Biểu hiện của cuộc sống gian khổ, nghèo khó.
c. Điều kiện làm việc
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
- Nhịp thơ 4/3
- Cụm từ “dịch sử Đảng”: công việc quan trọng, cần tập trung hết lực.
- Từ láy “chông chênh”: khó khăn, thiếu thốn, không ổn định.
=> Từ láy gợi tả. 
=> Khắc họa hình tượng người chiến sĩ cách mạng vượt qua gian khổ.
* Sơ kết phần 1
Vừa rồi thầy và các em đã đi tìm hiểu qua nội dung và nghệ thuật của 3 câu thơ đầu, chúng ta cùng nhau sơ kết lại ý của 3 câu thơ đầu:
+ Về câu thơ thứ nhất hiện thực hiện lên đó là chỗ ở quen thuộc, giản dị với suối, hang. Với Bác, Bác có một thái độ hòa nhịp và thích nghi nhưng ẩn trong đó chính là cái ở rét lạnh của rừng núi hang Pác Bó.
+ Ở câu thơ thứ hai với bữa ăn đạm bạc, kham khổ là cháu bẹ, là rau măng. Ta thấy Bác đón nhận với thái độ hài lòng, vui vẻ nhưng qua đó ta cảm nhận cái bữa ăn tuy dư giả nhưng lại đói kém của Người. 
+ Và cuối cùng, đó là điều kiện làm việc khó khăn với bàn đá, với cái chông chênh để làm một việc hết sức trọng đại đối với quê hương đất nước. Nhưng Bác lại làm việc với một thái độ ung dung và say mê với công việc. Vậy từ đây ta thấy, trước Cuộc sống thực tại rất gian khổ, khó khăn nhưng ẩn trong đó là một Thái độ chịu đựng tất cả những khó khăn: đó là ở rét, bữa ăn đói và điều kiện làm việc thiếu thốn.
Câu hỏi thảo luận theo hình thức hoạt động phòng tranh 
Cách thực hiện
- GV chia lớp học thành 4 hoặc 8 nhóm
- GV đưa ra yêu cầu thực hiện và các nhóm thảo luận trong vòng 2 phút 
- Sau thời gian 2 phút các nhóm dán bài thảo luận của nhóm lên các vị trí GV sắp xếp
- HS bắt đầu tham gia học tập “phòng tranh” theo hình thức cá nhân, trong vòng 1 phút.
- GV dành cho các nhóm 30 giây để hội ý và thống nhất phần trả lời. 
- Cuối cùng, GV chọn cá nhân đại diện cho nhóm để trình bày kết qảu của quá trình hoạt động. 
- GV nhận xét, chốt ý. 
Vận dụng vào bài học 
Hãy so sánh “thú lâm tuyền” của Bác và Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau?
Giải thích “thú lâm tuyền” là gì?
- Thú lâm tuyền là thú rừng suối cùng với thú điền viên là thú ruộng vườn. 
- Tình cảnh thanh cao, những nét đẹp truyền thống ngàn xưa của những vị triết nhân hiền giả. 
- Họ gặp thời thế nhỡn nhơn bèn tìm đến cuộc sống nơi rừng suối, nơi ruộng vườn ẩn dật để giữ cho tâm hồn mình trong sạch.
Giống nhau 
- Yêu thích, sống hòa mình với thiên nhiên (hòa mình với suối rừng, gió trăng, non xanh nước biếc); 
- Phong thái ung dung. 
- Đặc biệt, là sự coi thường gian khổ.
Khác nhau 
Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền để lánh xa cõi đời dơ bẩn, để quay lưng với thực tại xã hội, muốn “lánh đục về trong”, tự an ủi bằng lối sống “an bần lạc đạo”.
Hồ Chí Minh, sống hòa nhịp với cuộc sống lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ; và chính cuộc sống lâm tuyền đó là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng của Người (đây là tính chất hoạt động bí mật của cuộc đời cách mạng. Dù đang ở núi rừng nhưng thực ra Bác vẫn đang dấn thân vào hiện thực xã hội. Tiến hành công cuộc cải tạo xã hội trở nên tốt đẹp hơn). Điều này, cho ta thấy nhân vật trữ tình của bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ, song thực chất vẫn là chiến sĩ.
Chuyển ý: Qua 3 câu thơ đầu, ta thấy hình tượng người chiến sĩ cách mạng giản dị, lớn lao; toàn tâm toàn ý trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Ba câu đầu của bài thơ là sự chuẩn bị cho câu thơ kết, thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
2. Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác 
“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
- Nhận xét về nhịp thơ
- GV đưa ra yêu cầu: 
“Tại sao ở 3 câu đầu Bác chỉ ra chúng ta thấy cuộc đời của Người chỉ là ở rét, ăn đói và điều kiện làm việc thì thiếu thốn. Vậy mà ở câu cuối này, Bác lại khẳng định “thật là sang”?” Đây là câu hỏi đặt ra và chúng ta sẽ xem cái “sang” đối với Bác Hồ là gì! 
A. “Sang” vì Bác được làm cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
B. “Sang” vì được sống chan hòa với thiên nhiên núi rừng.
C. “Sang” vì Bác luôn có tinh thần lạc quan trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.
D. Cả 3 ý trên
- GV chốt và giảng: Vậy trước hết, các em cần hiểu “Sang” là gì?
+ “Sang” là cách sống thanh cao, cốt cách tao nhã; 
+ “Sang” là biết đủ đầy nhưng thực chất bên trong cái đủ đầy đó chính là sự thiếu thốn vô cùng; 
+ “Sang” là giàu có về đạo lí, cao quý ở tinh thần. 
- Đối với Bác: cái “sang” mà Bác muốn khẳng định có lẽ không phải là cái ở bên ngoài với điều kiện sinh hoạt, ăn ở và làm việc. Mà đó là chính là cách cảm nhận, cách nhìn cuộc đời của Bác. 
+ “Sang” vì: được sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên. 
+ “Sang” vì: cuộc sống có lí tưởng cách mạng, tin vào con đường giải phóng dân tộc đánh Nhật đuổi Tây. 
+ “Sang” vì: được thoải mái tận hưởng, lạc quan, ung dung đón nhận cuộc đời.
=> Bởi vì thế, từ “sang” được xem là nhãn tự, kết tinh cái thần của bài thơ. Từ đó, thể hiện bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng, bất chấp khó khăn, gian khổ.
- HS trả lời
- HS trả lời trắc nghiệm và giải thích phần lựa chọn của mình
- HS lắng nghe 
2. Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác 
“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
- Nhịp thơ 4/3
- Nhãn tự “sang”:
+ Sống giữa thiên nhiên núi rừng.
+ Được làm công việc cách mạng.
+ Ung dung, thoải mái, làm chủ mọi hoàn cảnh.
=> Bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng, bất chấp khó khăn, gian khổ.
III. Ghi nhớ
+ Về Nghệ thuật:
- Ta thấy tác giả sử dụng: Ngôn từ giản dị mà hàm súc, giàu sức gợi.
- Giọng thơ tự nhiên.
- Và điểm điểm biệt trong nghệ thuật, đó là: vừa mang đậm chất cổ điển hài hòa vừa mang đậm chất hiện đại.
+ Về Nội dung: 
- Trước hết thể hiện Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nhưng mang nhiều ý nghĩa.
- Bên cạnh đó thể hiện Niềm vui Cách mạng, niềm vui được sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Từ đó làm bật lên Tinh thần lạc quan, tư thế ung dung, làm chủ hoàn cảnh trong điều kiện Cách mạng còn nhiều gian khổ. 
- HS trả lời
III. Ghi nhớ
SGK/30
IV. Luyện tập 
Câu 1: Theo em câu thơ nào thể hiện nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ cách mạng? Vì sao?
Gợi ý: 
- Câu thơ “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” là câu thơ thể hiện nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ cách mạng. 
- Bởi vì: Dù trong hiện thực có muôn vàn khó khăn nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt lên gian khổ, làm chủ hoàn cảnh để hoàn thành lí tưởng cao đẹp.
Câu 2: Từ bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” em học được gì qua hình ảnh của Bác Hồ kính yêu? Hãy viết bằng vài câu.
Gợi ý: 
- Học ở Bác: 
+ Tình yêu thiên nhiên, đất trời.
+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung.
+ Ý thức trách nhiệm với đất nước. quê hương. 
- Từ đó: 
+ Bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. 
+ Rèn luyện bài học lạc quan trong cu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_93_van_ban_tuc_canh_pac_bo.docx
  • pptxBAI GIANG TRUC TUYEN - TUC CANH PAC BO.pptx