Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 66: Hoạt động ngữ văn làm thơ bảy chữ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm chắc đặc điểm của thể thơ bảy chữ, một số kiểu thơ bảy chữ.

2. Về kỹ năng :

- Bước đầu rèn kĩ năng nhận diện đặc điểm thơ bảy chữ, kĩ năng làm thơ bảy chữ.

3. Về thái độ:

- Giáo dục cho HS ý thức tập làm thơ 7 chữ, lòng tự hào và trân trọng vẻ đẹp của thi ca.

4. Về năng lực :

- Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, năng lực tạo lập văn bản thơ 7 chữ, khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo thi ca.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

- Soạn giáo án, đọc kĩ tài liệu về thơ 7 chữ và những kiến thức liên quan đến bài học.

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: máy chiếu Projecter, .

2. Học sinh:

- Soạn bài, chuẩn bị bài thuyết trình theo hướng dẫn của giáo viên.

- Làm thơ bảy chữ.

 

docx 8 trang linhnguyen 21/10/2022 1140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 66: Hoạt động ngữ văn làm thơ bảy chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 66: Hoạt động ngữ văn làm thơ bảy chữ

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 66: Hoạt động ngữ văn làm thơ bảy chữ
Ngày soạn: 29/11/2017.	Ngày dạy: 04/12/2017
Lớp dạy: 8A4
Tiết 66
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Về kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm chắc đặc điểm của thể thơ bảy chữ, một số kiểu thơ bảy chữ.
2. Về kỹ năng :
- Bước đầu rèn kĩ năng nhận diện đặc điểm thơ bảy chữ, kĩ năng làm thơ bảy chữ.
3. Về thái độ: 
- Giáo dục cho HS ý thức tập làm thơ 7 chữ, lòng tự hào và trân trọng vẻ đẹp của thi ca.
4. Về năng lực :
- Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, năng lực tạo lập văn bản thơ 7 chữ, khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo thi ca.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án, đọc kĩ tài liệu về thơ 7 chữ và những kiến thức liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: máy chiếu Projecter, .
2. Học sinh:
- Soạn bài, chuẩn bị bài thuyết trình theo hướng dẫn của giáo viên.
- Làm thơ bảy chữ.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Bài mới: Hình thức tổ chức câu lạc bộ thơ
Lời giới thiệu: (1’)
	Xin kính chào các quý vị và các bạn yêu thơ đã đến với Câu lạc bộ thơ hôm nay. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu những vị khách quý đã đến với chúng ta: 
Các thầy cô đến từ Phòng giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội.
Xin trân trọng giới thiệu những bạn yêu thơ đến từ câu lạc bộ thơ: Bằng lăng, Hoa sữa, Hoa sim. 
Chúng tôi xin giới thiệu chủ đề của câu lạc bộ thơ hôm nay: LÀM THƠ BẢY CHỮ.
Mở đầu chương trình, xin mời quý thầy cô và các bạn yêu thơ thưởng thức bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Cảnh khuya của Bác Hồ kính yêu qua phần thể hiện của bạn Minh Thu. (1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động I: Hướng dẫn học sinh nhận diện thơ bảy chữ.
GV: Thơ là một loại hình nghệ thuật của ngôn từ, âm thanh của thơ có vần có điệu nhịp nhàng. Lời lẽ của thơ ngắn gọn, hàm chứa, súc tích. Một bài thơ hay có thể làm người đọc rung cảm bởi tiết tấu, bởi nội dung và còn bởi hình thức thể hiện của bài thơ đó.
Để chúng ta có thể hiểu luật thơ và làm thơ bảy chữ hay, chúng tôi đã mời đến cùng tham dự chương trình những “chuyên gia đặc biệt” về thơ: 
- Nguyễn Mai Hương
- Phạm Minh Đức
- Nguyễn Mai Linh
Ngay từ bây giờ, bạn yêu thơ có thể đạt những câu hỏi cho nhóm chuyên gia.
Nhóm chuyên gia sẽ thực hiện trao đổi, đặc biệt là trả lời những câu hỏi của bạn yêu thơ về thơ bảy chữ. 
I.NHẬN DIỆN LUẬT THƠ
1. Đặc điểm thơ bảy chữ:
*Những kiểu chính: 
- Thơ bảy chữ cổ thể 
- Đường luật tám câu bảy chữ (thất ngôn bát cú), bốn câu bảy chữ (thất ngôn tứ tuyệt)
- Thơ hiện đại nhiều khổ và mỗi khổ là bốn câu, mỗi câu bảy chữ
* Thất ngôn tứ tuyệt
- Số câu: 4, số chữ/ tiếng trong 1 câu: 7
- Bố cục: Khai - Thừa - Chuyển -Hợp.
- Đối: Câu 1 câu 2 B - T đối nhau, 
 Câu 3 câu 4 B-T đối nhau
-Vần: thường gieo vần bằng tiếng cuối các câu:1,2,4 hoặc 2,4. ( vần chính: hoàn toàn khớp nhau, hoặc vần thông: gần đúng)
- Nhịp: thường ngắt nhịp 4/3
- Luật: Luật B-T => Nhị, tứ, lục phân minh
 + Tiếng thứ 2 dòng 1 là vần bằng bài thơ viết theo luật bằng 
 + Tiếng thứ 2 dòng 1 là vần trắc bài thơ viết theo luật trắc 
- Niêm: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1; các cặp câu đó có chữ chứ 2 cùng là vần B hoặc cùng là vần T.
GV linh hoạt bổ sung 
- Các bài cổ thể, bài thơ bảy chữ hiện đại
- Luật thơ
+Nhất tam ngũ bất luận
+Nhị tứ lục phân minh
+ Niêm thơ
=> Đôi khi vẫn có phá luật, thất niêm
- Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt => Những điểm cần lưu ý khi làm thơ thất ngôn tứ tuyệt
* Tuy nhiên, bước đầu khi làm thơ thì chú ý vào những đặc điểm sau: 
- Số câu: 4, số chữ/ tiếng trong 1 câu: 7
- Đối: Câu 1 và câu 2: B - T đối nhau, 
 Câu 2 và câu 3: B –T niêm nhau
 Câu 3 và câu 4: B-T đối nhau
- Vần: thường gieo vần bằng tiếng cuối các câu:1,2,4 
- Nhịp: thường ngắt nhịp 4/3
- Luật: Luật B-T
Bài thơ luật bằng vần bằng
B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
Bài thơ luật trắc vần bằng
T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B T T
T T B B T B B
* Ví dụ luật thơ bảy chữ trong bài “Cảnh khuya „
- Chỉ rõ điểm cơ bản luật thơ tứ tuyệttrong bài thơ Cảnh khuya.
 Cảnh khuya 
 Tiếng suối trong / như tiếng hát xa 
 T T B B T T B
Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa.
 B B T T B B B
Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ,
 T B B T B B T
Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà.
 B T B B T T B
Bài thơ luật trắc vần bằng
Gieo vần bằng: “a” ở cuối câu 1,2,4: xa, hoa, nhà
1,2,4 “xa”, “hoa”,“nhà”
Ngắt nhịp linh hoạt; câu 2,3 nhịp 4/3 
Câu 2-3 niêm nhau, câu 4-1 niêm nhau => chữ thứ 2 cùng vần
GV: 
- Cảm ơn nhóm chuyên gia, bây giờ xin mời các thành viên nhóm chuyên gia hãy đến với các bạn yêu thơ để có thể giúp các bạn ấy có thể làm thơ đúng và hay nhất. 
- Kiểm tra nhận diện thơ bảy chữ của học sinh qua một số bài tập sách giáo khoa.
CLB Hoa sữa:
Bài tập a. Bài thơ làm theo luật bằng hay trắc, chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp, niêm thơ.
Bánh trôi nước
 Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Học sinh làm việc theo nhóm.
Nhóm khác bổ sung. 
2. Thử tài nhận diện thơ bảy chữ.
Bài 1: Bài thơ làm theo luật bằng hay trắc, chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp, niêm thơ, phát hiện, sửa lỗi sai.
a. 
 - Bài thơ luật bằng
Gieo vần bằng: “on” ở cuối câu 1,2,4 “tròn”, “non”,“son”
Ngắt nhịp: nhịp 4/3 
Câu 2-3 niêm nhau, câu 4-1 niêm nhau => chữ thứ 2 cùng vần
CLB Bằng lăng:
Bài tập b. Bài thơ làm theo luật bằng hay trắc, chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp, niêm thơ.
 Đi 
 (Tố Hữu)
Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy 
Sống trào sinh lực, bốc men say 
Sống tung sóng gió thanh cao mới 
Sống mạnh, dù trong một phút giây. 
Học sinh làm việc theo nhóm thơ.
Nhóm khác bổ sung.
b. 
 - Bài thơ luật trắc
Gieo vần bằng: “ay” ở cuối câu 1,2,4 “đầy”, “say”,“giây”
Ngắt nhịp: nhịp 4/3 ở các câu 2,3
Câu 2-3 niêm nhau, câu 4-1 niêm nhau => chữ thứ 2 cùng vần
Đây chưa phải là bài thơ đầy đủ mà là một khổ thơ trong bài thơ bảy chữ hiện đại.
CLB Bằng lăng:
Bài tập b. Bài thơ làm theo luật bằng hay trắc, chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp, niêm thơ.
 Đi 
 (Tố Hữu)
Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy 
Sống trào sinh lực, bốc men say 
Sống tung sóng gió thanh cao mới 
Sống mạnh, dù trong một phút giây. 
Học sinh làm việc theo nhóm thơ.
Nhóm khác bổ sung.
b. 
 - Bài thơ luật trắc
Gieo vần bằng: “ay” ở cuối câu 1,2,4 “đầy”, “say”,“giây”
Ngắt nhịp: nhịp 4/3 ở các câu 2,3
Câu 2-3 niêm nhau, câu 4-1 niêm nhau => chữ thứ 2 cùng vần
Đây chưa phải là bài thơ đầy đủ mà là một khổ thơ trong bài thơ bảy chữ hiện đại.
Trong túp nhà tranh cạnh liếp che 
Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè 
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng 
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
Học sinh làm việc theo nhóm thơ.
Nhóm khác bổ sung.
Bài 2: Phát hiện lỗi sai trong bài thơ TỐI của Đoàn Văn Cừ
- Sai: gieo vần ở câu 2, sai nhịp ở câu 2.
- Sửa: bỏ dấu phẩy để ngắt nhịp 4/3, “e” ở câu 1,2,4. xanh xanh =>xanh lè.
Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh bước đầu làm thơ bảy chữ ở hai mức độ: Điền từ còn thiếu, câu còn thiếu để hoàn chỉnh bài thơ, làm thơ (25 phút)
GV: Khi đến phố ông đồ ở Hồ Văn, một bạn đã nghe một ông đồ đọc thơ. Yêu thơ, bạn ấy đã ghi chép lại nhưng quên 3 tiếng cuối cùng.
 Hãy giúp bạn ấy thả những tiếng phù hợp để bạn ấy có một bài thơ hay.
Gợi ý:
+ Nội dung bài thơ: Cảm xúc khi đến phố ông đồ, Văn Miếu.
+ Gieo vần B: ui => ươi, 
Học sinh làm việc theo nhóm thơ.
Nhóm khác bổ sung.
II. TẬP LÀM THƠ BẢY CHỮ 
1.Thả thơ:
a. Phố chữ ông đồ quá đông vui
 Khách đến du xuân lớp lớp người
 Văn Miếu sáng ngời gương hiếu học
 Hà Thành rạng rỡ
nét xuân tươi
- Làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi?
 Tôi thấy người ta có bảo rằng:
 Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng
+Nội dung hai câu thơ gợi câu chuyện nào ? => Đề tài: Cuội, chị Hằng, cung trăng, gốc đa
+ Bài thơ làm theo luật thơ nào ? Gieo vần gì ?
Học sinh làm việc theo nhóm.
b,
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng !
Bài thơ luật trắc vần bằng => hai câu sau phải là:
B B T T B T T
T T B B T B B
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
Vài câu thơ: 
Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ?
 Có dạy cho đời bớt cuội chăng ?
=>Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày có sướng chăng 
-Học sinh đọc bài thơ đã làm ở nhà 
+ HS trình bày ý tưởng xem đó là bài luật gì.
+ Đúng luật cơ bản chưa
+ HS các nhóm nhận xét.
Cá nhân đọc thơ
Nhóm nhận xét, góp ý
2. Tập làm thơ
a. Bài thơ của học sinh:
 Nhà bác em
Bác em nhà nơi chót tầng cao
Trung thu mở cửa đón trăng vào 
Nhìn xuống lững lờ dòng sông nhỏ
Thành phố về đêm đẹp biết bao !
-Ứng tác thơ:
 Hà Nội mùa thu hương hoa sữa nồng nàn, hương cốm mới dịu dàng, gợi nhiều thi cảm
+ Chậm chậm thu đi đổ lá vàng
Các nhóm làm việc
Mỗi nhóm một câu thơ 
Ứng tác thơ:
+ Chậm chậm thu đi đổ lá vàng
 T T B B T T B
 B B T T T B B
 B B T T B T T
 T T B B T B B
GV: Hoạt động này chúng ta sẽ thực hiện trong 2 buổi sinh hoạt câu lạc bộ thơ. Vậy chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu và làm thơ ở buổi sinh hoạt sau. Những bài thơ đã làm trước, các bạn sẽ về nhà chỉnh sửa hoặc sáng tác mới theo các đề tài: Quê hương, đất nước, thầy cô, mái trường, gia đình, thiên nhiên để chương trình sau chúng ta tiếp tục đọc, bình thơ và bình chọn những bài thơ hay. 
Học sinh tiếp tục đọc thơ, bình thơ.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà :
- Sửa những bài thơ mình đã sáng tác nếu thấy lỗi nội dung hay hình thức
-Tiếp tục sáng tác thơ để tiết sau thực hiện nội dung: Đến với bài thơ hay.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_66_hoat_dong_ngu_van_lam_tho_bay.docx