Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 56: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Năm học 2020-2021 - Mai Thuý Hằng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Thấy được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

- Nắm được cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết.

- Vận dụng được kiến thức giải quyết các bài tập.

 2. Kĩ năng

- Biết sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

- Biết sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

 3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản.

4. Thái độ

- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc đơn dấu hai chấm đúng ngữ pháp.

- Có ý thức học tập, tự giác, tích cực.

II. CHUẨN BỊ

1- Giáo viên:

 + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, phiếu học tập), Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt.

2- Học sinh:

 + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

 + Soạn bài.

 

doc 8 trang linhnguyen 17/10/2022 5320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 56: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Năm học 2020-2021 - Mai Thuý Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 56: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Năm học 2020-2021 - Mai Thuý Hằng

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 56: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Năm học 2020-2021 - Mai Thuý Hằng
GIÁO ÁN SINH HOẠT CỤM
Gv : Mai Thuý Hằng
Ngày soạn 10 /12/2020
 Tiết 56
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Thấy được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 
- Nắm được cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết.
- Vận dụng được kiến thức giải quyết các bài tập.
 2. Kĩ năng
- Biết sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Biết sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản. 
4. Thái độ
- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc đơn dấu hai chấm đúng ngữ pháp.
- Có ý thức học tập, tự giác, tích cực.
II. CHUẨN BỊ 
1- Giáo viên:
 + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, phiếu học tập), Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt.
2- Học sinh:
 + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
 + Soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kĩ thuật dạy học: chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 . Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị phiếu học tập, chuẩn bị bài ở nhà của HS
? Em hãy kể những dấu câu đã học?
Dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm cảm, dấu phẩy, ba chấm, chấm phẩy, gạch ngang, 
Chiếu slide đáp án
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1 - HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.	
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
HS thực hiện phần khởi động bài hat: “ lớp chúng mình”
 Người ta thường nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Sự phức tạp của ngữ pháp tiếng Việt có sự "đóng góp không nhỏ của hệ thống dấu câu. Ngoài những dấu câu đã học hôm nay cô trò tìm hiểu về công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 Hoạt động 2-HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
- Mục tiêu: tìm hiểu dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, bút dạ
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu trường hợp điển hình, PP vấn đáp.
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,lược đồ tư duy, Kt hỏi và trả lời.
Tìm hiểu về dâu ngoặc đơn.
I. Dấu ngoặc đơn
Thảo luận nhóm 
Slide 1 GV: Treo( Chiếu) bảng phụ ghi ví dụ SGK- HS đọc - Thảo luận nhóm ( 3 Phút)
? Dấu ngoặc đơn trong những ví dụ sau được dùng để làm gì?
Các nhóm có thể đặt câu hỏi cho kết quả của nhóm đã trình bày:
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn đi thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không? Vì sao?
HS: Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn đi thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không thay đổi, vì đó chỉ là phần chú thích kèm thêm không thuộc vào nghĩa cơ bản của câu.
?Nếu bỏ nội dung trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của câu không thay đổi,vậy nếu để nguyên thì ý nghĩa của câu sẽ như thế nào?
=> nếu để bộ phận trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của câu diễn đạt rõ ràng hơn
GV nhận xét
Slide 2. Chiếu đáp án
? Qua phần tìm hiểu bài,phần trình bày kết quả của nhóm bạn, em cho biết dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
Sliade 3 ghi nhớ 1- HS đọc to
Ngoài những công dụng đã tìm hiểu thì dấu ngoặc đơn còn công dụng gì 
Chiếu slide 4- Bài tập nhanh( 1 phút)
? Dấu ngoặc đơn trong các VD sau có tác dụng gì
a. Nam Cao sinh năm 1915 (?)-1951 nhưng có tài liệu ghi năm sinh của ông là 1917. 
-> Dấu ngoặc đơn đi kèm dấu chấm hỏi tỏ ý nghi ngờ, chưa rõ năm sinh của tác giả Nam Cao . 
b. Một thế kỉ văn minh khai hóa (!) của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.Tre vẫn còn vất vả mãi với người. 
 ( Thép Mới- Cây Tre Việt Nam).
-> Dấu ngoặc đơn đi kèm dấu chấm than: tác giả muốn nói vai trò to lớn của cây tre VN và muốn lên án TD Pháp đã sang đàn áp, trà đạp lên nhân dân VN nhưng lại giả danh là đi văn minh khai hoá => Qua đây tác giả muốn tỏ ý mỉa mai
? Vậy qua ví dụ em có nhận xét gì thêm về công dụng của dấu ngoặc đơn .
=>Trong thực tế khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học, đôi khi chúng ta đã bắt gặp trường hợp dùng dấu (?) để tỏ ý hoài nghi và dấu (!) để tỏ ý nghĩa mỉa mai.
HS lấy thêm VD 
1.Ví dụ: 
a. 
=>tác dụng của bộ phận trong dấu ngoặc đơn là : đánh dấu phần giải thích để làm rõ họ là những ai
b. 
=> tác dụng: thuyết minh về loài vật có tên ba khía, tên của nó được dung để gọi tên một con kênh giúp người đọc hình dung rõ hơn về đặc điểm con kênh này.
c. ( 701-762) tác dụng bổ sung thêm về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lí Bạch
( Tứ Xuyên) tác dụng giúp cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào
2. Kết luận:
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
Lưu ý:
Tìm hiểu về dấu hai chấm
II. Dấu hai chấm.
Slide 5 ví dụ mục II- SGK /T 135
Thảo luận nhóm ( 3 phút) 
? Trong các ví dụ sau dấu hai chấm dùng dể làm gì? ? Có thể bỏ phần sau dấu hai chấm được không?
?Dấu hai chấm thường đi kèm với những dấu gì?
Đại diện nhóm trả lời
Slide 6 -GV chiếu kết quả
- Dấu hai chấm
a. Dùng để đánh dấu (báo trước ) lời đối thoại của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn
 ( dùng với dấu gạch ngang)
b. Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp lời nói của người xưa ( dùng với dấu ngoặc kép
c. Giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.
- Không thể bỏ phần sau dấu hai chấm vì sẽ mất đi một phần nghĩa cơ bản, câu không hoàn chỉnh về nghĩa.)
Câu hỏi bổ sung của nhóm khác :
? Vậy tại sao sau dấu hai chấm có chỗ viết hoa, có chỗ không viết hoa
HS trình bày
Dấu hai chấm dùng để :
Đánh dấu (báo trước ) lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang) phải viết hoa chữ đầu
b. Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) phải viết hoa chữ đầu
c. Giải thích thuyết minh cho một phần trước đó không cần viết hoa
? Dấu hai chấm ngoài những công dụng trên, em thấy nó còn sử dụng trong kiểu loại VB nào đã học cho VD
( VB hành chính)
Slide 6- Kết quả bài tập ví dụ
? Vậy sau khi tìm hiểu bài và nghe bạn trình bày kết quả, cho biết dấu hai chấm dùng để làm gì?
Slide 7 ghi nhớ 2
? Đọc ghi nhớ SGK/ T135.
Slide 8 sơ đồ tư duy
? Trong quá trình tạo lập VB ngoài những công dụng đã nêu, em hãy cho biết dấu hai chấm còn được sử dụng trong kiểu loại VB nào đã học ?
VB hành chính
VD : Kính gửi : Cô giáo chủ nhiệm lớp 8A
( Lưu ý trong Đơn từ : sau dấu hai chấm phải viết hoa)
? Sau khi đã học về công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, cho biết giữa 2 dấu này có điểm nào giống nhau ?
Điểm giống nhau : đều giải thích thuyết minh cho một phần trước đó
Slide 9- Bài tập nhanh ( bài 4sgk) ( nhóm đôi 1 phút)
? Có thể thay thế dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn trong VD sau được không ? Vì sao ?
Động Phong Nha gồm hai bộ phận : Động khô và Động nước
Động Phong Nha gồm hai bộ phận ( Động khô và Động nước)
Có thể thay thế dấu được vì khi thay thế dấu như vậy nghĩa của câu không thay đổi vì bộ phận sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc đơn đều có tác dụng giải thích cho phần trước đó
Nếu viết lại :
 Phong Nha gồm : Động khô và động nước.
Phong Nha gồm ( Động khô và động nước)
Không thể thay thế dấu vì trong câu này vế «  Động khô và Động nước » là hai bộ phận thuộc quần thể động Phong Nha mà ở đây không thể coi Động khô và Động nước là phần chú thích nên không thể thay thế được
? Qua phân tích, Khi sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm các em cần lưu ý điều gì ?
Chiếu slide 10 Lưu ý
Việc thay thế dấu hai chám bằng dấu ngoặc đơn không phải lúc nào cũng được. Phần giải thích trong dấu ngoặc đơn được coi là phần nằm ngoài nghĩa cơ bản của câu, còn phần giải thích, thuyết minh sau dấu hai chấm được coi là nghĩa cơ bản. Nếu bỏ phần sau dấu hai chấm đi thì câu sẽ không hoàn chỉnh về nghĩa.
1. Ví dụ: SGK/ T135
- Dấu hai chấm
a. Dùng để đánh dấu (báo trước ) lời đối thoại của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn ( dùng với dấu gạch ngang)
b. Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp lời nói của người xưa
 ( dùng với dấu ngoặc kép)
c. Giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.
2.Kết luận :
 Dấu hai chấm dùng để :
a.Đánh dấu (báo trước ) lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang)
b. Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép)
c. Giải thích thuyết minh cho một phần trước đó
 Hoạt động 3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Phương pháp: PP vấn đáp, giải quết vấn đề
- Hình thức tổ chức: theo cá nhân
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não, hợp tác, trình bày một phút,
Luyện tập (13p)
GV: Hướng dẫn H làm bài tập
Slide 11 Bài tập 1a,c Hoạt động cá nhân;
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong các trường hợp sau?
- HS lên bảng làm
- HS ở dưới nhận xét " nhận xét chốt đúng sai...
- GV nhận xét
Slide 12 Bài tập 2 a,b : Hoạt động cá nhân.
? Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau?
- HS lên bảng làm
- HS ở dưới nhận xét " nhận xét chốt đúng sai...
- GV nhận xét
Slide 13 Bài tập 3: a,b
Bài tập 5: Đọc đoạn văn chép của bạn học sinh
? Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao?
? Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn có phải là bộ phận của câu không?
Bài 6- về nhà
II. Luyện tập
Bài tập 1/ T136
a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: Tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư.
b. Đánh dấu phần thuyết minh " người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c. 
+ Vị trí 1: Đánh dấu phần bổ sung...
+ Vị trí 2: Đánh dấu phần thuyết minh.
Bài tập 2/ T136 
a. Đánh dấu phần giải thích cho ý: Họ thách nặng quá.
b. Đánh dấu lời đối thoại và phân thuyết minh nội dung mà Dế choắt khuyên Dế mèn.
c. Đánh dấu phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào?
Bài tập 3/ T136
+ Được, nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu 2 chấm không được nhấn mạnh bằng.
+ MĐ: Đánh dấu phần thuyết minh Tiếng Việt có nhiều nét đặc sắc, đẹp, hay...
Bài tập 5/ T137
- Sai, vì dấu ngoặc đơn cũng như ngoặc kép bao giờ cũng dùng thành cặp
- Không phải là bộ phận của câu 
-> là một câu.
Bài tập 6/ T137
 Hoạt động 4- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy bài học.
- Phương pháp: thuyết trình
- Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút, .
 ( HS có thể điền vào ...dấu nội dung- phần in đậm)
 Bài thơ về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
 Hôm nay em học) ngoặc đơn
 Với dấu hai chấm phòng khi rất cần.
 Ngoặc đơn ( ) tách biệt từng phần
 Giải thích, thuyết minh với thời bổ sung,
 Hai chấm (:) nhắc nhở người dùng
 Đối thoại ta phải sử dụng chớ sai.
 Hai chấm nhắc mãi nhắc hoài
 Lời dẫn trực tiếp mới thành bài văn.
 Hai chấm còn mãi băn khoăn
 Giải thích, chú thích nhắc ai nhớ bài.
 Dấu câu tiếng Việt rất tài
 Khiến người sử dụng nghĩ hoài đấy thôi!
 Hoạt động 5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’)
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhận 
- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
Hướng dẫn về nhà 
* Đối với bài cũ:
 - Học kĩ nội dung bài học 
 - Hoàn thành các bài tập còn lại
* Đối với bài mới: “Đề văn thuyết minh và cách làm bài thuyết minh”
*Rút KN:
...........
Ngày / 12 /2020
Kí duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_56_dau_ngoac_don_va_dau_hai_cham.doc