Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 104: Văn bản "Thuế máu" - Năm học 2017-2018

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bị thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.

- Nắm được nghệ thuật lập luận về nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

• Tích hợp tư tưởng HCM:

+ Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo bản chất độc ác, giả nhân nghĩa của thực dân Pháp với người dân các nước thuộc địa (trong đó có người Việt Nam) bị bóc lột “thuế máu” cho tham vọng xâm lược của chúng.

+ Tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Năng lực:

- Biết đọc- hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

- Biết cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

3.Phẩm chất:

- Học sinh biết được tội ác của thực dân Pháp

- Tự tin, tự chủ, tự lập, kính yêu lãnh tụ, yêu nước.

B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: SGV, SGK, thiết kế bài giảng, máy chiếu, sơ đồ

- Học sinh: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập, bảng nhóm

 

docx 8 trang linhnguyen 1600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 104: Văn bản "Thuế máu" - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 104: Văn bản "Thuế máu" - Năm học 2017-2018

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 104: Văn bản "Thuế máu" - Năm học 2017-2018
Ngày soạn: 02/3/2018
Ngày dạy: 8G – Tiết 2 ngày 06/3/2018
Giáo viên dự thi: Nguyễn Thị Chiến
Tuần 27 - Tiết 104-Văn bản:
THUẾ MÁU
(Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp” - Nguyễn Ái Quốc)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Biết được bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bị thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
Nắm được nghệ thuật lập luận về nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
Tích hợp tư tưởng HCM: 
+ Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo bản chất độc ác, giả nhân nghĩa của thực dân Pháp với người dân các nước thuộc địa (trong đó có người Việt Nam) bị bóc lột “thuế máu” cho tham vọng xâm lược của chúng.
+ Tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Năng lực:
Biết đọc- hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
Biết cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
3.Phẩm chất:
Học sinh biết được tội ác của thực dân Pháp
Tự tin, tự chủ, tự lập, kính yêu lãnh tụ, yêu nước.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: SGV, SGK, thiết kế bài giảng, máy chiếu, sơ đồ
Học sinh: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập, bảng nhóm
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể lại một số văn bản nghị luận đã học ở lớp 8?
(Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta-Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ). Vậy đó là những tác phẩm nghị luận Trung đại. Hnay cô sẽ giới thiệu với các em 1 TPNL hiện đại.
3. Bài mới: 
3.1. HĐ1: KHỞI ĐỘNG: Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mới:
Mời các em xem vi deo và quan sát hình ảnh:
Các em biết đấy, khi Pháp xâm lăng Đông Dương trong đó có VN, chúng tung ra chiêu bài “văn minh, khai hóa”để đánh lừa công luận quốc tế. Thực chất, “chúng đến cướp đất nước ta”. Chúng đã thi hành nhiều chính sách dã man, tàn bạo, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý. Trong đó, thuế máu 1 trong những tội ác ghê tởm nhất của thực dân đế quốc. Đó là việc lợi dụng xương máu của người dân thuộc địa làm vật hy sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm khốc. Hôm nay, cô trò
Tuần 27 - Tiết 104 - Văn học: THUẾ MÁU
(Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp” – Nguyễn Ái Quốc)
3.2. HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung 
Mục tiêu: HS nắm được những nét chung về tác giả, tác phẩm
Trong chương trình ngữ văn 7,8 chúng ta đã được biết đến tác giả Hồ Chí Minh qua tác phẩm: Ngăm trăng, Cảnh khuya, Tức cảnh Pắc Bó, Rằm tháng giêng? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác giả?
-HS trả lời
GV nhấn lại đôi nét về HCM (sgk ngữ văn 7-tập 1): HCM là vị lãnh tụ vĩ đại cả cách mang và dân tộc Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng CNXH. HCM còn là 1 danh nhân văn hóa thế giới, 1 nhà thơ lớn.
?Vậy, Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của ai? Trong thời gian nào? Bằng những kiến thức về từ Hán Việt, hãy giải thích ý nghĩa tên gọi đó?
GV: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Ba đều là tên gọi của Bác trong thời kì cách mạng, và Nguyễn Ái Quốc là 1 trong những tên gọi của Bác trong thời kì hoạt động Cách mạng trước 1945.
 - Người yêu nước họ Nguyễn ->thấy đc tinh thần yêu nước của Bác.
-Người coi văn chương là vũ khí đắc lực phục vụ sự nghiệp cách mạng. VC của người nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ nhục của những người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đấu tranh.
(Mục I.2 Tác phẩm: lướt nhanh)
? Căn cứ vào phần chú thích, em hãy nêu 1 vài hiểu biết của em về tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”?
Văn chính luận là 1 trong những thể loại quan trọng trong sự nghiệp sang tác của Hồ Chí Minh.
? Em hiểu gì về nhan đề “Bản án chế độ thực dân Pháp”?
GV: Bản án- tố cáo 
=> Là cách gọi của tác giả -> tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa 
? Em hãy cho biết nội dung của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp?
Tích hợp: Gắn tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời cụ thể của nó là 1925, sau chiến tranh tg1
Gv: Trong chương trình LS 8, các em đã biết CTTG lần 1 kết thúc, các nước đế quốc thi nhau bành trướng và xâm chiếm nhiều nơi trên thế giới, vơ vét trắng trợn của cải và nhân lực. Vì vậy, cuộc sống của nhân dân nô lệ ở các xứ thuộc địa vô cùng cực khổ, tủi nhục. Làn sóng CM dâng lên mạnh mẽ ở khắp nơi. Trong hoàn cảnh ấy, TP ra đời như một đòn tấn công mạnh mẽ và quyết liệt vào CNTD, vạch ra con đường CM và tương lai tươi sang cho các dân tộc bị áp bức.
? Nêu xuất xứ của đoạn trích “Thuế máu” trong tác phẩm?
Yêu cầu hs Tóm tắt đoạn trích:
I. Chiến tranh và “người bản xứ”
	Trước năm 1914, những người dân thuộc địa sống cuộc sống của kẻ bị bóc lột. Khi chiến tranh xảy ra, bọn cai trị muốn dùng họ để phục vụ chiến tranh nên dùng lời lẽ ngọt ngào, chiêu dụ họ đi đánh nhau.
II. Chế độ lính tình nguyện
	Bọn thực dân tìm cớ bắt lính và nhốt họ lại, chia ra nhiều loại. Chúng dùng mọi thủ đoạn để bắt lính, sau đó tâng bốc là họ có tinh thần hy sinh vì Tổ quốc.
III. Kết quả của sự hy sinh
	Sau khi không cần đến họ, bọn thực dân lại đối xử tàn bạo với những người chúng đã nhờ vả.
? Dựa vào phần soạn bài ở nhà em hãy cho biết – Luận đề “Thuế máu” được triển khai bằng hệ thống luận điểm nào?
Các em đã học ở môn GDCD, hãy nêu cho cô Thuế là gì? 
“Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức kinh tế, cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung (như an ninh quốc phòng, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường xá) Thế nhưng, trong quá trình đô, thời kỳ từ năm từ 1858 đến 1945, Chính quyền thực dân Pháp đã thi hành chính sách bóc lột và vơ vét của cải các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam thông qua hệ thống các sắc thuế hết sức vô lý và tàn bạo như: Thuế muối, thuế rượu, Thuế thuốc phiện, thuế thân (thuế đinh – Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố): Gđ chị Dậu phải đóng thuế cho người em chết cách đó 2 năm).. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý làm cho dân cày và dân buôn trở nên bần cùng (Tuyên ngôn độc lập). Ở đây, Nguyễn Ái Quốc đã nói đến 1 thứ thuế đặc biệt. Đó là Thuế máu.
? Vậy, Em hiểu như thế nào về Thuế máu? Việc đặt tên chương là Thuế máu nhằm nói lên điều gì?
¢ Loại thuế trái với tự nhiên. “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, nghĩa là TDP bắt buộc dân bản xứ phải đi lính làm bia đỡ đạn cho chúng. Đó thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta. 
? Em có nhận xét gì về cách đặt tên ở các phần/luận điểm? Điều đó gợi bản chất nào của chế độ thực dân?
II.PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
Gv: Chuyển ý: Vậy, bộ mặt xảo trá, lừa bịp của bọn TDP đối với người dân thuộc địa đc tác giả kể lại như thế nào, Chúng ta cùng tìm hiểu phần 1-Chiến tranh và “người bản xứ ” để thấy rõ điều này.
Vì đã đc chuẩn bị ở nhà, bài dài nên chỉ đọc phần 1: GV hướng dẫn HS đọc với giọng văn châm biếm, mỉa mai, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn phẫn nộnhấn mạnh vào từ ngữ hình ảnh quan trọng để làm nổi bật tích chất trào phúng. Cần đọc chính xác các từ phiên âm.
GV đọc mẫu-> GV gọi HS đọc tiếp
GV nhận xét giọng đọc của HS
Nêu vấn đề: Nhan đề CT và người bản xứ gồm 2 ND được thể hiện qua 2 cụm từ:
+Chiến tranh
+Người bản xứ.
Theo em, đó là 2 ND nào?
(1-Thái độ của quan cai trị với người dân thuộc địa.
2-Số phận của người dân thuộc địa).
HĐ THẢO LUẬN NHÓM
- Nhóm 1: Tìm các chi tiết và nhận xét thái độ của quan cai trị đối với người dân thuộc địa trước năm 1914? 
- Nhóm 2: Tìm các chi tiết và nhận xét thái độ của quan cai trị đối với người dân thuộc địa khi chiến tranh xảy ra?
- Nhóm 3: Tìm các chi tiết và nhận xét số phận của người dân thuộc địa khi ra trận?
- Nhóm 4: Tìm các chi tiết và nhận xét số phận của người dân thuộc địa ở hậu phương?
HS:Quan sát và theo dõi:
+Đoạn văn: Trước 1914chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
+Hình ảnh minh họa-2 hình của NAQ.
GV hỏi
?Trước khi CT nổ ra, các quan cai trị gọi người dân thuộc địa là gì?
HS: Dựa SGK tìm từ ngữ.
GV: Chốt lên bảng, giải thích 
+Da đen bẩn thỉu: người châu Phi.
+An-nam-mít: Người Việt Nam ngu dốt-Cách gọi người VN với thái độ khinh miệt của thực dân Pháp.
+Công việc: kéo xe tay, ăn đòn-công cụ biết nói, phục vụ cho lợi ích của TD Pháp.
?Từ ngữ ấy thể hiện thái độ nào của các quan cai trị với người dân thuộc địa?
Thực dân Pháp luôn tự cho mình cái quyền vô lí, vô nhân, khinh bỉ, coi thường, lăng nhục người dân bản địa. Chúng xem họ là những giống người hạ đẳng, bẩn thỉu chỉ đáng làm tay sai, đầy tớ, nô lệ.
(đây chính là 1 biểu hiện của nạn phân biệt chủng tộc, hiện nay trên thế giới nhiều nơi vấn đang diễn ra vấn nạn này).
? “ấy thế mà”, “đùng một cái” là những cụm từ có ý nghĩa như thế nào?
Gv giảng: ấy thế mà, đùng 1 cái là những cụm từ chỉ quan hệ đối lập ý trước và ý sau. Trước thì coi khinh rẻ rúm, bỗng chốc lại nhanh chóng nâng niu, vinh danh -> chỉ thái độ thay đổi nhanh chóng, đột ngột của bọn thực dân.
? em hiểu “cuộc chiến tranh vui tươi” ở đây là gì?
Cuộc chiến tranh vui tươi ở đây chính là cách nói đả kích, châm biếm mỉa mai của tác giả về cuộc chiến trang TG lần 1. 
? Khi chiến tranh xảy ra người An-nam-mít vốn bị coi thường khinh miệt kia được nhà cầm quyền coi trọng như thế nào?
An-nam-mít trở thành những đứa con yêu, những người bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lí.
? “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo về công lí” là những cách gọi ntn?
Là những Mĩ từ hào nhoáng, danh hiệu cao quý
-con yêu -> thân thiết, ruột thịt
-bạn hiền-> tri kỉ
- chiến sĩ bảo vệ công lí-> vinh danh 
? em hãy so sánh thái độ của thực dân pháp đối vs người bản xứ trước và sau chiến tranh?
-trước chiến tranh thì khinh miệt gọi bằng tên:an nam mít, da đen bẩn thỉu khi chiến tranh bùng nổ thì bỗng trở mặt gọi bằng những cái tên đẹp đẽ, mĩ miều: đứa con yêu, bạn hiền, chiến sĩ
? vậy vì sao lại có sự thay đổi nhanh chóng như vậy?
-vì thực dân Pháp muốn che giấu dã tâm lợi dụng xương máu của họ trong cuộc chiến tranh cho quyền lợi của nước Pháp. Đó chính là thủ đoạn xảo trá của chính quyền thực dân
- Hai cách đối xử trên đã gây ra mâu thuẫn về sự thay đổi thái độ đột ngột của thực dân Pháp. Vậy mâu thuẫn trào phúng ở đây được bộc lộ ở những khía cạnh nào?
+ Đó là mâu thuẫn, đối lập giữa những lời hứa hẹn to tát, hào nhoáng và cái giá thật đắt mà hàng vạn dân thuộc địa phải trả trong cuộc “chiến tranh vui tươi”.
?Vậy sự thay đổi ấy nhằm thể hiện bản chất nào của CQTD?
Tác giả đã sử dụng hình thức NT nào để chỉ ra bản chất ấy?
GV: Nghệ thuật trào phúng là đặc điểm của áng văn chính luận sắc sảo và hiện đại này. Đó là nghệ thuật gây cười bằng mâu thuẫn trào phúng, là sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong của đối tượng. Ở VB này , là sự đối lập giữa bản chất tàn ác, dã man và những thủ đoạn lừa bịp giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp.
Các em theo dõi phần I, phần chú thích 1 SGK và cho cô biết tại sao các từ “Người bản xứ”, “An-na-mit”, “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lý”..., tác giả lại để trong ngoặc kép?
->Nhắc lại từ dùng của TD P, đặt trong ngoặc kép với hàm ý giễu cợt, mỉa mai. 
GV: Chuyển ý: Với bản chất bỉ ổi, tàn ác, chính quyền thực dân chỉ muốn lợi dụng xương máu của người dân thuộc địa để hòng mang lại lợi ích cho mình. Vậy số phận của người dân thuộc địa được NAQ miêu tả như thế nào trong ĐV tiếp theo ?
-Gv giới thiệu 1 số hình ảnh minh họa
- Các em theo dõi tiếp đọan “ Đùng một cái.... các ngài thống chế”. Số phận của những người dân thuộc địa khi ra trận và ở hậu phương trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả qua các chi tiết nào?
HS: Tìm từ ngữ
GV: Chốt KT.
Chiếu Hình ảnh minh họa trên máy chiếu
? Đối với người ra trận?
? Em có nhận xét gì vè những từ: xa lìa, rời bỏ, phơi thây, xuống tận đấy biển, bỏ xác, đưa thân, lấy máu, lấy xương?
Đây hầu hết là những cái chết thảm thương đau đớn, thê lương, phải bỏ xác ở những nơi hoang vu lạnh lẽo, đến chết cũng ko được nhìn thấy gia đình, quê hương
GV: đáng lẽ ra được sống trong cuộc sống yên bình bên gia đình, vợ con thì những người dân thuộc địa lại nhận được cái vinh dự “chiến sĩ bảo về công lí và tự do” họ phải ra chiến trường rời bỏ quê hương, ruộng đồng. Họ bị biến thành những vật hy sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền (phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu bỏ xác tại miền hoang vu thơ mộng) vì những vinh dự hão huyền.
? Số phận của những người ở hậu phương thì ra sao?
Tuy được ở quê hương nhưng họ vẫn phải phục vụ chiến tranh, sản xuất thuốc súng, chịu sự hành hạ giày vò của bọn thực dân
- Chi tiết “70 vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, trong số đó có tám vạn người không bao giờ nhìn thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa”. Với việc đưa ra 2 con số bảy mươi vạn và tám vạn có tác dụng gì?
+ Đó chính là bằng chứng đanh thép, hùng hồn nhất để lột trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của nhà cầm quyền thực dân trong cuộc chiến tranh đế quốc.
+ Tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân Pháp, gây lòng căm phẫn, oán hờn trong lòng những người dân thuộc địa.
? Nhận xét giọng văn và cách lập luận của tác giả?
Giọng văn trào phúng sắc sảo vừa giễu cợt vừa xót xa, phép liệt kê, dẫn chứng số liệu cụ thể, hình ảnh sinh động giàu sức biểu cảm
? Nhận xét gì về số phận của người dân thuộc địa?
Số phận thảm thương, bị biến thành vật hy sinh cho lợi ích cả bọn thực dân
? Qua đó em thấy thái độ gì của tác giả?
Thái độ căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thuơng cảm cho thân phận người nô lệ bị bóc lột “thuế máu” 1 cách tàn nhẫn
- Vậy qua phần I của văn bản “ Thuế máu”, tác giả Nguyễn ái Quốc đã giúp chúng ta hiểu gì về chính sách cai trị của thực dân Pháp?
+ Chính sách cai trị của thực dân Pháp hết sức dã man, tàn bạo. Chúng đã biến những người dân thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích của chúng, bóc lột họ tới tận xương tủy.
*Hoạt động 3: Luyện tập Củng cố
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tác giả:
- Nguyễn Ái Quốc là 1 trong những tên gọi của Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước 1945.
2.Tác phẩm:
a. “Bản án chế độ thực dân Pháp”
- Viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Pari năm 1925, xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1946.
- Tác phẩm gồm 12 chương và Phụ lục.
- Kiểu văn bản nghị luận/chính luận
- Nội dung: SGK/90.
b.Đoạn trích “Thuế máu”:
- Xuất xứ: “Thuế máu” là chương đầu của “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc.
-Tóm tắt:
- Bố cục: 3 phần (3 Luận điểm)
+ Chiến tranh và người bản xứ
+ Chế độ lính tình nguyện
+ Kết quả của sự hi sinh
- Nhan đề:
+ Là thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mạng của con người.
+ Tố cáo tội ác dã man, tàn bạo của chính quyền thực dân.
+ Gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa và thái độ phê phán, lên án tội ác của tác giả.
- Tên các phần: Vạch trần bộ mặt xảo trá, giả nhân, giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa cho các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
II.PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
1. Chiến tranh và “người bản xứ”
a. Thái độ của quan cai trị thực dân đối với người thuộc địa:
- Trước chiến tranh:
+ Tên gọi: tên da đen bẩn thỉu, An - nam - mít bẩn thỉu
+ Công việc: Kéo xe tay và ăn đòn – công cụ biết nói phục vụ cho lợi ích của TD Pháp.
=>Bị khinh miệt và xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử, đánh đập như súc vật – Nô lệ.
- Khi chiến tranh bùng nổ:
+ Tên gọi: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lý”
+ Công việc: chiến sĩ bảo vệ công lí nhưng thực chất là Lính đánh thuê
Tâng bốc, phỉnh nịnh-Anh hùng cứu quốc.
=> Bằng hình ảnh đối lập, giọng điệu mỉa mai, châm biếm, tác giả đã vạch trần sự giả dối thâm độc của chế độ thực dân nhằm biến người dân bản xứ thành vật hy sinh cho chúng.
b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh
* Người ra trận:
-Phải xa lìa vợ con, rời bỏ quê hương 
-Phơi thây trên các chiến trường Châu Âu, làm mồi cho thủy quái,bỏ xác tại những miền hoang vu
-Lấy máu tưới vòng nguyệt quế, lấy xương chạm gậy thống chế.
*Người hậu phương:
+ Kiệt sức trong xưởng thuốc súng.. nhiễm độc
+ Khạc ra từng miếng phổi
- Kết quả: 70 vạn người đặt chân lên nước Pháp, 8 vạn người không trông thấy mặt trời.
=> Bằng giọng văn trào phúng sắc sảo vừa giễu cợt vừa xót xa, phép liệt kê, dẫn chứng số liệu cụ thể, hình ảnh sinh động giàu sức biểu cảm, tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn ác, quỷ quyệt của chủ nghĩa thực dân, đồng thời cho thấy số phận thê thảm của người dân thuộc địa bị đẩy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.
HĐ 4. VẬN DỤNG:Liên hệ thực tế về chiến tranh hiện nay.
HĐ 5: TÌM TÒI SÁNG TẠO:
CỦNG CỐ BÀI HỌC:
? Qua bài học em có suy nghĩ về tội ác của bọn thực dân?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học bài
Tìm hiểu tác dụng của các từ trái nghĩa được sử dụng trong văn bản
Sưu tầm 1 số tranh ảnh minh họa cho bài học
Đọc diễn cảm văn bản “Thuế máu” ( lưu ý đọc giọng điệu mỉa mai, đanh thép trong bút pháp trào phúng của tác giả)
Soạn tiếp phần 2 bài “Thuế máu”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_104_van_ban_thue_mau_nam_hoc_2017.docx
  • mp4Chinh sach khai thac thuoc dia cua thuc dan Phap.mp4
  • pptok104 THUE MAU 1 chuẩn - CHIEN (1).ppt
  • docPHIẾU HỌC TẬP Thuế máu 1 (1).doc