Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

I THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ

 Tim run run trăm tình cảm rụt rè

 Tuổi mười lăm gấp sách lại đứng nghe

 Lòng mới nở giữa tay đời ấm áp

 .

 Người bạn nhỏ cho lòng tôi theo ghé

 Không nỗi gì có thể vuốt ve hơn

 Đến tựu trường mùi cửa sổ mới sơn

 Tủ mới đánh và lòng trai thơm ngát.

 (Huy Cận – trích Tựu trường)

Vì sao có thể nói: những câu thơ trên gợi cho ta liên tưởng đến nhân vật Tôi trong truyện Tôi đi học của Thanh tịnh

2. Một bạn học sinh cho rằng: Tôi đi học là văn biểu cảm, nên xếp vào loại tuỳ bút chứ không nên xếp vào thể loại truyện ngắn.

Ý kiến của em thế nào, hãy trình bày cho các bạn hiểu.

3. Trước đó mấy hôm, lúc đi qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy, trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

 Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

a. Đoạn truyện trên diễn tả cảm nhận của nhân vật Tôi về trường ở những thời gian nào?

b. Phân tích tâm trạng của nhân vật Tôi trong đoạn truyện.

c. Hãy tưởng tượng và kể lại cảnh nhân vật Tôi mấy chục năm sau trở lại trường.

4. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chimcon đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

a. Hình ảnh so sánh cậu học trò mới với con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. hay như thế nào?

b. Hình ảnh con chim lại xuất hiện một lần nữa ở cuối truyện Tôi đi học: Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Suy nghĩ của em về hình ảnh con chim ở hai đoạn văn trên.

5.

a. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được.Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu.Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”

Đoạn văn trên có trong văn bản đã học nào, là tâm trạng của người mẹ trong hoàn cảnh nào?

b. Việc nhớ lại hình ảnh “Hằng năm cứ vào cuối thu.Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”của người mẹ trong văn bản trên có gợi cho em nghĩ gì về truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh?

 

docx 4 trang linhnguyen 20/10/2022 1500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ.
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN.
Phần I: BÀI TẬP
I THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ
	Tim run run trăm tình cảm rụt rè
	Tuổi mười lăm gấp sách lại đứng nghe
	Lòng mới nở giữa tay đời ấm áp
 	................
	Người bạn nhỏ cho lòng tôi theo ghé
	Không nỗi gì có thể vuốt ve hơn
	Đến tựu trường mùi cửa sổ mới sơn
	Tủ mới đánh và lòng trai thơm ngát.
 	(Huy Cận – trích Tựu trường)
Vì sao có thể nói: những câu thơ trên gợi cho ta liên tưởng đến nhân vật Tôi trong truyện Tôi đi học của Thanh tịnh
2. Một bạn học sinh cho rằng: Tôi đi học là văn biểu cảm, nên xếp vào loại tuỳ bút chứ không nên xếp vào thể loại truyện ngắn.
Ý kiến của em thế nào, hãy trình bày cho các bạn hiểu.
3. 	Trước đó mấy hôm, lúc đi qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy, trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
 	Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
a. Đoạn truyện trên diễn tả cảm nhận của nhân vật Tôi về trường ở những thời gian nào?
b. Phân tích tâm trạng của nhân vật Tôi trong đoạn truyện.
c. Hãy tưởng tượng và kể lại cảnh nhân vật Tôi mấy chục năm sau trở lại trường.
4. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chimcon đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
a. Hình ảnh so sánh cậu học trò mới với con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. hay như thế nào?
b. Hình ảnh con chim lại xuất hiện một lần nữa ở cuối truyện Tôi đi học: Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Suy nghĩ của em về hình ảnh con chim ở hai đoạn văn trên.
5.
a. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được.Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu...Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”
Đoạn văn trên có trong văn bản đã học nào, là tâm trạng của người mẹ trong hoàn cảnh nào?
b. Việc nhớ lại hình ảnh “Hằng năm cứ vào cuối thu...Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”của người mẹ trong văn bản trên có gợi cho em nghĩ gì về truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh?
 6. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này, tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
a.Hãy vận dụng kiến thức về Tính thống nhất chủ đề của văn bản để giải thích rằng:cách sắp xếp các câu trong đoạn văn trên không nên thay đổi.
b. Trong các từ gạch chân của đoạn văn, từ nào mang nghĩa bao hàm những từ còn lại?
7.Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ.
 	Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lê Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
 	Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm dụng là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.
 	Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
 	Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bấy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong tâm trí tôi. Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
 	Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc:
 	Bài viết tập: Tôi đi học.
 ( Thanh Tịnh – trích Tôi đi học )
a. Có ý kiến cho rằng cần bỏ những câu gạch chân trong phần văn bản trên thì mới bảo đảm tính thống nhất về chủ đề. Ý kiến của em ra sao?
b. Trong những từ sau, từ nào có nghĩa rộng so với tất cả từ ngữ còn lại:
học trò. trường, ông đốc, thầy, tôi, người bạn, bàn ghế, lớp, cửa sổ, phấn, bảng đen, gạch, viết,tường, đánh vần, đọc, viết tập.
c. Xếp các từ còn lại ở mục c thành ba nhóm và tìm cho mỗi nhóm một từ ngữ có nghĩa bao hàm.
8.
a. Trong các từ in đậm, từ nào có nghĩa khái quát? Lập sơ đồ cho các từ đó?
- Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.
- Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
II. THỰC HÀNH TẠO LẬP VĂN BẢN
1. Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà các người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
a) Xác định chủ đề của đoạn và tìm các yếu tố trong đoạn thể hiện chủ đề đó.
b. Tự xác định chủ đề và viết một đoạn văn. Sau đó nhận xét về tính thống nhất chủ đề của đoạn văn vừa viết.
2.Dùng các từ sau để viết một đoạn văn khoảng năm câu. Nội dung tự chọn:
ba lô, sách vở, sách Toán, sách Ngữ Văn, vở bài tập, hộp bút, thức kẻ, bút bi, bút chì.
3.Viết đoạn văn kể lại cảnh mẹ ( hoặc bố ) dẫn mình đến trường trong ngày khai trường lớp một.
4. Theo em, để bảo đảm tính thống nhất chủ đề của một văn bản nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước, ý nào trong những ý sau không phù hợp? Hãy sắp xếp các ý phù hợp thành hệ thống ý của phần thân bài.
a. Đời người khởi đầu từ tuổi trẻ.
b. Tuổi trẻ là tương lai của mỗi quốc gia.
c. Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh thiếu niên.
d. Tuổi trẻ được học hành, có kiến thức, sức khoẻ, được rèn luyện đạo đức..
e. Tuổi trẻ là lứa tuổi có thể học tập, rèn luyện tốt nhất.
g. Là lứa tuổi có sức khoẻ, nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm.
h. Là lứa tuổi làm chủ tương lai, quyết định vận mệnh quốc gia.
i. Tuổi trẻ có nhiều thuận lợi và thách thức trong cuộc sống.
k. Có nhiều tấm gương tuổi trẻ cống hiến cho đất nước.
l Tuổi trẻ là lứa tuổi như thế nào.
m. Tại sao tuổi trẻ lại có vai trò quan trọng đối với tương lai đất nước.
j.Tuổi trẻ rất thích các trò chơi có cảm giác mạnh hoặc trò chơi điện tử.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_1_bai_1_cap_do_khai_quat_cua_nghi.docx