Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1-71 - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả tâm lý của trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 2. Kĩ năng

- Biết đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Biết trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

- - Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Kể một số câu chuyện thể hiện sự quan tâm của Bác đối với giáo dục và trẻ em.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục phẩm chất học sinh biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.

Tích hợp môn Âm nhạc: Bài hát Ngày đầu tiên đi học.

 

doc 395 trang linhnguyen 18/10/2022 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1-71 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1-71 - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1-71 - Năm học 2019-2020
ạng:
- Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường. 
- Lo sợ mất Giôn - xi.
* Hành động:
- Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ.
- An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình.
-> Xiu là hiện thân của tình yêu thương, đức hi sinh, nhân hậu, tình bạn đẹp, gắn bó, thủy chung. 
->Tình yêu thương của Xiu làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la kì diệu của câu chuyện.
3.3. Cụ Bơ men và kiệt tác cuối cùng
* Cuộc đời:
- Là một họa sĩ già, nghèo.
- Kiếm sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ.
- Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
* Cụ Bơ - men vẽ chiếc lá.
- NT: Thủ pháp giấu kín sự việc.
-> tạo sự bất ngờ cho Giôn - xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc.
- Vẽ chiếc lá âm thầm bí mật trong đêm mưa gió dữ dội để cứu Giôn - xi.
- Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.
- Đảo ngược tình huống lần thứ hai.
-> Cụ là người nhân hậu, có tình thương yêu bao la và sự hi sinh cao cả.
* Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác:
- Sinh động, giống như thật.
- Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người. 
- Được vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu, bằng trái tim yêu thương và sự hi sinh cao cả.
GV cho HS thảo luận nhóm bàn để rút ra nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản? 
* NT: 
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật
- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.
- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.
* ND –YN : 
- Nội dung:
+ Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ.
- Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.
- Ý nghĩa: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
- HS đọc ghi nhớ SGK/95.
4. Tổng kết
4.1. Nghệ thuật 
4.2. Nội dung - Ý nghĩa 
4.3. Ghi nhớ SGK/95 
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng viết đoạn văn, bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
Hướng dẫn luyện tập.
- Thời gian: 5 phút.
? Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng của Giôn - xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ - men rồi viết lại phần kết thúc của câu chuyện?
Gợi ý:
1. Nội dung: 
- Có thể hình dung ra sự phản ứng của Giôn - xi.
- Bất ngờ, xúc động,vì việc làm cao cả của cụ Bơ – men.
- Cũng có thể là niềm ân hận, day dứt
2. Hình thức:
- Đoạn văn có thể ngắn, rất ngắn
- Câu kể: Thái độ của Giôn - xi
- Câu cảm thán: Giôn - xi thốt lên
- Câu miêu tả: Cảnh Giôn - xi nhìn qua cửa sổ, hướng về chiếc lá trên cây dây leo...
 III. Luyện tập
Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng của Giôn - xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ - men rồi viết lại phần kết thúc của câu chuyện.
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho các nhóm thi.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: hợp tác...
?Giả sử em rơi vào hoàn cảnh như Giôn-xi em sẽ xử sự như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì về sức mạnh của nghệ thuật chân chính?
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG 
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung.
- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
?Em hãy tưởng tượng và vẽ lại việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết dữ dội
? Em hãy tìm đọc những câu chuyện viết về tình yêu thương của con người trong cuộc sống hiện đại
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: 
- Học thuộc ghi nhớ
- Học kĩ nội dung bài học
- Tóm tắt các sự việc chính của văn bản
- Qua lời kể của Xiu, em hãy kể lại việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết dữ dội ấy (có kết hợp yếu tố tả và biểu cảm)
- Liên hệ tình yêu thương con người trong cuộc sống hiện tại.
2. Chuẩn bị bài mới: 
*Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Chương trình địa phương (Phần tiếng Việt): Sưu tầm thơ ca có từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt.
Ngày soạn: 08/10/201
 Tiết theo PPCT: 31
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
- Nắm được các từ ngữ địa phương ở tỉnhGV: Các em đã đọc bài ở nhà và học tiết 1 của văn bản Chiếc lá cuối cùng, hãy tưởng tượng và vẽ lại hình ảnh chiếc lá ấy vào tập
HS: thực hiện
GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài
Để xem chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật Giôn-xi, cô và các con sẽ tìm hiểu phần cuối của truyện
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân ra quyết định dùng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ ngữ địa phương.
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ.
4. Thái độ: Yêu thích và sử dụng đúng vốn từ địa phương kết hợp từ ngữ toàn dân. Nâng cao ý thức tìm hiểu truyền thống văn hoá của quê hương.
B B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
 + Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:.
- Kiểm tra sĩ số học sinh: 
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số (vắng)
 8A1
 8A2
 Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4’):
 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
 - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.
2.2. Kiểm tra nội dung bài
* Câu hỏi:
A. Trắc nghiệm 
 Khoanh vào một chữ cái đầu dòng câu trả lời đúng để trả lời các câu hỏi sau:
1. Tình thái từ là gì?
A. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật.
B. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
D. Cả A, B, C đều đúng.
2. Khi sử dụng tình thái từ, cần chú ý điều gì?
Tính địa phương.
Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Không được sử dụng biệt ngữ.
Phải có sự kết hợp với các trợ từ.
3. Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?
Thầy mệt ạ ?
Các em đừng khóc.Trưa nay các em được về nhà cơ mà.
Chúng em chào cô ạ.
Thôi, chúng mình đi đi !
4. Ý nghĩa của tình thái từ in đậm trong câu sau là gì?
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Biểu thị sự động viên ,an ủi.
Biểu thị sự thân mật,hài lòng.
Biểu thị sự thuyết phục.
Biểu thị sự cầu khiến.
B. Tự luận:
 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) trong đó có những câu đối thoại sử dụng tình thái từ nghi vấn và tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. Gạch chân những tình thái từ đó. Cho biết tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
*Yêu cầu
- 2 hs lên bảng
+ 1hs làm bài tập trắc nghiệm
+ 1hs viết đoạn văn
A. Trắc nghiệm 
1. C 2. B 3. D 4. A
B. Tự luận 
- Đoạn văn: nội dung hay, có ý nghĩa: 3 điểm
- Có hai tình thái từ theo yêu cầu: 2 điểm
- Chỉ ra sắc thái tình cảm của tình thái từ: 1 điểm
Bước 3. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.	
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
GV kiểm tra phần giao bài tập ở nhà của HS
- Sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt. 
VD1:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi có rét không bầm
VD2:
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ.
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
 Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ.
VD3: 
Một mình mình, một nồi to
Cơm vừa chín tới vùi tro má cười
VD4: 
 Bà bủ nằm ổ chuối khô
Bà bủ không ngủ bà lo bời bời.
Ngoài từ ngữ toàn dân dùng phổ biến, rộng rãi trong giao tiếp, mỗi địa phương, vùng miền lại có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ.
 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
- Mục tiêu: ôn tập lại kiến thức
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não,...
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘ DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Nhắc lại những kiến thức cơ bản về từ ngữ địa phương:
? Thế nào là từ ngữ địa phương?
H Trình bày.
? Hãy chỉ ra một vài sự khác biệt cơ bản về mặt ngữ âm giữa các địa phương? 
H Trình bày.
? Chỉ ra sự khác biệt về từ vựng?
H Trình bày.
*GV: Từ ngữ địa phương thường được dùng ở một vùng, miền nào đó trên lãnh thổ Việt Nam. Nó có một số khác biệt với từ ngữ toàn dân nhưng vẫn có thể hiểu được trên cơ sở đối chiếu với từ ngữ toàn dân. 
I. Từ ngữ địa phương
1. Sự khác biệt về ngữ âm 
 Phụ âm đầu, thanh điệu 
a, Bắc bộ:
 - Lẫn các cặp phụ âm l/n; d/r/gi; s/x; tr/ch.
b, Nam Bộ:
 - Lẫn các cặp phụ âm v/d ; n/ng ; c/t.
c, Nam Trung Bộ, Nghệ Tĩnh:
 - Lẫn các thanh điệu: hỏi/ngã, sắc/hỏi, ngã/huyền.
2. Sự khác biệt về từ vựng. 
 - Từ ngữ địa phương có những đơn vị mà từ ngữ toàn dân không có.
VD: Sầu riêng, măng cụt, mãng cầu, chôm chôm...
- Từ ngữ địa phương có các đơn vị song song tồn tại với từ ngữ toàn dân.
VD: Vô - vào, ba - bố, ghe - thuyền, ngái - xa, ...
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Mục tiêu: củng cố kiến thức
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
II. Luyện tập: 
1. Lập bảng đối chiếu
Bảng phụ
 (Gọi HS lên bảng trình bày theo thứ tự)
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ địa phương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
cha
mẹ
ông nội
bà nội
ông ngoại
bà ngoại
bác (anh trai của cha)
bác (vợ anh trai của cha)
chú (em trai của cha)
thím (vợ em trai của cha)
bác (chị gái của cha)
bác (chồng chị gái của cha)
bố, thầy, ba, tía
má, bầm, u, bu
ông
bà
ông cậu
bà cậu
bác
bác
chú
thím, cô
bác, cô, bá
bác
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Nêu yêu cầu bài tập ?
- HS làm việc cá nhân.
Ví dụ: Cha - thầy; bác - bá; mẹ - bu, má
(GV cho HS sưu tầm theo nhóm - lên bảng trình bày)
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi nhóm bàn.
- H trả lời, nhận xét.
- GV ghi VD vào bảng phụ.
- H: trao đổi thảo luận, trả lời.
2. Sưu tầm 1 số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.
3. Thơ ca có từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt (Từ ngữ địa phương nếu có)
* Ca dao, tục ngữ, thành ngữ:
- Sẩy cha theo chú, sẩy mẹ bú dì
- Con dại cái mang
- Con chị nó đi, con dì nó lớn
- Mấy đời bánh đúc .... Chồng
Thật thà như thể lái trâu
Thương nhau như thể nàng dâu mẹ chồng
* Thơ ca:
- Bầm ơi (Tố Hữu)
- Bà bủ (Tố Hữu) : Bà bủ không ngủ bà nằm.
 Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù
- Bà má Hậu Giang (Tố Hữu)
Ở đây sóng gió bất kì
Má ơi, má ở làm chi 1 mình
* Bài tập bổ sung:
? Những từ in đậm trong câu ca dao sau có phải là từ địa phương không?
1. Năng mưa thì giếng năng đầy.
 Anh năng đi lại thì thầy năng thương.
2. Anh thương em răng nỏ muốn thương
 Sợ lòng Bác mẹ như sương khóa rồi.
3. Lục bình bát giác cắm các bông hường
 Má anh kén dâu, anh thì kén vợ, đạo cang thường sẽ ra sao?
Tài liệu tham khảo:
1. Anh em như thể tay chân
2. Chị ngã em nâng
3. Chú cũng như cha
4. Phúc đức tại mẫu
5. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì
6. Quyền huynh thế phụ
7. Con chị nó đi, con dì nó lớn
8. Anh em đánh nhau đằng cán chứ không đánh nhau đằng lưỡi.
9. Anh em như khúc ruột trên, khúc ruột dưới.
10. Dì ruột thương cháu 
Chẳng may mất mẹ cháu còn cậy trông
11. Cây xanh thì lá cũng xanh
 Cha mẹ hiền lành để đức cho con
12. Người dưng có ngãi, ta đãi người dưng 
 Chị em bất ngãi, ta đừng chị em
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho các nhóm thi.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: hợp tác...
? Khi dùng từ địa phương cần chú ý gì ? (Mang đặc tính vùng miền)
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’)
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung.
- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
? Em hãy kể một số từ ngữ địa phương.......... mà em biết?
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Học bài cũ:
- Lập bảng thống kê các từ ngữ địa phương tương đương với các từ ngữ toàn dân.
- Sưu tầm và chép lại những bài thơ, bài văn, đoạn văn hay có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, phân tích để thấy được tác dụng của những từ này trong tác phẩm.
* Chuẩn bị bài mới: 
- Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự.
+ Đọc văn bản: Món quà sinh nhật, trả lời câu hỏi (sự việc chính, bố cục)
+ Tìm hiểu bài tập luyện tập Tr.95
+ Chuẩn bị bảng phụ nhóm.
Ngày soạn: 10/10/201
 Tiết theo PPCT: 32
Tập làm văn: 
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Biết cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng
* Kĩ năng bài dạy
- Xây dựng được bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm thành thục
- Biết cách viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
* Kỹ năng sống:
- KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN giải quyết một vấn đề, KN lắng nghe tích cực, KN tư duy sáng tạo.
3. Định hướng phát triển năng lực
-- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, ra quyết định: sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong dàn ý của văn bản tự sự.
-- Năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ỹ tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
4. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiên cứu, tìm tòi các tác phẩm văn học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
 + Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:.
- Kiểm tra sĩ số học sinh: 
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số (vắng)
 8A1
 8A2
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4’):
 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
 - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.
2.2. Kiểm tra nội dung bài
* Câu hỏi:
? Trình bày qui trình viết một đoạn văn tự sự có miêu tả và biểu cảm ?
* Đáp án (sơ lược):
Các bước xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Lựa chọn sự việc chính sẽ được kể.
- Lựa chọn ngôi kể.
- Xác định thứ tự kể.
- Xác định các yêu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết cho đoạn văn viết.
- Hoàn thành đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm theo yêu cầu.
Bước 3. Bài mới
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.	
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
-Phương pháp: Thuyết trình
Cô và các em đã tìm hiểu tác dụng khi đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách lập dàn ý cho bài văn có sự kết hợp các yếu tố ấy.
 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’)
- Mục tiêu: biết cách lập dàn ý bài văn tự sự
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não,...
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu dàn ý của bài văn tư sự
* H: Đọc ngữ liệu sgk trang 92,93
? Xác định phần MB, TB, KB và nêu nội dung của mỗi phần?
- MB: từ đầu -> “la liệt trên bàn”: Kể và tả lại quang cảnh vui chung của buổi sinh nhật.
- TB: Tiếp -> “không nói”: kể về món quà độc đáo.
- KB:-> Còn lại: Cảm nghĩ về món quà của bạn.
? Truyện kể về việc gì? (Sự việc chính) Ai là người kể chuyện? (Ngôi thứ mấy?)
- Sự việc chính: diễn biến của buổi sinh nhật và câu chuyện liên quan đến món quà sinh nhật.
- Ngôi kể: thứ nhất: tôi (Trang), tự kể.
? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
- Thời gian: vào buổi sang.
- Không gian: trong nhà Trang.
- Hoàn cảnh: ngày sinh của Trang có các bạn đến chúc mừng.
? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Sự việc xoay quanh nhân vật nào? Tình cảm của mỗi nhân vật?
- Sự việc xoay quanh Trang (nhân vật chính).
- Các nhân vật khác: Trinh, Thanh, các bạn
- Tình cảm và tính cách: 
+ Trang: hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột.
+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân thành.
+ Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý
? Câu chuyện diễn ra ở đâu? Kết thúc chỗ nào? Điều gì đã tạo nên bất ngờ?
- Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ sắp kết thúc. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến
- Diễn biến: Trinh đến - đỉnh điểm là món quà độc đáo.
- Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà
- Điều bất ngờ: tình huống truyện: tâm trạng chờ đợi, có ý chê trách về sự chậm trễ của bạn thân 
-> vỡ lẽ về sự chậm trễ đầy cảm thông... Món quà đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa về tình bạn chân thành.
? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào?
H trình bày.
 ? Hãy xác định yếu tố miêu tả? Biểu cảm? Tác dụng?
Miêu tả: Suốt cả buổi sáng, cả nhà tấp nập, kẻ ra người vào, các bạn ngồi chật cả nhà...Trinh đang tươi cười...Trinh dẫn tôi ra vườn...Trinh lom khom...Trinh vẫn lặng lẽ cười...
Biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên...bắt đầu lo...tủi thân và giận Trinh...giận mình quá...Tôi run run...cảm ơn Trinh quá....quí giá làm sao...
GV treo bảng phụ (gạch chân các yếu tố miêu tả và biểu cảm) 
- 4 HS xác định -> GV chốt.
? Em rút ra được điều ghi nhớ gì qua phần tìm hiểu trên?
? Qua câu chuyện trên, hãy cho biết bố cục và dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm?
(bố cục gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần ra sao?)
GV chốt -> Ghi.
? So sánh và nhận xét: dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giống và khác nhau thế nào với dàn ý bài văn tự sự?
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK Tr 95
I. Dàn ý của bài văn tự sự:
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
a. Phân tích ngữ liệu: 
Bài văn “Món quà sinh nhật”
Bố cục: 3 phần
- MB: Kể và tả lại quang cảnh vui chung của buổi sinh nhật.
- TB: Kể về món quà độc đáo.
- KB: Cảm nghĩ về món quà của bạn.
- Sự việc chính: diễn biến của buổi sinh nhật và câu chuyện liên quan đến món quà sinh nhật.
- Ngôi kể: thứ nhất - tôi (Trang), tự kể.
- Sự việc xoay quanh Trang (nhân vật chính)
- Tính cách và tình cảm: Trang, Trinh, Thanh.
- Trình tự câu chuyện:
+ Mở đầu:
+ Diễn biến:
+ Kết thúc:
- Tình huống truyện: bất ngờ, đầy ý nghĩa về tình bạn.
Theo trình tự trước sau (nhưng có chỗ từ hiện tại nhớ về quá khứ: “Tôi oà lên... bấ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_1_71_nam_hoc_2019_2020.doc