Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Hs nắm được kiến thức sơ giản về phong trào thơ mới.
- Học sinh cảm nhận được chiều sâu tư tưởng yêu nước của thế hệ trí thức- niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Học sinh thấy được hình tượng nghệ thuạt độc đáo có nhiều ý nghĩa và bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
-Tích hơp : Câu nghi vấn
2. Kĩ năng: - Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức- giao tiếp- tư duy sáng tạo- trình bày một phút.
3 Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, yêu tự do qua bài thơ ''Nhớ rừng''.
- Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Lòng yêu nức và khát vọng tự do của Bác
4. Định hướng phát triển năng lực
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
- Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
II. CHUẨN BỊ .
- G/v: giáo án
- H/s: đọc bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
2. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
- Được Nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT. - Đặc điểm phong cách thơ Thế Lữ: Giọng thơ biễn hoá du dương, lôi cuốn. í thơ rộng mở, giọng thơ mượt mà đầy màu sắc. hình tượng thơ đa dạng, chan hoà tình thơ, dạt dào về cái đẹp, cái đẹp của âm nhạc, mĩ thuật, vẻ đẹp của nhan sắc thiếu nữ và tình yêu Thế Lữ (1907-1989) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. Xuất xứ: Viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” ( 1935). Thơ mới: một phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ từ năm 1932 đến năm 1945. Ngay từ giai đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học, nghệ thuật của nước nhà. Nhớ rừng là bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ hiện đại. Sự ra đời của bài thơ góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới. b. Giá trị về nội dung & NT: - “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới, được sáng tác vào năm 1934, lần đầu đăng báo, sau đó in trong tập “Mấy vần thơ”. - Mượn lời con hổ ở vường bách thú với nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do, được sống đúng với bản chất của mình, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khao khát tự do của con người VN khi đang bị ngoại bang thống trị. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan. 2. Quê hương: a. Tác giả: - Tế Hanh – tên khai sinh là Trần tế Hanh, sinh 1921, quê Quảng Ngãi, hiện đang sống ở Hà Nội. - Ông tham gia cách mạng từ tháng 8/1945, tham gia nhiều khoá Ban Chấp Hành Hội Nhà văn - Xuất bản nhiều tập thơ, tiểu luận, thơ viết cho thiếu nhi, dịch nhiều tập thơ của các nhà thơ lớn trên thế giới. - Ông nhận nhiều giải thưởng về văn học. Tế Hanh ( 1921- 2009 ) đến với Thơ mới khi phong trào này đã có rất nhiều thành tựu. Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật của thơ Tế Hanh. Quê hương được in trong tập Nghẹn ngào (1939), sau in lại ở tập Hoa niên ( 1945). Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển b. Giá trị về nội dung & NT: - Sáng tác khi Tế Hanh sống xa quê. Những h/a về làng chài và những người dân chài đều được tái hiện từ nỗi nhớ của nhà thơ nên rất gợi cảm và sinh động. - Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở chất thơ bình dị nhưng tràn ngập cảm xúc. Nhà thơ viết về quê hương với tình cảm thiết tha, từ niềm tự hào về 1 miền quê tươi đẹp, có những đoàn thuyền, những người trai mạnh mẽ đầy sức sống, đương đầu với sóng gió trùng dương vì c/s, niềm vui và hp của làng chài. 3. Khi con tu hú: a. Tác giả: - Tố Hữu – tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành – quê Thừa Thiên. - Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi đã làm thơ. Giác ngộ và tham gia cách mạng từ rất sớm. - Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và chính quyền: Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư BCH TƯ Đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. - Xuất bản nhiều tập thơ, tiểu luận. - Nhận nhiều giải thưởng về VHNT. Tố Hữu (1920 – 2002) quê Thừa Thiên – Huế. Được giác ngộ trong phong trào học sinh, sinh viên. Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Khi con tu hú ra đời khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập Từ ấy- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu ( 1939 ). b. Giá trị về nội dung & NT: - Bài thơ lục bát được sáng tác khi ông đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) 7. 1939, sau đó được in trong tập: Từ ấy. - Bài thơ nói lên nỗi nhớ quê nhà khi mùa hè đã đến, đồng thời thể hiện niềm uất hận và lòng khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng đang bị cùm trói trong nhà tù đế quốc. 4. Tức cảnh Pác Bó: a. Tác giả: Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969 ): nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. b. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2. 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cm ở nước ngoài, Bác Hồ trở lại Trung Quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó – một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (Hà Quảng – Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm; bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang được người đặt tên là suối Lê-nin. Bài thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh này. Tức cảnh Pác Bó: được viết theo thể thơ tứ tuyệt, ra đời tháng 02 – 1941. - Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên một cảm giác vui thích, sảng khoái. (- Có tính chất ngắn gọn, hàm súc.- Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ.- Có lời thơ bình dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh.- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.) Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện cốt cách, tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. 5. Ngắm trăng, Đi đường: a. Tác giả: Hồ Chí Minh. b. Tác phẩm: * Giới thiệu: “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù): - Gồm 133 bài thơ chữ Hán, phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tập nhật kí bằng thơ được HCM viết trong một hoàn cảnh đặc biệt từ tháng 2/1942 đến 9/1943 khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đày đoạ khắp các nhà tù ở tỉnh Quảng Tây – TQ. Quảng Tây giải khắp mười ba huyện Mười tám nhà lao đã ở qua. (Đến phòng chính trị chiến khu IV) - Nhật kí trong tù phản ánh một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn của người chiến sĩ vĩ đại. Nó cho thấy một ngòi bút vừa hồn nhiên giản dị, vừa hàm súc sâu sắc. Chất thép và chất tình, màu sắc cổ điển và tính chất hiện đại, bình dị kết hợp một cách hài hoà. - Nhật kí trong tù có tác dụng bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần và nhân sinh quan cách mạng cho thế hệ trẻ chúng ta. - Trong bài “Đọc thơ Bác”, thi sĩ Hoàng Trung Thông viết: Ngục tối trong tim càng cháy lửa Xích xiềng không khoá nổi lời ca. Trăm sông nghì núi chân không ngã, Yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. * Ngắm trăng: - Là bài thứ 21 trong tập NKTT, được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên 1 cảm giác vui thích, sảng khoái. - Bài thơ ghi lại cảnh ngắm trăng, qua đó thể hiện tình yêu trăng, yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Bài thơ được sáng tác trong ngục tù của Tưởng Giới Thạch, in trong tập “Nhật kí trong tù”. Bài thơ được viết bằng chữ Hán, thể thơ tứ tuyệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Hồ Chí Minh. Nghệ thuật : - Nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối nhà tù, vầng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà tù, sự đối sánh tương phản vừa có tác dụng thể hiện sức hút của những vẻ đẹp khác nhau ở bài thơ này, vừa thể hiện sự hô ứng, cân đối thường thấy trong thơ truyền thống. - Tài năng Hồ Chí minh trong việc lựa chọn ngôn ngữ thơ. Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của con người bất chấp hoàn cảnh tù ngục. * Đi đường: - Là bài số 30 trong tập thơ NKTT. - Bài thơ nói lên những suy ngẫm của tác giả về đường đời vô cùng gian lao vất vả, luôn luôn đứng trước bao thử thách khó khăn, phải có dúng khí và quyết tâm vượt lên để giành thắng lợi. Con đường ở đây mang hàm nghĩa là con đường c/m Hoàn cảnh ra đời: trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ ( từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943. Ý nghĩa triết lí . - Con đường cách mạng nhiều thử thách chông gai nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp. - Người cách mạng phải rèn luyện ý chí kiên định, phẩm chất kiên cường. Nghệ thuật : - Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc. - Tác dụng nhất định của bản dịch thơ trong việc chuyển dịch một bài thơ viết bằng chữ Hánsang tiếng Việt. Ý nghĩa văn bản: Đi đường viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang. II. Văn nghị luận: 1. Chiếu dời đô: a. Tác giả: Lý Công Uẩn (974-1028) – tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang – Nay là xã Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Thuở nhỏ ông được học chữ, học võ nghệ ở các chùa nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Sau đó ông trở thành võ tướng của triều Lê, từng lập được nhiều chiến công, làm đến chức Tả thận vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người tài trí, đức độ, kín đáo, nhiều uy vọng, được quân sĩ và tầng lớp sư sãi tín phục. Năm 1009, Lê Ngoạ Triều chết, ông được quần thần và nhiều vị Thiền sư ủng hộ, tôn lên làm vua, mở đầu triều đại nhà Lý (1009-1225) Lí Công Uẩn(974-1028) tức Lí Thái Tổ, vị vua khai sáng triều Lí, là vị vua anh minh, có chí lớn và lập nhiều chiến công. b. Tác phẩm: *Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết về 1 chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, tôn nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu). Chiếu dời đô được viết bằng chữ Hán, ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại: thành Đại La(Hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lí và nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. * Chiếu dời đô (viết bằng chữ Hán – Bản dịch của Nguyễn Đức Vân): Năm 1010, Lý Công Uốn – tức vua Lý Thái Tổ, viết Thiên đô chiếu trong h/c đất nước thái bình thể hiên mong muốn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra thành Đại La rộng lớn, thuận tiện cho việc mở mang và củng cố, bảo vệ đất nước, sau đổi tên là Thăng Long. Chiếu dời đô là 1 văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó đánh dấu sự vươn dậy, ý chí tự cường của dt ta. Nó thể hiện sự lớn mạnh của đất nước ta, nhân dân ta trên con đượng xây dựng 1 chế độ phong kiến tập quyền hùng mạnh để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Đại Việt. Nó mở ra 1 kỉ nguyên mới, kỉ nguyên Thăng Long huy hoàng. Tuy là 1 bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô lại có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng 1 hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khoẻ khắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ kế hoạch dời đô của mình. Hình thức : -Gồm có bố cục 3 phần chặt chẽ. -Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước. - Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại: + Là mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô không sử dụng hình thức mệnh lệnh. + Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc, người nghe tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện. Ý nghĩa văn bản: Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn. B. TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP VỀ KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẨU CẢM THÁN TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH. I. Câu nghi vấn: là câu có các từ nghi vấn( ai gì, nào, đâu, là gì, ... - Có chức năng chính là dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi. +Nó ở đâu ? +Tiếng ta đẹp như thế nào? +Ai biết ? +Nó tìm gì ? +Cô bạn ở đâu ? - Trong nhiều truờng hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ t/c cảm xúcvà không cần người đối thoại trả lời. - Nếu không dựng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm lửng. II. Câu cầu khiến: - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớnàohay ngữ điệu cầu khiến, dựng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo - Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý kiến không được nhấn mạnh thì cú thể kết thúc bằng dấu chấm. VD: Thô ừng lo lắng – khuyên bảo. Cứ về đi – yêu cầu. Đi thôi con. – yêu cầu III. Câu cảm thán: - Câu CT có từ cảm thán: Than ôi, hỡi ơi, chao ôi, xiết bao... - Câu CT dựng để : bộc lộ cảm xúc, kết thúc bằng dấu (!) - Không dựng câu cảm thán trong văn bản điều hành( hành chớnh). - Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong lời nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. IV Câu trần thuật :không có hình thức của kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, thường để kể thông báo, nhận định, miêu tả - Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật cũng dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c cảm xúc( vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác) - Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. - Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. VD: - Ông ấy là một người tốt. - Ngay mai cả lớp đi lao động. V Câu phủ định: là câu chứa những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải (là) đâu cú phải (là),.. - Câu phủ định dựng để : + Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó ( câu phủ định miêu tả) + Phản bác một ý kiến, một nhận định ( câu phủ định bác bỏ) VD: Nó không đi Hà Nội. Tôi chưa bao giờ chơi thân với nó. C. TẬP LÀM VĂN I. Văn thuyết minh: 1. Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Các phương pháp thuyết minh: a.Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích - Nêu định nghĩa, giải thích:Là những câu văn thường đứng ở đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu, giải thích thường có từ “là”. b.Phương pháp liệt kê: - Là phương pháp kể ra các thuộc tính biểu hiện cùng loại của đối tượng thuyết minh. c. Phương pháp nêu ví dụ: - Nêu ví dụ để làm dẫn chứng cụ thể, thuyết phục người nghe,dễ nắm bắt . d. Phương pháp dùng số liệu( con số) : - Dùng số liệu làm cho sáng tỏ những thông tin về đối tượng thuyết minh để người đọc đễ hình dung. e. Phương pháp so sánh. - So sánh để làm nổi bật đặc điểm sự vật. - Để người đọc dễ hình dung ra đặc điểm, hình ảnh của đối tượng thuyết minh. d. Phương pháp phân loại. - Là phương pháp chia nhỏ đối tượng để xem xét. Chia đối tượng vốn có thành từng cá thể, thành từng loại theo một số tiêu chí. II. Văn nghị luận: Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm,chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận. - Trong bài văn nghị luận , luận điểm phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề. -Trong bài văn nghị luận luận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau (luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước) DẶN DÒ: Học bài cũ chuẩn bị thi giữa kì ********************************************* Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ Tiết 99 Tiếng việt HÀNH ĐỘNG NÓI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm hành động nói. - Nắm được các kiểu hành động nói thường gặp. 2. Kĩ năng - Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp. - Biết tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ Có ý thức vận dụng “các hành động nói" để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SBT. Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học - Học sinh: Đọc kĩ SGK. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định ? là câu chứa những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải (là) đâu cú phải (là),.. - Câu phủ định dựng để : + Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó ( câu phủ định miêu tả) + Phản bác một ý kiến, một nhận định(câu phủ định bác bỏ). VD: Nó không đi Hà Nội. Tôi chưa bao giờ chơi thân với nó. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hành động nói. I. Hành động nói là gì? ? Đọc to rõ VD trên bảng phụ? ? Nội dung đoạn trích chỉ lời nói của ai? HS: Đoạn văn chỉ lời nói của Lí Thông ? Em hãy chỉ ra lời nói của Lí Thông với Thạch Sanh? HS: “Con trăn ... lo liệu” ? Lí Thông nó với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? HS: Đe dọa Thạch Sanh để chàng trốn đi vì ngỡ mình đã giết chết con trăn của vua nuôi, e tính mạng sẽ gặp nguy đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi. ? Chỉ ra câu thể hiện rõ nhất m.đích ấy? - Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. ? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó? HS: Có. “Chàng vội vã... nuôi thân”. GV: Chi tiêt Thạch Sanh vội vã từ biệt mẹ con Lí Thông ra đi thể hiện rõ điều đó. ? Lí Thông thực hiện mục đích bằng p.tiện gì? HS: Bằng lời nói ? Việc làm của Lí Thông có phải là một hành động nói không? Vì sao? HS: Việc làm của Lí Thông là một hành động nói. Vì hành động đó được thể hiện bằng lời nói mà cái của nó là dọa Thạch Sanh được thực hiện bằng lời cho chàng trốn đi vì ngỡ mình đã giết chết con trăn của vua, từ đó Lí Thông dễ bề tâng công lên vua. Đó là một việc làm có mục đích. ? Qua VD trên em hiểu thế nào là hành động nói? ? Đọc to, rõ ghi nhớ SGK/ T63. ? Em hãy thực hiện một hành động nói với một bạn ở trong lớp? 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T62 - Đoạn văn chỉ lời nói của Lí Thông. - MĐ: Nhằm đẩy Thạch Sanh đi để cướp công. - Lí Thông thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện: lời nói. -> Hành động nói. 2. Ghi nhớ: SGK (62) Hoạt động 2: Tìm hiểu một số kiểu hành động nói. II. Một số kiểu hành động nói thường gặp. ? Đọc lại lời nói của Lí Thông ở VD phần I. ? Lời nói của Lí Thông có mấy câu? Mục đích của mỗi câu là gì? HS: 4 câu. ? Đọc VD 2 mục II SGK/ T 63. ? Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động? ? Qua phân tích VD trên em hãy liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết? HS: Thực hiện. ? Nêu k.luận chung về các kiểu hành động nói? HS : Trình bày. ? Đọc ghi nhớ SGK/ T63 1. Phân tích ngữ liệu SGK/ T62, 63 * VD1: - C1: Trình bày, thông báo - C2: Đe doạ - C3: Cầu khiến - C4: Hứa hẹn * VD2: + Vậy thì... ở đâu? -> Hành động hỏi, mục đích hỏi. + Con sẽ... thôn Đoài. -> Hành động trình bày, mục đích thông báo. + U nhất định ... ư? -> Hành động hỏi, mục đích van xin. + U không ... ư? -> Hành động hỏi, mục đích van xin. + Khốn nạn ... thế này!-> Hành động bộc lộ cảm xúc, mục đích để than. + Trời ơi! - Bộc lộ cảm xúc, mục đích để than. -> Có nhiều kiểu hành động nói: hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. 2. Ghi nhớ: SGK/ T63. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. III. Luyện tập Bài tập 1: Hoạt động cá nhân ? Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích gì? ? Hãy xác định mục đích của h.động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung? HS: thực hiện bài tập nhanh tại chỗ Bài tập 1 : - Kêu gọi tướng sĩ phải từ bỏ lối sống hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh nước nhà mà vùng lên quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Mục đích của hành động nói ở câu “Các ngươivui cười” là kích động ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi tướng sĩ đối với lẽ vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục mà cầm vũ khí giết giặc; Khích lệ lòng yêu nước và ra sức học tập “binh thư yếu lược” của các tướng sĩ. ? Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích? HS tự làm ở nhà mục b, c. b. Câu 1: Hành động nêu ý kiến , mục đích tỏ rõ “Trời thuận ý người” Câu 2: Hành động hứa hẹn, mục đích thề nguyền tỏ sự quyết tâm. c. Cậu Vàng...bắt xong -> Hành động báo tin, mục đích tìm sự cảm thông giải tỏa day dứt - Cụ bán
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2021_202.docx