Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Anh

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức :

- Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một vân bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh

- Chủ đề của văn bản và những thể hiện của chủ đề của văn bản.

- Khái niệm về thể loại hồi kí

- Cốt truyện, nhân vật,sự kiện trong đoạn trích trong lòng mẹ.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật

- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng

- Bố cục của văn bản ,tác dụng của việc xây dựng bố cục văn bản

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong đời sống của bản thân.

- Đọc- hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

- Trình bày một văn bản ( nói, viết) thống nhất về chủ đề.

- Bước đầu biết đọc-hiểu một văn bản hồi kí

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện

- Xắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc-hiểu văn bản

3. Phẩm chất, năng lực cần phát triển

- Phẩm chất: Học sinh có ý thức tự chủ, đồng cảm; yêu mến mái trường, thầy cô, bạn bè; có ý thức học tập tốt; có trách nhiệm trong việc học tập của bản thân.

Học sinh có ý thức tự chủ, đồng cảm; yêu mến bạn bè; có ý thức chia sẻ với những hoàn cảnh éo le của bạn; có trách nhiệm với bạn bè.

- Qua đọc hiểu văn bản các em có thêm lòng bao dung , nhân ái, biết yêu thương chân trọng những người thân trong gia đình.

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác. Năng lực thưởng thức và cảm thụ văn học, NL giao tiếp TV.

4. Tích hợp: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Xác định giá trị bản thân, trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.

 

doc 191 trang linhnguyen 17/10/2022 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Anh

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Anh
nh:	
 Tiết 35, 36, 37, 38, 39
BÀI 9: Văn bản: HAI CÂY PHONG
 (Trích Người thầy đầu tiên)
 - Ai-ma-tốp -
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: 
* Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích; Sự gắn bó của người nghệ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen; Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc
* Nhận biết biện pháp tu từ nói quá và tác dụng của biện pháp này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
* Viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
- Bồi dưỡng ý thức sử dụng biện pháp tu từ đã học.
- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
* KNS: 
- Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tình yêu quê hương và lòng biết ơn với thầy giáo Đuy-sen của người trò nhỏ.
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong.
- Xác định giá trị bản thân: biết ơn người đã dưỡng dục mình, có trách nhiệm với quê hương mình. 
3. Phẩm chất, năng lực cần phát triển: 
- Phẩm chất: Biết trân trọng những kí ức, những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống.
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức (cảm thụ) văn học.
4. Bản đặc tả
 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Vận dụng cao
I.
Phần 
Đọc hiểu văn bản
Văn bản: Hai cây phong
- Nắm được vẻ đẹp và ý nghĩa của hai cay phong, sự gắn bó của ng]ời họa sĩ với quê hương, thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy.
- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giầu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
- Hiểu rõ về nghệ thật, tự sự miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện. Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương. 
- Viết Viết đoạn văn (từ 5 đến 10 câu) kết nối các vấn đề trong văn bản với kỉ niệm về thầy cô giáo, bạn bè.
Về m Liên hệ vấn đề giáo dục hiện nay.
II. Tiếng Việt
Nói quá
- Nắm khái niệm nói quá, phạm vi sử dụng của biện pháp nói quá.
- Hiểu được tác dụng của nói quá trong văn chương, giao tiếp hàng ngày
 	 - Vận dựng trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.
III. Tập làm văn
Viết bài tập làm văn số 2
- Nắm được kiến thức về kiểu bài tự sự kết hợp với miểu tả và biểu cảm.
- Biết thực hiện các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý logic rõ ràng.
- Viết bài đảm bảo yêu cầu về bố cục, mạch lạc, sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên:
- Sổ tay lên lớp
- Phương tiện dạy học: máy chiếu
2. Học sinh: Nghiên cứu Tài liệu Hướng dẫn tự học Ngữ văn bài 8: Đọc, trả lời câu hỏi trong SHD.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:
1. Phương pháp 
 - Đàm thoại, thuyết minh, vấn đáp, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật
- Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nguyên nhân nào khiến tâm trạng của Giôn-xi hồi sinh?
? Nét nghệ thuật đặc sắc trong văn bản Chiếc lá cuối cùng là gì?
* Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
 Tiết 35,36
GV: Yêu cầu HS đọc đoạn trích ở nhà
- Hoạt động chung cả lớp
? Đọc đoạn trích giới thiệu truyện Người thầy đầu tiên và giải thích vì sao cô bé An- tư- nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình.
HS: Trình bày
HS: Nhận xét, bổ xung
Gv: Nhận xét, chốt, kết nối vào bài
 Có những sự việc mà suốt đời ta không thể quên. Đó là những kí ức về tuổi thơ, về quê hương, mái trường và người thầy đầu tiên của mình. Đấy cũng là cảm xúc của Ai-ma-tốp, nhà văn xứ Cư-rơ-gư-xtan những năm 20 của thế kỷ XX. Cảm xúc ấy được thể hiện trong truyện ngắn Người thầy đầu tiên để thấy rõ được cảm xúc đó chúng ta cùng tìm hiểu phần trích SGK.
A. Hoạt động khởi động (5’)
- Thầy Đuy-sen đã cứu giúp và giải thoát cuộc sống khốn khổ của An- tư- nai cho em được đến trường đi học, lên tỉnh học rồi đến học ở Mát- xcơ -va và sau này đã trở thành nữ viện sĩ An- tư- nai
- GV: Yêu cầu HS đọc chú thích *
- Hoạt động chung cả lớp 
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? ?Vị trí của đoạn trích ?
 GV: Chiếu chân dung và tranh minh họa giới thiệu truyện ngắn Người thầy đầu tiên. 
- Truyện “Người thầy đầu tiên” là hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai kể về thầy giáo Đuy-sen những năm 20 của thế kỉ XX. Nữ sĩ là học trò cũ của thầy Đuy-sen được Đoàn TNCS cử về vùng quê hẻo lánh để mở trường. Đuy-sen gặp rất nhiều khó khăn. Các em gái trong làng nghe tin mở trường đều háo hức chờ đợi. trong số đó có cô bé An-tư-nai không được đến trường.Và cô bé đã được thầy Đuy-sen đưa lên tỉnh học và trở thành nữ viện sĩ. Còn thầy Đuy – sen đã già làm nghề đưa thư.
GV nêu yêu cầu đọc: đọc đoạn đầu giọng thong thả, diễn tả tâm trạng của người kể chuyện xen lẫn miêu tả. Tiếp là giọng xúc động, đoạn cuối đọc với giọng vui, nhộn nhịp.
GV: Tổ chức cho HS đọc nối tiếp
GV và HS nhận xét phần đọc
? Em hãy tóm tắt đoạn trích?
GV nhận xét phần tóm tắt của hs, 
- GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân tự tìm hiểu chú thích từ khó
- HS: Hoạt động cặp đôi
Dựa vào các đoạn đã chia trong SHD xác định nội dung các đoạn
- HS: Báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
? Đoạn trích đã sử dụng các ngôi kể nào?
- HS Hoạt động cặp đôi 
 ? Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Hãy tách thành hai câu chuyện và tóm tắt nội dung theo từng mạch
- HS: báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
B. Hoạt động hình thành kiến thức. 
1. Đọc văn bản. (15')
* Tác giả, tác phẩm
- Ai - ma - tốp (1928 - 2008), nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, trước đây là 1 nước thuộc CHXHCN Xô viết; các tác phẩm quen thuộc: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên...
- Đoạn trích thuộc phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”.
* Đọc
* Tóm tắt:
- Đoạn trích kể về làng Ku- ku- rêu qua lời kể của hoạ sĩ và h/ả hai cây phong trong tâm thức của hoạ sĩ và những tiếng lòng của nhân vật hoạ sĩ với hai cây phong thông qua các kỉ niệm tuổi thơ.
* Từ khó: 
* Cấu trúc văn bản:
- Bố cục: : 4 phần
+ P1: Từ đầu ... phía tây -> Giới thiệu chung về vị trí, cảnh vật nổi bật của làng Ku-ku-rêu.
+ P2: Tiếp... gương thần xanh -> Nhớ về h/ả hai cây phong ở đầu làng và cảm xúc, tâm trạng của tôi mỗi lần về thăm làng, thăm cây.
+ P3: Tiếp ... biêng biếc kia -> Nhớ về cảm xúc và tâm trạng của tôi hồi trẻ thơ với lũ bạn.
+ P4: còn lại-> Nhân vật tôi nhớ về người đã trồng hai cây phong.
* Ngôi kể thứ nhất: xưng tôi, chúng tôi.
Người kể chuyện xưng “tôi” (đoạn 2,4)
- Kể về những cảm xúc, tâm hồn riêng của nhân vật tôi về hai cây phong.
Người kể chuyện xưng “chúng tôi” (đoạn 1,3)
- Kể về những cảm xúc tập thể (trong đó có tôi) về hai cây phong và thảo nguyên.
So sánh điểm khác nhau của hai cây phong trong hai mạch câu chuyện:
- Người kể chuyện xưng “tôi”: hai cây phong hiện lên gần gũi thân quen, gắn bó như những người bạn; cây phong hiện lên cụ thể, chi tiết hơn.
- Người kể chuyện xưng “chúng tôi”: hai cây phong là nơi gợi nhắc tới những kỉ niệm tuổi thơ.
- HS: Hoạt động chung cả lớp 
? Nhân vật người kể chuyện có vị trí ntn (nhân danh ai) ở từng mạch kể? 
GV: Hai mạch kể lồng ghép, bổ sung cho nhau đã diễn tả được tình cảm, kỉ niệm và thể hiện được sự gắn bó của con người với thiên nhiên tươi đẹp.
? Theo em, mạch kể của người kể chuyện xưng tôi hay chúng tôi quan trọng hơn? Vì sao? 
- GV: Ngay từ đoạn văn đầu của văn bản, tác giả giới thiệu với chúng ta về lang Ku-ku-rêu. 
- Hoạt động chung cả lớp: 
Gv: yêu cầu HS chú ý đoạn văn: từ Đầu - > chân trời phía tây.
? Làng Ku-ku-rêu được miêu tả qua từ ngữ và hình ảnh nào?
? Từ những từ ngữ và hình ảnh miêu tả trên, em hình dung đây là một làng quê như thế nào?
? Làng Ku-ku-rêu còn đẹp hơn bởi có hình ảnh nào nổi bật nhất, ấn tượng nhất qua lời người kể?
Gv yêu cầu HS chú ý đoạn văn từ “Vào năm học mới...biêng biếc kia”.
? Phần văn bản này có mấy đoạn? Nội dung chính từng đoạn?
- HS: Hoạt động cặp đôi
? Trong mạch kể của người kể chuyện xưng : chúng tôi” điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? 
? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội thoại của tác giả?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây? 
- HS: Báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
? Từ đó, em thấy kí ức tuổi thơ của người kể chuyện gắn với hai cây phong là gì?
GV bình: Nhờ hai cây phong cao lớn, vững vàng nâng đỡ, dìu dắt lên đến tận ngọn, những chú bé làng Ku-ku-rêu được mở rộng tầm nhìn, vươn tới bao nhiêu điều bổ ích...
Gv yêu cầu HS chú ý đoạn 2 của VB.
- HS: Hoạt động cặp đôi 
? Hai cây phong ở đỉnh đồi phía trên làng Ku-ku-rêu có gì đặc biệt đối với nhân vật tôi?
?Vì sao tác giả luôn nhớ về chúng?
? Hai cây phong trong hồi ức của nhân vật tôi hiện ra cụ thể như thế nào?
- HS: Báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
GV bình: Mỗi lần về quê, nhân vật tôi nhanh chóng đến với hai cây phong để say sưa nhìn ngắm chúng đến ngây ngất. Hai cây phong từ lâu đã trở thành h/a kí ức trong tâm hồn tác giả, biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê của một con người sống xa quê.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn bản này?
? Tại sao khi đã trưởng thành, hiểu được những điều bí ẩn của hai cây phong - đó chỉ là chân lí đơn giản, mà vẫn không làm họa sĩ vỡ mộng xưa?
GV: Nhân vật tôi - người họa sĩ khi đã hiểu điều bí ẩn của hai cây phong - đó chỉ là chân lí đơn giản, mà vẫn không tan đi giấc mộng tuổi thơ. Ngược lại, kỉ niệm và những kí ức huyền ảo ấy vẫn thường đi về, ám ảnh tâm trí anh mỗi khi nhớ về, đặc biệt là mỗi lần trở về ngắm nhìn 2 cây phong. Điều đó chứng tỏ sức mạnh và sự ám ảnh lâu bền, dai dẳng của kỉ niệm tuổi thơ đối với người họa sĩ.
- Hoạt động chung cả lớp: 
 Gv yêu cầu HS chú ý đoạn 4 của VB.
? Điều cuối cùng mà nhân vật tôi chưa hề nghĩ đến thuở thiếu thời là gì? 
? Từ đó ta hiểu được tình cảm gì của nhân vật tôi?
? Khái quát những giá trị đặc sắc về nghệ thuật?
? Khái quát lại nội dung văn bản?
? Cho biết ý nghĩa của văn bản? 
- HS: Hoạt động nhóm:
 thi đọc diễn cảm văn bản hai cây phong.
 trong nhóm, chọn bạn đọc tốt để thi giữa các nhóm trong lớp.
- HS: Thi giữa các nhóm, nhận xét
- GV, HS nhận xét, đánh giá.
 Tiết 37
- HS: Hoạt động cặp đôi: 
- đọc các câu tục ngữ, ca dao.
? Những từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có nói quá sự thật không? Mục đích nói quá ở đây là gì?
? Cách nói như trên có tác dụng gì?
- HS: Báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
GV: Cách nói như trên người ta gọi là nói quá.
? Em hiểu thế nào là nói quá?
- Hoạt động chung cả lớp
 Dựa vào ví dụ có trong SHD lấy thêm các ví dụ về nói quá
? Đặt câu với các ví dụ về phép nói quá vừa tìm được?
- Trong mạch kể xưng tôi, tôi là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu mình là hoạ sĩ.(có thể hiểu tôi chính là nhà văn Ai-ma-tốp) 
- Trong mạch kể xưng chúng tôi, vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại kể nhân danh cả “bọn con trai” ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn.
-> Hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
 - Mạch kể của người kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn vì: mạch kể của người kể chuyện xưng tôi dài hơn và có ý nghĩa bao bọc mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi; hơn nữa tôi có ở cả hai mạch kể.
2. Tìm hiểu văn bản (65')
a. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ.
* Làng Ku-ku-rêu: 
- Nằm ven chân núi, trên cao nguyên rộng, có khe nước...thung lũng đất vàng, cánh thảo nguyên mênh mông..
- > Đẹp, thanh bình như một bức tranh.
- Hai cây phong.
- 2 đoạn:
+ Đoạn 1: hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim.
+ Đoạn 2: Phong cảnh làng quê và cảm giác của chúng tôi khi từ ngọn cây phong nhìn xuống.
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi, điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất là những cảnh và cảm xúc mới mẻ, lạ lùng mà có lẽ lần đầu tiên bọn trẻ mới có được khi toàn cảnh quê hương quen thuộc bỗng hiện ra dưới chân mình.
* Hai cây phong:
- Hai cây phong “khồng lồ” với các “mắt mấu”
- Các “cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”.
- Bóng râm mát rượi, với các động tác “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời”, “hàng đàn chimchao đi chao lại”.
* Quang cảnh thiên nhiên:
- “Chân trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoang vu”, “dòng sông lấp lánh”, “làn sương mờ đục”, và lọt thỏm giữa không gian bao la ấy là “chuồng ngựa của nông trang” trông bé tí teo.
- Bức tranh còn được tô màu: “nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên”, “chân trời xa thẳm biêng biếc”, “làn sương mờ đục”, “những dòng sông lấp lánhnhư những sợi chỉ bạc”càng làm tăng thêm chất “bí ẩn đầy sức quyến rũ” của những miền đất lạ.
-> Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
-> Những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào quên.
b. Hai cây phong và thầy Đuy-sen.
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể chuyện
- vì: Hai cây phong ở vị trí cao trên làng, trên đỉnh đồi.
- Như ngọn hải đăng đặt trên núi, như hai cái cột tiêu dẫn lối về làng.
- Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu mà tác giả rất nâng niu, trân trọng.
- Liên quan đến nghề họa sĩ của tác giả - thích tìm hiểu để vẽ những bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
->Hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ là biểu tượng của quê hương.
* Hai cây phong trong hồi ức của nhân vật tôi- người họa sĩ.
- Hai cây phong khác hẳn, chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng.
- Nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, không ngớt tiếng rì rào, lời ca êm dịu, như sóng thủy triều, như tiếng thì thầm thiết tha, như đốm lửa vô tình, như tiếng thở dài thương tiếc ai, reo vù vù như ngọn lửa cháy rừng rực trong bão dông.
-> Miêu tả qua con mắt của người họa sĩ giàu trí tưởng tượng; so sánh, nhân hóa.
- Là do sức mạnh và sự ám ảnh lâu bền, dai dẳng của kỉ niệm tuổi thơ đối với người họa sĩ.
- Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước mà người kể chuyện gần đây mới được biết. (Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, được mở mang kiến thức và thành người có ích.)
-> Lòng biết ơn người thầy Đuy-sen - người đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khao khát hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp.
c. Tổng kết.
* Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
-Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ truyền sự rung cảm đến người đọc.
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
* Nội dung
* Ý nghĩa văn bản
- Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku – ku – rêu.
1. Bài tập 1: Thi đọc diễn cảm
3. Tìm hiểu biện pháp nói quá và tác dụng của nói quá.(25')
- Chưa nằm đã sáng: Đêm tháng 5 rất ngắn.
- Chưa cười đã tối: Ngày tháng mười rất ngắn.
- Thánh thót như mưa ruộng cày: Mồ hôi rất nhiều.
-> Cách nói không đúng với thực tế.
-> Cách nói này nhằm mục đích phóng đại sự thật với mục đích làm cho người ta hiểu rõ hơn sự thật.
-> Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
=> Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
* Ví dụ: 
 Đẹp như tiên.
 Đen như cột nhà cháy.
 Trắng như trứng gà bóc.
 Khoẻ như voi.
 - Bạn Lan lớp tôi có nước da trắng như trứng gà bóc
 - Bạn Tuấn lớp tớ khỏe như voi ấy
- HS: Hoạt động cặp đôi 
 Ghạch chân dưới các từ ngữ sử dụng nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ:
- HS: Báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
- HS: Hoạt động cá nhân
Diền thành ngữ vào chỗ trống /./ trong các câu để tạo biện pháp tu từ nói quá
- HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
- HS: Hoạt động cá nhân
 viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nói quá
- HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
C. Hoạt động luyện tập (15')
2. Bài tập 2: Luyện tập sử dụng biện pháp nói quá.
a, Tìm biện pháp tu từ nói quá và giải thích
 - a1. Sỏi đá cũng thành cơm: Sức lao động của con người thật kỳ diệu.
 - a2. Đi lên đến tận trời: Còn rất khoẻ có thể đi tới bất cứ nơi nào.
 - a3. Thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát trong tay (nhấn mạnh uy quyền của Cụ Bá).
b, Điền thành ngữ vào chỗ trống
 1. Chó ăn đá gà ăn sỏi.
 2. Bầm gan tím ruột.
 3. Ruột để ngoài da.
 4. Nở từng khúc ruột.
 5. Vắt chân lên cổ.
3. Bài tập 3 Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) có dùng biện pháp nói quá.
 Tiết 38,39
GV: cho HS viết ở lớp ( chọn một trong 3 đề )
D. Hoạt động vận dụng (90’)
* Viết bài Tập làm văn số 2 ( Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
Đề bài 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích
Đề bài 2: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
Đề bài 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng
- GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà
- HS Báo cáo kết quả vào thời gian học buổi 2
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1’)
V. Củng cố (5’)
- GV: Khái quát nội dung toàn bài học.
- Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài 10: Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
VI. Kiểm tra đánh giá
1. Người kể chuyện trong văn bản Hai cây phong là ai ?
2.Trong văn bản có hai mạch kể lồng vào nhau đó là những mạch kể nào ?
3. Trong văn bản , hình ảnh hai cây phong được miêu tả như thế nào?
4. Viết đoạn văn (7-10 câu) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Hai cây phong ?
5. Thế nào là biện pháp tu từ nói quá? Lấy ví dụ?
6. Phân biệt nói quá và nói khoác?
7. Đặt câu có sử dụng thành ngữ dùng biện pháp nói quá.
VII. Những ghi chép trên lớp
- Đánh giá học sinh
- Những nội dung cần điều chỉnh
Ngày soạn:10/11/2020 
Ngày thực hiện:8C1,8C2, 8C3: 14/11/2020 
Tiết: 40,41,42:
BÀI 10: Văn bản: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
( Theo tài liệu của sở khoa học – công nghệ Hà Nội )
I. Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức: 
 - Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông. Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. 
 - Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày; Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
 - Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại đã học.
 - Nhận biết biện pháp tu từ nói giảm nói tránh; biết sử dụng nói giảm nói tránh trong các trường hợp cần thiết.
 - Biết kể trước lớp một câu chuyện, có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 2. Kĩ năng: 
 - Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết văn thuyết minh; Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
 - Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật; Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
 - Khái quát hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
 * KNS: 
 - Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về việc sử dụng bao ni lông, giữ gìn môi trường
 - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về tính thuyết phục trong thuyết minh, tính hợp lí trong kiến nghị của văn bản.
 - Tự quản bản thân: kiên định, hạn chế sử dụng bao ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện, có suy nghĩ tích cực trước những vấn đề tương tự để bảo vệ môi trường. 
 * Lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 3. Phẩm chất, năng lực cần phát triển: 
 - Phẩm chất: HS thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, biết bảo vệ môi trường. 
 - Năng lực: NL tự học, NL hợp tác, NL tự giải quyết vấn đề, NL giao tiếp, NL tự quản lí bản thân, NL sử dụng ngôn ngữ.
 4. Tích hợp: Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bàivăn thuyết minh.
 5. Bản đặc tả 
 Cấp độ
Tên chủ đề

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_202.doc