Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ
- Lòng cảm thông đối với nỗi bất hạnh của con người.
4. Năng lực phát triển.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước. Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo
c. Các năng lực chuyên biệt.
- Năng lực tìm kiếm,tổ chức, xử lí thông tin.
- Năng lực tiếp nhận văn bản. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
II – CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Ảnh tác giả An-đéc-xen, một số tác phẩm của An-đéc-xen.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu văn bản”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021
ệ môi trường. 4. Năng lực phát triển. a. Các phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước. - Tự lập, tự tin, tự chủ. b. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học. II – CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ (máy chiếu). 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK. - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về tác hại của thuốc lá. III – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC * Bước 1: Ổn định tổ chức * Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Qua VB: “Thông tin” em hiểu tác hại của việc sd bao bì ni lông ntn? Nhận xét cách trình bày các thông tin trong vb? * Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuẩn KTKN cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý GV cho HS quan sát 1 số bức tranh minh hoạ tác hại của việc hút thuốc lá (các bệnh về đường hô hấp...) để giới thiệu bài mới - Nghe, định hướng vào bài Kĩ năng quan sát nhận xét, thuyết trình Thuốc lá là một chủ đề thường xuyên được đề cập trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu phân tích tác hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người. Đó chính là nội dung bài học chúng ta cần tìm hiểu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuẩn KTKN cần đạt HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... HDHS đọc và tìm hiểu chung văn bản I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. GVHDHS thực hiện: - Hãy tóm tắt những nét chính về tác giả và xuất xứ của bài viết này? GV bổ sung: NKV là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong những năm 40 của TKXX. Ông là nhà hoạt động văn hoá, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng ở nước ta -GV nêu y/cầu đọc. Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh những tác hại do thuốc lá gây ra. - Gọi HS đọc, n/xét cách đọc của HS. GV kiểm tra việc đọc CT của HS. Cho HS giải thích ý nghĩa của từ “ôn dịch” - VB có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? -VB này có thể xếp vào kiểu văn bản nào? Vì sao em có thể xác định như vậy? - Để làm rõ cho nhan đề, văn bản đó sử dụng những PTBĐ nào? -HS dựa vào chú thích để trả lời -HS nghe, xác định cách đọc. -2 HS đọc văn bản, HS khác nhận xét. HS đọc các CT, lưu ý chú thích 1, 9 + Phần 1:Từ đầu đến “còn nặng hơn cả AIDS”:Thông báo về nạn dịch thuốc lá + Phần 2:Tiếp đến “con đường phạm pháp”: Tác hại của thuốc lá + Phần 3: Còn lại : Kiến nghị chống thuốc lá (Biện pháp ngăn ngừa,hạn chế tác hại của thuốc lá) -Vì VB đề cập đến v/đề: Tác hại của thuốc lá và các b/p phòng chống đồng thời đưa ra các tri thức về tác hại của thuốc lá để bạn đọc nhận thức và biết cách đề phòng. 1. Tác giả, tác phẩm. a. Tác giả Nguyễn Khắc Viện b. Tác phẩm -Trích trong cuốn”Từ thuốc lá đến ma tuý-bệnh nghiện” 2. Đọc – chú thích 3. Bố cục văn bản - 3 phần 4. Thể loại và phương thức biểu đạt - Kiểu VB : nhật dụng - PTBĐ: nghị luận kết hợp thuyết minh HD HS tìm hiểu chi tiết văn bản II. Đọc – Hiểu văn bản 2.Nêu yêu cầu cho HS thảo luận - Ta có thể hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản ? - Việc dùng dấu phẩy trong nhan đề văn bản có ý nghĩa gì? - Có thể sửa nhan đề thành “Thuốc lá là một loại ôn dịch” được không ? Vì sao? TIẾT 2: 3.Theo dõi phần đầu VB. Hãy cho biết: - Những tin tức nào được thông báo trong phần đầu của VB? - Trong các thông tin đó, thông tin nào được nêu thành nhan đề của văn bản ? -Những thông tin đó được đưa ra dựa trên cơ sở nào? Nhận xét về đặc điểm lời văn thuyết minh trong các thông tin này? Tác dụng ? -Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào ? - Xác định các đoạn văn thuyết minh cho từng phương diện đó? -Trước khi đưa ra phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả đó dẫn lời THĐ bàn về đánh giặc. Điều đó có t/d gì trong lập luận? *GV:Tằm ăn đến đâu biết đến đấy nhưng tác hại của thuốc lá thì không thể thấy ngay được 4. Theo dõi đoạn “Ngày trước ....là một tội ác”. Hãy cho biết: - Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người được phân tích trên những chứng cớ nào ? - Nhận xét các chứng cớ mà tác giả dùng để thuyết minh trong đoạn này ? - Các tư liệu thuyết minh này cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người như thế nào ? 5. Cho HS đọc đoạn “Bố và anh hút... phạm pháp”. Hãy: - Ngoài tác hại về mặt sức khoẻ, việc hút thuốc lá còn có tác hại gì với lối sống đạo đức? - Để làm nổi bật tác hại của thuốc lá đối với lối sống đạo đức, tác giả đó sử dụng phương pháp so sánh như thế nào ? Với dụng ý gì ? - Điều đó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đến cuộc sống đạo đức con người ntn ? -Toàn bộ những thông tin này cho ta hiểu biết về tác hại của thuốc lá như thế nào ? - Những thông tin này có hoàn toàn mới lạ đối với em không ? Vì sao ? 6. Phần cuối văn bản cung cấp thông tin về vấn đề gì ? - Em hiểu thế nào là “chiến dịch” và “chiến dịch chống thuốc lá “? -Chiến dịch chống thuốc lá ở Châu Âu đó được thực hiện như thế nào? Kết quả ra sao? -Từ chiến dịch chống thuốc lá ở Châu Âu, tác giả đó đưa ra kiến nghị gì? Cho HS thảo luận: Trước khi đưa ra lời kiến nghị chống thuốc lá, tác giả đưa ra những số liệu so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu-Mĩ và chiến dịch chống thuốc lá.ở các nước đó. Theo em điều đó có ý nghĩa, tác dụng gì? -Khi kiến nghị chống thuốc lá, tác giả đó bày tỏ thái độ như thế nào trong phần kết văn bản này ? - Tác giả của ôn dịch thuốc lá là bác sĩ Nguyễn Khắc Viện-một nhà khoa học nổi tiếng ở nước ta. Điều đó cho thấy các nhà khoa học cần có vai trò trong đời sống hiện đại ? - Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm lây lan rộng làm chết người hàng loạt trong 1thời gian nhất định. Từ này thường được dùng làm tiếng chửi rủa (như: đồ ôn dịch) - Ôn dịch, thuốc lá: + So sánh tệ nghiện thuốc lá với ôn dịch +Tỏ thái độ nguyền rủa, lên án dịch bệnh này. - Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ ->nhấn mạnh sắc thái biểu cảm: vừa căm tức, vừa ghê tởm đối với thuốc lá -> thể hiện quan điểm và thái độ của người viết. Nếu đổi lại thì tính chất biểu cảm sẽ giảm đi. HS đọc VB, phát hiện chi tiết, suy nghĩ và trả lời. -Những tin tức được thông báo + Nhờ tiến bộ y học, loài người đã diệt trừ được những dịch bệnh khủng khiếp: dịch hạch, thổ tả + Có những loại dịch mới xuất hiện vào cuối thế kỉ này là nạn AIDS và ôn dịch thuốc lá - Cơ sở: Kết luận của hơn 5 vạn công trình nghiên cứu của các nhà bác học - Sử dụng các từ thông dụng của ngành y tế. - Dùng phép so sánh - 2 phương diện: sức khoẻ con người và lối sống, đạo đức cá nhân, cộng đồng +Từ “Ngày trước ...một tội ác” ->Thuyết minh thuốc lá có hại cho sức khoẻ. +Từ “Bố và anh ... vào con đường phạm pháp”: ->Thuyết minh thuốc lá có hại cho lối sống, đạo đức của con người. -HS suy nghĩ cá nhân, trả lời: Cách so sánh có t/c bắc cầu để so sánh việc chống thuốc lá như chống giặc ngoại xâm - T/dụng: Tăng tính thuyết phục của một v/đề y học. - Đối với người hút: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút: + Chất hắc ín làm tê liệt những lông mao của tế bào niêm mạc ở vòm họng, phế quản, nang phổi gây ho hen, sau nhiều năm gây viêm phế quản, ung thư vòm họng, ung thư phổi. + Chất a-xit các bon thấm vào máu,ko cho hồng cầu tiếp cận o-xi khiến sức khoẻ giảm sut + Chất ni-cô-tin làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim - Đối với những người xung quanh: người ở gần hít phải luồng khói độc còng bị nhiễm độc, đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư, nhiễm độc thai gây đẻ non, sinh con suy yếu. -HS trả lời - Bố, anh, chú, bác hút thuốc không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. - Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta ngang với các thành phố Âu-Mĩ. Để có tiền hút thuốc, thiếu niên ta sinh ra trộm cắp, phạm pháp. - Từ nghiện thuốc, bia có thể dẫn đến nghiện ma tuý. -Cách so sánh: So sánh tỉ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên các thành phố lớn Việt Nam với các thành phố Âu-Mĩ. + So sánh số tiền nhỏ (1 đô la để mua 1 bao thuốc của thanh niên Mĩ) và số tiền lớn (15000đ để mua bao thuốc đó ở VN). -Là một thứ độc hại ghê gớm đối với sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. Có thể huỷ hoại nhân cách tuổi trẻ -HS suy nghĩ và trả lời: -HS suy nghĩ và trả lời: + Cấm hút thuốc ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm + Những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Nhiều nước cấm quảng cáo thuốc lá. - Kết quả: chỉ vài năm đó làm giảm hẳn số người hút thuốc lá =>Mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này. - So sánh để thấy ta nghèo hơn nhưng việc sử dụng thuốc lá tương đương các nước đó. Các nước đó đó tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế quyết liệt -> Ta càng phải ngăn ngừa, thực hiện quyết liệt hơn. - Tác dụng: Làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều đó thuyết minh, vừa tạo đà thuận lợi, cơ sở vững chắc để đưa ra lời kiến nghị. HS suy nghĩ trả lời: - Cổ vũ chiến dịch chống thuốc lá - Tin ở sự chiến thắng của chiến dịch này -> Các nhà khoa học cần thông tin kịp thời, chính xác đến cộng đồng để có biện pháp phũng chống, phòng ngừa thích đáng. 1. Nhan đề văn bản - Ôn dịch, thuốc lá -> ngắn gọn, gây ấn tượng mạnh và hàm súc. 2. Thông báo về nạn ôn dịch thuốc lá. - Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. => Thông báo ngắn gọn, chính xác về nạn dịch thuốc lá. Nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của nạn dịch này. 3. Tác hại của thuốc lá a. Đối với sức khoẻ con người - Đối với người hút: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút - Đối với những người xung quanh: người ở gần hít phải luồng khói độc còng bị nhiễm độc, -> Là các chứng cớ khoa học, khách quan, xác thực đó được nghiên cứu, phân tích, thống kê cụ thể, có sức thuyết phục người đọc =>Huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người. Gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo và nhiều cái chết bệnh b. Đối với lối sống đạo đức -> Cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở nước nghèo, đánh vào túi tiền ít ỏi của người VN từ đó nảy sinh ra các tệ nạn khác. =>Làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, huỷ hoại lối sống, nhân cách của người Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên. 4. Kiến nghị chống thuốc lá - Chiến dịch: Nói chung các việc làm tập trung và khẩn trương, huy động nhiều lực lượng trong một thời gian nhằm thực hiện một mục đích nhất định - Chiến dịch chống thuốc lá: là các hoạt động thống nhất, rộng khắp nhằm chống lại một cách hiệu quả ôn dịch thuốc lá. => Kêu gọi, thuyết phục bạn đọc tin ở tính khái quát của chiến dịch chống thuốc lá. - Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và kêu gọi hãy nói không với thuốc lá. HDHS đánh giá, khái quát VB III. Tổng kết 7. Qua tìm hiểu VB, em thấy VB có nột đặc sắc về nghệ thuật? - Qua cách lập luận của tác giả, em hiểu được điều gì về tác hại của thuốc lá ? - Qua nội dung và nghệ thuật của văn bản, em thấy văn bản có ý nghĩa gì? - Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học. - Sử dụng thủ pháp so sánh để TM một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội. - Thuốc lá đe doạ SK và tính mạng của loài người. - Thuốc lá không chỉ làm hại tới sức khoẻ mà còn gây ảnh hưởng xấu về đạo đức -Ý nghĩa: Chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người - Phê phán, kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ hút thuốc lá. 1. Nghệ thuật - Cung cấp kiến thức khách quan, xác thực. - Dẫn chứng tiêu biểu, số liệu cụ thể. 2. Nội dung HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. 8. Ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc bài đọc thêm số 2. GV lưu ý HS: Bài viết có thể đa dạng, phong phú nhưng phải nêu ra các yêu cầu chung. - Cảm nghĩ phải chân thực, - Không được viết quá 5 dòng. - Chỉ ra tác dụng cảnh báo mạnh mẽ của bản tin khi nêu lên cái chết thảm thương không phải của một con người nghèo khổ mà là con một tỉ phú ở Mĩ. 1HS đọc. HS ghi lại cảm nghĩ cá nhân HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn 9. Nếu người thân, bạn bè của em hút thuốc lá em sẽ nói gì với họ. Hình thành năng lực tự học. - HS trình bày HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức 10. Sưu tầm tranh ảnh và tài liệu về tác hại của tệ nghiện hút thuốc lá và khói thuốc đối với sức kháce cộng đồng. Hình thành năng lực tự học tập - HS sưu tầm. Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: - Học phần ghi nhớ: nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản. - Làm bài tập 1(122). - Đọc kĩ bài: Câu ghép ( tt) Tuần: 13 Tiết: 49 CÂU GHÉP (tt) Ngày soạn: 22/11/2020 Ngày dạy: I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép. - Cách thể hiện ý nghĩa giữa các vế câu ghép. 2. Kĩ năng - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. - Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3. Thái độ Yêu mến, tự hào về sự phong phú của Tiếng Việt. 4. Kiến thức tích hợp - Tích hợp phần Văn: Xác định câu ghép và quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các VB - Tích hợp KNS, môi trường: Đặt câu, viết đoạn về môi trường. 5. Định hướng phát triển năng lực: a. Các phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước. - Tự lập, tự tin, tự chủ. b. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học. II – CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK - SGV - Giáo án – Bảng phụ ghi ví dụ 2. Chuẩn bị của học sinh Đọc bài, trả lời các câu hái và bài tập III – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC * Bước 1: Ổn định tổ chức * Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Thế nào là câu ghép? - Có mấy cách nối các vế của câu ghép? Đó là những cách nào? Cho ví dụ minh hoạ ? * Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuẩn KTKN cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý * Nêu yêu cầu: Các vế câu trong các câu ghép đó đặt ở trên có mối quan hệ như thế nào? Em có nhận xét gì về mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép đó? - Từ phần trình bày của HS, dẫn vào bài mới. Hình thành kĩ năng q/sát nhận xét, thuyết trình - Suy nghĩ, trao đổi - 1 HS trình bày, Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuẩn KTKN cần đạt HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : Quan hệ ý nghĩa giữa các câu ghép HD HS tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu I Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 1. GV sd bảng phụ. Gọi HS đọc. Nêu yêu cầu: - Xác định các vế câu trong VD và cho biết cách nối các vế câu trong câu ghép đó? - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép đó? - Trong mối q/hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì ? - Hãy cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu đó đặt ở trên? -Dựa vào kiến thức đó học hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? Cho VD minh hoạ? -Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu được thể hiện qua yếu tố nào? Để nhận biết chính xác q.hệ ý nghĩa giữa các vế câu ta phải làm gì? 1HS đọc VD. Cả lớp theo dõi, suy nghĩ, trả lời: * Các vế câu - Vế 1:Có lẽ TV của chúng ta đẹp. - Vế 2: (bởi vì) tôi hồn của người VN ta rất đẹp - Vế 3:(bởi vì) đời sống,.... là rất đẹp => Cách nối các vế câu: bằng QHT “bởi vì” * Quan hệ ý nghĩa: -Vế 1: nhận định về TV(nêu kết quả) -Vế 2,3: giải thích lí do cho vế 1 (nguyên nhân) -HS trao đổi nhóm bàn, đại diện trình bày - Quan hệ mục đích: Các em phải cố gắng học tập để thầy mẹ vui lòng. - Quan hệ giải thích: Cảnh vật chung quanh..... thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. -HS suy nghĩ, trả lời: + Được đánh dấu bằng các QHT, các cặp QHT, các cặp từ hô ứng.... 1. Ví dụ/sgk/123 2. Nhận xét - Các vế trong câu ghép có mối quan hệ chặt chẽ : quan hệ điều kiện, nguyên nhân, tương phản, lựa chọn, bổ sung, tăng tiến, nhượng bộ, đồng thời, giải thích - Căn cứ vào quan hệ từ, cặp quan hệ từ, từ hô ứng. Đôi khi căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, văn cảnh. 2. Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận ví dụ: - Xác định các vế của câu ghép ? - Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu? - Căn cứ để xác định mối quan hệ giữa các vế câu? 1. Nếu nó nghe tôi thì nó đâu đến nỗi phải nghỉ học. - Các vế câu: ( Nếu) nó nghe tôi + ( thì) nó đâu đến nỗi phải nghỉ học - Mối quan hệ giữa các vế câu: điều kiện - kết quả - Căn cứ xác định: cặp quan hệ từ: nếu thì 2. Nhà Lan xa nhưng bạn vẫn luôn đi học đúng giờ - Các vế câu:Nhà Lan xa +( nhưng) bạn vẫn đi học đúng giờ - Mối quan hệ giữa các vế câu: tương phản - Căn cứ xác định: quan hệ từ: nhưng 3. Trời càng mưa to, đường càng ngập nước. - Các vế câu:Trời càng mưa to + đường càng ngập nước. - Mối quan hệ giữa các vế câu: tăng tiến - Căn cứ xác định: cặp từ hô ứng: càng càng 4. Mình đọc hay tôi đọc. - Các vế câu: Mình đọc + ( hay) tôi đọc. - Mối quan hệ giữa các vế câu: lựa chọn - Căn cứ xác định: quan hệ từ: hay 5. Cuối cùng mây tan và mưa tạnh - Các vế câu: mây tan + mưa tạnh - Mối quan hệ giữa các vế câu: đồng thời - Căn cứ xác định: quan hệ từ: và 6. Trời nổi gió rồi một cơn mưa ập đến - Các vế câu: Trời nổi gió + một cơn mưa ập đến - Mối quan hệ giữa các vế câu: tiếp nối - Căn cứ xác định: quan hệ từ rồi 7.Mọi người bỗng im lặng, một giọng hát trong trẻo cất lên. - Các vế câu: Mọi người bỗng im lặng + một giọng hát...cất lên - Mối quan hệ giữa các vế câu: giải thích - Căn cứ xác định: dựa vào văn cảnh 3. Qua các BT trên, em thấy các vế câu trong câu ghép có quan hệ với nhau ntn? -Những quan hệ thường gặp là gì? Cách nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? *GV chốt. Gọi HS đọc 3. Bài học - Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép khá chặt chẽ - Một số mối quan hệ thường gặp: nguyên nhân, điều kiện, tương phản, tiếp nối, đồng thời, giải thích, bổ sung - Mối quan hệ được đánh dấu bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng ;muốn biết chính xác ta phải dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. 4. Nêu yêu cầu của BT: - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép? - Cho biết mỗi vế câu trong các câu ghép ấy biểu thị ý nghĩa gì? HS thảo luận theo yêu cầu: - Tìm câu ghép trong những đoạn trích đó ? - X/đ quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu ghép. - Có thế tách mỗi vế câu thành một câu đơn không ? Vì sao ? Gọi HS đọc đoạn trích BT3. - GV nêu yêu cầu của BT. - Cho HS trao đổi trong bàn - Gọi HS trình bày, - GV nhận xét, chốt lại Gọi HS đọc đoạn trích và nêu câu hỏi: - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì ? Có nên tách mỗi vế thành 1 câu đơn ko? -Thử tách các vế câu 1, 3 thành các câu đơn. So sánh cách đó với đoạn trích , qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào ? 1 HS đọc BT, cả lớp theo dõi, suy nghĩ cá nhân, trình bày: 1HS đọc đoạn trích. HS thảo luận Đại diện trình bày. Nhóm khác nghe và nhận xét: 1HS đọc đoạn trích. HS suy nghĩ, trao đổi trả lời. HS đọc đoạn trích, xác định q/hệ ý nghĩa, tách các vế, so sánh, trả lời: Bài 1. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: a.Vế1 và 2: Quan hệ nguyên nhân - kquả -Vế 2 và 3 : Quan hệ giải thích b. Quan hệ điều kiện- kết quả ( vế 1:điều kiện; vế 2: kết quả) c. Quan hệ tăng tiến : ý nghĩa của vế 2 tăng hơn so với vế 1 d. Quan hệ tương phản e. Câu1: Quan hệ tiếp nối: h/đ ở vế 2 tiếp nối h/đ ở vế 1 - Câu 2: quan hệ nguyên nhân – kết quả (vế 1: nguy
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_202.doc