Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Tình yêu đất nước trong thơ mới qua "Nhớ rừng" và "Ông đồ", tích hợp với kiểu câu nghi vấn

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Sơ giản về phong trào Thơ mới; tinh thần yêu nước qua hai bài thơ của phong trào Thơ mới

+ Bài “Nhớ rừng”: Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. Hiểu những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa của bài thơ.

+ Bài ‘‘Ông đồ’’: Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền. Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ.

 Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

- Hiểu được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của câu nghi vấn: dùng để hỏi. Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc.

2. Năng lực

- Đọc thơ

- Phân tích, cảm thụ tác phẩm thơ.

- Nói, viết cảm nhận về tác phẩm văn học

- Viết được một bài văn cảm nhận, phân tích thơ có vận dung câu hỏi tu từ

- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế

3. Phẩm chất

- Yêu nước: tự hào về những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

- Chăm chỉ: thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

- Trách nhiệm với phần việc được giao.

 

doc 22 trang linhnguyen 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Tình yêu đất nước trong thơ mới qua "Nhớ rừng" và "Ông đồ", tích hợp với kiểu câu nghi vấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Tình yêu đất nước trong thơ mới qua "Nhớ rừng" và "Ông đồ", tích hợp với kiểu câu nghi vấn

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Tình yêu đất nước trong thơ mới qua "Nhớ rừng" và "Ông đồ", tích hợp với kiểu câu nghi vấn
am lại xuất hiện nhiều nhà thơ trẻ, với nhiệt huyết say mê và tài năng đến thế. 
II. Thế Lữ và bài thơ “Nhớ rừng”
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
- Đọc
- Giải nghĩa từ
2.Tác giả, tác phẩm
* Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ (1907 – 1989), tên: Nguyễn Thứ Lễ, quê: Bắc Ninh. Ông là nha fthow tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Hồn thơ dồi dào, lãng mạn. Năm 2000 ông được truy tặng giải thưởng HCM về VHNT.
Hoài Thanh viết: “ Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người đọc tin ở thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay”. Thế Lữ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mới.
* Tác phẩm: Viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản 1935. Đây là thời kì Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Chúng thi hành chính sách bóc lột vfa cai trị hà khắc. Thân phận của người dân nô lệ mất tự do nhiều cay đắng.
- Thể thơ: 8 chữ hiện đại
- PTBĐ: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
3. Bố cục
- Bố cục: Bài thơ có 5 đoạn
+ Đoạn 1 và đoạn 4: Hoàn cảnh và tâm trạng con hổ ở vườn bách thú
+ Đoạn 2 và đoạn 3: Con hổ nhớ tiếc quá khứ nơi oai hùng sâu thẳm chốn giang sơn hùng vĩ
+ Đoạn 5: Giấc mộng ngàn của hổ.
III.Nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông đồ”
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
- Đọc
- Giải nghĩa từ
2.Tác giả, tác phẩm
* Tác giả (Sgk trang 8)
- Quê ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội. Ông là 1 trong những nhà thơ đầu tiên trong phong trào thơ mới
-Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
* Tác phẩm 
 - Bài thơ sáng tác năm 1936 đăng trên tạp chí Tinh hoa.
- Thể thơ: ngũ ngôn 
- PTBĐ: Tự sự + miêu tả + biểu cảm 
3. Bố cục: Ba phần: 
+Khổ 1,2: Hình ảnh ông đồ lúc còn được mọi người trọng vọng.
+Khổ 3,4: Hình ảnh ông đồ thời tàn
+Khổ cuối: Nỗi niềm của nhà thơ
B. Tình yêu đất nước trong thơ mới qua hai bài thơ “Nhớ rừng” và ông đồ
I. Tình yêu đất nước trong bài thơ “Nhớ rừng 
1. Hoàn cảnh và tâm trạng con hổ ở vườn bách thú
 + Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt 
+ Ta nằm dài: cách xưng hô đầy kiêu hãnh của một vị chúa tể
+ Khinh lũ người: chán ghét, bất hòa với thực tại xã hội
-> Từ ngữ + hình ảnh chọn lọc, giàu sắc thái gợi tả, giọng thơ u uất. Diễn tả tâm trạng căm giận, uất ức, ngao ngán, chán ghét cảnh sống tầm thường, tù túng
-> Giọng thơ linh hoạt, tiết tấu phong phú
-> Hình tượng nghệ thuật độc đáo: con hổ ở vườn bách thú.
- Hoàn cảnh: Bị nhốt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi Tâm trạng của nó ngao ngán, uất ức, chán chường. Sự căm hờn, uất hận tạo thành khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan.
Cảnh cứ tù túng, chầm chậm trôi, con hổ buông xuôi, bất lực 
* Cảnh vườn bách thú ( Đoạn 4)
+ Cảnh không thay đổi,
+ sửa sang, tầmthường giả dối,
+Hoa chăm,cỏ xén,lối phẳng cây trồng
+Dải nước đen, giả suối chẳng thông dòng
+ Len dưới nách những mô gò thấp kém
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
+ học đòi bắt chước vẻ hoang vu
->Nhiều động từ, tính từ chọn lọc, nhịp thơ ngắn dồn dập 2/2/2/2.Phép liệt kê, giọng thơ giễu cợt ở hai câu đầu. những câu tiếp theo như được kéo dài ra.
- Cảnh đơn điệu, nhàm tẻ, vô hồn ... không phải là của thế giới tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm, đáng chán, đáng khinh, đáng ghét.
->Nhân hóa: con hổ có cách nhìn và tâm trạng như con người.
-> Ẩn dụ: Mượn lời con hổ để nói đến con người.Cảnh vườn bách thú tù túng là xã hội đương thời Việt Nam thời Pháp thuộc.
- Cảnh vườn bách thú là thực tại xã hội đương thời, thái độ của hổ là thái độ của người dân đối với xã hội đó. Tâm trạng của con hổ cũng như tâm trạng của người dân mất nước, uất hận, căn hờn, ngao ngán trong cảnh đời tối tăm.
2. Con hổ nhớ tiếc quá khứ nơi oai hùng sâu thẳm chốn giang sơn hùng vĩ
a. Cảnh sơn lâm hùng vĩ: 
+ bóng cả, cây già, 
+ gió gào ngàn, nguồn hét núi , 
+ thét dữ dội
-> Động từ, tính từ, điệp từ, nhân hoá. Không gian núi rừng có âm thanh, đường nét hùng vĩ, phi thường, hoang vu bí mật, thiêng liêng.
b.Hình ảnh con hổ:
+ bước chân dõng dạc, đường hoàng
+ thân như sóng cuộn nhịp nhàng
+ mắt thần quắc khiến mọi vật đều im hơi, chúa tể muôn loài
-> Những câu thơ sống động, từ láy giàu chất tạo hình. Câu thơ giàu chất họa, chất điện ảnh.
- Con hổ được khắc họa ở: tư thế, dáng vẻ thể hiện uy quyền diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm nổi bật với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt. Hổ hài lòng, thoả mãn, tự hào với uy danh của mình.
c. Cuộc sống của hổ ở chốn rừng xưa
+ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối – Ta uống ánh trăng tan?
+ Đâu những ngày mưa,chuyển 4 phương ngàn – Ta ngắm giang sơn..? 
+ Đâu những bình minh cây xanh nắng gội – giấc ngủ ta tưng bừng?
+ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng – Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt? 
-> Điệp cấu trúc: nào đâu – tạo âm hưởng thơ da diết như nỗi tiếc nuối, hoài niệm kéo dài. Hình ảnh thơ tráng lệ, đại từ “ta”, liệt kê, đối lập với phần 1+4, tính từ gợi màu sắc, âm thanh, nhân hoá, ẩn dụ “đêm vàng”, đảo ngữ, nhịp điệu thơ nhanh dồn dập. 
-> Các câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi nhưng không phải để hỏi mà để diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó. Đây là câu hỏi, nhưng là câu hỏi tu từ.
- Cảnh đêm trăng: Đêm trăng vàng rực, lung linh mọi vật như được nhuộm vàng bởi ánh trăng, như tan chảy trong không gian. Trong cảnh rực rỡ ấy, con hổ đứng uống nước, uống ánh trăng chan hòa vàng tan trong lòng suối -> Đó là đêm trăng đẹp, lộng lẫy, thơ mộng. Đó là thời hoàng kim tươi sáng của con hổ. 
- Cảnh ngày mưa: Mưa dữ dội, rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng muông thú, nhưng riêng con hổ “lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. Vẫn vẻ uy nghiêm, bản lĩnh vững vàng của vị chúa tể, ngắm nhìn cảnh núi rừng rung chuyển, thay sắc trong mưa. 
- Cảnh bình minh: “cây xanh nắng gội”, chan hòa ánh nắng rực rỡ, rộn rã tiếng chim đang ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm -> Thiên nhiên êm ái chiều chuộng tô điểm thêm cho giấc ngủ. 
- Cảnh chiều tối: “lênh láng máu sau rừng” -> Cảnh dữ dội ghê gớm với gam màu đỏ rực như máu của ráng chiều với hình ảnh con hổ đang đợi mặt trời “chết” để chiếm lấy “riêng phần bí mật”, chiếm lấy quyền lực từ vũ trụ để ngự trị. 
=> Cảnh đẹp lộng lẫy vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Con hổ nổi bật tư thế lẫm liệt, kiêu hùng của chúa sơn lâm đầy uy lực. Đây là một cuộc sống tự do, phóng khoáng, một quá khứ hết sức huy hoàng, đẹp đẽ.
+ Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?
-> Câu hỏi tu từ
- Cảnh tượng hoàn toàn đối lập với sự tù túng, tầm thường của con hổ trong vườn bách thú. => Thể hiện mối bất hòa sâu sắc với hiện tại, niềm khao khát tự do mãnh liệt. Đây là tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930 của thế kỉ XX.
d. Giấc mộng ngàn
+ Hỡi oai linh 
+ Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa 
+ Nơi ta không còn được thấy
+ Ta đương theo giấc mộng ngàn 
-> Điệp ngữ: nơi – tạo âm hưởng thơ da diết như nỗi tiếc nuối, hoài niệm kéo dài. 
-> ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc. 
- Nỗi luyến tiếc những tháng ngày tự do. Tâm trạng chán chường, bất hoà sâu sắc với thực tại và nỗi khát khao tự do mãnh liệt. Đó là một không gian trong mộng. Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ về rừng xanh và càng làm rõ hơn niềm đau xót, bất lực khi không thực hiện được khát vọng sống chân thật cuộc sống của chính mình , trong xứ sở của mình - Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tầng lớp thanh niên trí thức Tây học và nhiều người dân VN mất nước khi đó. Hình tượng con hổ là một ẩn dụ nghệ thuật để bộc lộ tâm sự yêu nước thầm kín của nhân dân VN lúc ấy. 
*Nghệ thuật:
- Giàu cảm hứng lãng mạn, mạch cảm xúc sôi nổi, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu biểu cảm.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng: sắc màu rực rỡ, đường nét hình khối tạo vẻ đẹp tráng lệ, khoáng đạt phi thường, thơ mộng.
- Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, giọng thơ biến hoá phù hợp cảm xúc: u uất đau khổ, hùng tráng, mãnh liệt say sưa, sảng khoái; ngao ngán thống thiết. Ngắt nhịp linh hoạt
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa:
+ Con hổ: người anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất
+ Cảnh rừng đại ngàn: cuộc sống tự do.
+ Vườn thú, cũi sắt: thực tại tù túng, giả dối, tầm thường
* Nội dung:
- Mượn lời con hổ để diễn tả kín đáo tế nhị tâm trạng của con người: nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng; tình cảm yêu nước niềm khát khao tự do mãnh liệt.
- Khơi gợi lòng yêu nước của người dân mất nước thủa ấy
II. Tình yêu đất nước trong bài thơ “Ông đồ”
1.Hình ảnh ông đồ thời đắc ý 
+ Mỗi năm hoa đào nở - lại thấy ông đồ già 
+ Bày mực tàu giấy đỏ - Bên phố đông người qua
-> Không gian nghệ thuật độc đáo, kg của phố phường lúc xuân về tấp nập, đông vui, kg có sắc màu, hình ảnh sống động. Màu đỏ của hoa đào, màu giấy hồng điều, màu mực tàu đen ánh tạo sự hòa trộn nổi bật.
-> Lượng từ và phó từ thể hiện sự xuất hiện đều đặn, thường xuyên của ông đồ khi Tết đến xuân về. 
- Hình ảnh ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón tết. Ông đồ viết chữ, viết câu đối đỏ như góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá ngày cận tết. Không gian: rực rỡ sắc màu, đông vui, tấp nập
+ Bao nhiêu người thuê
+ Tấm tắc ngợi khen
+ Hoa tayrồng bay 
-> Từ láy “tấm tắc” -> Ngưỡng mộ thán phục tài viết chữ đẹp, thưởng thức ý nghĩa thâm thuý của từng câu đối tết
-> NT: So sánh đặc sắc, dùng thành ngữ 
- Ông đồ như một nghệ sĩ đang trổ tài với những nét chữ uốn lượn sang trọng. Nét chữ có vẻ đẹp phóng thoáng, bay bổng, sinh động, cao quý (tài viết chữ đẹp). Tài năng của ông được khen ngợi, trân trọng. Viết chữ, bán câu đối ấy là nét đẹp VH cổ truyền của dân tộc Việt. Ông đồ là người lưu giữ nét đẹp văn hóa: thú chơi chữ, treo câu đối tết. tài hoa của ông còn được XH tôn vinh, trọng vọng.
Hình ảnh ông đồ thời đắc ý, ông được tôn vinh, trọng vọng: Đây là thời kỳ chữ Nho được coi trọng như vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt. 
2.Hình ảnh ông đồ thời tàn:
+ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
+ Người thuê viết nay đâu?
-> Giọng thơ chùng xuống, trầm buồn. “Nhưng” -> ý thơ đối lập tương phản với hai khổ đầu.
-> Câu hỏi tu từ -> tâm trạng ngỡ ngàng của ông đồ hay của thi nhân trước cảnh vắng lặng thê lương. Câu thơ như ánh nhìn ngơ ngác, như nỗi buồn trĩu lòng.
+ Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
-> Nhân hoá giấy, mực, nghiên mang tâm sự, mang nỗi buồn của con người. Giấy u sầu, buồn tủi, sắc đỏ của giấy như lợt lạt, tàn phai, vô duyên, lạc lõng chứ ko tươi thắm màu son. Mực lắng đọng trong nghiên( sinh khí, chất đời, men đời khô cằn, cặn lại) như sầu tủi. Hoán dụ lấy cụ thể để diễn tả cái trừu tượng.
- Dùng giấy, mực nói thân phận, tâm sự, nỗi buồn thầm lặng của ông đồ. Giấy và nghiên mực cũng là biểu tượng của Hán học, khi Hnas học lụi tàn, thi cử theo nếp cũ bị bỏ, ông đồ trở thành “di tích tiều tụy đnags thương của một thời tàn”.
+ Ông đồ vẫn ngồi đó
 Qua đường ko ai hay
-> Ngôn ngữ thơ mang sức gợi lớn, câu thơ đọc lên nghe chua xót.
- Ông đồ vẫn ngồi đấy, bên đường phố đông vui, tấp nập, ông vẫn cố gắng bám lấy c/đời. Nhưng bị c/đời lạnh lùng gạt bỏ, lãng quên => lạc lõng, trơ trọi, bơ vơ.
+ Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay
-> Tả cảnh ngụ tình: Cảnh lá vàng rơi trên giấy, ô đồ ngồi bó gối ko buồn nhặt, mắt nhìn màn mưa bụi bay mịt mờ( lá vàng: chi tiết gợi buồn, gợi sự tàn phai rơi rụng, ko sự sống; mưa bụi gợi c/g lạnh lẽo, ảm đạm). Ông đồ như bị bủa vây trong k/g, th/g buồn thảm, vắng lặng.
- Tâm trạng buồn bã, cô đơn, sầu tủi của ô đồ, nỗi buồn của 1 lớp người ko gặp thời bị gạt ra ngoài lề XH và dần vắng bóng, nỗi buồn lan toả thấm vào cảnh vật. H/a’ ông đồ, thú chơi câu đối Tết dần bị mai một, chìm vào quên lãng ->1 nét đẹp VH cổ truyền của dân tộc đang dần mất đi. 
=> Cảm xúc buồn thương cho ông đồ, cho lớp người đã trở nên lỗi thời “ di tích của thời tàn”. Tác giả yêu nét đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc, giờ nó bị mai một nên xót xa tiếc nuối.
3.Nỗi niềm của nhà thơ 
+ K1: Mỗi năm đào nở-> thấy ông đồ già.
+ K5: Năm nay đào lại nở ko thấy ông đồ xưa.
-> Kết cấu đầu cuối tương ứng + hình ảnh tương phản, khổ thơ có cái tứ “ cảnh cũ người đâu” thường gặp trong thơ cổ tô đậm sự vắng bóng của ông đồ(Tết đến, đào nở, qui luật xưa ko còn đúng
- Ông đồ hoàn toàn biến mất giữa cuộc đời.
+ Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?
-> Câu hỏi tu từ vang lên như lời tự vấn, như tiếng gọi hồn diễn tả nỗi niềm bâng khuâng,thương tiếc ngậm ngùi của nhà thơ trước sự vắng bóng của ông/đồ già – ông đồ xưa- những ng “muôn năm cũ”. 
- Câu hỏi ko lời đáp gieo vào lòng ng đọc những cảm thương tiếc nuối ko dứt. Bộc lộ niềm thương cảm chân thành trước tình cảnh của ông đồ đang tàn tạ trước sự đổi thay của cuộc đời; niềm nhớ nhung tiếc nuối cho cả 1 lớp người, cả một phong tục đẹp mang vẻ đẹp VH gắn với nhg giá trị tinh thần truyền thống đang bị thờ ơ, rơi vào quên lãng 
* Nghệ thuật :
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiêu quả để bộc lộ cảm xúc. Lưa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, xây dựng hình ảnh tương phản khi miêu tả hình ảnh ông đồ.
- Ngôn ngữ bài thơ trong sáng, hàm súc hình ảnh thơ bình dị.
* Nội dung:
- Tình cảnh đáng thương của ông đồ, niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp VH cổ truyền.
- Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
Bài thơ như một lời tri ân, một sự xám hối của một thế hệ thanh niên trước sự lụi tàn của một nét đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc. Và đồng thời cũng là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy biết lắng lòng mình lại, biết trõn trọng những giá trị văn hoá một thời dẫu cho nó không còn phù hợp với thời cuộc mới.
* Cả hai bài thơ đều diễn tả tấm lòng yêu nước với những biểu hiện riêng đầy tinh tế.
 C. Câu nghi vấn
Bài thơ “Nhớ rừng”, “Ông đồ” viết theo thể thơ nào?
Câu trên mục đích dùng để làm gì? Có thể xếp vào kiểu câu nào trong các kiểu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật?
Đọc đoạn trích Sgk T11
- Tìm câu nghi vấn  trong đoạn văn trên? những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
Cho ví dụ câu nghi vấn.
Chỉ ra những câu nghi vấn trong bài “Nhớ rừng”, “Ông đồ”. Tác dụng chung của những câu nghi vấn này?
B1 : GV chuyển giao nhiệm vụ
- Xác định câu nào là câu nghi vấn - Tất cả những câu nghi vấn ấy có dùng để hỏi không ? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì ?
- Kết thúc câu dùng dấu gì ?
- Tất cả những câu nghi vấn ấy có dùng để hỏi không?Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì ?
- Câu nghi vấn ngoài để hỏi còn chức năng nào khác? 
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
B3: HS báo cáo, thảo luận.
B4: Đánh giá (GV chốt): 
1.Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
+ Bài thơ “Nhớ rừng”, “Ông đồ” viết theo thể thơ nào?
-> Câu nghi vấn, mục đích để hỏi.
+ Sáng ngày  đau lắm không ?
+ Thế làm sao ...?
+ Hay là ...?
=>Các câu nghi vấn có chứa từ ngữ nghi vấn: nào, không, thế làm sao, hay là. Kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Mục đích dùng để nêu điều còn chưa biết.
2.Những chức năng khác của câu nghi vấn:
a. Những người.bây giờ?
b. Mày địnhđấy à?
c. Có biết không.à?
d. Cả đoạn
e. Con gái.ư? Chả lẽấy!
+ Chức năng: 
a. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc( hoài niệm, tiếc nuối)
b,c: Dùng với hàm ý đe doạ
d. Dùng để khẳng định
e. Bộc lộ cảm xúc: ngạc nhiên
+Kết thúc cấu: dấu chấm hỏi, hoặc dấu than.
*Ghi nhớ : Sgk T22
D. Tổng kết:
- “Nhớ rừng”, “Ông đồ” đều là những tác phẩm Thơ mới thuộc trào lưu VH lãng mạn 1930 -1945. Hai bài thơ diễn tả những cung bậc khác nhau của tình yêu đất nước nhưng đều đáng trân trọng. Hai bài thơ còn sử dụng thành công kiểu câu hỏi tu từ.
- Câu nghi vấn là những câu dùng để hỏi, có chứa từ ngữ nghi vấn, kết thúc bằng dấu hỏi chấm. Có câu nghi vấn dùng với mục đích để bộc lộ cảm xúc, để khẳng định hoặc phủ định... 
* Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Qua các bài tập HS khắc sâu kiến thức về 2 văn bản vừa học, về kiểu câu nghi vấn.
* Tổ chức hoạt động:
Bài 1.
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lắng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”
(“Nhớ rừng”, Thế Lữ)
1. Phương thức biểu đạt của phần trích trên?
2. Phân ftrichs trên sử dụng nhiều nhất kiểu câu nào chia theo cấu tạo ngữ pháp? Tác dụng của kiểu câu ấy?
3. Nội dung của đoạn trích.
4. Chỉ ra và cảm nhận về bút pháp lãng mạn trong khổ thơ.
Hướng dẫn làm bài 
1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
2. Câu hỏi tu từ xuất hiện nối tiếp trong năm câu tạo nên nhạc điệu du dương, triền miên, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng, tiếc nuối một thời oanh liệt.
3. Hình ảnh con hổ tự do vùng vẫy nơi đại ngàn. Cảnh được hiện lên gợi nhớ rừng, nhớ đến dĩ vãng và nỗi luyến tiếc những nagyf tháng tự do của chúa sơn lâm.
4. Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu hình tượng tạo nên một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăn, ngày mưa, bình minh, chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, lênh láng máu sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ tiếc nuối một thời oanh liệt xa xưa với dáng điệu của nó được khắc hoạ hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng. Khi thì được hiện lên như một chàng thi sĩ lãng mạn, hào hoa đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối; khi thì giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm trời đất thay đổi sau mưa bão; khi lại như một bậc đế vương hiền lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ; và cuối cùng, nó chính là nó, vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội, làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ. Trong cả vũ trụ bao la rộng lớn, chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm coi là đối thủ, đó là mặt trời. Mảnh mặt trời là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ. Mặt trời ở đây không phải là một khối cầu lửa vô tri vô giác mà là một sinh thể. Trong cả vũ trụ bao la rộng lớn, chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm coi là đối thủ, đó là mặt trời. Câu thơ "Ta đợi chếtgay gắt”, "bàn chân ngạo nghễ của con thú dữ như đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó đã trùm kín cả vũ trụ. Tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đền tột đỉnh.
Bài 2. Tâm sự yêu nước trong bài thơ “Nhớ rừng”.
- Hình tượng con hổ là hình ảnh của người dân Việt Nam. Con hổ bị giam cầm ngao ngán thực tại, luyến tiếc tự do. Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ ra diết tới đau đớn của con hổ. Giấc mơ huy hoàng của con hổ đã khép lại trong tiếng than u uất: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ? Đó cũng chính là tiếng thở dài của người dân mất nước lúc bấy giờ.
Bài 3. 
“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường ko ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
1. Phần trích trên trích từ tác phẩm nào, của ai ?
2. Ghi lại nội dung của đoạn trích.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một phép tu từ trong đoạn trích trên.
Bài 4.
1. Bài thơ « Ông đồ » sử dụng kết cấu đầu – cuối tương ứng. Em hiểu gì về kết cấu này ?
2. Xác định câu hỏi tu từ trong bài thơ « Ông đồ ». Tác dụng của câu hỏi ấy ?
Bài 5. (bài 1/tr11)Xác định câu nghi vấn
c. Văn là gì ?  chương là gì ?
d. Chú mình  không ? - Đùa trò gì ? 
- Cái gì thế ? - Chị cốc  nhà ta ấy hả ?
Bài 6. (bài 2/tr 12) - Căn cứ vào từ “hay” dấu chấm hỏi cuối câu
- Không thay từ “hay” bằng từ “hoặc” vì làm sai ngữ pháp, hoặc trở thành kiểu câu khác. Trong các câu đó, từ "hay" không thể thay thế bằng từ "hoặc" vì nó dễ lẫn với câu ghép mà cá

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chu_de_tinh_yeu_dat_nuoc_trong_tho_moi.doc