Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 10: Văn bản "Nước Đại Việt ta"

I.THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Phân tích giá trị tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện ở Nước Đại Việt ta ?

a) Tra từ điển để hiểu ý nghĩa của “nhân nghĩa” và đối chiếu với phần Chú thích (1) trong SGK để thấy sự phát triển, vận dụng sáng tạo của Nguyễn Trãi về tư tưởng nhân nghĩa.

b) Biểu hiện cụ thể của tư tưởng nhân nghĩa trong Nước Đại Việt ta ?

c) Em hãy xác định các hành động nhân nghĩa trong đời sống ngày nay. Phân tích giá trị nhân nghĩa của những hành động đó ?

2. Các yếu tố tạo nên chân lý về sự tồn tại của một quốc gia độc lập ?

a) Điền thông tin vào bảng sau ( đánh dấu + vào các ô cho hợp lí)

TT

 Quan niệm

 về quốc gia độc lập theo Các yếu tố xác định quốc gia độc lập

 Văn hiến lâu đời Lãnh thổ riêng Phong tục riêng Lịch sử riêng Chế độ riêng Nhân tài Kinh tế

1 Sông núi nước Nam

2 Nước Đại Việt ta

3 Ý kiến của em

b) Hãy chỉ ra nét tương đồng trong cách khẳng định chủ quyền, niềm tự hào dân tộc ở văn bản Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta ( chú ý từ ngữ) ? Yếu tố nào là cốt lõi trong quan niệm về một quốc gia độc lập được duy trì ở mọi thời đại ?

c) Theo em, các yếu tố để xác định một quốc gia độc lập của Nguyễn Trãi có còn phù hợp với ngày nay không ? Từ đó, hãy nhận xét tầm tư tưởng của Nguyễn Trãi ?

d) Dòng nào trong văn bản thể hiện rõ nhất niềm tự hào của Nguyễn Trãi về đất nước mình ? Cách thể hiện niềm tự hào đó có gì đặc biệt ?

3. Liệt kê các nhận định, tôn vinh về giá trị của Bình Ngô đại cáo mà em biết ? Và cho biết vì sao tác phẩm được vinh danh là bảnTuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam ?

 

docx 6 trang linhnguyen 19/10/2022 2220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 10: Văn bản "Nước Đại Việt ta"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 10: Văn bản "Nước Đại Việt ta"

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 10: Văn bản "Nước Đại Việt ta"
Bài 10 - Nước Đại Việt ta (2T)
 - Viết đoạn văn trình bày luận điểm (1T)
I.THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Phân tích giá trị tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện ở Nước Đại Việt ta ?
a) Tra từ điển để hiểu ý nghĩa của “nhân nghĩa” và đối chiếu với phần Chú thích (1) trong SGK để thấy sự phát triển, vận dụng sáng tạo của Nguyễn Trãi về tư tưởng nhân nghĩa.
b) Biểu hiện cụ thể của tư tưởng nhân nghĩa trong Nước Đại Việt ta ? 
c) Em hãy xác định các hành động nhân nghĩa trong đời sống ngày nay. Phân tích giá trị nhân nghĩa của những hành động đó ?
2. Các yếu tố tạo nên chân lý về sự tồn tại của một quốc gia độc lập ?
a) Điền thông tin vào bảng sau ( đánh dấu + vào các ô cho hợp lí)
TT
 Quan niệm
 về quốc gia độc lập theo
 Các yếu tố xác định quốc gia độc lập
Văn hiến lâu đời
Lãnh thổ riêng
Phong tục riêng
Lịch sử riêng
Chế độ riêng
Nhân tài
Kinh tế
1
Sông núi nước Nam
2
Nước Đại Việt ta
3
Ý kiến của em
b) Hãy chỉ ra nét tương đồng trong cách khẳng định chủ quyền, niềm tự hào dân tộc ở văn bản Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta ( chú ý từ ngữ) ? Yếu tố nào là cốt lõi trong quan niệm về một quốc gia độc lập được duy trì ở mọi thời đại ? 
c) Theo em, các yếu tố để xác định một quốc gia độc lập của Nguyễn Trãi có còn phù hợp với ngày nay không ? Từ đó, hãy nhận xét tầm tư tưởng của Nguyễn Trãi ?
d) Dòng nào trong văn bản thể hiện rõ nhất niềm tự hào của Nguyễn Trãi về đất nước mình ? Cách thể hiện niềm tự hào đó có gì đặc biệt ?
3. Liệt kê các nhận định, tôn vinh về giá trị của Bình Ngô đại cáo mà em biết ? Và cho biết vì sao tác phẩm được vinh danh là bảnTuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam ?
4. Đặc điểm văn chính luận của Nguyễn Trãi ?
 Điền thông tin vào bảng sau
TT
Các luận điểm chính
Lí lẽ 
Thực tiễn (dẫn chứng)
Nghệ thuật
1
2
3
5. Xác định chính kiến của Nguyễn Trãi thể hiện trong Nước Đại Việt ta bằng việc điền thông tin vào sơ đồ sau
II. THỰC HÀNH TẠO LẬP VĂN BẢN
1.Bài tập nhóm -Thực hiện Dự án học tập: “ Nước Đại Việt ta – Niềm tự hào dân tộc”
- Mục đích rèn luyện: 
+ Kỹ năng hợp tác, điều hành, vận dụng 
+ Kỹ năng kết nối ( tích hợp ngang, tích hợp dọc) tri thức liên môn và thực tiễn 
- Nội dung: Niềm tự hào dân tộc đã khơi gợi từ Nước Đại Việt ta ( tự hào về Văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử chống giặc ngoại xâm và các triều đại nhà nước phong kiến thịnh trị )
- Hình thức tổ chức: ngoại khóa trong lớp hoặc toàn khối ( phù hợp với điều kiện thực tế)
2. Suy nghĩ của em về biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong đời sống hiện đại ? ( đoạn văn dài 2/3 trang theo cấu trúc quy nạp)
3. Suy nghĩ của em về vai trò của thanh niên trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc ? 
( đoạn văn dài 2/3 trang theo cấu trúc diễn dịch)
PHẦN -HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
I.THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Giá trị tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi 
a) HS tự làm.
b) HS tự làm.
c) - Xác định các hành động biểu hiện nhân nghĩa: HS tự làm.
 - Khẳng định hành động nhân nghĩa: HS tự chỉ ra những tác dụng của chúng đối với con người và cuộc sống ( vì ai, và tác động như thế nào tới cuộc sống của họ)
2. Các yếu tố tạo nên chân lý về sự tồn tại của một quốc gia độc lập ?
a) Điền thông tin vào bảng sau ( đánh dấu + vào các ô cho hợp lí)
TT
 Quan niệm
 về quốc gia theo
 Các yếu tố xác định quốc gia độc lập
Văn hiến lâu đời
Lãnh thổ riêng
Phong tục riêng
Lịch sử riêng
Chế độ chủ quyền 
Nhân tài
Kinh tế
1
Sông núi nước Nam
+
+
2
Nước Đại Việt ta
+
+
+
+
+
+
3
Ý kiến của em
( HS tự làm)
b)- Nét tương đồng trong cách khẳng định chủ quyền, niềm tự hào dân tộc ở 2 văn bản: 
+ Dùng “đế” để khẳng định chủ quyền (Nam đế cư; Xưng đế một phương)
+ Kẻ xâm lược sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại: xâm phạm sẽ “thủ bại hư”; Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong 
 - Yếu tố nào là cốt lõi duy trì ở mọi thời đại: Lãnh thổ riêng; Chế độ, chủ quyền riêng
c) -Các yếu tố để xác định một quốc gia độc lập mà Nguyễn Trãi đã xác lập vẫn phù hợp với ngày nay.
 - Tư tưởng của Nguyễn Trãi vượt tầm thời đại: tác phẩm ra đời từ 1428 (TK 15) đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt yếu tố về văn hóa của một quốc gia đang được đặc biệt chú trọng ở thời hội nhập.
d) - "Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập/Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"
 - Cách thể hiện rất độc đáo: Sóng đôi các triều đại của 2 đất nước để đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.
3. - Các nhận định, tôn vinh về giá trị của Bình Ngô đại cáo
 + Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam.
 + Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt Nam.
 + Bình Ngô đại cáo - một bản tuyên ngôn nhân quyền ở phạm vi quốc tế.
- Vì Bình Ngô đại cáo đã khẳng định được chủ quyền độc lập của đất nước Đại Việt, chứng tỏ được Đại Việt là một nước có cương vực, lãnh thổ, có nền văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và chủ quyền riêng, không ai được phép xâm phạm.
4. Đặc điểm văn chính luận của Nguyễn Trãi ?
 Điền thông tin vào bảng sau
TT
Luận điểm
Lí lẽ 
Thực tiễn (dẫn chứng)
Nghệ thuật
1
Nguyên lí nhân nghĩa
Nhân nghĩa để yên dân
Trừ bạo, chống giặc ngoại xâm
Lí lẽ kết hợp với thực tiễn
2
Chân lý về sự tồn tại của quốc gia độc lập
Đại Việt có truyền thống văn hóa: phong tục, tập quán riêng, các triều đại hùng mạnh và có nhân tài.
Câu số 4 đến câu 8: “Nước Đại Việt ta.xưng đế một phương”
Từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác , liệt kê, đối chiếu đã tạo nên lập luận chặt chẽ
-Văn biền ngẫu sóng đôi cân xứng
3
Sức mạnh chính nghĩa
Kẻ có dã tâm xâm lược phải thất bại
Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong 
-Văn biền ngẫu sóng đôi cân xứng
- Lập luận chặt chẽ.
5. Chính kiến của Nguyễn Trãi thể hiện trong Nước Đại Việt ta
II. THỰC HÀNH TẠO LẬP VĂN BẢN
1.Bài tập nhóm -Thực hiện Dự án học tập: “ Nước Đại Việt ta – Niềm tự hào dân tộc”
 Tổ trưởng hoặc cá nhân có hứng thú nghiên cứu chủ động thành lập nhóm hoặc thực hiện theo sự điều hành của GV
*Họp nhóm lần 1:
- Đề cử nhóm trưởng ( theo ý kiến số đông hoặc chủ động nhận nhiệm vụ của cá nhân)
- Nhóm trưởng: Xác định nội dung cần thực hiện: Niềm tự hào dân tộc được khơi dậy từ Nước Đại Việt ta ( mở rộng kiến thức, tích hợp kiến thức trên trục chính – 5 yếu tố Nguyễn Trãi đã xác định để tạo nên quốc gia độc lập)
-Phân công nhiệm vụ ( căn cứ vào Mục tiêu rèn luyện và nội dung đã xác định để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Hai cá nhân thực hiện một nội dung nhỏ )
- Yêu cầu thực hiện: 
+ Hoàn thành nội dung trong thời gian ( đã xác định )
+ Thống nhất hình thức, thời gian báo cáo ( 10 phút/ nhóm nhỏ)
+ Nhóm trưởng bao quát nội dung và dẫn dắt chương tình
*Họp nhóm lần 2:
- Các nhóm nhỏ trình bày Đề cương bài tập ( chú ý trình tự các luận cứ )
- Các thành viên, nhóm trưởng góp ý và thống nhất nội dung, hình thức thể hiện cho từng nhóm nhỏ.
Lưu ý: phối hợp các hình thức trong báo cáo ( biểu bảng, máy chiếu với hình, clip minh họa, câu hỏi tương tác)
* Báo cáo kết quả trước lớp.
- Thành phần: 
+ HS lớp hoặc cả khối
+ Đại biểu: các thầy cô giáo dạy môn lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân)
- Hình thức tổ chức: Đại diện các nhóm báo cáo, đặt câu hỏi tương tác( minh họa bằng bài hát, múa thể hiện niềm tự hào dân tộc..)
2. Suy nghĩ về biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong đời sống hiện đại.
- Làm rõ vấn đề nghị luận ( ý nghĩa nội hàm của “nhân nghĩa”)
- Làm rõ vai trò của hành động nhân nghĩa trong đời sống hiện đại
+ Lập luận về tác động của hành động nhân nghĩa đến những đối tượng cụ thể
+ Đưa các dẫn chứng từ thực tiễn của đất nước ( của thế giới) theo một trình tự nhất định.
- Nhận thức và hành động của bản thân về nhân nghĩa.
Lưu ý: Cần thể hiện rõ chính kiến, góc nhìn và cảm nhận của cá nhân về vấn đề ( tránh hô khẩu hiệu theo công thức)
3. Vai trò của thanh niên trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. 
- Làm rõ vấn đề nghị luận ( ý nghĩa nội hàm của “bản sắc văn hóa dân tộc”)
- Làm rõ vai trò của thanh niên trong việc giữ gìn và phát triển “bản sắc văn hóa dân tộc” trong thời kỳ hội nhập
+ Đưa dẫn chứng cụ thể trong thực tiễn về những hành động thanh niên đã làm để giữ gìn và phát triển “bản sắc văn hóa dân tộc”
+ Đề xuất các hành động cụ thể thiết thực để giữ gìn và phát triển “bản sắc văn hóa dân tộc”
- Nhận thức và hành động của bản thân để giữ gìn và phát triển “bản sắc văn hóa dân tộc” 
Lưu ý: Cần thể hiện rõ chính kiến, cảm xúc chân thành của cá nhân về bản sắc văn hoá dân tộc ( tránh từ nữ hoa mỹ, sáo rỗng )

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_bai_10_van_ban_nuoc_dai_viet_ta.docx