Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 29: Văn bản "Qua đèo Ngang" - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hiền

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

 - Những nét cơ bản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.

 - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.

 - Hình dung được cảnh Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.

 - Bước đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật)

 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

2. Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

3. Thái độ:

- Quý trọng văn học dân tộc, có ý thức học hỏi cách biểu cảm của nhà thơ

4. Năng lực:

 - Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGK, SGV, kế hoạch dạy học, máy chiếu, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: đọc và chuẩn bị bài

 

docx 20 trang linhnguyen 11/10/2022 3780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 29: Văn bản "Qua đèo Ngang" - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 29: Văn bản "Qua đèo Ngang" - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hiền

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 29: Văn bản "Qua đèo Ngang" - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hiền
Ngày soạn: 27/ 9 /2019
Ngày giảng: 7B: 7/10/2019 (GV dạy thay)
 7C: 3/10/2019 (Tập giảng thi GVDG TP)
 7D: 7/10/2019 (Tập giảng thi GVDG TP)
 Tuần 9. Tiết 29: 
 Văn bản: 
QUA ĐÈO NGANG
 (Bà Huyện Thanh Quan)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được
 - Những nét cơ bản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
 - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
 - Hình dung được cảnh Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
 - Bước đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật)
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
2. Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 
3. Thái độ:
- Quý trọng văn học dân tộc, có ý thức học hỏi cách biểu cảm của nhà thơ
4. Năng lực:
 - Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: SGK, SGV, kế hoạch dạy học, máy chiếu, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: đọc và chuẩn bị bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức (1 phút):
7B: ..
7C:..
7D:.
2. Kiểm tra kiến thức cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời gian: 4 phút. 
 Giáo viên đưa ra một số hình ảnh về các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa của Việt Nam. Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra tên địa danh tương ứng với các hình. Sau đó giới thiệu cho các em về địa danh Đèo Ngang.
 Việt Nam chúng ta được thiêu nhiên ưu ái, ban tặng rất nhiều cảnh quan đẹp như Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hay những bãi biển xinh đẹp như Nha Trang, Phú Quốc. Nhưng tiết học hôm nay, cô muốn giới thiệu cho các em một địa danh với cảnh sắc thiên nhiên rất riêng, rất đặc biệt. Đó chính là Đèo Ngang.
 Đèo Ngang là đèo trên Quốc lộ 1A vượt núi Hoành Sơn là ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Vùng đất được ví như chiếc đòn gánh gánh hai đầu đất nước Việt Nam.
“Đèo Ngang nặng gánh hai vai,
Một bên Hà Tĩnh một bên Quảng Bình”.
 Không chỉ có vị trí rất đặc biệt mà Đèo Ngang sớm đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà thơ. Cao Bá Quát có bài “Lên núi Hoành Sơn”, Ngô Thì Nhậm có bài “Lên Đèo Ngang ngắm biển” Nhưng nổi tiếng hơn cả là bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Vậy bài thơ này có gì đặc biệt thì cô trò chúng ta cùng nhau khám phá trong tiết học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Thời gian: 30 phút
? Dựa vào phần chú thích trong sgk, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả? 
+ Giáo viên mở rộng: Bà Huyện Thanh Quan là người học rộng, tài cao; bà cùng Đoàn thị Điểm và Hồ Xuân Hương là 3 nhà thơ nữ tài hoa nhất ở thế kỷ XVIII-XIX. Thơ của bà còn lưu lại 6 bài. Và các bài thơ của bà thường mang một nỗi buồn man mác, nhẹ nhàng, sâu lắng. Và bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ của bà.
+ Giáo viên giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Cuối thế kỷ XVII- đầu thế kỷ XVIII, đây có lẽ là giai đoạn lịch sử tồi tệ nhất trong thời kỳ phong kiến, đất nước ta bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đàng ngoài thuộc sự cai trị chúa Trịnh, Đàng Trong thuộc cai trị của chúa Nguyễn. Bà Huyện Thanh Quan vốn là người Đàng ngoài được chúa Nguyễn mời vào cung Phú Xuân - Huế làm chức “Cung trung giáo tập” để dạy công chúa và cung phi. Trên đường vào Huế, khi qua Đèo Ngang bà đã dừng chân ngắm cảnh và sáng tác bài thơ này . 
+ GV hướng dẫn đọc: Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn. Khi đọc các em cần đọc chậm, buồn, ngắt đúng nhịp 4/3 và 2/2/3. Càng về cuối giọng đọc càng chậm, nhỏ hơn. - GV đọc 
- GV gọi HS đọc 
- Gv nhận xét.
 GV gọi 1 học sinh đọc chú thích (4,5) 
? Em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
Thảo luận cặp đôi:
- Thời gian: 2 phút
? Nêu đặc điểm của thể thơ này?
Định hướng:
- Mỗi bài gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Gieo vần ở cuối câu 1,2,4,6,8.
- Câu 3-4; 5-6 đối nhau.
- Kết cấu: Đề- thực- luận- kết
+ Hai câu đề: Mở ra ý của bài thơ
+ Hai câu thực: Nối ý, miêu tả chi tiết về con người và cảnh vật
+ Hai câu luận: Đưa ra ý kiến bàn luận, nhận xét
+ Hai câu kết: Kết thúc ý của bài thơ.
Nhưng để phù hợp với nội dung bài thơ cô và các em cùng nhau tìm hiểu bài theo bố cục 2 phần: 4 câu đầu và 4 câu cuối.
Giáo viên chuyển ý:
 Qua Đèo Ngang được coi là bài thơ hay nhất khi viết về Đèo Ngang nhưng đồng thời cũng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan. Vậy bài thơ này có gì đặc biệt? cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ trong phần II.
- Đọc chú thích SGK, nêu vài nét chính về tác giả.
- Nghe
Lắng nghe
HS lắng nghe
- Theo dõi
- HS đọc
- Nghe
- HS đọc từ khó.
HS trả lời
Thảo luận, phát hiện, trả lời
Các nhóm khác nhận xét
- Hs theo dõi
Lắng nghe
Lắng nghe
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nữ sĩ tài hoa thế kỷ XVIII- XIX.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác khi tác giả trên đường vào Huế nhận chức.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục: 2 phần
GV chiếu 4 câu thơ đầu
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”
Gọi HS đọc 4 câu thơ đầu
? Tác giả đến với Đèo Ngang vào thời gian nào? Vì sao em biết? - - Tác giả đến với Đèo Ngang vào lúc buổi chiều tà, dựa vào hình ảnh “bóng xế tà”.
? Thời gian đó thường gợi tâm trạng như thế nào?
 Đây là khoảng thời gian về chiều, ánh mặt trời đã chếch sau núi, và bóng tối đang dần lan ra không gian, và trong cái thời gian ấy con người dễ bộc lộ tâm trạng, cảm xúc buồn. Đặc biệt là đối với những người xa nhà:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
 (Tràng Giang,Huy Cận) 
 Hay trong các bài ca dao cũng rất hay chọn khoảng thời gian này để giãi bày tâm trạng: 
 “Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
? Trong buổi chiều tà đó, Đèo Ngang được hiện lên qua những hình ảnh thơ nào?
- Cỏ cây, đá, lá, hoa.
 ? Hãy chỉ ra nghệ thuật miêu tả những sự vật này của tác giả? Tác dụng
- Sử dụng nghệ thuật điệp từ “chen”.
-> Các sự vật chen chúc nhau, um tùm, rậm rạp, không có hàng lối.
? Hình ảnh thơ đó gợi khung cảnh thiên nhiên ra sao?
- Thiên nhiên rộng lớn, hoang vu, heo hút.
GV giảng:
 Động từ “chen” được lặp lại 2 lần kết hợp với nhân hóa, liệt kê, 5 sự vật cùng xuất hiện trong một câu. Đọc đến đây người đọc cảm thấy hơi gợn lạnh bởi nó quá hoang vu, quá hùng vĩ, heo hút, cây cối um tùm, rậm rạp. Và sâu xa hơn đó có thể là sự lấn lướt, tranh giành nhau mà sống. Phải chăng cảnh tượng này cũng xuất phát từ ám ảnh lịch sử, cảnh huynh đệ tương tàn, (Các em sẽ học rõ hơn ở phần lịch sử) những cái tạp nham đang lấn lướt những cái tốt đẹp (Cỏ cây chen đá; lá lại chen hoa)
 Bên cạnh thiên nhiên, thì trong bốn câu thơ đầu cũng nhắc đến cuộc sống của con người. Vậy sự xuất hiện của con người liệu có làm ấm thêm cho bức tranh hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu 2 câu tiếp theo:
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
 Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.
Thảo luận cặp đôi: (3 phút)
1. Cuộc sống con người được gợi lên qua hình ảnh thơ nào?
2. Có gì đặc sắc trong cách dùng từ và đặt câu của tác giả ở hai câu thơ 3,4? Tác dụng
* Định hướng:
1. Cuộc sống của con người nơi đây được thể hiện qua 2 hình ảnh:
- tiều vài chú
- chợ mấy nhà
2. Nghệ thuật miêu tả:
- Dùng từ: 
+ Từ láy: 
lom khom: Mô tả công việc nhưng lại gợi hình dáng bé nhỏ, vất vả, tội nghiệp của người tiều phu giữa hoang sơ, vắng vẻ của cảnh vật
lác đác: gợi sự thưa thớt, ít ỏi của những quán chợ. Giờ đã là tan chợ chỉ còn lại mấy túp lề chỏng chơ, gợi cái buồn hiu hắt, cô quạnh.
+Lượng từ: vài (chú tiều), mấy (nhà chợ): Nhấn mạnh sự thưa thớt, ít ỏi, đìu hiu
- Ngữ pháp:
+ Nghệ thuật đảo ngữ: Đảo trong câu và đảo trong cụm từ: Nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của sự vật: sự đìu hiu, thưa thớt, ít ỏi của sự vật.
+ Nghệ thuật đối: Câu trên đối với câu dưới: 
Lom khom dưới núi >< Lác đác bên sông
tiều vài chú >< chợ mấy nhà
GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung
? Từ các dấu hiệu nghệ thuật trên đã gợi lên cuộc sống của con người như thế nào?
 Những đặc sắc về nghệ thuật dùng từ và đặt câu của nhà thơ đã gợi lên cuộc sống vất vả, thưa thớt, ít ỏi, vắng vẻ.
 Như vậy qua 4 câu thơ đầu, bức tranh Đèo Ngang được hiện lên qua không gian, thời gian, qua hình ảnh con người . Vậy em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên này?
GV bình:
Điều đặc biệt ở đây là bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang được đặt trong một thời khắc khi bước chân của bà Huyện Thanh Quan vừa đặt chân đến Đèo Ngang- một mảnh đất xa lạ, cho nên không thể tránh khỏi cảm giác lạc lõng, bơ vơ. Cho nên bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang còn phảng phất nỗi buồn. Có thể nói, bốn cầu đầu không chỉ thuần túy tả cảnh mà thông qua tả cảnh để bộc lộ tâm tư, tình cảm. Cảnh vật Đèo Ngang được thể qua cái nhìn, cái tâm trạng luôn nghĩ về quá khứ, nghĩ về lịch sử, thời cuộc và xã hội. Đó chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình rất phổ biến trong thơ ca cổ.
 Giáo viên chuyển ý :
 Tuy nhiên, tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ rõ nhất phải kể đến bốn câu thơ cuối. Vậy đó là tâm trạng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bốn câu thơ cuối.
- Đọc 4 câu thơ đầu.
Trả lời
Trả lời
Lắng nghe
 HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
Lắng nghe
Lắng nghe
Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời
HS theo dõi
HS trả lời
- HS theo dõi
HS trả lời, ghi bài
Lắng nghe
Lắng nghe
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1. Bốn câu thơ đầu
- Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống nơi Đèo Ngang hiện lên thật hoang vu, heo hút, vắng vẻ, thấm đượm nỗi buồn.
GV yêu cầu HS đọc 4 câu thơ cuối 
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non,nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
? Nếu như 4 câu thơ đầu là bức tranh về phong cảnh Đèo Ngang với các hình ảnh vừa tĩnh vừa động thì đến với những câu thơ này, chúng ta thấy có sự xuất hiện của âm thanh. Theo em đó là những âm thanh gì?
Tiếng chim cuốc
Tiếng chim đa đa
 Hai câu luận trong thơ Đường luôn có vai trò mở ra sự liên tưởng.
? Dựa vào chú thích 4 và 5 và kiến thức đã học tại bài “Ca dao than thân”, hình ảnh con quốc quốc và cái gia gia gợi lên điều gì?
- Gợi lên nỗi nhớ nước, thương nhà
+ Chim quốc được lưu truyền là hồn vua Thục đế mất nước nên đau lòng kêu khóc đến nhỏ máu ra mà chết biến thành con chim quốc, lúc nào cũng kêu quốc, quốc (Vong quốc)
GV mở rộng:
+ Chim đa đa là nhắc tới tích: Bá Di, Thúc Tề là hai bề tôi của nhà Thương, thà chết đói chứ không chịu sống với nhà Chu, không ăn thóc nhà Chu nên đã chết hóa thành con chim đa đa. Nhà thơ dùng điển tích về chim đa đa, nhưng lại đọc chệch thành “cái gia gia”
- Hai điển tích nói đến lòng yêu nước và sự trung thành với đất nước.
? Dựa vào đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của 2 từ “quốc quốc” và “gia gia”, hãy phát hiện nét đặc sắc trong nghệ thuật dùng từ của nhà thơ?
 Hai từ quốc quốc, gia gia ngoài nghĩa chỉ chim cuốc và chim đa đa còn có nghĩa: quốc – nước, gia- nhà. Tác giả đã lợi dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ. Các em sẽ được tìm hiểu về nghệ thuật chơi chữ trong các tiết sau.
? Quan sát 2 câu thơ 5,6, cấu trúc hai câu thơ này có gì đặc biệt?
- Cấu trúc giống nhau. 
-> Đây là một trong những hình thức của nghệ thuật đối
Nhớ nước >< Thương nhà
Đau lòng>< mỏi miệng
Con quốc >< cái gia gia
? Qua việc sử dụng điển tích, nghệ thuật chơi chữ bằng từ đồng âm, nghệ thuật đối, hai câu thơ 5,6 đã trực tiếp diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?
- Tâm trạng nhớ nước, thương nhà.
+ Nhớ nước: Nhớ quê hương, nhớ mảnh đất Đàng Ngoài.
+ Thương nhà: Nhớ gia đình
-> Đây là điều dễ hiểu trong tâm lý con người, đặc biệt la người phụ nữ. Tuy nhiên với một trí thức, một nho sĩ như Bà Huyện Thanh Quan, nó còn có ý nghĩa sâu xa hơn thế.
 Nhớ nước là nhớ đến triều đại trước, triều đại thịnh vượng dưới thời vua Lê, nhớ lại một thời vàng son của kinh thành Thăng Long; thương nhà, là thương cho cảnh nước mất, nhà tan hệ quả của chiến tranh phong kiến, của tranh chấp quyền lực. Sự thất vọng, chán chường khi phải chứng kiến cảnh đất nước bị chia cắt làm hai Đàng. Đây chính là sự hoài cổ, hoài thương điển hình trong thơ Bà Huyện Thanh Quan. Và cũng qua đó bộc lộ một cách kín đáo: Có thển nhà thơ cũng không tha thiết lắm với việc nhận chức quan này.
 Bên cạnh đó, cái tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa ấy không chỉ gợi tả tâm trạng nhà thơ, mà tiếng chim còn gợi lên một không gian rộng lớn, tĩnh lặng, heo hút. Đây chính là bút pháp lấy động tả tĩnh trong thơ cổ.
GV chuyển ý:
 Trước không gian đèo Ngang rộng lớn, heo hút với nỗi nhớ nước, thương nhà da diết. Nhà thơ đã khép lại tâm sự của mình bằng hai câu thơ cuối.
“Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
? Giữa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang, nhà thơ đã bộc lộ tâm sự qua các từ ngữ nào?
Các từ:
- mảnh tình riêng
- ta với ta
? Em hiểu thế nào là “một mảnh tình riêng”, cụm từ “ta với ta” ở đây là để chỉ ai?
- Cụm từ “một mảnh tình riêng”: tâm sự sâu kín chỉ một mình mình biết, được chôn chặt trong lòng, không biết tâm sự cùng ai. 
- Cụm từ “ta với ta”: Ở đây là để chỉ tác giả, một mình đối diện với chính mình, đối diện với chính nỗi niềm tâm sự của chính mình, cô độc lẻ loi, tâm trạng ngổn ngang, trăm mối.
GV giảng:
 Cách dùng từ rất hay của tác giả, “mảnh” là chỉ sự ít ỏi, mỏng manh, “tình riêng” là nhỏ bé, ít mà ở đây lại là “mảnh tình riêng” đi kèm với số từ “một” lại càng nhỏ bé. “Một mảnh tình riêng” là tâm sự sâu kín chỉ một mình mình biết, được chôn chặt trong lòng. Đó có thể là nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả, nhưng sâu xa hơn là cái mong ước về sự thống nhất đất nước vẫn luôn đau đáu trong lòng tác giả. Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước lại càng diễn tả sự cô đơn, nhỏ bé. Cảnh càng rộng lớn bao nhiêu thì mảnh tình riêng lại càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu. Đây chính là nghệ thuật tương phản đối lập.
? Qua phân tích em hiểu gì về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc này?
- Tâm trạng lẻ loi, cô đơn của nhà thơ
GV giảng:
 Trong câu 7, tác giả viết: Dừng chân, đứng lại. Dường như hai từ này đồng nghĩa với nhau mà trong thơ cổ lại rất kiệm lời, vậy mà sao tác giả lại dùng thừa ở đây? Đây là dụng ý của nhà thơ. Cái cảm giác bị chững lại vì cảm xúc muốn dâng trào, nhưng nhà thơ cũng muốn ghi tạc vào trong lòng một cái khoảnh khắc đặc biệt ở một địa điểm rất đặc biệt. Điểm nhìn đã thay đổi không chỉ ở trên cao mà đã mở rộng tuyệt đối và có chiều sâu.
Cụm từ “ta với ta” khép lại bài thơ nhưng đồng thời cũng để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, tác giả cô đơn, lẻ loi giữa không gian bao la, rộng lớn, hay lẻ loi, cô độc giữa thời cuộc, giữa xã hội bao la. Đó cũng là một câu hỏi bỏ ngỏ mà chúng ta để đấy, đó cũng là câu hỏi mà tác giả để lại nhiều dư âm, suy nghĩ cho bạn đọc.
Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan.Vậy điều gì làm nên thành công cho tác phẩm? cô và các em cùng tổng kết lại.
- Đọc 
- HS suy nghĩ,trả lời
- HS tái hiện, trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
- HS lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời
HS theo dõi
- HS nghe
HS trả lời
Lắng nghe
Lắng nghe
2. Bốn câu thơ cuối
- Tâm trạng nhớ nước thương nhà của nhà thơ.
- Tâm trạng lẻ loi, cô đơn của nhà thơ
? Qua tìm hiểu bài thơ, em hãy khái quát lại những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
? Bằng các hình thức nghệ thuật đó, tác giả muốn diễn tả điều gì?
Gv gọi HS đọc ghi nhớ
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc ghi nhớ
III/ Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
- Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình gợi cảm.
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình
2. Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang vũ, thẫm đượm nỗi buồn
- Tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ, yêu nước, thương nhà của nhà thơ trước cảnh vật đèo Ngang.
* Ghi nhớ (sgk/104)
Hoạt động 3: Luyện tập
Thời gian: 3 phút
Câu 1. Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Đảo ngữ, từ láy
D. Điệp ngữ
Đáp án: C
Câu 2. Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ là tâm trạng gì?
A. Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn đau da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Đáp án : D
Trả lời
Trả lời
 IV. Luyện tập:
Bài tập 1.
Hoạt động 4: Vận dụng
Thời gian: 5 phút
? Đọc diễn cảm bài thơ
? Qua bài thơ, em học tập được gì về nghệ thuật biểu cảm của nhà thơ?
- Kết hợp biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp thông qua miêu tả
Đọc bài thơ
Trả lời cá nhân
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Thời gian: 3 phút
? Hãy tìm đọc những bài thơ khác của Bà huyện Thanh Quan ( Học sinh làm ở nhà)
Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài.
- Tìm đọc những bài thơ khác của Bà huyện Thanh Quan
- Viết một đoạn văn biểu cảm ngắn, trình bày cảm nhận của em về bức tranh nhiên nhiên Đèo Ngang
- Soạn : Bạn đến chơi nhà
1. Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
2. Chỉ ra tình huống bất ngờ, dí dỏm trong bài thơ
3. Cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì?
4. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_29_van_ban_qua_deo_ngang_nam_hoc.docx
  • pptxQUA ĐÈO NGANG.pptx