Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm tục ngữ.
- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.
- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương.
4. Thái độ
- Yêu quý, trân trọng những kinh nghiệm quý báu của ông cha để lại qua các câu tục ngữ đó.
- Tích hợp kỹ năng sống: Rút kinh nghiệm sống cho bản thân từ những hiện tượng quan sát được trên thực tế.
- Tích hợp sinh học: Đặc điểm tự nhiên của một số sinh vật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
ng Đức tính giản dị của Bác Hồ. Bác giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết. Sự giản dị ấydi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác. Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận) Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Văn chương và ý nghĩa của nó đối với mọi người. Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho t/cảm của con người. Giải thích (kết hợp với bình luận) Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện tập. ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của các vb nghị luận đó học? II. Luyện tập Câu 2: Những nét đặc sắc về nghệ thuật của các vb nghị luận đó học: Tên bài Đặc sắc nghệ thuật Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, sắp xếp hợp lí, hình ảnh so sánh so ánh đặc sắc. Sự giàu đẹp của tiếng Việt Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thíchvà cminh, luận cứ, luận cứ xác đáng, toàn diện, chăt chẽ. Đức tính giản dị của Bác Hồ D/chứng cụ thể, xác thực, toàn diện. Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc. Ý nghĩa văn chương Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp vói cảm xúc, văn giàu hình ảnh. ? Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là loại vb nghị luận đặc biệt không. Vì sao ? Bài tập nhanh: Em hãy đánh dấu X vào câu trả lời mà em cho là đúng: 1. Một bài thơ trữ tình: a. Không có cốt truyện và nhân vật. b. Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật c. Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tgiả. d. Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc sự việc. 2. Trong văn bản nghị luận: a. Không có cốt truyện và nhân vật b. Không có yếu tố miêu tả và tự sự. c. Không có biểu hiện tình cảm, cảm xúc. d. Không sử dụng phương thức biểu cảm. 3. Tục ngữ có thể coi là: a. Văn bản nghị luận. b. Không phải là văn bản nghị luận c. Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn - GV y/cầu HS thảo luận nhóm bài tập và viết vào phiếu học tập – GV thu và nxét. Câu 3: c. Các câu tục ngữ đó được coi là các bài nghị luận đặc biệt ngắn gọn nhằm khái quát các nhận xét, kinh nghiệm bài học của dân gian về tự nhiên, xó hội, con người. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK và nhấn mạnh các ý cần nhớ. ? Liệt kê các yếu tố có trong mỗi thể loại? a. Thể loại tự sự (Truyện, kí): Chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể để tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện. - Các yếu tố: Nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện. b. Thể loại trữ tình (thơ trữ tình, tuỳ bút): Chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. - Thơ trữ tình: Hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình. - Thơ tự sự: (thêm) cốt truyện. -> Hai thể loại này tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau (nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật, ...) c. Văn nghị luận: Chủ yếu dùng phương pháp lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) để trình bày ý kiến, tư tưởng thuyết phục người đọc (nghe). luận điểm, luận cứ. * Ví dụ minh hoạ: (...) * Chú ý: - Các thể loại này có sự khác nhau căn bản về nội dung, ph/thức biểu đạt. - Sự phân biệt dựa vào những yếu tố nổi bật. - Thực tế có sự xâm nhập, đan xen giữa các yếu tố trong 1 văn bản. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Yêu cầu HS ôn lại toàn bộ những kiến thức về văn nghị luận. - Xác định hệ thống luận điểm, tìm các dẫn chứng, lập dàn ý dựa trên một đề bài văn nghị luận, viết thành bài văn hoàn chỉnh. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới : Tìm hiểu về phép lập luận giải thích. Tuần: Tiết: 106, 107, 108 Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn : TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích. 2. Kĩ năng - Nhận diện và biết cách phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này. - Biết so sánh để phân biệt được lập luận gải thích với lập luận chứng minh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề: ra quyết định lựa chọn phương pháp, cách lập luận, lấy dẫn chứng ... khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh theo những yêu cầu khác nhau. - Năng lực sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận giải thích. - Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về phép lập luận giải thích. 4. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức tích hợp với các văn bản, đoạn văn giải thích và phần Tiếng việt đã học. - Nghiêm túc học tập. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) 7A1 7A2 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài mới. 3. Bài mới (40’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC G HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’): - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Gv cho học sinh nghe bài hát "Mẹ ơi tại sao?" Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống xã hội. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó có liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh vừa học. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm sáng rõ điều ấy. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích và phương pháp giải thích. I. Mục đích và phương pháp giải thích. G H G H G H G H ? Trong cuộc sống khi nào người ta cần giải thích? Khi gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu -> nảy sinh nhu cầu giải thích. ? Như vậy, giải thích nhằm mục đích gì? Phát biểu. ? Em hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích trong đời sống hàng ngày. - Vì sao có các hiện tượng mưa, bão? - Vì sao có hiện tượng nguyệt thực, nhật thực? - Vì sao có động đất, núi lửa, sóng thần? - Vì sao dơi bay trong đêm lại không va vào cây? ? Muốn trả lời những câu hỏi đó, cần phải có những điều kiện gì? Phải đọc sách, nghiên cứu, tra cứu tài liệu, học hỏi nghĩa là phải có tri thức mới giải thích đúng được. 1. Nhu cầu giải thích trong đời sống - Giải thích là một nhu cầu phổ biến trong đời sống. - Giải thích: làm cho ta hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. G H G H G ? Trong văn nghị luận, người ta thường giải thích những vấn đề gì? Hãy nêu VD về các đề tài giải thích thường gặp. Phát biểu. Nêu VD: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực? Thế nào là có chí thì nên?... ? Giải thích trong văn nghị luận nhằm mục đích gì? Trình bày. * Kết luận: Như vậy phạm vi nghị luận giải thích rất rộng (có thể là ý nghĩa của một từ, một khái niệm, một hiện tượng xã hội, một tư tưởng, một nhận định) Mục đích của văn giải thích: Làm rõ những vấn đề cần thắc mắc giúp người đọc (người nghe) hiểu thấu đáo về vấn đề đó -> từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm của con người, định hướng hoạt động hợp với quy luật. 2. Giải thích trong văn nghị luận - Giải thích các vấn đề về tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người. - Mục đích của văn nghị luận: Làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ để nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người H G G H G H G H G H G H G G G H HS đọc bài văn (SGK- 70, 71) - HS thảo luận bàn: 3 phút ? Bài văn giải thích vấn đề gì? ? Xác định bố cục văn bản? - H. Thảo luận - 3 phút: trả lời câu hỏi b,c,d sgk (71) ? Chỉ ra phương pháp giải thích của bài văn? ? Em hãy chỉ ra những câu văn định nghĩa về “Lòng khiêm tốn”? - Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản - Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn - Khiêm tốn là tính nhã nhặn ? Ngoài cách nêu định nghĩa. Bài văn còn dùng cách giải thích nào khác. Cho VD? - Liệt kê những biểu hiện của khiêm tốn và sự đối lập giữa người khiêm tốn với người không khiêm tốn. - Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống nhóm nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, không ngừng học hỏi - Người khiêm tốn không tự khoe khoang, tự đề cao mình trước người khác ? Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không? Đó là nội dung của giải thích. ? Nhận xét về bố cục, cách diễn đạt trong văn bản này? Trình bày. ? Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích? Trình bày. ? Người ta có thể giải thích bằng những cách nào? * Kết luận: Trong một số bài văn giải thích có thể sử dụng kết hợp linh hoạt các cách trên. ? Quan sát lại bài văn. Em thấy bài văn giải thích đi theo trình tự nào? - Nêu vấn đề: Lòng khiêm tốn là bản tính căn bản của con người. - Giải thích khiêm tốn là gì. - Những biểu hiện của lòng khiêm tốn. - Khẳng định sự cần thiết phải có lòng khiêm tốn. ? Từ trình tự này em rút ra được kết luận gì? Trình bày. ? Để làm tốt một bài văn nghị luận giải thích, phải có điều kiện gì? Phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng nhiều thao tác phù hợp. Đọc ghi nhớ (SGK- 71) 3. Tìm hiểu phép lập luận giải thích a. Phân tích ngữ liệu: Bài văn “Lòng khiêm tốn” (SGK- 70, 71) - Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn. - Bố cục của văn bản: + Mở bài: Giới thiệu vai trò của khiêm tốn + Thân bài: - Khiêm tốn là gì? - Biểu hiện của người khiêm tốn? - Tại sao con người phải có lòng khiêm tốn? + Kết bài: Ý nghĩa của khiêm tốn. - Phương pháp giải thích. + Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn. + Nêu những biểu hiện của người khiêm tốn. + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn. - Diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. -> Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các vấn đề cần được giải thích -> nâng cao tình cảm nhận thức cho người đọc. - Có nhiều cách giải thích: Nêu định nghĩa, liệt kê, đối chiếu so sánh - Trình tự trong bài văn giải thích phải lớp lang (trước, sau). Ngôn từ phải trong sáng dễ hiểu. b. Ghi nhớ: (SGK- 71 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu được các bước làm bài văn lập luận giải thích.* Chép đề bài trong SGK lên bảng. * Gọi HS đọc đề bài SGK. ? Đọc kỹ đề và xác định yêu cầu của đề bài? ? Tìm những từ ngữ quan trọng và các vế câu cần giải thích? ? Đề bài đặt ra yêu cầu gì ? - 2 yêu cầu: thể loại và nội dung. ? Hãy chỉ rõ từng yêu cầu trên? Trình bày. ? Để tìm ý giải thích, ta làm bằng cách nào? - Bằng cách đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Có ý nghĩa như thế nào? ? Dựa vào đề bài sách giáo khoa, em hãy đặt câu hỏi tương tự như thế? 1. Đặt câu hỏi: + Câu hỏi thứ 1 là: Nghĩa là gì? Đây là câu hỏi đặt khi ta cần giải nghĩa một khái niệm trong câu trích của luận đề. VD với đề văn trên ta đặt câu hỏi: ? Đi một ngày đàng nghĩa là gì? ? Học một sàng khôn nghĩa là gì? * Lưu ý: Câu hỏi “Nghĩa là gì?” Có thể thay thế bằng câu hỏi “Thế nào là?”. + Câu hỏi thứ 2 là: Tại sao? Vì sao? Ví dụ với đề văn trên ta đặt câu hỏi ntn ? - HS đặt câu: ? Tại sao đi một ... sàng khôn ? ? Vì sao đi một ngày đàng lại học đc ... khôn ? + Câu tục ngữ đó có ý nghĩa như thế nào? - GV nhấn mạnh: Biết đặt câu hỏi để tìm lí lẽ cho một bài văn giải thích là một vđề kĩ năng rất quan trọng. Các câu hỏi rất đa dạng: Nghĩa là gì? Tại sao? Vì sao? Ý nghĩa là gì ? Tác dụng của vấn đề ? Triển vọng của vấn đề? Có ảnh hưởng nào khác ko? Thực tế có đúng không? Có thể so sánh với vđề gì ? Thông thường các câu hỏi về định nghĩa đc đặt lên đầu, các câu hỏi về ý nghĩa, tác dụng đặt ở cuối, các câu khác đặt ở giữa, câu hỏi phản bác cần đặt ra trước khi kết luận, khẳng định vấc đề. -> Chúng ta cần giải thích từng ý -> cả câu (tra từ điển)" giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng nghĩa sâu xa. => Có như vậy mới giải quyết vđề một cách triệt để vđề, bài viết mới có sức thuyết phục. ? Làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ? Trình bày. * Bổ sung: Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển, liên hệ mở rộng. ? Từ đó em có thể rút ra kết luận gì về việc tìm hiểu đề, tìm ý cho một bài văn giải thích? - Tìm hiểu đề: xác định vấn đề cần giải thích - Tìm ý: Bằng cách đặt câu hỏi: “ nghĩa là gì, thế nào, tại sao”, tìm lí lẽ giải thích các câu hỏi đó. THẢO LUẬN NHÓM: 5 phút Xây dựng dàn bài cho đề bài trên: GV: Gợi ý: * Lập dàn bài theo yêu cầu sau: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề gì? 2. Thân bài: + Triển khai mấy ý? Đó là những ý gì? + Các ý đó sắp xếp theo thứ tự nào là hợp lí? 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề gì? GV Chiếu: Dàn bài tham khảo: 1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa là đúc kết kinh nghiệm và khát vọng đi đây đó để mở rộng hiểu biết. 2. Thân bài: - Nghĩa đen: Đi một ngày đàng tức là đi thật xa, học một sàng khôn tức là học hỏi nhiều điều khôn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tức là khi đi xa sẽ học hỏi sàng lọc điều khôn. - Nghĩa bóng: + Đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống xung quanh sẽ mở rộng tầm hiểu biết khôn ngoan từng trải. + Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học hỏi: càng đi nhiều, càng biết nhiều. - Nghĩa sâu: + Khích lệ, động viên cần đi nhiều mở rộng tầm hiểu biết + Thể hiện khát vọng hiểu biết 3. Kết bài: Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. ? Từ dàn bài cho đề văn trên em rút ra kết luận gì về dàn ý bài văn lập luận giải thích (so với các kiểu bài đã học và so với bài văn lập luận chứng minh nói riêng)? - Giống: Bố cục 3 phần. Giống nghị luận chứng minh phần MB, KB: Nêu và khẳng định giá trị vấn đề. - Khác: Phép lập luận giải thích (TB). - Hs đọc các đoạn mở bài sgk T85 và nêu nhận xét: ? Em có nhận xét gì về ba cách mở bài trên? ? Ngoài ba cách mở bài trên, còn có cách mở bài nào khác? GV Chiếu: * Cách mở bài phản đề: Trong cuộc sống không ít kẻ vênh váo, tự mãn cho mình hiểu biết hơn người mà không cần đi đây đó để học hỏi. Để nhắc nhở, khích lệ mọi người cần đi để học, tục ngữ ta đã có câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". ? Theo em, phần Tb của đề bài trên nên chia mấy đoạn? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của TB liên kết với mở bài? Các đoạn sau liên kết với đoạn trước bằng phương tiện nào? - Liên kết bằng từ ngữ chuyển đoạn: Thật vậy, quả nhiên, đúng là như vậy; Từ ngữ chỉ trình tự hoặc thay thế: trước tiên, thứ nhất, vì thế, do đó Thật vậy,. - Liên kết bằng cặp quan hệ từ sóng đôi: Nhưng.mà; không chỉ. mà còn, ... - Liên kết bằng cách đặt câu hỏi... Gv chiếu phần thân bài trong sgk: ? Em hãy cho biết cách giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa trong ba đoạn văn đó? - Cách giải thích nghĩa đen: Giải thích nghĩa của từng từ ngữ, từng vế câu trước, rồi giải thích nghĩa đen của cả câu sau. - Cách giải thích nghĩa bóng, nghĩa sâu xa dựa trên cơ sở của nghĩa đen. ? Cho biết ba đoạn văn phần thân bài, người viết đã sử dụng những phép lập luận nào để giải thích? Đoạn 1: Dùng cách định nghĩa Đoạn 2: Dùng cách lập luận đối chiếu so sánh. Cách phân tích để chỉ ra mặt lợi, hại. Đoạn 3: Chỉ ra ý nghĩa của mặt lợi. ? Các đoạn Tb quan hệ như thế nào với đoạn MB? Theo trình tự tổng phân hợp -> làm rõ, phân tích ý đoạn MB -> tạo tính thống nhất cho văn bản). ? Khi viết phần thân bài cần chú ý? - Giữa các đoạn, các phần phải liên kết chặt chẽ. - Sử dụng phù hợp các phép lập luận để giải thích. - Đoạn văn giải thích cần rõ ràng. * HS tham khảo kết bài trong SGK ? Em có nhận xét gì về cách kết bài trên? ? Có thể viết kết bài theo các cách khác không? Ví dụ. ? Để đạt kết quả cao hơn cần làm gì? - Cần tạo sự hô ứng giữa mở bài, kết bài. - Chú ý liên kết, chuyển đoạn. ? Sau khi viết bài xong ta phải làm gì? ? Vì sao hoàn chỉnh bài viết cần đọc lại và sửa lỗi? Để sửa chữa về cách diễn đạt: dùng từ, dùng các dấu chấm câu, cách chuyển tiếp và cách viết danh từ riêng cho bài văn). - HS tự bộc lộ và liên hệ với bản thân đã thực hiện đủ, đúng quy trình các bước chưa? Thường bỏ qua bước nào, hậu quả? ?Như vậy muốn làm bài văn lập luận giải thích phải thực hiện mấy bước? ? Dàn bài bài văn giải thích gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần? ? Yêu cầu khi làm bài văn nghị luận giải thích? - Lời văn giải thích cần trong sáng, dễ hiểu. - Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp ý. Đọc ghi nhớ sgk. II. Các bước làm bài văn lập luận giải thích 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/84 Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. a. Tìm hiểu đề, tìm ý * Tìm hiểu đề: - Thể loại: văn nghị luận lập luận giải thích - Vấn đề giải thớch: đi đây đó thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, từng trải - Phạm vi: trong văn học và thực tế cuộc sống. * Tìm ý: - Giải thích từ, câu. - Nghĩa đen: Thế nào là đi một ngày đàng, một sàng khôn là gì? - Nghĩa bóng: câu tục ngữ đúc kết được kinh nghiệm gì? - Nghĩa sâu xa: lời khuyên, lời khích lệ người dân nên đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết (mở rộng, liên hệ vấn đề liên quan). b. Lập dàn bài * Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề cần giải thích; - Nêu vấn đề giải thích: trích dẫn câu tục ngữ. * Thân bài: Triển khai việc giải thích: - Nghĩa đen - Nghĩa bóng - Nghĩa sâu xa * Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề - Suy nghĩ, liên hệ, rút ra bài học thực tế. c. Viết bài - Viết Mở bài: + Trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề. + Gián tiếp: (Lập luận đòn bẩy, phản đề, đặt câu hỏi). Nêu ý chung -> riêng; Suy từ tâm lí con người. - Thân bài: 3 đoạn + Sử dụng từ ngữ liên kết các đoạn văn. - Kết bài: + Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ + Liên hệ rút ra bài học cho bản thân. d. Đọc và sửa lỗi. -> 4 bước làm bài văn lập luận giải thích: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lỗi. - Dàn bài:3 phần. -> có sự liên kết giữa các phần, lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. 2. Ghi nhớ (sgk- 86) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) ? Chúng ta đã học 2 phương pháp: lập luận giải thích và lập luận chứng minh. Hãy chỉ ra mục đích và phương pháp của 2 kiểu lập luận này. Lập luận chứng minh Lập luận giải thích Mục đích - Chứng tỏ một nhận định, luận điểm nào đó là sự thực, đáng tin cậy. - Làm rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất quan hệ nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm Phương pháp - Nêu các sự thật hiển nhiên không ai chối cãi. Phân tích các lí lẽ làm ai cũng phải thừa nhận. Kết hợp nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. - Nêu định nghĩa, VD, các biểu hiện, so sánh, đối chiếu chỉ ra mặt lợi, hại, những kết quả, cách đề phòng HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG SÁNG TẠO - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_202.doc