Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em - tương lai nhân loại.

- Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

II. TRỌNG TÂM(ghi theo hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN)

1. Kiến thức

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

* Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục

- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục mình.

- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con.

- Tự nhận thức và xác định được giá trị lòng nhân ái và trách nhiệm với gia đình– nhà trường – xã hội

- Giao tiếp – phản hồi - lắng nghe tích cực trình bày ý nghĩ – ý tưởng, cảm nhận của bản thân trước những cảm xúc của nhân vật cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản.

3.Thái độ

- Có ý thức yêu thích bộ môn

- Nghiêm túc tự giác trong học tập

- Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình.

- Hiểu thấy rõ được ý nghĩa của ngày khai trường- nâng niu trân trọng những kỉ niệm của tuổi đến trường.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh

- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài

- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân

- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp .

- Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực .

- Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân.

- Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh

 

doc 422 trang linhnguyen 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1
. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung:
+Năng lực giải quyết vấn đề, 
+Năng lực sáng tạo, 
+Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tiếp nhận văn bản
+ Năng lực tự học ,hợp tác, phân tích cắt nghĩa,giải quyết các vấn đề đặt ra trong văn bản ,năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản 
+ Năng lực tổng hợp kiến thưc 
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, video liờn quan tới bài học => Soạn bài giảng điện tử, hỡnh ảnh sinh động.
2. Học sinh: Đọc ngữ liệu trong SGk ít nhất 3 lần => trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài. Vẽ tranh,....
IV. Tổ chức dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
Đọc thuộc bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan và nêu nết đặc sắc về nghệ thuật và nội dung?
Bài thơ đạt đến độ mẫu mực về thể thơ Đường luật, tả cảnh ngụ tỡnh, sử dụng tài tỡnh cỏc nghệ thuật chơi chữ khắc hoạ bức tranh Đèo Ngang hoang vắng, um tùm, hiu quạnh => tâm trạng cô đơn, buồn, nhớ nước thương nhà của tác giả.
3. Tổ chức dạy và học bài mới.
Hoạt động 1: khỞI ĐỘNG
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
 Định hướng phát triển năng lực giao tiếp
 - Phương pháp:Quan sỏt, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật: động não
- Thời gian: 1’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
Tình bạn là một trong số những đề tài thường thấy trong VHVN. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ nôm của VHVN nói chung.
- Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.
Giới thiệu đôi nét về tác giả , tác phẩm , bài học
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu :
- Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Nắm được đặc điểm thơ Trung đại Viêt Nam và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, xuất xứ của bài thơ.
- Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác...
* Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
* Kỹ thuật: Động não, giao việc
* Thời gian: 27- 30’.	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Ghi chú
 HOẠT ĐỘNG 1: Đọc, tìm hiểu chú thích
Giáo viên đọc bài thơ – hướng dẫn đọc: giọng đọc nhẹ nhàng thể hiện sự chân tình nhưng hóm hỉnh.
(?) Bài thơ do ai sáng tác?
(?) Em biết gì về tác giả Nguyễn Khuyến
(?) Nguyễn Khuyến viết bài thơ này trong hoàn cảnh nào?
Giáo viên cho học sinh đọc chú thích (chú ý: khôn = không, chửa = chưa, đầu trò = việc đầu tiên khi tiếp khách).
(?) Quan sát số câu, số chữ và cách hiệp vần của văn bản, em hãy gọi tên thể thơ cho văn bản này?
2: Tìm hiểu văn bản
 (?) Bạn đến chơi nhà là một văn bản biểu cảm, diễn tả cảm xúc của tác giả. En có thể hình dung được diễn biến cảm xúc đó. Vậy theo em:
(?) Mở đầu là cảm xúc gì? Cảm xúc đó ứng với câu nào?
(?) Tiếp theo là cảm xúc về điều gì? Cảm xúc này ứng với những câu thơ nào?
(?) Cuối cùng là cảm xúc gì? Ứng với câu thơ nào?
Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà (câu 1)
(?) Đọc câu thơ này lên, em thấy từ ngữ nào đáng chú ý? Vì sao?
(?) Em hình dung tâm trạng của tác giả khi bạn đên chơi như thế nào?
Cảm xúc về việc tiếp bạn
(?) Lẽ thường, khi bạn đến chơi, chủ nhà nghĩ đến việc thiết đãi bạn để tỏ tình thân thiện. Nhưng trong bài thơ này, hoàn cảnh của tác giả có gì khác nên ông không thể tiếp bạn theo lẽ thường ?
(?) Theo em, mọi thức ăn trong gia đình có sẵn hay không?
(?) Em hãy diễn tả cái điều “có đấy mà cũng như không” của các thứ thức ăn được kể và tả trong bài thơ này?
Ở đây, cách nói lấp lửng trên có thể hiểu theo 2 cách:
- Đó là sự thật của hoàn cảnh.
- Đó là cách nói cho vui về cái không có gì .
-Vậy em hiểu theo cách nào?
(?) Nếu hiểu đây là hoàn cảnh thật thì qua cách nói đó, em hiểu chủ nhà là người như thế nào, và tình cảm của ông đối với bạn ra sao?
(?)Nếu hiểu đây là cách nói cho vui về cái sự không có gì để đãi bạn thì em hiểu hoàn cảnh sống , tính cách, tình cảm của chủ nhà dành cho bạn ra sao?
(?) Cái không được đấy tới tận cùng là “trầu không có” nghĩa là không có đến cả cái tối thiểu cho việc tiếp khách. Để nói thẳng, nói cho vui được như thế, em thấy chủ nhà phải là người như thế nào?
(?) Vậy tình bạn của họ ra sao?
(?) Qua 6 câu thơ này, em nhận được cảm xúc gì của tác giả trong cách nói trên?
Câu hỏi thảo luận:
Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cảnh của mình như vậy , theo em, có phải ông định than nghèo với bạn không ?
Định hướng:
Không, ông không có ý định than nghèo , bởi vì :
 + Các thứ đều có nhưng không lấy được, chưa dùng được chứ không phải không có .
 + Sự việc không có trầu là cách nói quá, được cường điệu tới mức tối đa để tạo nên nụ cười.
Cảm xúc về tình bạn (câu 8)
(?) Theo em, câu thơ cuối, hình ảnh nào đáng chú ý?
(?) Cụm từ “ta với ta” có ý nghĩa như thế nào? “ta” ở đây là ai? Mối quan hệ giữa 2 từ “ta” ra sao?
GV nhận định
Hình ảnh thơ “ta với ta”:
“ta với ta” là cụm từ biểu cảm. Đại từ “ta” vừa là ngôi thứ nhất số ít, vừa là ngôi thứ nhất số nhiều. “ta” là tác giả, “ta” cũng là bạn, “ta” cũng là chúng ta. “ta” ở đây tuy hai mà một, không còn sự xa cách. Đó là quan hệ gắn bó, hoà hợp của tình bạn trong sáng, bền chặt và sâu sắc
(?) Từ câu cuối này, em đọc được cảm xúc nào của tác giả?
Bình: “Bác đến chơi đây ta với ta”
Là 1 câu kết hay, hội tụ linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là 1 tấm lòng đến với 1 tấm lòng, kẻ tri âm đến với người tri kỷ. Vậy thì tất cả yếu tố lễ nghi kia đều là những thứ vô nghĩa. Chủ và khách có chung 1 tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng “ta với ta” gợi cảm xúc vui mừng, thân mật. Bạn bè xa cách, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là đáng quý. Sự gần gũi, tâm đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm 1.
3: Tổng kết
(?) Chủ nhà tiếp bạn ở đây là Nguyễn Khuyến. Vậy em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông qua bài thơ này?
Nghệ thuật?
- Suy nghĩ, trình bày quan điểm:
- H.S đọc, cả lớp nghe, theo dõi.
- Trình bày ý kiến nhận xét và bổ sung. Nghe GV đọc 
Nguyễn Khuyến
(1835 –1909), quê Hà Nam, là nhà thơ lớn của dân tộc.
Viết khi ông cáo quan về ẩn.
Học sinh đọc chú thích. Gạch chân những ý quan trọng.
Bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, hiệp vần ở các tiếng : nhà, xa, gà, hoa, ta.
Thất ngôn bát cú.
Cảm xúc khi bạn đến chơi(câu 1)
Cảm xúc về hoàn cảnh tiếp bạn. Cảm xúc này ứng với các câu 2, 3,4,5,6,7
Cảm xúc về tình bạn (câu 8).
Học sinh đọc câu 1
Đã bấy lâu nay -> chỉ thời gian, diễn tả cảm xúc mong chờ bạn.
Bác -> đại từ nhân xưng -> cách gọi thân mật, tôn trọng bạn.
Tâm trạng vui vẻ, hồ hởi đón bạn, hân hoan.
Học sinh đọc câu 2,3,4,5,6,7.
Trẻ đi vắng, chợ xa
Có mà cũng như không.
Có cá, gà nhưng cũng như không vì “ao sâu nước cả” không đánh được cá, “vườn rộng rào thưa” không bắt được gà.
Có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng cũng như không vì đều là những thứ “chửa ra cây, vừa mới nụ, vừa rụng rốn” hay “đương hoa” chưa thể thu hái được.
Có thể hiểu theo 2 cách
Chủ nhà là người thật thà
- Tình cảm đối với bạn chân thật, không khách sáo.
Hoàn cảnh sống thanh bạch, không giàu có.
Tính cách hóm hỉnh, yêu đời.
Tình cảm dành cho bạn rất chất phác, dân dã, chân thành
Chủ nhà phải là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, phải là người tin ở sự cao cả ở tình bạn.
Không, ông không có ý định than nghèo, vì:
- Các thứ đều có nhưng chưa dùng được.
- Đây chỉ là cách nói phóng đại.
Tình bạn của họ rất sâu sắc, trong sáng vì nó được xây dựng trên các nhu cầu tinh thần.
Cảm xúc vui tươi, thanh thản và yêu quí bạn.
Học sinh đọc câu 8
HS phát biểu theo cản nhận của bản thân.
Học sinh tự tìm
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua.
Học sinh đọc ghi nhớ /105
-“Bạn đến chơi nhà”: ngôn ngữ đời thường, lời thơ thuần Việt đạt đến mức trong sáng.
HS thảo luận.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1.Đọc
2. Chú thích 
a.Tác giả: 
- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) quê Yên Đổ - Lục Bình, tỉnh Hà Nam. 
- Là nhà thơ của làng cảnh Việt nam.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc
b.Tác phẩm:
*Xuất xứ
- Ra đời khi ông cáo quan về ở ẩn ở vườn cũ.
- Là bài thơ mang cái hồn xanh của vườn tược và một tình bạn được thể hiện hết sức độc đáo.
*Thể loại
- Thất ngôn bát cú đường luật.
* Phương thức biểu đạt 
*Tóm tắt 
*Bố cục
Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến chơi
Câu 2 đến câu 7: Tình huống và khả năng tiếp bạn
Câu 8: Cảm xúc về tình bạn
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cảm xúc khi bạn đến chơi:
-“đã bấy lâu nay”
thời gian
-“bác”-> đại từ 
-> Niềm hân hoan khi bạn đến chơi.
2. Hoàn cảnh trong viêc tiếp bạn:
- Các thức ăn: cá, gà, cà, mướp  -> liệt kê theo giá trị giảm dần, có cũng như không 
- Từ ngữ giản dị, đời thường, giọng điệu hóm hỉnh.
Tình bạn cởi mở, chân thành.
3. Cảm xúc về tình bạn (câu 8)
“ta với ta” cụm từ biểu cảm -> tình bạn bền chặt và sâu sắc
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Bài thơ Đường luật thuần Nôm. Lời thơ giản dị, cách nói hóm hỉnh.
2. Nội dung:
- Tình cảm bạn bè gắn bó thân thiết, tri âm, tri kỷ
* Ghi nhớ ( SGK )
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác, chia sẻ
* Thời gian: 7- 10 phút.
* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...
* Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chú
-GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 
-GV hướng dẫn HS về nhà giải bài tập 1a
-GV hướng dẫn HS giải bài tập 1b bằng cách : 
GV yêu cầu HS so sánh cụm từ 
“ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà với cụm từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo Ngang và rút ra nhận xét 
-GV yêu cầu HS trình bày trước lớp 
-GV quan sát , nhận xét , hoàn chỉnh kiến thức
-GV hướng dẫn HS về nhà giải bài tập 2 (cách đọc)
- Hs thảo luận nhóm bàn và bình.
...
* Hs ho¹t ®éng theo nhãm (5->7’).
-> C¶ líp cïng ®¸nh gi¸ cho ®iÓm.
* 1-2 HS
IV. Luyện tập
Các bài tập củng cố kiến thức
Bài tập củng cố:
Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1.Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có
A. giọng điệu buồn phiền, than thở.
B. giọng điệu hóm hỉnh, sâu sắc.
C. giọng thơ thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
D. giọng thơ hùng hồn, mạnh mẽ.
Câu 2.Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A. Dùng từ Hán Việt có chọn lọc, kết hợp từ thuần Việt, vừa bác học lại vừa bình dân.
B. Dùng nhiều điển cố, thể hiện sự thâm thúy, am tường sách vở của người viết.
C. Dùng nhiều từ Hán Việt, lời lẽ trang trọng, gợi không khí nghiêm túc.
D. Dùng những từ ngữ thuần Việt, nôm na, gợi sự thân thiết, phóng túng, dân dã.
Câu 3.Thơ của Nguyễn Khuyến được sáng tác chủ yếu trong giai đoạn nào?
A. Trong thời gian Nguyễn Khuyến còn tham gia các kì thi như thi Hương, thi Hội, thi Đình.
B. Trong thời gian Nguyễn Khuyến còn làm quan.
C. Trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về quê ở Yên Đổ.
D. Thời Nguyễn Khuyến còn rất trẻ.
Câu 4.Tác giả Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ viết về mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân.
C. Mùa hạ.
B. Mùa thu.
D. Mùa đông.
Câu 5.Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà?
A. Cụm từ "ta với ta" kết thúc hai bài thơ có ý nghĩa giống nhau.
B. Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú.
C. Hai bài thơ đều có cách nói giản dị và hóm hỉnh.
D. Hai bài thơ diễn tả tình bạn thân thiết gắn bó của những tâm hồn tri âm.
Câu 6.Cụm từ "Ta với ta" trong câu cuối bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến thể hiện điều gì?
A. Nỗi ước mong cháy bỏng của nhà thơ muốn có người bạn tri âm, tri kỉ .
B. Nỗi cay đắng khi phải sống cuộc sống thiếu thốn, vất vả lúc về già.
C. Sự thủy chung gắn bó không gì chia cắt, mối đồng cảm sâu sắc của hai tâm hồn tri kỉ.
D. Sự cô đơn đến tột cùng khi không thể có được sự sẻ chia, an ủi của cuộc đời
Câu 7.Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể loại nào ?
A. Thơ lục bát.
C. Thơ thất ngôn xen lục ngôn.
B. Thơ bẩy chữ.
D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 8.Tác giả Nguyễn Khuyễn đã kể ra những thứ gì của nhà mình muốn đem ra tiếp bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?
A. Gà, cải, cá, bầu, dưa, mướp, trầu.
B. Gà, cá, cà, cải, trầu, cau, mướp.
C. Cá, gà, dưa, cà, bầu, mướp, trầu.
D. Gà, cá, cải, cà, bầu, mướp, trầu.
Câu 9.Từ câu thứ hai đến câu thứ sáu trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả Nguyễn Khuyến nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì?
A. Không muốn tiếp đãi bạn.
B. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc.
C. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình.
D. Miêu tả cảnh nghèo của mình.
Câu 10.Câu nào dưới đây không nói về tác giả Nguyễn Khuyến?
A. Là một nhà thơ lớn của dân tộc.
B. Từng tham gia trong phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
C. Đã đỗ đầu trong cả kì thi Hương, Hội và Đình nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
D. Thuở nhỏ nhà nghèo nhưng rất thông minh và học giỏi.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Thời gian: 5 phút .
* Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc.
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chú
* Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn trích Sau phút chia li đã học.
* So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Gợi ý:
a) Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Trong khi đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích Sau phút chia li là đoạn trích được dịch ra từ chữ Hán vì thế nó mang tính trang trọng, mẫu mực.
b) Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu , trao đổi, trình bày.
Bài tập 
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Thời gian: 5 phút .
* Phương pháp:Dự án.
* Kỹ thuật: Giao việc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chú
Sưu tầm thơ văn Nguyễn Khuyến
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu , trao đổi, trình bày.
Bài tập 
Kiến thức trọng tâm của bài
V. GIAO BÀI VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI, CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ.
Bài cũ:
-Về nhà học thuộc lòng hai bài thơ, nắm cho được nội dung chính và nghệ thuật chính của từng bài 
2. Bài mới:
	-Chuẩn bị giấy nháp , giấy kiểm tra 
	-GV hướng dẫn HS cách trình bày bài kiểm tra 
	-Chuẩn bị tâm thế khi làm bài 
***********************************
TUẦN 9:
Tiết 33
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
I. Mức độ cần đạt
- Biết được các lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi.
- Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phự hợp với yờu cầu giao tiếp.
II.trọng tâm Kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức:
- Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện và chữa được một số lỗi thường gặp về quan hệ từ.
*Tích hợp kĩ năng sống 
Kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng giáo tiếp
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức chữa lỗi
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực giải quyết vấn đề, 
- Năng lực sáng tạo, 
- Năng lực hợp tác
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực tự học ,hợp tác, phân tích cắt nghĩa,giải quyết các vấn đề đặt ra trong văn bản ,năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản 
- Năng lực tổng hợp kiến thưc 
- Năng lực thực hành ứng dụng 
III. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, PHT.
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
IV. Tổ chức dạy và học.
1.ổn đinh tổ chức:
- KT sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 3->5’
Kiểm tra trước khi vào tìm hiểu bài mới ( giỏo viờn kiểm tra bài cũ bằng hai cõu hỏi trắc nghiệm + 1 cõu hỏi tự luận )
Câu 1.Thế nào là quan hệ từ?
A. Là từ mang ý nghĩa tình thái.
B. Là từ chỉ người và vật.
C. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu.
D. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật.
Câu 2.Quan hệ từ "hơn" trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
"Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
A. So sánh.
C. Điều kiện.
B. Nhân quả.
D. Sở hữu.
Câu 3.Có thể dùng quan hệ từ nào để điền vào chỗ trống trong câu văn:
"Khuôn mặt...cô gái không có nét gì đặc biệt nhưng rất ưa nhìn."
A. của
C. bằng
B. về.
D. cho
Câu 4:Dòng nào đúng khi phân biệt sắc thái khác nhau của hai câu:
(1) "Nó chậm nhưng chắc."
(2) "Nó chắc nhưng chậm."
A. Cả hai câu vừa có chỗ chê, vừa có chỗ khen. Người nói khen yếu tố "chắc", chê yếu tố "chậm".
B. Câu (1) tỏ ý khen, nhưng khen nhiều hơn; câu (2) tỏ ý khen, nhưng khen ở mức thấp.
C. Câu (1) vừa chê và vừa khen; câu (2) cũng vừa chê và vừa khen. Người được nói đến có cả hai đặc điểm là chậm và chắc.
D. Câu (1) nhấn mạnh vào yếu tố "chắc" nên tỏ ý khen là chính; câu (2) nhấn mạnh vào yếu tố "chậm" nên tỏ ý chê là chính.
3. Tổ chức dạy và học bài mới.
Ho¹t ®éng 1: KHỞI ĐỘNG
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý
- Thời gian:2’
 - Phương pháp: Thuyết trình.
 - Kĩ thuật: Dùng bài thơ hay của các nhà thơ hiện đại Việt Nam về tỡnh yờu quê hương đất nước.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
Giờ trước các em đã được học về quan hệ từ, cách sử dụng quan hệ từ như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp việc sử dụng quan hệ từ như thế nào cho đúng.
- Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
*Mục tiêu:Học sinh nắm được các lỗi về quan hệ từ
* Phương pháp : Vấn đáp thyết trình làm việc nhóm
 *Thời gian 15 p
* Năng lực tự học ,hợp tác, phân tích cắt nghĩa,giải quyết các vấn đề đặt ra trong văn bản ,năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản 
* Kỹ thuật: Động não, giao việc, .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chú
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
GV gọi HS đọc mục 1 SGK trang 106
? Tìm quan hệ từ còn thiếu và chữa lại cho đúng
? Các quan hệ từ “và, để” trong 2 ví dụ SGK trang 106 diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không, nên thay bằng từ nào
? Vì sao các câu thiếu chủ ngữ,hãy chữa lại cho đúng
- Thừa quan hệ từ “qua”
- Thừa quan hệ từ “về”
? Các câu in đậm sai ở đâu, hãy chữa lại cho đúng
? Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào. Ghi nhớ.
Đừng nên nhìn hình thức (mà, để) đánh giá kẻ khác.
Câu tục ngữ này chỉ đúng (với, đối với) xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.
Nhà em ở xa trường (nhưng) bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
Chim sâu rất có ích cho nông dân (vì) nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
Vì thừa quan hệ từ.
Bỏ từ “qua, về”.
Không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn, mà còn giỏi về những môn khác. Hoặc: không những giỏi về môn toán mà còn giỏi về môn văn.
Nó thích tâm sự với mẹ (mà) không thích tâm sự với chị.
HS phát biểu. 
Ghi nhớ /107
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ. 
1. Thiếu quan hệ từ.
- Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa, còn đối với ngày nay thì không đúng.
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
- Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
- Chim sâu có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
3. Thừa quan hệ từ.
- Thừa quan hệ từ “qua”
-> Câu ca dao “công cha như núi Thái Sơn”
- Thừa quan hệ từ “về”
-> Hình thức có thể ....giá trị nội dung”
4. Dùng quan hệ từ không có giá trị liên kết.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc