Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Giúp học sinh nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết số 7 và bài kiểm tra Tiếng Việt của mình về nội dung và hình thức trình bày.

 - Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.

 - Ôn tập kiến thức lý thuyết và kĩ năng đã học.

II. CHUẨN BỊ: Thầy: Chấm bài, tập hợp lỗi sai.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ổn định tổ chức(1p):

2.Kiểm tra bài cũ

3. Tổ chức hoạt động (40p: GV yêu cầu HS đọc lại đề bài.

- Hướng dẫn Hs đáp án biểu điểm.

Hoạt động Trả bài viết tập làm văn miêu tả sáng tạo

I. ĐỀ BÀI: Chép lại đề lên bảng.

II.HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT.

1. Đọc lại bài viết và kiểm tra theo những điểm sau:

- Các ý đã đầy đủ chưa? Có cần bổ sung thêm nội dung nào không?

- Bố cục của bài văn: Nội dung của từng phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) đã được sắp xếp hợp lí chưa?

- Có những lỗi nào về chính tả (phụ âm, nguyên âm, dấu câu)?

- Có những lỗi nào về viết câu, ngắt đoạn?

- Những chỗ nào diễn đạt chưa tốt?

2. Kiểm tra lại cách miêu tả:

- Đối tượng miêu tả đã được xác định rõ chưa? Là tả người, tả cảnh hay kết hợp cả hai?

- Đã lựa chọn được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, làm nổi bật đối tượng miêu tả chưa? Có cần thêm chi tiết, hình ảnh nào không?

3. Để miêu tả đối tượng được sinh động, hấp dẫn, em đã biết sử dụng những hình ảnh liên tưởng, so sánh nào?

4. So sánh bài của mình với bài của các bạn khác để rút ra kinh nghiệm cho mình.

 

doc 67 trang linhnguyen 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021
u từ đã học? Tác dụng?
- Nêu các loại câu đã học
+ HS hoạt động cặp đôi.
 + HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
 - Nhóm khác nhận xét, đánh giá
- GV chốt. 
- Vẽ sơ đồ 
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống lại các kiến thức về câu trần thuật, câu trần thuật đơn có từ là, các thành phấn chính của câu, các dấu câu đã học. 
* Nhiệm vụ: HS theo dõi trả lời câu hỏi
* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm , đàm thoại
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 a. Liệt kê các kiểu cấu tạo câu đã học trong chương trình tiếng việt lớp 6?
b. Nêu các thành phần chính của câu?
c. Liệt kê các dấu câu đã học?
d. Vẽ sơ đồ các kiểu cấu tạo câu, dấu câu tiếng việt
2.HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động nhóm.
* Mục tiêu: Cho HS nắm đặc điểm của thể loại.
 Phân biệt sự khác biệt giữa các ptbđ: tự sự, miêu tả, đơn từ.MQH giữa sự việc và nhân vật, các yếu tố liên quan với việc kể, tả nhân vật, thứ tự kể, ngôi kể, các phương pháp miêu tả..
* Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà
* Phương thức thực hiện: cặp đôi, đàm thoại 
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi HS
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
a.Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào?
b. Thứ tự và ngôi kể ?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động cặp đôi.
 + HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Dự kiến trả lời:
a - Gọi tên, đặt tên.
- Chân dung và ngoại hình: lai lịch, tài năng, tính cách, trang phục, trang bị, dáng diệu...
- Cử chỉ hành động, suy nghĩ, lời nói...
- Lời nhận xét của các nhân vật khác
b -Thứ tự kể:
- Theo trình tự thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc rõ ràng.
- Theo trình tự không gian: Làm cho cảnh vật trở nên có thứ tự.
- Kết hợp: tạo sự bất ngờ lí thú.
* Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất: làm cho câu chuyện như thật.
- Ngôi thứ ba: làm cho câu chuyện mang tính khách quan.
- Đại diên nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV đánh giá, chốt KT
* Mục tiêu: HS ôn lại các phương pháp miêu tả..
* Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà
* Phương thức thực hiện: cặp đôi, đàm thoại 
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi HS
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Nêu dàn bài của một bài văn miêu tả: tả cảnh, tả người
2.HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
 + HS hoạt động cặp đôi.
 + HS thảo luận.
 + Ghi nội dung ra phiếu học tập, trình bày
 + Nhận xét, bổ sung
GV chốt kt
II. Phần Tiếng Viêt:
*Các biện pháp tu từ, 
So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
 *.Câu, dấu câu đã học.
1.câu
 - Câu trần thuật đơn có từ là
- Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các thành phần chính của câu: CN-VN
2. Dấu câu.
- Dấu kết thúc câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Dấu phân cách các bộ phận câu: dấu phẩy. 
 III. Tập làm văn: 
1. Đặc điểm của thể loại
- Tự sự: Kể một chuỗi các sự việc...
- Miêu tả: Làm nổi bbật những dặc điểm cơ bản của sự vật, con người, phong cảnh
- Đơn từ: Trình bày một nguyện vọng ...
2. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố:
- Gọi tên, đặt tên.
- Chân dung và ngoại hình: lai lịch, tài năng, tính cách, trang phục, trang bị, dáng diệu...
- Cử chỉ hành động, suy nghĩ, lời nói...
- Lời nhận xét của các nhân vật khác
3.Thứ tự và ngôi kể:
a. Thứ tự kể:
- Theo trình tự thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc rõ ràng.
- Theo trình tự không gian: Làm cho cảnh vật trở nên có thứ tự.
- Kết hợp: tạo sự bất ngờ lí thú.
b. Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất: làm cho câu chuyện như thật.
- Ngôi thứ ba: làm cho câu chuyện mang tính khách quan.
4. Các phương pháp miêu tả đã học:
- PP tả cảnh...
- PP tả người....
 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết từ ngữ, câu để làm bài
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày 
* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 HS làm đề trong SGK tr164 – 166 (SGK)
Đọc đề và thực hiện các yêu cầu.	
HOẠT ĐỘNG4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 ? Tìm một đoạn văn, đoạn thơ có phép tu từ so sánh, hay hoán dụ, chỉ rõ phép tu từ đó và phân tích tác dụng của nó
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Suy nghĩ trả lời.
 + 2 HS trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
V. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.
* Phương thức hoạt động: cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Đoạn văn.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: 
? Viết đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trong đoạn có sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Thực hiện làm bài tập
Ngày soạn:04/5/2021
 Tiết 131: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức: Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về Tiếng Việt đã học : Các thành phần chính của câu và Câu trần thuật đơn.
2.Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào học tập và đời sống. Giáo dục ý thức tích cực, khoa học trong học tập
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt:Tóm tắt được nội dung kiến thức bằng sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ: GV chuẩn bị sơ đồ câm (SGK Tr 167, 168).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HOẠT ĐỘNG : MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS/ - Kích thích HS tìm hiểu 
* Nhiệm vụ trả lời câu hỏi.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời.
* Cách tiến hành:? Chương trình Tiếng Việt lớp 6 các em đã được học những kiến thức nào về Câu trần thuật đơn. Hãy liệt kê?
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC.
Các thành phần chính của câu :
Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ
 Vị ngữ
 Chủ ngữ
Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
VD : Trên sân trường, chúng em/ đang vui đùa.
- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ?
- Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động,đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai?Con gì?...
- Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
2. Câu trần thuật đơn là gì ?
Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ỷ kiến.
Trong câu trần thuật có hai loại là câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép.
Câu trần thuật đơn là câu trình bày một ý độc lập, thường bao gồm một cụm chủ – vị.
Ví dụ : -Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
– Sơn Tinh không hề nao núng.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
Khi hai hay nhiều câu đơn có quan hệ với nhau chặt chẽ, người ta có thể ghép chúng lại để thành một câu ghép.
Ví dụ : -Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương nhưng Sơn Tinh không hề nao núng.
– Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị,
(Hồ Chí Minh)
Như vậy, câu trần thuật ghép khác câu trần thuật đơn ở chỗ câu trần thuật ghép bao gồm hai cụm chủ – vị trở lên còn câu trần thuật đơn chỉ có một cụm chủ – vị.
3. Nội dung của câu trần thuật đơn
Câu trần thuật đơn có những mục đích sau đây :
+ Dùng để giới thiệu người, vật trong văn tự sự, miêu tả
Ví dụ : Xưa cố một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề.
(Đẽo cày giữa đường)
+ Dùng để miêu tả đặc điểm của người, vật trong văn tự sự, miêu tả Ví dụ : Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa.
(Thuý Lan)
+ Dùng để nêu một ý kiến
Ví dụ : Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
(Thép Mới)
+ Dùng để kể một sự việc như hoạt động của người, diễn biến của sự việc.
Ví dụ : Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.
(Sự tích Hồ Gươm)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết từ ngữ, câu để làm bài
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày 
* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Câu 1. Thế nào là câu trần thuật đơn?
A. Là câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, một ý kiến
B. Là câu có đầy đủ thành phần chính và thành phần phụ
C. Là câu có thể lược bỏ được thành phần chủ ngữ và vị ngữ
D. Là câu không xác định được thành phần chủ ngữ, vị ngữ
Câu 2. Trong đoạn văn sau đây, có mấy câu trần thuật đơn?
 Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết có bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những con đựng ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào.”
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Câu nào phía dưới không phải câu trần thuật đơn?
A. Có một con ếch sống lâu trong giếng cạn
B. Bà đỡ Trần người huyện Đông Triều.
C. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.
D. Buổi đầu, không một tấc đất trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.
Câu 4. Câu trần thuật đơn “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.” có nội dung gì?
A. Thông báo việc Cô Tô thời tiết đẹp
B. Giới thiệu về Cô Tô.
C. Tả về Cô Tô
D. Nêu lên sự việc, ngày thứ năm Cô Tô đẹp, sáng sủa.
Câu 5. Câu nào là câu trần thuật đơn trong các ví dụ dưới đây?
A. Hức!
B. Thông ngách sang nhà ta?
C. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
D. Tôi về không một chút bận tâm.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 +thực hiện cá nhân.
 +HS nhận xét câu trả lời .
- GV định hướng: 
1- A ; 2- C ; 3- D, 4-D,5 -D
HOẠT ĐỘNG4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 Viết 1 đoạn văn (6-8 câu) chủ đề về dịch covid 19. Trong đoạn có sử dụng câu trần thuật đơn.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Suy nghĩ trả lời.
 + 2 HS trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
V. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.
* Phương thức hoạt động: cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Đoạn văn.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: 
? Viết đoạn văn miêu tả chủ đề mùa trong năm trong đó có dùng 1 cụm danh từ, một biện pháp nhân hóa chỉ rõ .
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Thực hiện làm bài tập
Ngày soạn: 04/5/2021
TIẾT 132: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài học: 
 1.Kiến thức: Củng cố và hệ thống hóa được kiến thức về Tiếng Việt đã học trong năm.
2.Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào học tập và đời sống.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt:
Tóm tắt được nội dung kiến thức bằng sơ đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu 
* Nhiệm vụ trả lời câu hỏi.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời.
* Cách tiến hành:
? Chương trình Tiếng Việt lớp 6 các em đã được học những kiến thức nào về cấp độ từ ngữ, câu. Hãy liệt kê?
-HS trả lời
 Hoạt động 2: hình thành kiến thức:
Hs nhắc lại lí thuyết đã học ở tiết trước về các thành phần chính của câu và câu trần thuật.
HĐ 3: Luyện tập
1. Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn trong đoạn trích dưới đây :
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ử với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân”.
(Thép Mới)
2. Tìm một số câu đơn trần thuật có tác dụng giới thiệu, có tác dụng kể, có tác dụng miêu tả trong bài Cây tre Việt Nam (Ngữ văn 6, tập hai).
a) Trọng các câu dưới đây, câu nào có một cụm C – V, câu nào có hai cụm C – V trở lên? Vạch ranh giới chủ ngữ, vị ngữ chính trong mỗi câu :
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể(1\Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc(2) Người tả giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết(3)“.
(I. Ê-ren-bua)
b) Xác định các cụm c – V chính trong mỗi câu.
4. Em hãy xác định các câu đơn trong đoạn thơ sau đây và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu :
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết từ ngữ, câu để làm bài
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày 
* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Trong bài “ Cây tre VN”, nhà văn Thép Mới có viết
“ Cối xay tre năng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.”
Cách dùng dấu phẩy của tác giả trong câu trên tạo ra nhịp điệu như thế nào cho câu văn. Nhịp điệu ấy góp phần diễn tả điều gì?
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 +thực hiện cá nhân.
 +HS nhận xét câu trả lời .
- GV định hướng: 
 Dấu phẩy ở đây dùng nhằm mục đích tu từ.
 Nhờ 2 dấu phẩy, tác giả đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả được nhịp quay đều đặn, chậm dãi và nhẫn nai của chiếc cối xay.
HOẠT ĐỘNG4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 ? Tìm một đoạn văn, đoạn thơ có phép tu từ so sánh, hay ẩn dụ, chỉ rõ phép tu từ đó và phân tích tác dụng của nó
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Suy nghĩ trả lời.
 + 2 HS trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
V. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.
* Phương thức hoạt động: cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Đoạn văn.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: 
? Viết đoạn văn miêu tả chủ đề mùa trong năm trong đó có dùng 1 cụm danh từ, một biện pháp nhân hóa chỉ rõ .
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Thực hiện làm bài tập
Ngày soạn : 05/5/2021
TIẾT 133: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- HS biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình.
- Thấy được vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về tích lịch(danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
- Trình bày lưu loát, bình tĩnh tự tin trước tập thể lớp.
3. Thái độ : HS thêm yêu quý, tự hào và có ý thức giũ gìn các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh ở địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự nhận thức: Tự nhận thức và tự hào về những danh lam thắng cảnh của QN từ đó xác định lối sống có trách nhiệm, bảo vệ các da
nh lam thắng cảnh của đât nước nói chung và của QN nói riêng.
- Năng lực giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực: trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao và của truyện.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp đọc diễn cảm nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình ...
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ về nội dung, nghệ thuật đặc sắc của các bài ca dao và của truyện.
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Kĩ thuật cặp đôi, chia sẻ suy nghĩ về giá trị của lối sống có trách nhiệm với các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung và của QN nói riêng.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV : Đọc phần lưu ý SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- HS : Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và các biện pháp bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sing sống.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn?
- GV chiếu một số hình ảnh về những cảnh quan tiêu biểu của địa phương. HS giơ tay trả lời. Ai trả lời nhanh và có đáp án đúng sẽ giành được phần thưởng
- GV dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,
- Thời gian: 20p
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
* HĐ 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:
- GV yêu cầu nhóm trưởng các nhóm báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà:
1. Mỗi tổ chọn một danh lam thắng cảnh và tìm hiểu theo các gợi ý SGK/ T161
- Tên DLTC, ở đâu?
- Có từ bao giờ? Phát hiện khi nào? Nhân tạo hay tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của DLTC?
- ý nghĩa lịch sử?
- Giá trị kinh tế du lịch
* Yêu cầu:
- Viết thành bài thuyết minh, giới thiệu.
- Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, tư liệu liên quan.
2. Mỗi tổ chuẩn bị bài viết của mình về vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi trường ở địa phương.)
* HĐ 2: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh
- GV hướng dẫn học sinh trong mỗi tổ trao đổi, thảo luận, chọn bài viết đặc sắc nhất bổ sung để chuẩn bị trình bày.
- HS có thể trình bày một trong 2 cách:
+ Trình bày giới thiệu bằng miệng, bằng tranh ảnh sưu tầm
+ Trình bày sử dụng máy chiếu
- HS các tổ khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm
- GV đọc một số bài viết hay hoặc các nhận xét về cảnh quan về các danh lam thắng cảnh của địa phương.
* HĐ 3: Tìm hiểu về vấn đề môi trường
- GV gọi một vài học sinh đại diện cho mỗi tổ lên trình bày phần chuẩn bị về vấn đề môi trường
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
I. Giới thiệu danh lam thắng cảnh
1. Học sinh trao đổi nhóm
2. Học sinh trình bày.
II. Vấn đề môi trường
1. Học sinh trao đổi nhóm
2. Học sinh trình bày
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10p
- Gv tổ chức trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch tài ba
- Yêu cầu HS thực hiện phương pháp đóng vai: Hãy là 1 hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về 1 dam lam thắng cảnh e cảm thấy tâm đắc nhất và muốn giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- GV 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.doc