Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 94: Ẩn dụ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.

- Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết và phân tích được giá trị phép ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.

- Bước đầu có kỹ năng tự tạo ra một số ấn dụ.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu tiếng Việt. Sử dụng từ hay, ấn tượng và giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực cảm nhận.

- Năng lược hợp tác.

- Năng lực phân tích, tổng hợp.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

2. Kỹ thuật dạy học: Động não, trình bày một phút,.

3. Tích hợp:

*/ Liên hệ môn: GDCD.

*/ Nội môn: Tập làm văn (Sử dụng biện pháp ẩn dụ trong khi viết bài tập làm văn).

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, máy tính hổ trợ UDCNTT.

2. Chuẩn bị của HS: Vở soạn theo các yêu cầu của GV ở tiết học trước.

 

doc 5 trang linhnguyen 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 94: Ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 94: Ẩn dụ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 94: Ẩn dụ
 Ngày soạn: 20/02/2017
Tiết: 94 
ẨN DỤ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích được giá trị phép ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu có kỹ năng tự tạo ra một số ấn dụ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh yêu tiếng Việt. Sử dụng từ hay, ấn tượng và giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực cảm nhận.
- Năng lược hợp tác.
- Năng lực phân tích, tổng hợp. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kỹ thuật dạy học: Động não, trình bày một phút,...
3. Tích hợp: 
*/ Liên hệ môn: GDCD.
*/ Nội môn: Tập làm văn (Sử dụng biện pháp ẩn dụ trong khi viết bài tập làm văn).
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, máy tính hổ trợ UDCNTT.
2. Chuẩn bị của HS: Vở soạn theo các yêu cầu của GV ở tiết học trước. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Xác định biện pháp nhân hóa và kiểu nhân hóa trong câu thơ sau: 
“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”.
(Viễn Phương) 
2. Bài mới: 
Trong câu thơ“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng/ Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ” của Viễn Phương ngoài việc sử dụng biện pháp nhân hóa thì tác giả còn sử dụng thêm một biện pháp nghệ thuật nữa. Đó là biện pháp ẩn dụ. Vậy ẩn dụ là gì? Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu để hiểu rõ hơn.
* Hoạt động 1: Ẩn dụ là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu VD ở SGK. 
Cụm từ “Người cha” trong khổ thơ dùng để nói về ai? Giải thích vì sao có thể ví Bác Hồ với người cha?
HS trả lời.
Cụm từ “Người cha” dùng để chỉ Bác Hồ. Vì Bác Hồ và nguời cha có những phẩm chất giống nhau: Tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc của người cha đối với các con của mình.
GV: Như vậy, Bác Hồ (một sự vật) được gọi bằng tên sự vật khác (Người Cha) dựa trên cơ sở có nét tương đồng. Cách nói như vậy là ẩn dụ. Vậy Ẩn dụ là gì?
HS trả lời.
GV nhận xét, kết luận: Ẩn dụ là gọi tên một sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
Thảo luận nhóm theo bàn 2 phút.
So sánh sự giống và khác nhau của biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ.
Cách 1:
“Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm”.
Cách 2:
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”.
HS trả lời:
- Giống nhau: 
+ Cơ sở của phép ẩn dụ và so sánh đều dựa vào nét tương đồng giữa Bác Hồ và Người Cha. 
+ Tác dụng: Đều làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Khác nhau: 
+ Cách 1: Cụm từ “Bác Hồ như Người Cha” có 2 vế ( Vế A: Bác Hồ - Vế B: Người Cha).
+ Cách 2: Cụm từ “Người cha” chỉ sử dụng một vế (Vế B: Người Cha)
-> Muốn hiểu được cái hay, cái hàm súc của ẩn dụ, phải từ từ ngữ ẩn dụ (B) tìm đến được (A).
Ẩn dụ
So sánh
Đều là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau.
Ẩn đi sự vật được so sánh (vế A), phương diện so sánh, từ so sánh; chỉ còn vế B (một loại so sánh ngầm).
Có cả 2 vế A và B, từ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.
GV nhận xét, kết luận: Ẩn dụ làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc, tăng tính gợi hình, gợi cảm. 
Kỹ thuật trình bày 1 phút
Gọi HS đọc ghi nhớ 1 SGK/68
GV yêu cầu HS tự lấy thêm một số ví dụ. 
I. Ẩn dụ là gì?
1. Ví dụ (SGK/68)
2. Nhận xét
- Cụm từ “Người cha” dùng để chỉ Bác Hồ. 
- Bác Hồ và nguời cha có những phẩm chất giống nhau.
=> Ân dụ.
3/ Ghi nhớ 1: SGK/ 68.
*/ Lưu ý: Ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh: Ẩn dụ là loại so sánh ngầm. Trong đó ẩn đi sự vật được so sánh (vế A), phương diện so sánh, từ so sánh; chỉ còn vế B.
* Hoạt động 2: Các kiểu ẩn dụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Cho Hs đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi.
Các từ in đậm “thắp”, “lửa hồng” được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy?
HS trả lời.
à Các từ “thắp”, “lửa hồng” dùng để chỉ hàng rào hoa râm bụt đang nở trước nhà Bác ở làng Sen. Dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa màu đỏ của hoa râm bụt và hình ảnh ngọn lửa. Hình ảnh hoa râm bụt đung đưa trong gió như là ngọn lửa đang cháy. Cách ví dựa vào hình thức, cách thức tương đồng.
Cách dùng từ trong cụm từ: “Nắng giòn tan” có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
GV gợi ý:
- Giòn tan thường dùng để nêu đặc điểm của cái gì? Đây là sự cảm nhận của giác quan nào? (Bánh – Vị giác).
- Nắng có thể dùng vị giác để cảm nhận không? (Không).
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
Từ các ví dụ đã phân tích, em hãy cho biết có bao nhiêu kiểu ẩn dụ thường gặp?
HS trả lời
- Có 4 kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Kỹ thuật trình bày 1 phút
GV gọi HS đọc ghi nhớ 2/SGK tr.69
II. Các kiểu ẩn dụ:
1. Ví dụ: SGK/68,69
2. Nhận xét:
Vd1:
- “Thắp” chỉ hành động “nở hoa” của hoa dâm bụt.
=> Giống nhau về cách thức thực hiện. 
- “Lửa hồng” chỉ “màu đỏ” của hoa râm bụt.
=> Hình thức tương đồng.
Vd2:
- Nắng: Cảm nhận bằng thị giác.
- Giòn tan: Cảm nhận bằng vị giác.
=> Nắng giòn tan: chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang vị giác.
3/ Ghi nhớ 2: SGK/69
* Hoạt động 3: Luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Bài 1: Đã hướng dẫn HS làm ở mục I.
Bài 2: GV tổ chức trò chơi “Ngôi sao may mắn”.
HS thực hiện.
GV chốt kiến thức.
Tích hợp môn GDCD: 
a/ Khi được hưởng một thành quả nào đó phải nhớ đến công lao của những người lao động vất vả mới tạo ra được thành quả đó. 
b/ Biết phân biệt cái tốt với cái xấu, môi trường tốt với môi trường không tốt để từ đó biết “chọn bạn mà chơi”, chọn môi trường sống tốt để phát triển. 
GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” cho HS thực hiện theo nhóm trong thời gian 3 phút. Trong 3 phút đó nhóm nào làm xong trước sẽ phất cờ giành quyền trả lời trước. Nhóm trả lời nhanh và đúng sẽ nhận được quà.
III. Luyện tập: 
Bài 2: 
a) 
- “Ăn quả”: tương đồng với sự hưởng thụ thành quả lao động.
=> Ẩn dụ cách thức.
- “Kẻ trồng cây”: tương đồng về phẩm chất với người lao động (người tạo ra thành quả).
=> Ẩn dụ phẩm chất.
b) 
Mực – đen: có sự tương đồng với cái xấu.
Đèn – sáng: có sự tương đồng với cái tốt, cái hay, cái tiến bộ.
=> Ẩn dụ phẩm chất.
c) 
Thuyền: tương đồng với người đi.
Bến: tương đồng với người ở lại.
=> Ẩn dụ phẩm chất.
d/ 
Mặt Trời: có sự tương đồng với Bác Hồ. Bác Hồ như mặt trời soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi đến tương lai độc lập, tự do, hạnh phúc.
=> Ẩn dụ phẩm chất.
Bài 3: Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là:
a) Chảy: chuyển đổi từ thính giác sang thị giác.
=> Biểu thị sự khuếch tán lan tỏa mạnh của hương hoa hồi. Gợi hình ảnh, cảm nhận mới lạ, độc đáo.
b) Chảy: Ánh nắng thường được nhận biết bằng thị giác (vàng tươi, vàng rực rỡ,). Còn ánh nắng trong câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” lại được hình dung thành dòng
 => sinh động, gợi cảm. 	
c) Mỏng: chuyển đổi từ thính giác sang thị giác.
=> sinh động, gợi cảm: nhẹ nhàng, tĩnh lặng của không gian
d) Ướt: chuyển đổi từ thính giác sang thị giác.
=>Cảm nhận được sự vui tươi, hồn nhiên của con trẻ.
3. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
4. Hướng dẫn hs học bài ở nhà:
- Học bài, thuộc ghi nhớ 1 SGK/68 và ghi nhớ 2 SGK/68
- Viết một đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu có sử dụng phép ẩn dụ. 
- Soạn bài: “Luyện nói về văn miêu tả”.
+ Đọc đoạn văn ở BT1/SGK trang 71. Từ đoạn văn đó, em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuối cùng của” (A. Đô-đê).
+ Lập dàn ý cho đề văn: “Em hãy tả lại hình ảnh một người thân trong phút giây xúc động gặp lại sau nhiều năm xa cách”.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_94_an_du.doc