Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Ôn tập cuối học kì 1 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức.

- Hệ thống lại các kiến thức ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt, tập làm văn ở học kì I

2. Về năng lực.

- Năng lực đọc và tổng hợp thông tin

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,.

3. Về phẩm chất.

- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

- Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra:

- Kiểm tra sách vở của HS.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động.

 

docx 8 trang linhnguyen 2000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Ôn tập cuối học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Ôn tập cuối học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Ôn tập cuối học kì 1 - Năm học 2021-2022
Ngày soạn: 1- 15/9/2021
Tiết 65. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
6A
65
6B
65
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức.
- Hệ thống lại các kiến thức ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt, tập làm văn ở học kì I
2. Về năng lực.
- Năng lực đọc và tổng hợp thông tin
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,...
3. Về phẩm chất.
- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
- Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động.
Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. 
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nhắc lại những chủ dề và thể loại chính mà em đã học trong chương trình ngữ văn 6
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và dẫn vào bài.
- Bài 1: 
Chủ đề: Tình bạn
Thể loại chính: Truyện đồng thoại.
- Bài 2: 
Chủ đề: Tình cảm gia đình.
Thể loại chính: Thơ
- Bài 3: 
Chủ đề: Yêu thương và chia sẻ
Thể loại chính: Thơ.
- Bài 4: 
Chủ đề: Tình yêu quê hương
Thể loại chính: Thơ lục bát.
- Bài 5: 
Chủ đề: Những nẻo đường xứ sở.
Thể loại chính: Kí.
Hoạt động 2: Hệ thống lại kiến thức.
Mục tiêu:
- Hệ thống lại kiến thức ở cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Trong học kỳ I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở . Hãy chọn một bài văn mà em cho là tiêu biểu và lập theo phiếu học tập số 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nhắc lại những đơn vị kiến thức em đã học trong học kì I..
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Kể tên các kiểu bài mà em đã học và thực hành viết.
- Nhắc lại dàn ý chung đối với từng kiểu bài
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
I. Phần văn.
(Phiếu học tập số 1- Bảng 1)
II. Phần Tiếng Việt
- Từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Nghĩa của từ.
- Dấu ngoặc kép. 
- Đại từ.
- So sánh.
- Nhân hóa.
- Ẩn dụ.
- Điệp ngữ.
- Hoán dụ.
- Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT
- Từ đồng âm, từ đa nghĩa.
- Hoán dụ.
- Dấu phảy.
- Dấu gạch ngang.
III. Phần Tập làm văn
1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện
- Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm xúc của người viết
2. Viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ, đoạn thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết.
- Thân đoạn: 
Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?
Đâu là chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?
Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?
Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn nói ra sao?
- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung của người viết về bài thơ trong hình thức kể chuyện độc đáo
3. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ lục bát:
- Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân đoạn:
Trình bày chi tiết cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 
- Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu:
- Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho HS làm tham khảo 1 đề kiểm tra, đánh giá cuối kì văn lớp 6. (phiếu học tập số 2)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng kiến thức trong nửa đầu học kì I để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cs.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Chia sẻ những khó khăn, thắc mắc của em trong quá trình học bộ môn ngữ văn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
Phiếu học tập số 1
Bài
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Đặc điểm nổi bật
Nghệ thuật
Nội dung
(Bảng 1)
Bài
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Đặc điểm nổi bật
Nghệ thuật
Nội dung
Tôi và các bạn
Bài học đường đời đầu tiên
Tô Hoài
Truyện đồng thoại
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. 
- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. 
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hình
- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình.
- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; 
Gõ cửa trái tim
Chuyện cổ tích về loài người 
Xuân Quỳnh
Thơ 5 chữ
- Thể thơ 5 chữ, với giọng thơ tâm tình.
- Dùng yếu tố tự sự, miêu tả .
- yếu tố hoang đường, kì ảo tạo ra màu sắc cổ tích.
- Sử dụng nhiều phép tu từ .
- Từ những lí giải về nguồn gốc loài người, nhà thơ nhắc nhở mọi người cần yêu thương, sự chăm sóc, chở che, nuôi dưỡng trẻ.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương trẻ thơ của nhà thơ.
Yêu thương và chia sẻ
Cô bé bán diêm
An- đéc- xen
Truyện
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với các tình tiết diễn biến hợp lí
- Ngôi kể thứ ba, ngôn ngữ kể linh hoạt, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập
- Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. 
- Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.
Quê hương yêu dấu
Chùm ca dao về tình yêu quê hương đất nước
Nhân dân
Thơ lục bát
- Thể thơ lục bát, lục bát biến thể với cách gieo vần hài hòa.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ thân thuộc.
- Sử dụng nhiều phép tu từ.
- Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống lao động bình dị.
- Tác giả gửi gắm lòng tự hào, tình yêu tha thiết của mình với quê hương đất nước, con người.
- Gợi nhắc mọi người hãy trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người.
Những nẻo đường xứ sở
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Kí
- Lối ghi chép, cách kể sự việc theo trình tự thời gian
- Ngôn ngữ miêu tả chính xác
- Sử dụng phép nhân hóa, so sánh 
+ Vẻ đẹp của cảnh Cô Tô: tinh khôi mà dữ dội, đa dạng mà khác biệt. 
+ Ca ngợi vẻ đẹp của con người Cô Tô: bền bỉ mà lặng lẽ bám biển để lao động sản xuất để giữ gìn biển đảo quê hương.
+ Tình yêu thiên nhiên và con người của tác giả 
Phiếu học tập số 2.
I. Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
CÂY DỪA
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tây đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
 Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
 Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. 
 (Trần Đăng Khoa)
Câu 1 (1,0 điểm): Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hãy chỉ ra đặc trưng của thể loại ấy trong văn bản trên?
Câu 2(1 điểm): Xác định danh từ, động từ, tính từ đã sử dụng trong bài thơ trên
( mỗi từ loại hai từ )
Câu 3(1 điểm) :Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung ở đoạn thơ:
 Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tây đón gió, gật đầu gọi trăng
 Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Câu 4 (1 điểm): Qua bài thơ ,tác giả muốn nhắn nhủ cho chúng ta điều gì? ( trả lời trong 1 câu văn)
Câu 5: chép một đoạn thơ em thích có cùng thể thơ với đoạn thơ trên, nêu rõ tên tác giả,hoặc xuất xứ.( 0,5đ)
Câu 6: qua đoạn thơ em vừa chép, viết đoạn văn 3-5 câu, nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó(1,5đ).
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1(2 điểm):Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen.
Câu 2 (5 điểm) : Năm học lớp 6 dưới mái trường THCS với bao điều mới lạ, em hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm khó quên .
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Ôn tập, kiểm tra, đánh giá cuối học kì I
___________________________
Ngày soạn: 1- 15/9/2021
Tiết 66.67. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
6A
66.67
6B
66.67
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức.
- Hệ thống lại các kiến thức ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt, tập làm văn ở học kì I.
2. Về năng lực.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Về phẩm chất.
- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Chuẩn bị của GV: (Đề của Phòng GD)
- Chuẩn bị của HS: giấy bút.
C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1. Tổ chức: 
- Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
GV: Phát đề.
GV: Đọc đề.
GV: Giám sát HS làm bài.
GV: Yêu cầu HS dừng bút.
HS: Nhận đề.
HS: Nghe và soát đề.
HS: Nghiêm túc làm bài.
HS: Dừng bút, nộp bài.
4. Củng cố.
- Thu bài.
- Nhận xét giờ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại bài kiểm tra.
- Soạn: Tiết 68: Đọc mở rộng (trang 87).
_______________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_65_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_nam_hoc_2.docx