Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 121: Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" - Năm học 2020-2021

A. Mục tiêu (Điều chỉnh mục tiêu so với kế hoạch để phù hợp về tiến trình phân tích tác phẩm và đảm bào về thời gian tiết học)

- Thấy được tình yêu của người da đỏ với thiên nhiên.

- Nêu được nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.

* HS khá:

- Phân tích được tình yêu của người da đỏ với thiên nhiên.

- Phân tích được nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.

* Tích hợp:

- KNS: Tự nhận thức: Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên,môi trường.

- Làm chủ bản thân: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Giao tiếp: Trình bày giá trị của bức thư.

+ Môi trường: Bảo vệ MT sống.

B. Phương pháp và KTDH

- Vấn đáp, đàm thoại, phân tích, bình

- Động não, thảo luận nhóm

C. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK; Tư liệu, tranh ảnh về môi trường, đất đai.

- Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài

D. Tổ chức giờ học

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Khởi động

GV chiếu Slide 1,2,3,4,5,6,7,8 cho HS quan sát và yêu cầu HS HĐCL trả lời CH: Các bức tranh trên gợi em liên tưởng đến văn bản nào? Em biết gì về văn bản đó?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài.

 

doc 10 trang linhnguyen 3640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 121: Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 121: Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 121: Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" - Năm học 2020-2021
Ngày soạn: 9/4/2021
Ngày giảng: 12/4 - 6a; 14/4 - 6b 
 Bài 29 – Tiết 121 Văn bản: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ 
A. Mục tiêu (Điều chỉnh mục tiêu so với kế hoạch để phù hợp về tiến trình phân tích tác phẩm và đảm bào về thời gian tiết học)
- Thấy được tình yêu của người da đỏ với thiên nhiên. 
- Nêu được nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.
* HS khá:
- Phân tích được tình yêu của người da đỏ với thiên nhiên.
- Phân tích được nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.
* Tích hợp: 
- KNS: Tự nhận thức: Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên,môi trường.
- Làm chủ bản thân: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Giao tiếp: Trình bày giá trị của bức thư.
+ Môi trường: Bảo vệ MT sống.
B. Phương pháp và KTDH
- Vấn đáp, đàm thoại, phân tích, bình
- Động não, thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị
- Giáo viên: SGK; Tư liệu, tranh ảnh về môi trường, đất đai...
- Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài
D. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Khởi động
GV chiếu Slide 1,2,3,4,5,6,7,8 cho HS quan sát và yêu cầu HS HĐCL trả lời CH: Các bức tranh trên gợi em liên tưởng đến văn bản nào? Em biết gì về văn bản đó?
Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài.
3. Tiến trình các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu HS HĐCL CH: Nêu cách đọc văn bản?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý đúng, hướng dẫn cách đọc: Bức thư có nội dung sâu sắc trong hình thức chính luận nên giọng đọc tình cảm tha thiết. Khi nói đến thiên nhiên, đất nước; đọc với giọng mỉa mai, kín đáo, khi nói đến tổng thống Mĩ chú ý nhấn mạnh ở các câu hỏi, câu giả định...
- GV đọc mẫu một đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đến hết văn bản, nhận xét cách đọc.
HĐCL CH: Kể tóm tắt nội dung văn bản?
- HS trình bày, chia sẻ 
 Văn bản nói về vấn đề đất đai cùng với mọi vật liên quan với nó - bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ “đất là mẹ” của loài người, điều gì xảy ra với đất đai, vì vậy phải kính trọng đất đai.
- HS đọc chú thích SGK – Tr129
GV yêu cầu HS HĐCN (1p), trình bày, chia sẻ CH: Nêu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV chốt:
GV chiếu Slide 8 cho HS quan sát hình ảnh thủ lĩnh Xi – at – tơn và Tổng thống thứ 14 của Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ
GV mở rộng: Năm 1954, Tổng thống nước Mĩ thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Xi-át-tơn (seattle) của bộ lạc da đỏ Đu-oa-mix và Su-qua-mix đã trả lời với người đại diện của tổng thống Hoa Kì- bài trả lời được tiến sĩ Hen-ri A.Xmit ghi và dịch ra tiếng Anh. Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc. 
* Từ khó: GV yêu cầu HS xem trong STL.
 HSHĐ CN (1p) mục 2.a SGK – Tr 95, trình bày, chia sẻ 
- GVKL: Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đặt ra vấn đề: Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường ( ý c)
HĐCĐ (3p), trình bày, chia sẻ CH 2.b (STL – Tr 95
GV nhận xét, chốt ý đúng trên Slide 9
- P1. Từ đầu đến “cha ông chúng tôi”: 
-> Thái độ của người da đỏ đối với thiên nhiên
P2: Tiếp -> “ràng buộc” -> Quan niệm của người da trắng và người da đỏ với thiên nhiên, môi trường.
P3: Còn lại: kiến nghị và cảnh báo người da trắng về việc bảo vệ môi trường đất đai.
GV yêu cầu HS HĐCN (1p), trình bày, chia sẻ CH: Tìm những chi tiết cho thấy những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ?
GV nhận xét, chốt ý đúng trên Slide 10
- Mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của người da đỏ.
 - Những dòng nhựa cây cối cũng mang ký ức của người da đỏ.
- Đất là bà mẹ của người da đỏ .
- Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.
- Những bông hoa ngát hương là người chị người em, vũng nước mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm chú ngựa và của con người, tất cả đều chung một gia đình.
GV chiếu Slide 11, yêu cầu HS HĐ nhóm 4 (4p), trình bày, điều hành chia sẻ CH: Em có nhận xét gì việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Qua đó em hiểu được gì về tình cảm, thái độ của người da đỏ với đất đai và môi trường?
HS trình bày, điều hành chia sẻ
GV nhận xét, chốt ý đúng trên Slide 12.
GV chốt: 
*Tích hợp KNS, MT: HĐCL CH: Qua phân tích đoạn văn trên, ta thấy được tình yêu sâu sắc của người da đỏ với đất đai, thiên nhiên và môi trường. Và qua đó, em thấy mình cần có thái độ như thế nào với thiên nhiên và môi trường?
- HS trả lời, chia sẻ.
- GV nhận xét, chốt ý đúng: Phải yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường vì thiên nhiên, môi trường là những thứ quý giá trong cuộc sống con người, ...
I. Đọc, thảo luận chú thích.
2. Chú thích
a. Tác giả
- Thủ lĩnh Xi-at-tơn lãnh đạo người dân trên lục địa châu Mĩ thuộc chủng tộc người Anh điêng, ở cuối thế kỉ XVIII
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1854 Tổng thống thứ 14 của Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư này trả lời.
- Thể loại: Văn bản nhật dụng
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp với miêu tả và biểu cảm
II. Bố cục: 3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Tình yêu của người da đỏ với thiên nhiên, đất đai, môi trường.
 Bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, lặp cấu trúc, tác giả cho thấy sự gắn bó máu thịt ngàn đời thiêng liêng, không thể tách rời của người da đỏ với thiên nhiên.
4. Củng cố 
 H: Em đã đạt mục tiêu gì sau tiết học?
Cảm nhận của em về thái độ tình cảm của thủ lĩnh da đỏ đối với thiên nhiên?.
5. Hướng dẫn học bài 
- Luyện đọc diễn cảm, trả lời các câu hỏi còn lại của văn bản.
Ghi chép sau tiết dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/4/2021
Ngày giảng: 13/4 - 6a; 14/4 - 6b
Bài 29 – Tiết 122. Văn bản: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (tiếp)
A. Mục tiêu (Chuyển mục tiêu ở T121 lên T122 để đảm bảo tiến trình phân tích nội dung tác phẩm và thời lượng tiết học).
- Nêu các chi tiết cho thấy quan niệm của người da trắng và người da đỏ về thiên nhiên và môi trường.
- Bước đầu nêu được vấn đề bảo vệ môi trường qua văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ".
- Biết được đặc điểm của văn bản nhật dụng.
* HS khá:
- Phân tích được các chi tiết cho thấy quan niệm của người da trắng và người da đỏ về thiên nhiên và môi trường. 
- Phân tích được vấn đề bảo vệ môi trường qua văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ".
- Trình bày được đặc điểm của văn bản nhật dụng.
B. Phương pháp và KTDH
- Vấn đáp, đàm thoại, phân tích, bình
- Động não, thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị
- Giáo viên: SGK; Tư liệu, tranh ảnh về môi trường, đất đai...
- Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài
D. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Khởi động
GV chiếu Slide 13 cho HS quan sát và yêu cầu HS HĐCL trả lời CH: Các hình ảnh trên gợi em liên tưởng đến điều gì?
Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài.
3. Tiến trình các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
- GV yêu cầu HS theo dõi phần giữa bức thư từ “Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống” đến “Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc”.
- GV phát phiếu học tập
- GV yêu cầu HSHĐ nhóm 4 (7p) mục 2.c SGK, trình bày, điều hành chia sẻ
- GV chốt ý đúng trên slide 14, 15
 Người da đỏ
- Đất đai: Là những người anh em, là bà mẹ
-Thiên nhiên: Say sưa với: Tiếng lá cây lay động, âm thanh êm ái của cơn gió thoảng
 -Không khí: Quý giá, là của chung
- Muông thú: Chỉ giết để duy trì sự sống
 Người da trắng
- Đất đai: Cư xử như vật mua được, tước đoạt được, bán đingấu nghiến.
-Thiên nhiên: Chẳng có nơi nào yên tĩnh.Chỉ là những  ồn ào lăng mạ
-Không khí: Chẳng để ý gì
-Muông thú: Bắn chết cả ngàn 
GV yêu cầu HS HĐCĐ (3p), trình bày, điều hành chia sẻ CH: Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật? Qua đó, em hiểu được gì về tình cảm của người da đỏ và người da trắng đối với thiên nhiên, đất đai và môi trường?
GV nhận xét, chốt ý đúng trên Side 16
- Nghệ thuật tương phản, điệp ngữ kết hợp phép đối lập, so sánh, nhân hóa ngôn ngữ giàu cảm xúc
->Nhấn mạnh sự trân trọng, ý thức bảo vệ đất đai, môi trường của người da đỏ.
-> Làm nổi bật sự khác biệt giữa cách sống, thái độ đối với thiên nhiên, môi trường của người da đỏ với ngươi da trắng.
-> Bộc lộ những lo âu của người da đỏ về môi trường và thiên nhiên khi đất đai của họ thuộc về người da trắng.
GV chốt: 
- HS đọc đoạn cuối văn bản
HS HĐCN (1p), trình bày, chia sẻ CH: Người da đỏ có kiến nghị gì với người da trắng?
GV nhận xét, chốt ý đúng trên Slide 17
Phải quý trọng đất đai
Dạy con cháu: Đất là mẹ.
Điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với con của Đất.
HS HĐ CĐ (3p), trình bày, điều hành chia sẻ CH: Nhận xét kiểu câu tác giả dùng trong đoạn văn trên? Tác dụng của kiểu câu đó?
GV nhận xét, chốt ý đúng trên Slide 18
- Nghệ thuật: 
+ So sánh, nhân hóa: “Đất là mẹ ..”; Điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với con của Đất.
+ Điệp ngữ, câu cầu khiến: Ngài phải dạy...Ngài phải bảo...
+ Giọng điệu thống thiết, hào hùng, đanh thép.
=> Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai và môi trường.
GV chốt: 
GV yêu cầu HS HĐCN (1p), trình bày, chia sẻ CH: Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
GV nhận xét, chốt: 
- HSHĐ cá nhân (2p) trình bày, chia sẻ bài tập 1.a SGK - Tr133.
- HS trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt ý đúng trên Slide 14,15
- GVKL: Văn bản nhật dụng là loại văn bản mà nội dung của nó có tính cập nhật và thời sự đề cập tới những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội. Bức thư xuất phát điểm là lòng yêu nước ,quê hương .Cách thể hiện tình cảm của mỗi dân tộc là khác nhau. Con người sống hòa hợp với thiên nhiên nên TNMT bị ô nhiễm và xâm hại ở thế kỉ 21 thật nghiêm trọng => Bức thư trở thành văn bản có giá tị nhất về TN, MT.
III. Tìm hiểu văn bản (tiếp)
2. Quan niệm của người da trắng và người da đỏ với thiên nhiên, môi trường.
 Bằng nghệ thuật tương phản, điệp ngữ kết hợp phép đối lập, so sánh, nhân hóa ngôn ngữ giàu cảm xúc, tác giả làm nổi bật sự khác biệt giữa cách sống, cách cư xử với đất đai và môi trường của người da trắng và người da đỏ. Người da đỏ kính trọng, bảo vệ thiên nhiên, người da trắng tập trung khai thác vì lợi nhuận, bất chấp hậu quả trước mắt hay lâu dài.
3. Kiến nghị của người da đỏ với người da trắng
 Bằng việc sử dụng kiểu câu cầu khiến, điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, giọng điệu thống thiết, hào hùng, tác giả đã khẳng con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên. Việc chăm lo, bảo vệ thiên nhiên cũng là bảo vệ sự sống của chính mình.
IV. Tổng kết
- Nghệ thuật: Sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập tạo nên sức hấp dẫn thuyết phục của bức thư. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm khắc họa hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống người da đỏ.
-Nội dung: Văn bản giúp chúng ta nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài: Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
V. Luyện tập
 Bài tập 1.a (SGK - Tr131)
a. Hai lí do khiến văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ dù viết cách đây đã gần hai trăm năm nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của độc giả:
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
4. Củng cố 
 H: Em đã đạt mục tiêu gì sau tiết học?
Cảm nhận của em về thái độ tình cảm của thủ lĩnh da đỏ đối với thiên nhiên?.
5. Hướng dẫn học bài 
- Luyện đọc diễn cảm, trả lời các câu hỏi còn lại của văn bản.
Ghi chép sau tiết dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/4/2019
Ngày giảng: 20/4/2019
 Bài 29 – TIẾT 124: LUYỆN TẬP VIẾT ĐƠN 
I. Mục tiêu
- Sửa các lỗi thường gặp khi viết đơn.
II. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ
? HS nhắc lại những mục nào không thể thiếu được trong đơn?
3. Tiến trình các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
- HS đọc 2 lá đơn
- HS chỉ ra lỗi và nêu cách sửa
* Lá đơn 1 
- Thiếu: Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, ngày tháng năm làm đơn; họ tên, địa chỉ và chữ kí người viết đơn.
- Cách sửa: Bổ sung phần thiếu.
* Lá đơn 2
- Thiếu: địa điểm, ngày tháng năm làm đơn; họ tên, địa chỉ người viết đơn.
- Sửa: Bổ sung phần thiếu.
HS thực hành sửa lại hai lá đơn.
- HS đoc 4 tình huống- trang 133
- HS thực hành viết đơn
- HS đọc và sửa chéo cho nhau 
* Yêu cầu:
- Đơn trình bày đúng qui cách chưa
- Có lỗi nào trong đơn, nêu cách sửa
I- Chỉ ta lỗi và sửa lỗi trong đơn
II- Thực hành viết đơn.
 Đơn xin miễn giảm học phí
* Củng cố
? HS nhắc lại những mục nào không thể thiếu được trong đơn?
* HDHB và chuẩn bị bài
- Chuẩn bị Bài 30. Ôn tập về dấu câu. Mục 1: Trang 140141,142.
+ Nắm được công dụng của các dấu câu: Dấu chấm ; Dấu chấm hỏi; Dấu chấm than.
+Làm các bài tập sgk. 
*********************************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_121_van_ban_buc_thu_cua_thu_linh.doc