Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 115+116: Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nhận biết: Bước đầu nhận biết văn bản nhật dụng, ý nghĩa việc học tập loại văn bản đó.

- Thông hiểu: Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi - át - tơn.

- Vận dụng:Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. Biết trân trọng những giá trị lịch sử.

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

docx 15 trang linhnguyen 3380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 115+116: Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 115+116: Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 115+116: Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" - Năm học 2020-2021
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
Thời gian thực hiện: 2 Tiết (115+116)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết: Bước đầu nhận biết văn bản nhật dụng, ý nghĩa việc học tập loại văn bản đó.
- Thông hiểu: Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi - át - tơn.
- Vận dụng:Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. Biết trân trọng những giá trị lịch sử.
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0...
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức
b, Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” bằng cách chơi trò chơi “ Ai hiểu biết” 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “ Ai hiểu biết” 
 Luật chơi: Trả lời câu hỏi.
Thời gian chuẩn bị: 1 phút.
Thời gian trình bày: dưới 2 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Năm 1854, tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phrengklin Piơxơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ.Thủ lĩnh Xiattơn đã viết bức thư này để trả lời. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là VB hay nhất viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.Người da đỏ sinh sống trên đất Mĩ cách đây hơn một thế kỉ vốn rất nghèo khổ. Nhưng tại sao thủ lĩnh của họ lại viết thư cho tổng thống Mĩ, kiên quyết không bán mảnh đất quê hương mình cho những người da trắng mới nhập cư ?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
a) Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời, thể loại, cách đọc, bố cục văn bản.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần chú thích trong SGK .
Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: 
Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả 
Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
* Nhóm 1: Tìm hiểu chung về tác giả
(Gợi ý: Tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm chính.Nếu có)
* Nhóm 2: Tìm hiểu chung về văn bản (Gợi ý: hoàn cảnh ra đời, thể loại, PTBĐchính, bố cục)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn 
- HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc chú thích, tìm tư liệu)
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:
+ 1 nhóm trưởng điều hành chung
+ 1 thư kí ghi chép
+ Người thiết kế power point, người trình chiếu và cử báo cáo viên 
+ Xây dựng nội dung: những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm.
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.
- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Nhóm1: Báo cáo hiểu biết về tác giả
*Thời gian: 4 phút 
*Hình thức báo cáo: thuyết trình 
 *Phương tiện: Bảng phụ Blog facbook
 *Nội dung báo cáo: 
Về tác giả Xi-át-tơn:
Nhóm 2 báo cáo tìm hiểu chung về văn bản
*Thời gian: 4 phút 
*Hình thức báo cáo: trò chơi ai hiểu biết hơn: đưa câu hỏi phát vấn các bạn phía dưới 
*Phương tiện: Trình chiếu
*Nội dung báo cáo: 
Về văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
GV: giới thiệu qua về nhật dụng 
- Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc kiểu văn bản . nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống nhất là của con người và cộng đồng trong XH hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, tệ nạn X.H..
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Xi –át – tơn (1768-1866) là thủ lĩnh của các bộ tộc Đu – oa – mix và Su – qua – mix, là thủ lĩnh của người da đỏ sống ở miền Nam Pu –get
- Ông và các bộ tộc của mình sống hòa bình với những người Anh sang định cư ở đây.
2. Tác phẩm.
* Đọc 
* Văn bản:
- Hoàn cảnh: Năm 1854, Tổng thống thứ XIV của Mĩ là Phreng- klin Pi - ơ - xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi –át – tơn đã gửi bức thư này trả lời. 
-Xuất xứ: Bức thư của thủ lĩnh Xi-át-tơn gửi tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ
- Kiểu văn bản:Văn bản nhật dụng: 
- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với nghị luận
- Bố cục: Chia 3 đoạn: 
+ Phần 1: Từ đầu ... cha ông chúng tôi : Đất đai, thiên nhiên là những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ.
+ Phần 2: Tiếp ... ràng buộc : Sự đối lập trong cách ứng xử với đất đai, thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng.
+ Phần 3: Còn lại: Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ đất đai môi trường.
 Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản
a) Mục tiêu: 
+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.
+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. 
c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, hoạt động dự án, phiếu bài tập..
? Trong kí ức người da đỏ những điều gì là tốt đẹp, thiêng liêng?
? Tại sao vị thủ lĩnh da đỏ lại cho rằng tất cả những điều đó là “những điều thiêng liêng” đối với họ? 
? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ sự gắn bó giữa người da đỏ với đất đai, thiên nhiên?
? Những câu văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng?
? Cách người da đỏ coi thiên nhiên như máu mủ, như những người thân trong gia đình dã cho em suy nghĩ gì về cách sống của người da đỏ? 
? Qua đoạn đầu bức thư, Xi –át –tơn muốn nhắn nhủ điều gì khi người da trắng ngỏ ý muôn mua đất của người da đỏ?
- Đất đai, thiên nhiên với chúng tôi là Bà mẹ vĩ đại, là rất đỗi thiêng liêng nên không dễ gì đem bán. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
Học sinh hoàn thành phiếu bài tập 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
 Như vậy, bằng cách diễn đạt giàu cảm xúc, qua những hình ảnh so sánh rất đẹp và những hình ảnh nhân hóa sinh động, Xi at- tơn đã làm nổi bật mối quan hệ giữa người da đỏ với đất đai, thiên nhiên. Thiên nhiên, đất đai không còn là vật vô tri vô giác mà nó được thổi vào dó linh hồn, nó là người chị, người em, là bà mẹ, là máu mủ của người da đỏ
 Khác với người da đỏ, người da trắng lại có cách đối xử với thiên nhiên hoàn toàn đối lập, thậm chí đối lập một cách gay gắt. Đó cũng chính là nguyên nhân nỗi lo lắng của thủ lĩnh da đỏ nếu phải bán đất cho người da trắng. Vậy, Chúng ta cùng sang phần 2 để tìm hiểu về nỗi lo lắng của Xi –át –tơn.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ
+ Đất là mẹ (Điệp ngữ): Khẳng định thái độ quý trọng, quan hệ phụ thuộc của con người với đất.
+ Hoa là chị, là em.
+ Dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.
+ Bầu không khí là của chung vô cùng quý giá.
+ Mảnh đất là nắm tro tàn của cha ông.
+ Đất đai giàu có do nhiều mạng sống bồi đắp.
+Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.
   - Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.
=>so sánh, nhân hóa- Mối quan hệ gắn bó qua lại máu thịt, thiêng liêng và vô cùng khăng khít.
- Lòng biết ơn, sự tôn trọng và ý thức gìn giữ bảo vệ đất đai: tình yêu đất nước.
Nội dung 2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, bài tập nhóm
Hoàn thành phiếu bài tập:Tìm những chi tiết thể hiện cách đối xử với đất đai, thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng trên các phương diện sau:
- Đối với đất:
- cuộc sống:
- Đối với không khí:
- Đối với động vật hoang dã:
? Qua đó, em có nhận xét gì về cách đối xử của người da đỏ và người da trắng đối với thiên nhiên?
? Nhận xét về hai cách sống đó?
? Để làm nổi bật sự dối lập đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy?
? Vậy người da đỏ lo âu điều gì?
- Lo sợ đất đai, thiên nhiên sẽ bị tàn phá, muôn thú sẽ giết hại bởi cách sống của người da trắng.
? Nỗi lo âu đó, một lần nữa khẳng định tình cảm gì của người da đỏ với thiên nhiên?
- Yêu quý, gắn bó, tôn trọng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
GV bình: Như vậy, bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và cách lập luận phong phú, chặt chẽ, xi –át – tơn đã cho ta thấy rõ sự đối lập gay gắt trong mối quan hệ với đất đai, thiên nhiên của người da đỏ, người da trắng. Những câu văn nhịp nhàng trong một âm hưởng vừa da diết vừa sôi nổi, thiết tha ẩn chứa bao nỗi lo âu của người da đỏ khi phải bán mảnh dất thiêng liêng cho người da trắng.
Vậy, trước nỗi lo lắng đó, Xi –át –tơn đã kiến nghị những gì với vị thủ lĩnh của người da trắng. chúng ta cùng tìm hiểu trong phần 3.
2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường tự nhiên 
- Người da trắng : Hưởng thụ thiên nhiên. Hủy hoại thiên nhiên, xa rời, tách biệt với thiên nhiên, không quan tâm đến thiên nhiên.
- Người da đỏ : yêu quý, chan hòa, coi trọng thiên nhiên, coi thiên nhiên là sự sống của mình.
=> Hoàn toàn đối lập, thậm chí đối lập một cách gay gắt.
- NT tương phản trong cách sống
- So sánh: cách sống của chúng tôi khác với cách sống của Ngài; phải đối xử với muông thú như những người anh em.
- nhân hóa: mẹ đất, anh em bầu trời.
- Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu kết hợp với phép tương phản:
=>Nêu bật sự khác biệt trong hai cách sống. Thể hiện tình cảm và những nỗi lo âu của người da đỏ.
 Nội dung 3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu bài tập, bài tập dự án
? Xi át –tơn đã kiến nghị với Tổng thống Mỹ Phreng – klin Pi –ơ –xơ phải nhắc nhở con cháu mình điều gì nếu người da đỏ đồng ý bán đất?
? Em hiểu thê nào về quan niệm sống: “Đất đai là mẹ” của người da đỏ?
? Bên cạnh lời đề nghị, thủ lĩnh da đỏ còn cảnh báo điều gì với ng da trắng?
? Giọng điệu đoạn văn có gì khác so với trước?
? Tại sao xi –át- tơn phải thay đổi giọng điệu như thế?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* GV: Thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến vấn đề đất mà còn nói tới tất cả những hiện tượng liên quan tới đất... đó là tự nhiên, môi trường sống của con người trong những năm đầu của thể kỷ XXI, vấn đề môi trường sinh thái toàn trái đất đang bị xâm hại, ô nhiễm nặng nề thì bức thư trở thành thông điệp có giá trị...Có thể nói, bức thư được viết bằng tình yêu quê hương đất nước thiết tha sâu nặng...của thủ lĩnh. Xuất phát điểm của bức thư như vậy nên nó trở thành 1 trong những văn bản có giá trị nhất về vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Đến mức, ở nước Anh, trong vài chục năm lại đây thanh niên rất thích mặc quần áo may bằng loại vải trên có in bức thư này.
3. Kiến nghị của người da đỏ
- Phải dạy con cháu kính trọng đất đai vì: 
+ đất đai là nắm tro tàn của cha ông người da đỏ
+ đất đai giàu có là do nhiều mạng sống của nhiều chủng tộc chúng tôi bồi đắp.
- Phải khuyên bảo chúng: đất đai là mẹ
- Nếu tàn phá thiên nhiên, đất đai tức là gieo họa cho chính mình: Điều gì xảy ra với đất đai tức là xẩy ra đối với những đứa con của đất.
- Thông thiết, đanh thép, hùng hồn, dùng nhiều động từ mạnh, câu cầu khiến: phải dạy, phải bảo, hãy khuyên
=>Nhằm khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường, dạy cho ng da trắng phải biết cư xử đúng dắn với đất đai, môi trường nhất là đối với mảnh đất thiêng liêng của họ nếu học phải bán cho ng da trắng
 Nhiệm vụ 3: Tổng kết 
a) Mục tiêu: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nêu nội dung, ý nghĩa bài học của văn bản.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 
+ Nhóm 1: Em cảm nhận được những nét độc đáo nào trong nghệ thuật của văn bản? 
+ Nhóm 2: Theo em, văn bản này quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người? 
+ Nhóm 3: Tại sao văn bản cách đây gần 2 thế kỉ vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
 H trình bày cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Tổng kết
1- Nghệ thuật:
-Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, phép đối....
- Cách lập luận chặt chẽ, giọng văn vừa hùng hồn khúc triết lại vừa đậm đà chất trữ tình sâu lắng 
- Khắc hoạ hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ thân thuộc, gần gũi, giản dị.
2- Nội dung ý nghĩa: 
- Nội dung: Con người phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên , phải chăm lo bảo vệ môi trường, tự nhiên như mạng sống của mình.
- Ý nghĩa: Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.
 b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập, trò chơi. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV cho học sinh chơi trò chơi: Ô chữ bí mật
-Tổ chức chơi trò chơi “cặp đôi ăn ý”
(Hỏi về tác giả, tác phẩm , thể loại, nội dung, văn bản thành công từ những phương diện nào?..)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
H trả lời câu hỏi, chơi trò chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
IV. Luyện tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập viết đoạn văn, vẽ tranh...
c) Sản phẩm: Phần trình bày, tranh vẽ của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV giao bài tập viết đoạn:
? Hiện nay, thiên nhiên và môi trường ở địa phương em đang sinh sống còng đang bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Em hãy viết một bức thư gửi cho ông bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường để kiến nghị về tình trạng trên.
-Sáng tác thơ, vẽ tranh thể hiện cảm nhận của em về môi trường sau khi học xong văn bản 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trả lời câu hỏi
-HS trao đổi cách làm
-Hoàn thiện bài tập ở nhà
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
H trình bày cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức nếu còn thời gian.
*****************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_115116_van_ban_buc_thu_cua_thu_li.docx