Giáo án Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Tuần 24 - Vũ Thị Ánh Tuyết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm.

- Hiểu ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm

- Vận dụng và phân tích:Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu quý, tự hào về tiếng nói dân tộc.

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

docx 25 trang linhnguyen 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Tuần 24 - Vũ Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Tuần 24 - Vũ Thị Ánh Tuyết

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Tuần 24 - Vũ Thị Ánh Tuyết
sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Ngôi kể: thứ nhất- nhân vật Phrăng kể)
-Bố cục: 3 phần
Phần 1: (Từ đầu “ mà vắng mặt con”): Quang cảnh trên đường đến trường, ở trường và tâm trạng Phrăng trước buổi học.
- Phần 2: (Tiếp theo  nhớ mãi buổi học cuối cùng này): Diễn biến buổi học cuối cùng.
- Phần 3: (Còn lại): Cảnh kết thúc buổi học.
 Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản
a) Mục tiêu: 
+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.
+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. 
c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi
1. Tâm trạng của Phrăng trước buổi học ntn?
2. Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường? Quang cảnh ở trường? Không khí lớp học?
3. Những điều ấy báo hiệu điều gì xảy ra?
4. Trong buổi học, tâm trạng của Phrăng đã thay đổi ra sao?
5. Phrăng rất ân hận và có lúc lên đến cao độ, đó là lúc nào? Hãy tìm đọc đoạn văn ấy?
6. Thái độ của Phrăng đối với việc học tiếng Pháp đã thay đổi ntn?
7.Vì sao Phrăng lại có sự thay đổi như vậy?
8. Hình ảnh các cụ già đến lớp dự buổi học đã thể hiện điều gì đối với Phrăng và người dân nói chung?
9.Qua Phrăng, tác giả muốn thể hiện chủ đề tư tưởng gì?
? Hình ảnh thầy Ha- men có tác động như thế nào đến Phrăng lúc kết thúc buổi học? 
? Nhờ đâu Phrăng có sự biến đổi trong suy nghĩ và tình cảm? 
? Trong số các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm nghĩ nhất? 
? Nhân vật Phrăng được miêu tả ở phương diện nào? 
- Diễn biến, tâm trạng, suy nghĩ
? Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
1- Định trốn vì sợ muộn, vì không thuộc bài.
- Cưỡng lại được, vội vã đến trường.
-> lười học, mải chơi.
2. Trước trụ sở xã có dán cáo thị. Quang cảnh ồn ào trước bảng cáo thị như ngầm báo hiệu điều gì đó không bình thường, chẳng lành.
3.- Trường bình lặng như một buổi sáng Chủ nhật.
- Trong lớp có dân làng ngồi lặng lẽ, buồn rầu.
- Vào lớp muộn, thầy không quở trách. 
àBáo hiệu về cái gì nghiệm trọng, khác lạ của ngày hôm ấy và buổi học ấy.
(Đó là vùng Andát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức, việc học tập không còn được như trước nữa, tiếng Pháp sẽ không còn được dạy trong trường nữa.)
4. Trong buổi học
- Khi được biết đây là buổi học cuối cùng
+ choáng váng, sững sờ -> bị bất ngờ, xúc động
+ nuối tiếc về sự lười nhác học tập và sự ham chơi của mình.
+ ân hận khi không thuộc bài
- Khi thầy giảng
+ chăm chú nghe: thấy rõ ràng, dễ hiểu (trước đây thấy rắc rối, phức tạp, khó hiểu)
+ thấy yêu thầy, biết ơn thầy.
+ nhớ mãi buổi học cuối cùng này.
7.-> đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ -> tha thiết muốn được học tập, yêu tiếng nói của dân tộc -> yêu nước.
8. Các cụ già đến lớp học không có sách, chỉ đọc theo học trò không những đã ảnh hưởng sâu sắc tới tâm hồn Phrăng mà còn cách để người dân thể hiện lòng yêu tiếng Pháp.
9. Phrăng không chỉ giữ chức năng người kể chuyện mà còn có vai trò quan trọng (cùng thầy thể hiện chủ đề và tư tưởng): đó là nỗi đau mất nước, mất tự do, không được nói tiếng nói mẹ đẻ.
10.- Yêu nước, yêu tiếng dân tộc
- Tình yêu tiếng Pháp.
- Quý trọng, biết ơn thầy
-> Miêu tả n/vật qua diễn biến tâm lý tinh tế, chân thực
Học sinh hoàn thành phiếu bài tập 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý chân thực, tự nhiên. 
Phrăng không chỉ giữ chức năng người kể chuyện mà còn có vai trò quan trọng (cùng thầy thể hiện chủ đề và tư tưởng): đó là nỗi đau mất nước, mất tự do, không được nói tiếng nói mẹ đẻ. Tư tưởng ấy được thể hiện qua lời thầy nhưng trở nên thấm thía, gần gũi qua diễn biến nhận thức và tâm trạng của chú bé còn ngây thơ.
Tâm trạng của Phrăng biến đổi sâu sắc, hợp lý. Cậu đã hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn trau dồi, học tập. Đó là tình yêu tiếng nói dân tộc, một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở Phrăng . 
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật Phrăng 
* Trước buổi học:
- Định trốn học nhưng cưỡng lại được. 
- Trên đường đến trường: Sau xưởng cưa, lính phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.
- Quang cảnh ở trường: bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Không khí trong lớp học: lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng.
-> Ngạc nhiên.
à Tất cả những điều khác thường trên đã báo hiệu một cái gì nghiêm trọng, khác thường ngàyà việc học tập không còn như trước nữa, tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.
* Trong buổi học:
- Choáng váng, sững sờ khi biết đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. 
- Ân hận và tiếc nuối vì đã lười nhác, ham chơi.
- Xấu hổ vì đã không thuộc bài.
- Kinh ngạc vì chưa bao giờ thấy mình hiểu bài đến thế.
- Cảm động trước hình ảnh các cụ già học bài.
* Kết thúc buổi học: 
- Phrăng xúc động trước hình ảnh lớn lao, đẹp đẽ, cao cả của thầy Ha- men. 
-> Miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế, chân thực. 
=> Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải; yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc; quý trọng, biết ơn thầy. 
Nội dung 2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu bài tập
? Theo em, trong truyện, ngoài chú bé Phrăng, còn có nhân vật chính nào giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đạo tác phẩm? 
? Nhân vật thầy giáo đã được miêu tả ntn? Về trang phục, thái độ với học sinh..?
? Những lời nói của thầy Ha- men mang tâm sự gì của thầy?
? Khi kết thúc buổi học, thầy Ha- men có cử chỉ, hành động nào đáng chú ý? Qua hành động, cử chỉ đó, em hiểu gì về thầy? .
? Lòng yêu nước ở thầy được biểu hiện ra sao?
? Câu nói của thầy Ha- men “Khi một dân tộc rơi vào.... chốn lao tù„ có ý nghĩa gì?
? Hãy nêu một vài suy nghĩ của em về hình ảnh thầy Ha- men trong những phút cuối buổi học? 
? Em nhận thấy có gì khác trong cách miêu tả của tác giả về hai nhân vật Phrăng và thầy Ha- men? 
? Việc miêu tả các nhân vật từ chú bé Phrăng đến nhân vật thầy giáo Ha- men và sau cùng là dân làng An- dát say sưa, thành kính trong buổi học cuối cùng ấy, theo em, tác giả muốn thể hiện ý nghĩa gì? 
? Hãy liên hệ với lịch sử dân tộc? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
1. Thầy Ha-men
2. hs đọc đoạn “Phrăng ạ... chốn lao tù„. 
3. Lời nói về việc học tiếng Pháp
+ Điều thầy tâm niệm nhất là kiên nhẫn giảng bài và khuyên mọi người yêu quý ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Pháp, biểu lộ tình cảm yêu nước và tự hào tiếng nói của dân tộc mình.
4. Đọc lại đoạn văn Thầy Ha- men ở giây phút cuối cùng
5. Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể ở tình yêu và sự quý trọng tiếng nói của dân tộc -> thầy đã truyền tình yêu cho học trò và dân làng.
6. Lòng yêu tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ là sản phẩm linh thiêng của một đất nước, biểu hiện cho độc lập, chủ quyền, văn hiến của một quốc gia. Yêu tiếng mẹ đẻ là yêu đất nước
7. Một người thầy say mê, yêu nghề dạy học, yêu con trẻ, yêu tiếng nói dân tộc và có tấm lòng yêu nước sâu sắc. 
8. - Phrăng : Miêu tả qua diễn biến tâm lý. 
- Thầy Ha- men: Miêu tả qua ngoại hình từ trang phục, thái độ, lời nói để bộc lộ tâm trạng. 
9. Tình yêu nước có ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Yêu nước trước hết là phải yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói của dân tộc mình
- Học sinh hoàn thành phiếu bài tập 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Đúng vậy! Đó là bài học hết sức giản di mà lại chứa đựng ý nghĩa hết sức sâu sắc. Tình yêu nước có ở mỗi người. Yêu nước trước hết là yêu tiếng nói dân tộc làm cho tiếng nói dân tộc ngày thêm giàu đẹp. Nếu một đất nước bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc ấy bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong
 Nhìn lại chặng đường lịch sử của dân tộc ta, chúng ta có quyền tự hào vì trải qua hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc thống trị, rồi hơn 80 năm trời bị thực dân Pháp đô hộ, nhưng dân tộc ta vẫn đứng vững, tiếng Việt ta không mất đi mà ngược lại vẫn được gìn giữ, phát triển và sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Trong những năm tháng đen tối đó, muôn triệu trái tim Việt Nam vẫn luôn ấp ủ, gìn giữ và khao khát làm giàu đẹp tiếng nói dân tộc. 
2. Thầy giáo Ha- men
a. Trang phục
- áo rơ- đanh- gốt màu xanh lục, mũ lụa đen thêu
-> sự trang trọng
b. Thái độ với hs:
- không giận dữ, dịu dàng nhắc nhở không trách phạt.
- nhiệt tình, kiên nhẫn giảng giải.
c. Lời nói về việc học tiếng Pháp
+ Điều thầy tâm niệm nhất là kiên nhẫn giảng bài và khuyên mọi người yêu quý ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Pháp, biểu lộ tình cảm yêu nước và tự hào tiếng nói của dân tộc mình.
d. Hành động, cử chỉ khi kết thúc buổi học.
- Người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết câu
- Dồn hết sức viết "Nước Pháp muôn năm" à Sự xúc động, đau đớn trong lòng thầy lên đến cực điểm -> lòng yêu nước sâu sắc.
- Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể ở tình yêu và sự quý trọng tiếng nói của dân tộc -> thầy đã truyền tình yêu cho học trò và dân làng.
=> tiếng nói dân tộc là tài sản tinh thần vô giá, được vun đắp qua hàng nghìn năm.
-> Phải biết yêu quý, nắm vững, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.
- Nó không chỉ là tài sản quý báy của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do.
Nội dung 3:
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 
? Tìm những từ ngữ, chi tiết miêu tả hình ảnh dân làng và cụ già Hô de trong buổi học? ? Chi tiết đó giúp em hiểu gì về tình cảm của người dân Andát đối với tiếng mẹ đẻ, đối với nước Pháp? 
? Việc miêu tả các nhân vật từ chú bé Phrăng đến nhân vật thầy giáo Hamen và sau cùng là dân làng Andat say sưa, thành kính trong buổi học cuối cùng ấy, theo em, tác giả muốn thể hiện ý nghĩa gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
H trình bày cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Các nhân vật khác
- Dân làng Andát
- Cụ già Hô de
- Tình cảm thiêng liêng trân trọng đối với việc học tiếng dân tộc. Qua đó, thể hiện tình yêu nước Pháp.
=> Tình yêu nước có ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Yêu nước trước hết là phải yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói của dân tộc mình.
 Nhiệm vụ 3: Tổng kết 
a) Mục tiêu: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nêu nội dung, ý nghĩa bài học của văn bản.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 
? Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 
? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả? 
? Em cảm nhận được những ý nghĩa nào từ truyện? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
H trình bày cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Tiếng nói là một giá trị văn hoá dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.
Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện "Buổi học cuối cùng."
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất. 
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lý nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình. 
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh độc đáo. 
2. Nội dung: 
- Thầy giáo Ha- men là người yêu nước, thầy truyền đến học sinh tình yêu tiếng Pháp, yêu Tổ quốc. 
- Phrăng là một cậu bé ham chơi nhưng cuối cùng cậu đã hiểu được giá trị, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc, biết được yêu tiếng nói dân tộc là một biểu biện của lòng yêu nước.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.
 b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập, trò chơi ô chữ. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV phát phiếu học tập cho học sinh
? Học xong văn bản "Buổi học cuối cùng", em rút ra được bài học gì?
? Truyện đã xây dựng thành công hai nhân vật là chú bé Ph và thầy giáo H. Vậy em học tập được gì về nghệ thuật tả người của tác giả?
? Qua câu chuyện "Buổi học cuối cùng” em hiểu gì về tác giả?
*GV cho học sinh chơi trò chơi: Ô chữ bí mật
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
H đọc đoạn văn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Cô hi vọng rằng bài học đó được các em khắc sâu và ghi nhớ, đừng ai để có lúc phải hối hận tiếc nuối như Frăng. Chúng ta hãy yêu quý trân trọng tiếng mẹ đẻ làm cho Tiếng Việt của chúng ta ngày một giàu đẹp ngay khi học tập và ngôn ngữ nói năng hàng ngày, đừng nói những lời thiếu trang nhã. 
=> Như các em thấy đấy tình yêu nước không phải là một điều gì thật gần gũi. Ta đã bắt gặp tình yêu nước của Ilia Erenbua, một nhà văn của nước Nga Xô Viết với tình cảm thật giản dị: "Yêu nước là yêu cái cây ta trồng trước cửa nhà, con đường nhỏ ngày ngày ta đi học". Và vừa rồi các em vừa được tìm hiểu "Lũy làng" của Ngô Văn Phú. Yêu nước là yêu quê hương có lũy tre thân thuộc  Và hôm nay một lần nữa ta lại bắt gặp khái niệm yêu nước thật giản dị, dễ hiểu: Yêu nước là yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói dân tộc
IV. Luyện tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập viết đoạn văn
c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV giao bài tập viết đoạn:
? Viết đoạn văn miêu tả thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng? Trao đổi bài viết với bạn bên cạnh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
H trình bày cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Viết đoạn văn.
- Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm"..
*****************************
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
NHÂN HÓA
Môn học: Ngữ văn; lớp: 6A1
Thời gian thực hiện: 2 (96)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. 
-Hiểu được tác dụng của nhân hóa. 
-Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả. 
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hoá
- Biết dùng các kiểu nhân hoá trong nói và viết. 
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Lựa chọn cách sử dụng phép tu từ nhân hóa phù hợp với thức tiễn giao tiếp. HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động rèn kĩ năng nói lưu loát, diễn cảm trước tập thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0...
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức
 b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá về nhân hóa bằng cách chơi trò chơi “ Ai nhanh ai giỏi” để xác định vấn đề cần giải quyết: Thế nào là phép nhân hóa? Các kiểu nhân hóa, tác dụng của nhân hóa,..
c,Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Ai nhanh, ai giỏi” 
 Luật chơi: 
+Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.
+ Giáo viên đọc câu hỏi.
Thời gian trình bày: 1 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Để hiểu kỹ, hiểu sâu hơn về nhân hóa, tác dụng, các cách nhân hóa? Bài học hôm nay chúng ta hiểu điều đó sâu sắc hơn thông qua tiết học.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a)Mục tiêu: 
- Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. 
-Hiểu được tác dụng của nhân hóa. 
-Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả. 
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập qua hệ thống câu hỏi phân tích ví dụ, trò chơi để hình thành kiến thức về nhân hóa.
c) Sản phẩm: Dự án trình bày của học sinh theo tổ, nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi.
1. Kể tên các sự vật được nói đến trong đoạn thơ. 
2. Bầu trời được Trần Đăng Khoa gọi bằng gì? 
3. Các sự vật bầu trời, cây mía, kiến được miêu tả với những hoạt động nào? 
4. Các từ ngữ "ông", "mặc áo giáp", "ra trận", "múa gươm", "hành quân"vốn là những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả đối tượng nào? 
 5.Trong đoạn thơ trên, tác giả đã dùng để gọi, tả đối tượng nào? 
6. Qua ví dụ một, em rút ra nhận xét gì? 
7. Lấy một ví dụ về nhân hóa? 
8. So sánh 2 cách diễn đạt. Cách nào hay hơn? Hay hơn ở chỗ nào? 
9. Như vậy nhân hóa có tác dụng gì? 
10. Từ nhận xét trên, em hiểu thế nào là nhân hóa? 
- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- Học sinh làm phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo cá nhân. 
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Còn rất nhiều các hình ảnh nhân hóa trong các Văn bản các em đã học. Vậy có các kiểu nhân hóa cơ bản nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần II. 
I.Nhân hóa là gì?
1. Ví dụ:
- a: Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay
- b: Tre 
- c: Trâu
- Gọi các sự vật là cô, bác, cậu. 
- Chỉ người 
- Hành động: Chống lại, xung phong, giữ. Đây là những hành động của con người
- Trò chuyện thân mật như với người. 
=> Sự vật trở nên gần 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_theo_cv5512_tuan_24_vu_thi_anh_tuyet.docx