Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Những nét tiêu biểu về nhà văn Tô Hoài.

- Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ

- Tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

- Củng cố kiến thức về từ đơn, từ phức, nghĩa của từ.

2. Năng lực:

- Xác định được ngôi kể trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

- Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt. Từ đó hình dung ra đặc điểm của từng nhân vật.

- Phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn.

- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.

- Năng lực nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, khoan hoà, tôn trọng sự khác biệt.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống kiến thức và bài tập

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức đã học theo hướng dẫn của GV.

 

docx 173 trang linhnguyen 21/10/2022 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì 1

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì 1
hải chịu trong thời gian dài, lại còn có thêm mặc cảm: đứng ẩn nấp “dựa vào cột quán”;
- Gọi không lại
- Chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay
- Khi được hỏi bịu xịu trả lời: mặt xị xuống, thường đi kèm những lời có ý buồn tủi mặc cảm, có sự tủi thân, như sắp vỡ òa.
e. So sánh Hiên với cô bé bán diêm
- Giống:
+ Đều là những bé gái ở trong hoàn cảnh đáng thương;
+ Đều thiếu thốn vật chất, và ở trong mùa đông khắc nghiệt
- Khác:
Hiên
Cô bé bán diêm
Tên
Có tên
Không tên
Không gian
Việt Nam đầu thế kỷ: đa phần nghèo
Đan Mạch/Châu Âu: tác giả khắc họa rõ nét sự đối lập giàu nghèo
Thời gian
Đầu mùa đông
Cái lạnh mới bắt đầu
Chính đông, khoảnh khắc giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới
 Cô bé bán diêm đã phải chịu giá rét trong thời gian dài, đặc biệt tâm trạng sẽ buồn hơn Hiên vì đây là lúc mọi người quây quần bên gia đình đầm ấm đón chào năm mới.
Tình thương
- Hiên có nhận được tình thương của mọi người xung quanh: mẹ, bạn bè, v.v...
Cô bé bán diêm không nhận được tình yêu thương: bị bố đánh đập, mắng chửi, bị người qua lại lãnh đạm, thờ ơ
Cái kết
Cái kết có hậu, Hiên có áo ấm
Cái kết vừa có hậu vừa mang tính bi kịch, cô bé bán diêm đã chết.
3. Hai người mẹ: mẹ của Sơn và mẹ của Hiên
a. Mẹ của Hiên
- Nghề: chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc không đủ tiền để may áo cho con
- Thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc áo:
+ Khép nép, nói tránh: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ”. -> Cách xưng hô có sự tôn trọng, như người dưới với người trên: Tôi – cậu – mợ;
+ Tự trọng: Sau khi trả xong, không xin xỏ gì mà đi về luôn.
 Thái độ: khép nép, nhưng cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ
b. Mẹ của Sơn
- Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn.
- Với các con, cách cư xử vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương, không nên tự tiện lấy áo đem cho nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác...
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Trong truyện Gió lạnh đầu mùa có nhiều nhân vật. Em hãy viết đoạn văn về một nhân vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng cụm tính từ.
Hướng dẫn làm bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn một trong các nhân vật mà em yêu thích (ví dụ: mẹ Sơn, Sơn, Hiên, Mẹ Hiên )
- Trong đoạn văn cần thể hiện được các ý sau:
+ Vì sao em lại yêu thích nhân vật đó.
+ Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật (về hình dáng, hành động, nội tâm, cách ứng xử ...)
+ Có thể chọn một vài chi tiết mà tác giả miêu tả về nhân vật để minh chứng cho điều em viết về nhân vật.
Tham khảo đoạn văn sau:
 	Trong  truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam các nhân vật mẹ Sơn, Sơn, Hiên, mẹ Hiên đều là những người nhân hậu, có lòng tự trọng, biết yêu thương và chia sẻ nhưng nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là nhân vật Sơn. Sơn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu, em được ăn no mặc ấm nhưng không vì thế mà Sơn tỏ ra kênh kiệu, coi thường người khác. Trái lại, khi thấy cái Hiên, đứa con gái nhà hàng xóm chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, co ro đứng bên cột quán, Sơn đã động lòng thương. Tình thương chân thành, ngây thơ và trong sáng đã khiến Sơn có ý nghĩ và hành động tốt. Sơn đã bàn với chị Lan cho Hiên cái áo b ông cũ của em Duyên. Và khi chị Lan hăm hở chạy về nhà, Sơn đứng lặng yênđợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp, vui vui. Tác giả đã thấu hiểu và miêu tả thật cảm động một đức tính tốt đẹp của Sơn. Đó là lòng thương yêu, sự chia sẻ khó khăn với bạn bè, mong muốn đem đến niềm vui cho người khác. Hành động của Sơn cũng sẽ là bài học giúp em biết sống tốt hơn, biết yêu thương và quan tâm đến người khác hơn. 
Bài tập 2:
Em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của nhân vật cô bé trong truyện Cô bé bán diêm của Anđecxen và nhân vật bé Hiên trong truyện Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam
 Hướng dẫn làm bài
Điểm giống và khác nhau giữa nhân vật cô bé trong truyện Cô bé bán diêm của Anđecxen và nhân vật bé Hiên trong truyện Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam:
- Giống nhau: cô bé bán diêm và Hiên đều là những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Nếu cô bé bán diêm được miêu tả là Giữa trời mưa tuyết rét mướt, lạnh cóng, đôi chân trần của em với đôi giày vải mỏng, rồi em lại đi chân đất, chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại. Tóc em xõa, em đeo chiếc tạp dề cũ kỹ, lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm, cả một ngày em chưa được ăn, phải chống lại cái lạnh, cái đói để bán diêm thế nhưng cũng không bán được bao diêm nào, thì Hiên cũng được miêu tả trong một cảnh ngộ không kém phần nghèo khổ: trông thấy một con bé đứng co ro bên cột quán, chỉ mặc có áo manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Như vậy, cả cô bé bán diêm và cả bé Hiên đều sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. 
- Khác nhau:
+ Cô bé bán diêm: sống bất hạnh, mồ côi mẹ, người bà yêu thương em nhất cũng mất. Em không có sự yêu thương, bảo vệ của gia đình. Em phải tự mình kiếm tiền nuôi sống bản thân và nuôi bố, nếu không bán được diêm, không có tiền mang về, về nhà em sẽ bị bố đánh mắng. Em sống trong sự cô đơn, ghẻ lạnh của bố.
+ Hiên: em có mẹ yêu thương, có chị em Sơn quan tâm và chia sẻ.
TIẾT 2: ÔN TẬP VĂN BẢN: CON CHÀO MÀO
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV mở rộng thêm : Nhà thơ Mai Văn Phấn là tác giả Việt thứ 2 giành giải Cikada. Đây là một giải thưởng uy tín, nhiều nhà thơ từng nhận giải Cikada cũng đã được đề cử giải Nobel văn học. Ông được người yêu thơ biết đến với các tập thơ tiêu biểu như: Hoa giấu mặt (2012), Bầu trời không mái che (2010), Và đột nhiên gió thổi (2009), Hôm sau (2009), Người cùng thời (1999), Gọi nắng (1992).Các tác phẩm thơ của ông đã đạt nhiều giải văn học trong nước và quốc tế, được dịch ra 24 ngôn ngữ khác nhau và được chọn in trong nhiều tuyển tập thơ quốc tế. Thơ Mai Văn Phấn đa dạng phong cách với nhiều thử nghiệm phong phú. Ông viết nhanh, chớp bắt được những biến đổi của màu sắc đời sống bằng cảm xúc đột khởi mạnh mẽ. Với đặc trưng mang tính truyện, giọng điệu tự sự, khám phá những điều tưởng chừng bông lơn, mang tính trào lộng, châm biếm, nhưng cũng có lúc lại biểu đạt sự huyền bí, thơ mộng. Ông chia sẻ chân tình về thơ của mình trước người yêu thơ :“Bài thơ viết ra thì không còn là của mình nữa, mà nó thành một người bạn, người thầy của mình để dạy cho mình biết sống tử tế, khoan hòa hơn. Chính thơ tôi đã thanh lọc tôi”.
GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức trọng tâm về văn bản.
- Hình thức vấn đáp.
- HS trả lời.
- GV chốt kiến thức
I. KIẾN THỨC CHUNG
1. Tác giả
- Tên: Mai Văn Phấn
 - Năm sinh: 1955
 - Quê quán: Ninh Bình
 - Ông sáng tác thơ và viết tiểu luận phê bình. Thơ Mai Văn Phấn rất phong phú về đề tài; có những cách tân về nội dung và nghệ thuật; một số bài thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.
b. Thể loại: thơ tự do;
c. Bố cục: 3 phần
 - Phần 1: Khổ 1: Hình ảnh và tiếng hót của con chào mào;
 - Phần 2: Khổ 2, 3, 4: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” muốn giữ con chim ở lại bên mình;
 - Phần 3: Còn lại: hình ảnh và tiếng chim chào mào đã được nhân vật “tôi” lưu giữ trong ký ức.
d. Nghệ thuật
 - Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc;
 - Sử dụng các biện pháp điệp ngữ nhằm miêu tả, nhấn mạnh hình ảnh, vẻ đẹp trong tiếng hót của con chim chào mào. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.
e. Nội dung
 Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của chú chim chào mào. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên nhiên.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Hình ảnh và tiếng hót của con chào mào
- Vị trí: trên cây cao chót vót à Khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên.
- Màu sắc: đốm trắng màu đỏ à Màu sắc rực rỡ 
- Âm thanh: hót triu... uýt... huýt... tu hìu... à Tiếng hót dài, trong trẻo. Đây không chỉ là âm thanh của tiếng chim hót mà còn là âm thanh vang vọng của thiên nhiên
=> Bút phấp tả thực, bức tranh tràn ngập màu sắc và âm thanh.
2. Cảm xúc của nhân vật “tôi” về tiếng chim.
a. Lúc đầu
- “Vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”, “Sợ chim bay đi”à Thích tiếng chim, muốn tiếng chim là của riêng mình (“độc chiếm”), muốn giữ mãi ở bên cạnh.
b. Lúc sau
- “Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”à Vẫn rất thích tiếng chim, nhưng hiểu chim chào mào là một phần của thiên nhiên
à Trân trọng tiếng chim và lưu giữ nó trong ký ức của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên nhiên.
Bài tập 1:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
 Con chào mào đốm trắng mũi đỏ
Hót trên cây cao chót vót
triu ... uýt ... huýt ... tu hìu
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu xuất xứ của văn bản? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
Câu 2: Trong bài thơ tác giả còn lặp lại câu thơ:
triu ... uýt ... huýt ... tu hìu
 Việc lặp lại đó có dụng ý gì?
Câu 3: Hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc những câu thơ trên bằng một đoạn văn ngắn.
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1:	
-Văn bản: Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn
- Xuất xứ: Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.
- Thể loại: Thơ tự do
Câu 2:
Câu thơ : triu ... uýt ... huýt ... tu hìu đã được tác giả viết ở dòng thứ ba của bài thơ. Đến dòng thứ 15 của bài thơ, tác giả đã lặp lại câu thơ này. Đây là sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh cho bài thơ. Việc lặp lại này tác giả muốn nhắc rằng con chào mào đã đi qua một hành trình đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt trên cây cao chót vót đến phối bè, vang vọng khi đã được mổ những con sâu ăn trái cây chín đỏ và uống từng giọt nước, thanh sạch của tôi.
Câu 3:
Bài thơ Con chào mào là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mai Văn Phấn thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu loài vật của tác giả. Con chào mào là hình tượng trung tâm của bài thơ.Với nỗi đặc tả gần, khá kỹ, nhà thơ khắc họa hình dáng con chào mào ngay để câu thơ mở đầu Con chào mào đốm trắng mũi đỏ . Hình ảnh con chào mào hiện lên trước mắt người đọc thật sinh động, đáng yêu. Đặc biệt với ngòi bút tài tình, sáng tạo tác giả đã đưa đến cho người đọc một cảm giác thật thú vị khi nghe tiếng hót của con chào mào triu ... uýt ... huýt ... tu hìu. Tiếng hót của chim phải chăng là tiếng lòng, là sự thổn thứt của tác giả trước cảnh thanh bình, tươi đẹp của thiên nhiên. 
Bài tập 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chẳng cần chim lại bay về 
Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ 
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu xuất xứ của văn bản? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
Câu 2: Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên.
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1:	
-Văn bản: Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn
- Xuất xứ: Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.
- Thể loại: Thơ tự do
Câu 2: Nếu lúc đầu tác giả sợ chim bay đi thì đến hai câu thơ kết bài thơ tác giả lại Chẳng cần chim lại bay về, có vẻ mâu thuẫn, nhưng đọc cả bài thơ, ta thấy lại là điều hợp lý. Tác giả không muốn chim bay về không phải vì tác giả không còn muốn nghe tiếng hót của chào mào mà trong sâu thẳm lòng mình, tác giả muốn chim được bay đến những chân trời rộng lớn, tươi đẹp, muốn tiếng hót sẽ nhân loang ở chân trời mới I
tiếng hát ấy giờ tôi nghe rất rõ võchẳng cần chim bay lạ
Nếu lúc đầu tác giả sợ chim bay đi thì đến hai câu thơ kết bài thơ tác giả lại chẳng cần chim bay về có vẻ mâu thuẫn nhưng đọc cả bài thơ ta thấy lại là điều hợp lý tác giả không muốn chim bay về không phải vì tác giả không còn muốn nghe tiếng chim hót của chào mào mà trong sâu thẳm lòng mình tác giả muốn xin được bay đến những chân trời rộng lớn ơi đẹp muốn tiếng hót triu ... uýt ... huýt ... tu hìu sẽ ngân vang ở những chân trời mới. 
TIẾT 3: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
CỤM ĐỘNG TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I. LÝ THUYẾT
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS củng cố những kiến thức cơ bản về cụm động từ và cụm tính từ.
- Hình thức vấn đáp.
- HS trả lời.
- GV chốt kiến thức
1. Cụm động từ
a. Khái niệm: Cụm động từ là tập hợp từ, gồm động từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau động từ trung tâm ấy.
b. Cấu tạo:
 Cụm danh từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: là động từ
+ Phần phụ trước: Thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về 
+ Thời gian(đã, đang, sẽ,...)
+Khẳng định/phủ định(không, chưa, chẳng...)
+ Tiếp diễn(đều, vẫn, cứ,...).
+ Mức độ của trạng thái (rất, hơi, quá,...)
+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về :
+ Đối tượng (đọc sách),
+ Địa điểm (đi Hà Nội),
+ Thời gian (làm việc từ sáng),...
2.. Cụm tính từ
a. Khái niệm: Cụm tính từ là tập hợp từ, gồm tính từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau tính từ trung tâm ấy.
b. Cấu tạo:
 Cụm danh từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: là tính từ
+ Phần phụ trước: Thường bổ sung cho tính từ ý nghĩa về 
+ Mức độ (rất, hơi, khá,...),
+ Thời gian (đã, đang, sẽ,...),
+ Tiếp diễn (vẫn, còn,...).
+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về :
+ Phạm vi (giỏi toán),
+ So sánh (đẹp như tiên),
+ Mức độ (hay ghê),...
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Xác định cụm danh từ cụm động từ cụm tính từ trong các cụm từ sau:
 tất cả những học sinh ấy 
khẽ co mình 
vẫn cứ còn trẻ 
 4. đẹp như cô tiên giáng trần 
cũng rất thông minh 
mấy vạt cỏ xanh biếc 
một người thợ xây 
 mấy con chim chào mào 
sẽ nghỉ ở thành phố Vinh 
 vẫn hát bình thường 
Hướng dẫn làm bài
1. tất cả những học sinh ấy ( cụm danh từ)
2. khẽ co (mình cụm động từ)
3.vẫn cứ còn trẻ ( cụm tính từ)
4. đẹp như cô tiên giáng trần ( cụm tính từ)
5. cũng rất thông minh (cụm tính từ)
6. mấy vạt cỏ xanh biếc ( cụm danh từ)
7. một người thợ xây (cụm danh từ)
8. mấy con chim chào mào (cụm danh từ)
9. sẽ nghỉ ở thành phố Vinh (cụm động từ)
10. vẫn hát bình thường (cụm động từ)
 Bài tập 2
Hãy tìm cụm tính từ trong đoạn văn sau và xếp vào mô hình cụm tính từ
 	Xóm ấy trú ngụ đủ các chi họ Chuồn chuồn. Chuồn chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ nhưng kì thực trong kĩ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn chuồn Ngô  nhanh thoăn thoắt, chao một cái đã biến mấ. t Chuồn Chuồn Ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi, đi đằng xa đã thấy. Chuồn chuồn tương có đôi cánh kẹp vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to. Lại anh KÌm Kìm Kim lúc nào cũng lẩy bấy như mẹ đẻ thiếu tháng, chỉ có bốn mẩu cánh tí tẹo, cái đuôi bằng chiếc khăn tăm dài nghêu, đôi mắt nồi to hơn đầu, cũng đậu ngụ cư vùng này.
  (Tô Hoài)
Hướng dẫn làm bài
* Trong đoạn có các cụm tính từ:
- đủ các chi họ Chuồn chuồn
-  rất hiền
- nhanh thoăn thoắt
- rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi
- vàng điểm đen 
- nắng to
- cũng lẩy bẩy như mẹ đẻ thiếu tháng
- thiếu tháng
- dài nghêu
 - to hơn đầu
* Xếp các cụm tính từ trên vào mô hình cụm tính từ:
Phần trước ( Phụ ngữ)
Phần trung tâm (tính từ)
Phần sau ( Phụ ngữ)
đủ 
các chi họ Chuồn chuồn
rất 
hiền
nhanh 
thoăn thoắt
rực rỡ
trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi
vàng 
điểm đen
nắng 
to
cũng
lẩy bẩy 
như mẹ đẻ thiếu tháng
thiếu 
tháng
dài 
nghêu
to 
hơn đầu
 Bài tập 3
 Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về một mùa hoặc một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng cụm động từ và cụm tính từ
Hướng dẫn làm bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn chủ đề về mùa hoặc một cảnh vật mà em yêu thích 
 - Trong đoạn văn thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nêu được lý do vì sao mình lại yêu thích mùa đó hoặc cảnh vật đó.
+ Mùa hoặc cảnh vật đó có nét đặc trưng gì?
Tham khảo đoạn văn sau:
Đoạn 1:
 Mùa xuân tươi đẹp đã về. Tiết trời ấm áp xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Xuân về, đem hơi thở nồng nàn, rạo rực phủ lên mọi vật. Cả đất trời như bừng thức dậy sau giấc ngủ đông. Trong vườn trăm hoa khoe sắc. Đó là màu vàng tinh khiết của hoa mai, sắc hồng tinh khôi của hoa đào, màu trắng trang nhã, thanh tao của hoa mận, hoa quất... Trên bầu trời từng đàn chim én chao liệng nghiêng mình chào đón mùa xuân. Không khí chào đón mùa xuân tràn ngập khắp mọi nơi. Nhà cửa , phố phường cũng khoác trên mình màu áo mới nhiều mà màu sắc khiến lòng người cũng lâng lâng chỉ muốn cất lên tiếng hát chào xuân.
Đoạn 2:
Mùa thu kiều diễm đã về. Những cơn gió heo may nhè nhẹ thổi. Hoa cúc vàng khoác trên mình tấm áo vàng rực rỡ, tự tin khoe sắc trước gió ... Lòng em chợt dâng lên cảm xúc khó tả khi phải chia tay mùa hạ. Tạm biệt những chùm phượng đỏ, những tiếng ve dân gian. Tạm biệt những chuyến đi vui vẻ cùng gia đình và bạn bè ... Một năm học mới sắp đến! Dẫu còn nhiều điều lưu luyến với mùa hạ nhưng lòng em lại háo hức khi nghĩ về ngày khai giảng, được gặp lại thầy cô, bạn bè. Năm học mới, em sẽ cố gắng học tốt để năm sau có một mùa hè vui hơn nữa. Cái nắng đầu thu nhắc em mong sớm đến rằm Trung thu để được ngắm vầng trăng tròn vành vạnh, được thưởng thức những chiếc bánh dẻo, bánh nướng do chính tay mẹ em làm. Mùa thu ơi, em mong ước mùa thu về biết bao.!
 u bài tập tập
 Bài tập 4
Viết một đoạn văn ngắn kể về công việc hàng ngày của em trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 5 cụm động từ.
Đoạn văn tham khảo:
Hàng ngày những lúc rỗi rãi em thường giúp mẹ làm những công việc nhẹ trong nhà, khi thì quét nhà, rửa ấm chén, khi thì tưới nước cho hoa hồng, giặt quần áo, phơi quần áo, nấu cơm,  trông em ... Mỗi khi em làm được những việc như vậy thường bố mẹ em khen. Thỉnh thoảng em được những món quà bất ngờ mà bố mẹ nói là để thưởng cho em vì học tập tốt và biết giúp đỡ gia đình.
3. Củng cố:
GV chốt lại kiến thức cần nắm trong buổi học.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức Tiếng Việt vừa ôn tập
Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
.............................................................
BUỔI 9: 
 Ngày soạn: / /2021
 Ngày dạy: / /2021
VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS viết được bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể;
- HS tiếp tục rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn tự sự (tiếp nối bài 1).
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
	- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống kiến thức và bài tập
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức đã học theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ.
2. Bài mới:
TIẾT 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS củng cố những kiến thức cơ bản về Cách làm một bài văn kể lại một trải nghiệm của em. 
- Hình thức vấn đáp.
- HS trả lời.
- GV chốt kiến thức
I. Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm của em
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ;
- Tập trung vào sự việc đã xảy ra;
- Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lý;
- Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện;
- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể; rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết.
II. Các bước tiến hành
1.Trước khi viết
- Lựa chọn đề tài
- Tìm ý
- Lập dàn ý
2. Viết bài
Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em
Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu?
............
Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?
............
Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự thế nào?
............
Vì sao câu chuyện lạ xảy ra như vậy?
............
Cảm xúc của em ntn khi câu chuyện diễn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_chuong_trinh_hoc.docx