Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Chia sẻ suy nghĩ về môi trường học tập mới. từ đó nhận ra những thuận lợi, thử thách để lên kế hoạch học tập phù hợp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

3. Phẩm chất:

- Tự tin trước đám đông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Giáo án

Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

Tranh ảnh mái trường, lớp học, bạ bè và thầy cô giáo ở ngôi trường.

Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

 

docx 236 trang linhnguyen 21/10/2022 581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
 hỏi
Dự kiến sản phẩm:
- P1: Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp.
- P2: Phân tích bố cục bài ca dao.
- P3: Phân tích hai câu đầu bài ca dao.
- P4: Phân tích hai câu cuối bài ca dao.
- P5: Những cảm nhận của tác giả
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 
NV2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: 
+ Theo tác giả, những hình ảnh đặc sắc nào của quê hương đã được khắc họa qua bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng?
+ Theo tác giả, bài ca giao có mấy cái đẹp? Nêu tên những cái đẹp đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
- Có 2 cái đẹp: Cánh đồng, cô gái ngắm đồng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV3: Tìm hiểu những phân tích về bài ca dao
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi:
+ Tác giả đã đưa ra ý kiến của mình như thế nào cách chia bố cục bài ca dao? Ý kiến đó khác ý kiến chung của mọi người ra sao?
+ Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để giải thích cho ý kiến của mình?
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
- Ý kiến của nhiều người: chia 2 phần (2 câu đầu - 2 câu cuối, hình ảnh cánh đồng - hình ảnh cô gái thăm đồng)
- Ý kiến tác giả: Không hoàn toàn như vậy.
- Lí lẽ:
+ Ngay 2 câu đầu, cô gái đã xuất hiện: cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng.
+ Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
NV4: Tìm hiểu hai câu đầu bài ca dao
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi :
+ Tác giả đã phân tích yếu tố nào của bài ca dao qua hai câu đầu?
+ Tác giả có cách nhìn khác so với mọi người như thế nào? Em có nhận xét gì về cách đánh giá
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Tác giả có cách nhìn nhận mới mẻ, cách đánh giá khác với mọi người.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
NV5: Tìm hiểu về hai câu cuối bài ca dao
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi: 
+ Theo tác giả, hai câu cuố bài ca dao có gì khác biệt so với hai câu đầu?
+ Câu cuối bài ca dao có thể coi là kết luận không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV6: Tìm hiểu cảm nhận của tác giả
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Gv đặt câu hỏi: Qua bài phân tích, tác giả đã thể hiện cảm xúc gì? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống)
Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
NV7: Tìm hiểu phần tổng kết
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi :
+ Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Tác giả có cách nhìn nhận mới mẻ, cách đánh giá khác với mọi người.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
2. Bố cục: 4 phần
3. Phân tích
3.1. Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp.
- Nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao:
+ Hai cái đẹp: cánh đồng lúa mênh mông và cô gái thăm đồng trẻ trung, duyên dáng
 → Đều được miêu tả rất hay.
3.2. Phân tích bài ca dao
- Ý kiến tác giả: không nên chia 2 phần để phân tích.
+ Ngay 2 câu đầu, cô gái đã xuất hiện: cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng.
+ Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí.
→ Cô gái hiện lên năng động, tích cực: đứng bên ni đồng rồi lại đứng bên tê đồng, ngắm nhìn cảnh vật từ nhiều phía như muốn thâu tóm, cảm nhận cả cánh đồng bát ngát.
* Hai câu đầu bài ca dao
- Cả 2 câu đều không có chủ ngữ. 
→ Người nghe đồng cảm, như cùng cô gái đi thăm đồng, cùng vị trí đứng và ngắm nhìn.
- Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên.
→ Cảm giác như chính bản thân cảm nhận và nói lên.
➩ Cái nhìn khái quát cảnh vật.
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ, điệp cấu trúc "đứng bên ni đồng", "đứng bên tê đồng", "ngó", "bát ngát", "mênh mông".
+ Đảo ngữ.
* Hai câu cuối bài ca dao
- Tập trung ngắm nhìn, quan sát, đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai". Ngọn nắng cũng được coi là một hoán dụ của Mặt Trời.
→ Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước.
- Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với bản thân.
→ Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống.
- Cuối cùng khẳng định lại "Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng".
➩ Cái nhìn chi tiết, bộ phận.
3.3. Cảm nhận của tác giả
- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương.
- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ 
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa:
* Nội dung: Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao.
b. Nghệ thuật
- Nghệ thuật phân tích sâu sắc. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các văn bản nghị luận của tác giả Hoàng Tiến Tựu để hiểu thêm vẻ đẹp của ca dao, dân ca.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ.
- Biết cách sử dụng trạng ngữ để liên kết khi viết câu, dựng đoạn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện trạng ngữ và chỉ ra tác dụng của trạng ngữ trong câu, trong văn bản.
3. Phẩm chất: 
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, HS chia sẻ: Em đã chứng kiến hoặc có rơi vào tình huống nào sử dụng từ ngữ không phù hợp chưa? Hãy chia sẻ cùng cả lớp.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Khi nói hoặc viết, nếu chúng ta lựa chọn từ ngữ thích hợp sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp tốt, ngược lại sử dụng từ ngữ không phù hợp sẽ tạo thành câu chuyện gây cười hoặc khiến người tiếp nhận cảm thấy không hài lòng. Vậy làm thế nào để việc lựa chọn từ ngữ trong văn bản đạt được hiệu quả cao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1 :
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK, hãy thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Lí do phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB?
+ Các thao tác lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB?
+ Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB?
- GV yêu cầu HS phân tích và lựa chọn từ có nghĩa phù hợp trong ví dụ sau và giải thích:
Anh ấy đã chết/hi sinh trong trận chiến đấu ác liệt với giặc Mĩ ngày hôm qua.
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ:
Dự kiến sản phẩm:
- HS dựa vào SGK nêu được lí do, cách lựa chọn và tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB.
- Lựa chọn từ “hi sinh” sẽ phù hợp với nghĩa trong câu ví dụ, thể hiện sắc thái trang trọng với người đã ra đi vì nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ dân tộc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
I. Lựa chọn từ ngữ
1. Tại sao phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB?
- Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải hưy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.
2. Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết
- Xác định nội dung cần diễn đạt.
- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa; từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.
- Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lụa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.
3. Tác dụng
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể lứện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bài tập 1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở. GV hướng dẫn HS tra từ điển, giải nghĩa các từ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
- Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS.
NV2: Bài tập 2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2. 
GV cung cấp cho HS các nghĩa của từ “sẵn” và yêu cầu HS lựa chọn, lí giải vì sao lựa chọn nghĩa đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV3: Bài tập 3
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức làm bài tập 3, HS thi theo cặp đôi. Nhóm nào ghép xong trước sẽ chiến thắng
GV hướng dẫn HS lựa chọn từ có nghĩa phù hợp dùng trong văn bản
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV4: Bài tập 4
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. HS thảo luận theo nhôm theo phiếu học tập
Từ láy
Ý nghĩa
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
Bài tập 1/ trang 67
a. Từ “phồn hoa”: cảnh sống giàu có, xa hoa .
“phồn vinh” : thường được dùng miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. 
à Vì vậy, câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.
b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cờ => à giúp người đọc hinh dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.
c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.
d. Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”.
Bài 2/ trang 68
a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười.
b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.
Bài 3/ trang 68
1e – 2g - 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d
Bài 4/ trang 69: 
Từ láy
Ý nghĩa
Ngắn ngủi
Có ý diễn tả bài ca dao rất ngắn, từ đó nhấn mạnh vào đặc điểm hình thức nổi bật của bài ca dao và giúp người đọc hình dung, liên tưởng rõ nét hơn.
Dân dã, mộc mạc
Nhấn mạnh vào sự chất phác, bình dị, mộc mạc của người dân quê, nơi thôn dã.
Tha thiết, ngọt ngào
Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về âm điệu của bài ca dao.
Thiết tha, bâng khuâng, xao xuyên
Giúp người đọc hình dung rõ hơn vể cảm xúc của người viết đối với bài ca dao.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS:  Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.
GV hướng dẫn HS:
+ Bước 1: Tìm 5 đến 6 ảnh về Việt Nam hoặc về quê hương của HS, ghi lại nguồn tìm kiếm ảnh.
+ Bước 2: Viết đoạn văn từ 150 đến 200 chữ giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương, đất nước được thể hiện qua các hình ảnh đó.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp 
- Thuyết trình sản phẩm.
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
HOA BÌM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp của thơ lục bát.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hinh ảnh, biện pháp tu từ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.	
3. Phẩm chất: 
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh sauvà đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Em có biết đây là loài hoa nào không? Loài hoa này thường được trồng ở đâu?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Có một loài hoa dân dã, mộc mạc, mang sắc tím thủy chung, cùng thêm hương sắc tô điểm cho nét đẹp của những hàng giậu nơi thôn quê, đó chính là hoa bìm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nét đẹp hoa bìm qua những vần thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản Hoa bìm
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước: yêu cầu HS đọc bài ở nhà, các nhóm tìm hiểu và trình bày nội dung trên giấy A0.
Nhóm 1,3: Chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát thể hiện qua bài thơ về cách gieo vần, nhịp thơ, thanh điệu.
1
2
3
4
5
6
7
8
Lục
Bát
Nhóm 2,5: 
+ Hình ảnh nào đã gợi nhắc tác giả nhớ đến quê hương?
+ Tác giả đã nhắc đến những hình ảnh, âm thanh nào của tuổi thơ? Qua đó em nhận xét về tình cảm của tác giả với quê hương?
Nhóm 4,6
+ Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ.
- HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_c.docx