Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Những trải nghiệm trong đời

I. MỤC TIÊU

 1. Kiếnthức

Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại; người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

 2. Năng lực:

Giúp học sinh phát triển:

* Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: tự nghiên cứu bài ở nhà; tìm kiếm nguồn học liệu qua các kênh sách hoặc trên internet; hoàn thành các phiếu học tập được giao; tự đánh giá và đánh giá, tranh luận, phản biện qua các hoạt động nhóm.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lựa chọn nội dung, ngôn từ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp, biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp; biết sống hòa hợp và hóa giải các mâu thuẫn, thiết lập mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề: phối hợp, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy, sử dụng từ ngữ, đặt câu chuẩn xác.

Năng lực thẩm mĩ: HS khám phá, thưởng thức, rung cảm về những cái đẹp qua 4 văn bản trong bài học, vận dụng trong cách đặt câu và hình thành đoạn văn, bài văn.

 3. Phẩmchất

Nhân ái: biết yêu thương, đùm bọc mọi người; biết cảm thông, độ lượng, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV

- Tranh, ảnh liên quan đến bài học

- Máy tính, ti vi chiếu tranh ảnh, trích đoạn phim.

- Bảng phụ để trình bày kết quả hoạt động nhóm.

- Phiếu học tập

- Bảng kiểm, rubric chấm đoạn văn, bài trình bày của học sinh.

 

docx 58 trang linhnguyen 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Những trải nghiệm trong đời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Những trải nghiệm trong đời

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Những trải nghiệm trong đời
n phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
* Đọc văn bản
- HS đọc đúng. ( giọng nhẹ nhàng, gần với lối nói của trẻ em)
-Giọng điệu phù hợp thái độ tính cách của nhân vật.
( Ý nghĩa lời nói của cụ giáo Cóc: Đôi khi có những thứ tưởng chừng như nhỏ bé, bình thường lại có thể tác động sâu sắc và đánh thức những cảm xúc, tình cảm ẩn sâu trong lòng mỗi người)
- Văn bản là truyện đồng thoại, rút ra từ tập “ Xóm bờ giậu.”
- Tác giả là người kể truyện → ngôi kể thứ 3. 
Người kể giấu mình và lời kể linh hoạt không giới hạn bởi không gian và thời gian.
Sự việc theo trình tự thời gian:
 e → b → d → a → c
 Sự việc (a)là quan trọng nhất vì nó khiến Bọ Rùa thay đổi suy nghĩ và đi đến quyết định về quê sau nhiều năm buôn bán xa nhà
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Trải nghiệm của Bọ Rùa
a)Mục tiêu: Giúp HS
- Biết, và củng cố thêm về biện pháp nhân hóa, đặc trưng của thể loại truyện đồng thoại.
- Thấy được trải nghiệm của Bọ Rùa
- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè với quê hương, xóm làng
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Nhiệm vụ 1: 
? Cuộc sống của Bọ Rùa được giới thiệu như thế nào?Vì sao Bọ Rùa phải tìm chỗ ở trọ để nghỉ qua đêm? 
Qua những chi tiết trên em có thể có cái nhìn đầy đủ về Bọ Rùa là người như thế nào?
Nhiệm vụ 2: 
? Lí do gì đã khiến Bọ Rùa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm bờ giậu?
?Vậy trải nghiệm của Bọ Rùa ở đây là gì?
? Qua văn bản tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì về thái độ cách ứng xử và tình cảm với quê hương? 
Nhiệm vụ 3: 
Văn bản kết thúc bằng lời của cụ giáo Cóc khiến người dọc cần phải suy nghĩ, cảm nhận chứ không rói ra một cách rõ ràng. Đây được coi là một kế thúc mở tạo suy nghĩ dư âm trong lòng người đọc. 
? Nếu là em, em sẽ viết lại kết thúc truyện như thế nào cho rõ ràng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Nhiệm vụ 1: Học sinh thảo luận nhóm, đưa ra nhận định đánh giá.
- Nhiệm vụ 2: Học sinh làm việc cá nhân bằng việc viết ra ý kiến của mình sau đó đưa ý kiến của mình vào vị trí ô của mình và trao đổi trong nhóm, thống nhất. ( Sử dụng kĩ KT khăn phủ bàn)
- Nhiệm vụ 3: hoạt động cá nhân 5’ sau đó trình bày trước lớp.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét đánh giá các sản phẩm của học sinh.
- Nhắc lại trải nghiệm mà Bọ Rùa đã trải qua.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
1. Cuộc sống của Bọ Rùa.
- Cuộc sống bận rộn với công việc.
- Buôn bán xa nhà xa quê hương.
- Do mải công việc Bọ Rùa quên mất dành thời gian về thăm nhà, quê hương
2. Trải nghiệm của Bọ Rùa
- Khung cảnh xung quanh và đặc biệt giọt sương đêm lạnh toát khiến Bọ Dừa trằn trọc nhớ về quê hương 
- Chợt nhận ra bấy lâu nay mình quá mải mê làm việc mà quên mất nên về thăm quê.
3. Thông điệp 
→ Dù chúng ta có bận rộn với những lo toan trong cuộc sống, để rồi có những lúc ta vô tình lãng quên nhưngtrong sâu thẳm tâm hồn chúng ta luôn cháy bỏng tình yêu quê hương tha thiết. 
- Chúng tacần có trách nhiệm với quê hương, nơi chúng ta đã sinh ra và lớn lên.
HĐ 3. Luyện tập:
a)Mục tiêu: Giúp HS
- Học sinh luyện được cách đọc đúng về giọng đọc, đặc biệt là lời nói của nhân vật.
- Học sinh khắc sâu được kiến thức đã học về đặc điểm về truyện đồng thoại, cách đọc, bước đầu muốn chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT sơ đồ tư duy kết hợp với kỹ thuật phòng tranh,.
- HS suy nghĩ cá nhân thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS, Sơ đồ tư duy theo yêu cầu
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Hãy nhắc lại yêu cầu của việc đọc văn bản nói riêng và truyện đồng thoại nói chung.
? Từ việc miêu tả về thế giới của loài bọ cánh cứng qua lời của cụ giáo Cóc em có nhận xét gì về thế giới của chúng? 
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để gọi tên các loài này? 
? Hãy chỉ ra các từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong đoạn văn.
Qua đó thấy được đặc điểm nổi bật của truyện đồng thoại là gì? (Phiếu học tập số 3)
- Các em hãyvẽ lại sơ đồ tư duy về đặc điểm của truyện đồng thoại.
-Phân nhóm giao nhiệm vụ
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh suy nghĩ và nhắc lại yêu câu của việc đọc văn bản ( hoạt động cá nhân 5’)
- Học sinh đọc đoạn văn đầu ( cuộc trò chuyện đầu tiên giữa Bọ Rùa với Thằn Lằn.)
- Học sinh thảo luận và thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập.
- Hs chuẩn bị giấy A0 và bút màu. Hs thảo luận và cùng nhau hoàn thành sơ đồ tư duy trên giấy, mỗi đặc điểm thể hiện bằng một màu phù hợp( Thực hiện KT sơ đồ tư duy, KT phòng tranh).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Cử 01 bạn trình bày sản phẩm của nhóm mình sau khi treo sơ đồ tư duy đã hoàn thành. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét đánh giá các sản phẩm của học sinh.
- Củng cố lại đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại thông qua sơ đồ tư duy hoàn chỉnh nhất.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
- Biện pháp nhân hóa là đặc điểm tiêu biểu trong truyện đồng thoại 
- Biện pháp miêu tả tương phản và liệt kê cho thấy sự phong phú và sinh động về loài bọ cánh cứng.
Biện pháp nghệ thuật
Biểu hiện qua các từ ngữ
Nhân hóa
- Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: ông khách, trưởng thôn, quý vị.
-Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tích chất của người để chỉ tính chất của vật: nhã nhăn, làm ơn, kể.
-Trò chuyện xưng hô với vật như với ngườii: tôi, bác, vâng, .
- HS vẽ được sơ đồ tư duy của truyện đồng thoại.
HĐ 4. Vận dụng:
a)Mục tiêu: Giúp HS
- Học sinhcó thể chia sẻ về một số trải nghiệm của bản thân với bạn bè.
- Biết được thái độ, cách ứng xử, cần có đối với quê hương và những người xung quanh.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng câu hỏi gợi mở.
- HS suy nghĩ cá nhânđể hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Qua văn bản chúng ta nên có thái độ và cách ứng xử như thế nào cho đúng với quê hương, với nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên.?
? Nếu là em, em sẽ viết phần kết cho câu chuyện này như thế nào?
? Hãy suy nghĩ và chuẩn bị một trải nghiệm đáng nhớ của em cho bài viết và bài nói và nghe ở tiết sau
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Hs suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy 
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả của mình trước lớp, các bạn khác theo dõi bổ sung ( nếu cần).
- GV: Nhận xét và định hướng theo ý nghĩa của văn bản đã gợi ra.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Nhắc nhở học sinh về ý thức chuẩn bị bài ở nhà để chuẩn bị cho các tiết sau của bài.
Văn bản 4: CÔ GIÓ MẤT TÊN
(Trích Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi)
 	Xuân Quỳnh
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Kiến thức về: truyện đồng thoại, người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.
1.2. Năng lực:
- Năng tự đọc hiểu văn bản và đọc hiểu một truyện ngắn.
- Nhận biết được chủ đề văn bản.
- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.
- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.
1.3. Phẩm chất
- Yêu thương, thấu hiểu trân trọng tình cảm người khác.
- Trân trọng thế giới xung quanh, giá trị cuộc sống, biết đem lại niềm vui cho người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV
Tranh, ảnh liên quan đến bài học
Bảng phụ để trình bày kết quả hoạt động nhóm.
Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Đọc văn bản:
a) Mục tiêu: HS vận dụng, củng cố kĩ năng đọc hiểu truyện đồng thoại.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản - HS thực hiện đọc ở nhà.
c) Sản phẩm: HS biết cách đọc và tiếp nhận văn bản.
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
B1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu hình ảnh tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm, giới thiệu sơ nét:
- Đọc văn bản và thực hiện các câu hỏi bên dưới:
? Chỉ ra những đặc điểm của thể loại đồng thoại được thể hiện trong văn bản Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh)
? Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua văn bản này là gì?
B2. Thực hiện nhiệm vụ: (thực hiện ở nhà)
- HS Thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ cá nhân ở nhà.
B3. Báo cáo kết quả: (thực hiện trong tiết ôn tập. )HS trình bày kết quả đọc, tìm hiểu văn bản trên lớp
B4. Kết luận, nhận định: (thực hiện trong tiết ôn tập)
- Nhận xét việc tự học ở nhà của HS và chốt (trên lớp)
- Dẫn chuyển vào nội dung tiếp theo
Đọc văn bản:
- Thể loại: truyện đồng thoại.
II. Trình bày kết quả đọc:
a) Mục tiêu: Giúp HS kết nối các kiến thức đã học, trình bày kết quả đọc.
b) Nội dung: 
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành bài tập được giao ở nhà.
c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, nhóm của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu lại câu hỏi đã giao cho HS thực hiện khi đọc ở nhà:
Phiếu học tập số 1
Đặc điểm
Đặc điểm của truyện đồng thoại
Nội dung phản ánh
Nhân vật
Cốt truyện
Phiếu học tập số 2
 Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua văn bản Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh) là gì?
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: trình bày kết quả tìm hiểu sau khi đọc ở nhà trước lớp.
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra ô cá nhân.
- Thảo luận nhóm 3 phút, thống nhất ý kiến trong nhóm.
- GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu cần).
B3. Báo cáo, thảo luận.
GV: - Yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày
HS: - Đại diện HS trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
B4. Kết luận, nhận định
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS. Chốt kiến thức
II. Nội dung:
1. Các đặc điểm của truyện đồng thoại:
- Thể loại văn học dành cho thiếu nhi.
Đặc điểm
Đặc điểm của truyện đồng thoại
Nội dung phản ánh
Vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
Nhân vật
Thường là loài vật, đồ vật được nhân hóa.
Cốt truyện
Mang yếu tố hư cấu, tưởng tượng; sự việc theo trật tự thời gian.
2. Thông điệp của văn bản:
 Những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn. (Gió không có hình dáng, tên nhưng ai cũng nhận ra cô)
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về văn bản để làm bài tập.
b) Nội dung: hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
? Bạn đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa? Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ thực hiện rèn viết đoạn văn ở nhà
B3. Báo cáo kết quả: HS nộp đoạn văn ở tiết học sau.
B4. Kết luận, nhận định
HS hoàn thành và nộp vào đầu giờ tiết học hôm sau.
GV nhận xét, đánh giá, chốt hoạt động ở nhà của HS.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Văn bản 3: Đọc kết nối chủ điểm: 
(thời gian: 1 tiết)
VỪA NHẮM MẮT, VỪA MỞ CỬA SỔ
 Nguyễn Ngọc Thuần
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Kiến thức về: truyện đồng thoại, người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.
1.2. Năng lực:
- Vận dụng kĩ năng đọc để nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.
- Nhân biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra. 
- Liên hệ, kết nối với văn bản Bài học đường đời đầu tiên, Giọt sương đêm để hiểu hơn về chủ điểm Những trải nghiệm trong đời.
1.3. Phẩm chất
- Yêu thương, thấu hiểu trân trọng tình cảm người khác.
- Trân trọng thế giới xung quanh, giá trị cuộc sống, biết đem lại niềm vui cho người khác.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV
Tranh, ảnh liên quan đến bài học
Bảng phụ để trình bày kết quả hoạt động nhóm.
Phiếu học tập
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HĐ 1: Xác định vấn đề
1. Mục tiêu: Định hướng chú ý cho học sinh. HS kết nối các kiến thức đã học vào nội dung của bài học.
2. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc, tiếp nhận văn bản (có thể thực hiện trước ở nhà hoặc trên lớp)
- GV đặt câu hỏi để định hướng HS tìm hiểu nội dung văn bản, HS suy nghĩ trả lời.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV có thể cho HS đọc nhan đề và quan sát hình ảnh minh họa của văn bản:
Vừa nhắm
mắt
vừa
mở
cửa
sổ
? Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa của văn bản, em đoán xem văn bản này sẽ đưa em đến với trải nghiệm nào của nhân vật?
B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
B3. Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi của GV
B4. Kết luận, nhận định:
- Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
I. Đọc văn bản:
a) Mục tiêu: HS biết cách đọc (tiếp nhận) văn bản.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn - HS thực hiện đọc văn bản.
c) Sản phẩm: HS biết cách đọc và tiếp nhận văn bản.
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu hình ảnh nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần
? Qua tìm hiểu ở nhà, em biết gì về giả Nguyễn Ngọc Thuần?
GV hướng dẫn HS đọc văn bản – GV đọc mẫu 1 đoạn – HS thực hiện đọc văn bản.
 ? Xác định phương thức biểu đạt và bố cục văn bản.
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc văn bản.
- HS trình bày hiểu biết về tác giả.
B3. Báo cáo kết quả: 
HS trả lời câu hỏi.
HS nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn.
B4. Kết luận, nhận định:
- Nhận xét việc tự học ở nhà của HS và chốt
- Dẫn chuyển vào nội dung tiếp theo
Đọc văn bản:
1. Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần (1972).
- Nội dung các tác phẩm của ông là thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ của tuổi thơ.
2. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu cháu có con mắt thần: Bố dạy nhân vật tôi cách nhắm mắt đoán hoa trong vườn. 
+ Phần 2: Phần còn lại: Bố dạy nhân vật tôi cách đón nhận tình cảm, trân trọng thế giới xung quanh. 
II. Tìm hiểu giá trị văn bản:
a) Mục tiêu: Giúp HS kết nối các kiến thức đã học
b) Nội dung: 
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, nhóm của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- Chia lớp thành 5 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Cụ thể:
Nhóm
Câu hỏi
1
? Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó?
2
? Em cảm nhận như thế nào về tình cảm cha con trong văn bản?
3
? Thông điệp mà tác gỉa muốn gửi đến chúng ta qua câu văn những bông hoa chính là người đưa đường là gì? Từ đó, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với thế giới tự nhiên?
4
? Em có đồng tình với thái độ của người bố khi nhận món quà của Tý không? Vì sao? Qua đó, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
5
? Em đánh giá như thế nào về cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật “tôi” trong câu chuyện? Theo em, cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?
B2. Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Làm việc cá nhân 3 phút, ghi kết quả ra ô cá nhân
-Thảo luận nhóm 6 phút, thống nhất ý kiến ghi ra ô giữa.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu cần).
* Dự kiến sản phẩm:
Câu hỏi
Gợi ý
1
- Món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó 
’ Cách khi ta nhận hay cho một món quà thể hiện nét đẹp của chính mình. 
2
- Người cha thể hiện tình cảm yêu thương với con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống.
3
- Câu văn cho ta hiểu thế giới chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Khi nhắm mắt lại và cảm nhận mọi thứ bằng mọi giác quan, bạn sẽ thấy con đường đi của riêng mình. ’Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, yêu thương thế giới tự nhiên.
4
- Đồng tình. Thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn của người bố với món quà mà mình được nhận.
’ Bài học: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình.
5
- Nhân vật đã có sự thay đổi trong cảm nhận thế giới, cảm nhận thế giới tự nhiên bằng nhiều giác quan và khi càng hiểu, nhân vật càng trân trọng và thêm yêu thiên nhiên quanh mình.
B3. Báo cáo, thảo luận.
GV: - Yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày
HS: - Đại diện HS trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
B4. Kết luận, nhận định
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS. Chốt kiến thức.
II. Gía trị văn bản:
1. Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, gần gũi, giàu cảm xúc.
2. Ý nghĩa văn bản: 
- Cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình.
- Hãy cảm nhận thế giới xung quanh ta bằng cả tâm hồn và tình yêu thương, ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.
HĐ 3: Luyện tập:
a) Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về văn bản để làm bài tập
b) Nội dung: HS chia sẻ theo cặp.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cuộc sống là sự trải nghiệm của bản thân. Bạn đã có trải nghiệm nào thú vị của bản thân mình chưa? Hãy thử chia sẻ trải nghiệm ấy với người bạn kế bên của mình và cả lớp?
B2. Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ, chia sẻ với bạn kế bên (thời gian từ 3 – 5 phút)
GV gọi 1 - 2 HS chia sẻ trước lớp.
B3. Báo cáo kết quả: HS trình bày trải nghiệm bản thân mình.
B4. Kết luận, nhận định
HS nhận xét về trải nghiệm của bạn mình.
GV nhận xét, đánh giá, chốt hoạt động.
HĐ 4: Vận dụng:
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học thực hành viết đoạn văn.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS
d) Tổ chức thực hiện
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS chép bài tập về nhà
Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại ngắn gọn một trải nghiệm bản thân mà em nhớ nhất.
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS ghi câu hỏi về nhà làm.
B3. Báo cáo kết quả: Nộp đoạn văn ở tiết học sau.
B4. Kết luận, nhận định: 
HS hoàn thành và nộp vào đầu giờ tiết học hôm sau.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: 
MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ
(Thời gian 2 tiết )
Ngày soạn:	Ngày dạy: .
Tuần: ..
1. MỤC TIÊU
 1. Kiếnthức: - Kiến thức về cụm từvà cấu tạo của cụm từ.
 - Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
- Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
2. Năng lực:
Giúp học sinh:
- Nhận biết các loại cụm từ và cấu tạo cùa cụm từ.
-Nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
-Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
3. Phẩm chất: 
Yêu mến và trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú, linh hoạt, uyển chuyển trong cách đặt câu
 của Tiếng Việt.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Máy tính, máy chiếu, SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
Phiếu học tập.
Bảng kiểm.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: Xác định vấn đề
1. Mục tiêu: -Tạo tâm thế hứng khởi cho HS.
 -HS xác định được mục tiêu của bài học.
2. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” thời gian 3 phút., GV đặt câu hỏi.
3. Sản phẩm: Ý kiến phản hồi của HS dưới sự dẫn dắt của GV
4. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Đọc đoạn văn sau xác định câu đơn và xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu đơn tìm được?
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_4_nhung_tr.docx