Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Miền cổ tích

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Các yếu tố của truyện cổ tích: Chi tiết, đề tài, nhân vật, chủ đề.

- Đặc điểm, chức năng của trạng ngữ.

 2. Năng lực:

- Nhận biết truyện cổ tích; Tóm tắt văn bản; Viết, kể lại truyện cổ tích.

- Biết sử dụng trạng ngữ.

 3. Phẩm chất:

- Có tấm lòng nhân ái, yêu thương mọi người, tôn trọng sự khác biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập, tranh ảnh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề (15p)

a.Mục tiêu:

-Giới thiệu bài học và hướng dẫn học sinh (HS) trả lời câu hỏi lớn của bài học.

 b. Nội dung:

- HS làm việc với phương tiện - quan sát phim hoạt hình/ trả lời câu hỏi.

Thông qua việc trải nghiệm xem 1số clip, tranh minh họa truyện cổ tích và liên hệ với thực tế cuộc sống ( những câu chuyện cổ tích được nghe kể trước đây), HS trình bày những ý kiến ban đầu ( những suy nghĩ, cảm xúc của các em) về chủ đề: miền cổ tích.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

 

docx 53 trang linhnguyen 20/10/2022 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Miền cổ tích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Miền cổ tích

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Miền cổ tích
nguyên tắc “5K”.
Nhiều bạn làm bài chưa tốt.
Những chú chim đang hót líu lo.
A B
1.Trên cành cây,
2.Mùa hè,
3.Vì chủ quan,
Để phòng chống Covid,
Hoạt động 2: TRI THỨC TIẾNG VIỆT
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ .
- Biết cách sử dụng trạng ngữ để liên kết câu và dựng đoạn 
b. Nội dung: Gv tổ chức cho học sinh tìm hiểu tri thức tiếng Việt bằng câu hỏi gợi mở, phiếu học tập
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Từ ví dụ phần khởi động, gv hỏi học sinh trạng ngữ là gì? 
- Gv yêu cầu học sinh làm PHT 2, thảo luận nhóm đôi để đặt câu có thành ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích? Từ đó chỉ ra chức năng của thành ngữ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Đọc phần tri thức Tiếng Việt 
- Kẻ bảng điền tên một số trạng ngữ .
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Chốt kiến thức lên màn hình.
- Chuyển dẫn sang Phần thực hành 
Trạng ngữ là thành phụ của câu , giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích  của sự việc được nêu ở trong câu 
Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân
Thời gian
Nơi chốn
Mục đích
Nguyên nhân 
.................................................................................................................................................................................................................
Câu hỏi 
Các loại trạng ngữ 
Khi nào ?Lúc nào ? 
Thời gian 
Ở đâu ? Chỗ nào ? 
Nơi chốn 
Vì sao? Do đâu ? 
Nguyên nhân 
Để làm gì? 
Mục đích 
Bằng cái gì? 
Phương tiện 
Như thế nào ? 
Cách thức 
Hoạt động 3: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
(GV có thể tổ chức theo hình thức trò chơi: Ngôi sao may mắn 
 Luật chơi: Có năm ngôi sao , trong đó có 4 ngôi sao ẩn chứa các câu hỏi. Một ngôi sao may mắn, Học sinh sẽ chọn ngôi sao bất kì trong 5 ngôi sao, để trả lời câu hỏi, trả lời đúng các bài tập được 10 điểm, trả lời sai không có điểm, nếu chọn đúng ngôi sao may mắn không phải trả lời và được 10 điểm )
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh, PHT
d. Tổ chức thực hiện: 
TRẠNG NGỮ 
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ .
- Biết cách sử dụng trạng ngữ để liên kết câu và dựng đoạn 
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp & đặt câu hỏi:
? Đặc điểm và chức năng của trạng ngữ ? 
- Giao nhiệm vụ: 
? Hoàn thành bảng sau? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Đọc bài tập 1 và 2 SGK , hoàn thành bài tập .
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Chốt kiến thức lên màn hình.
Bài tập 1: Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu: 
a) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa : Trạng ngữ bổ sung thông tin nơi chốn xảy ra sự việc 
b) Đúng lúc rước dâu: TN bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc 
c) Lập tức : TN bổ sung thông tin về cách thức diễn ra sự việc 
d) Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ: TN bổ sung thông tin về mặt thời gian diễn ra sự việc .
Bài tập 2: Nêu tác dụng liên kết câu, của trạng ngữ trong đoạn văn trên 
 a) Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đả lửa, một con dao và hai qua trứng gà, dặn phai giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
-> Các trạng ngữ: năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn,các sự việc này diễn ra theo trình tự thời gian, sự việc này nối tiếp sự việc kia 
b) Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng di sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.
-> Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên , Nhân quan trạng di sứ vắng có tác dụng liên kết về mặt thời gian và cách thức diễn ra sự viêc.
TỪ LÁY - THÀNH NGỮ 
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Ôn tập và bổ sung kiến thức về từ láy, thành ngữ đã học ở bài trước .
- Nhận thức được đầy đủ hơn về vai trò, giá trị của từ láy, thành ngữ trong văn bản cổ tích nói riêng và văn bản nói chung 
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.
- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả 
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.
Bài tập 3 : 
a.Tìm các từ láy trong đọan văn :
- véo von, rón rén, lăn lóc 
b. Chỉ ra tác dụng của từ láy :
- véo von : diễn tả âm thanh của tiếng sáo lúc lên, lúc xuống, trầm bẩm, du dương, rất hay của Sọ Dừa làm cho cô út xao xuyến
- rón rén: diễn tả bước đi nhẹ nhàng không gây tiếng động của cô út 
- lăn lóc : diễn tả hình ảnh,khổ sở, đáng thương, không ai quan tâm đến của Sọ Dừa 
 Bài tập 4:
a) Thành ngữ sử dụng trong đoạn văn: 
 mừng như mở cờ trong bụng 
b) Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó : 
 Diễn tả trạng thái mừng rỡ, xen lẫn phấn khởi hân hoan của nhà vua và triều thần khi được các em bé giải giúp câu đố câu sứ thần. 
VIẾT NGẮN
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tích hợp các hoạt động viết với đọc và kiến thức tiếng Việt
- Viết đoạn văn trình cảm nghĩ về truyện cổ tích yêu thích trong đó sử dụng ba trạng ngữ .
b) Nội dung: GV yêu cầu , HS viết 
c) Sản phẩm: Bài viết của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS : 
* Về nội dung : 
+ Nêu lí do yêu thích truyện cổ tích đó 
+ Trình bày cảm nghĩ về : cốt truyện, nhân vật, yếu tố tưởng tượng kì ảo.
+ Bài học rút ra từ câu chuyện đó .
*Về hình thức :
 Viết hoàn chỉnh đoạn văn, có sử dụng ba trạng ngữ : 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.
- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả 
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo trước lớp .
- HS nhận xét bổ sung bài của bạn, nếu cần .
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chốt kiến thức, 
 Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng chúng ta lớn khôn. Đến với miền cổ tích, em thích nhất truyện Sọ Dừa. Sọ Dừa từ khi sinh ra đã có hình dạng xấu xí nhưng chàng lại có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Vì thương mẹ, chàng đã đến nhà phú ông để chăn bò. Chàng chăn bò rất giỏi làm cho phú ông cũng phải hài lòng, cũng nhờ vào tài năng của mình chàng đã có đường tình yêu của cô út hiền dịu. Trải qua nhiều thử thách, cuối cùng Chàng cũng được cuộc sống hạnh phúc. Truyện đem lại bài học quý giá cho mỗi chúng ta, không vì bề ngoài của con người mà coi thường hắt hủi. Người lương thiện luôn luôn được đền đáp. Qua truyện này, nhân dân ta muốn gửi gắm ước mơ về một xã hội công bằng, cái thiện luôn luôn thắng cái ác. 
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về trạng ngữ .
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: HS làm ra vở
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
- Giáo viên: em hãy trình bày kiến thực đã học về trạng ngữ bằng sơ đồ tư duy 
- Học sinh tiếp nhận: về nhà làm ra vở
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh về nhà làm bài
- Giáo viên kiểm tra vào giờ sau
- Dự kiến sản phẩm:bài làm của hs
B3: Báo cáo, thảo luận
 	 - HS nộp bài cho GV 
	- GV chấm vở của học sinh 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
 PHT số 1
Ve kêu râm ran.
chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc “5K”.
nhiều bạn làm bài chưa tốt.
những chú chim đang hót líu lo.
 NỐI CỘT A VỚI CỘT B
Trên cành cây,
Mùa hè,
Vì chủ quan,
Để phòng chống Covid,
A	 	B
PHT 2
Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân
Thời gian
Nơi chốn
Mục đích
Nguyên nhân 
.................................................................................................................................................................................................................
Luyện Tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhận diện trạng ngữ và tác dụng của trạng ngữ
Câu văn
Trạng ngữ
Tác dụng của trạng ngữ
Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
..
...
.
.
.
.
Đúng	lúc	rước	dâu, không	ai	thấy	Sọ
Dừa đâu cả.
..
.
.
.
Lập tức, vua cho gọi cả	hai	cha	con	vào
ban thưởng rất hậu.
..
.
.
Sau khi nghe sứ thần trình bày về mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt
nhìn nhau.
..
..
..
.
.
.
.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tác dụng liên kết câu của trạng ngữ
Câu văn
Trạng ngữ có tính
liên kết
Tác dụng của trạng ngữ
(1)Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên.(2)Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. (3)Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và một quả trứng gà, dặn luôn phải giắt trong
người phòng khi dùng đến.
.
..
.
.
.
.
(1)Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét định tâm hại em để thay em làm bà trạng.(2)Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơ, rủ em chèo thuyền ra
biển, rồi đẩy em xuống nước.
...
..
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Luyện tập tìm và sử dụng từ láy
“Một hôm cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái đã biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.”
Từ láy
Tác dụng của từ láy
véo von
...
→
rón rén
...
→
lăn lóc
...
→
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Luyện tập hiểu nghĩa của thành ngữ
Câu chứa thành ngữ
Thành ngữ
Ý nghĩa
Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong
bụng.
..
	VIẾT
KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH 
 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Người kể sử dụng ngôi thứ ba.
- Người viết kể lại truyện cổ tích .
- Các sự việc được kể theo trình tự thời gian 
2. Về năng lực: 
- Biết kể chuyện ở ngôi thứ ba.
- Người viết kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của mình
- Đảm bảo bố cục ba phần,có đầy đủ các yếu tố sự việc quan trọng và có yếu tố tưởng tượng kì ảo 
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái, yêu thương những người hiền lành tốt bụng , tôn trọng lẽ phải, phê phán lên án những thói xấu xa độc ác 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, truyện cổ tích Việt Nam,hoặc truyện cổ tích của các nước khác 
-Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: Xác định vấn đề
GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
a) Mục tiêu: 
- Biết được kiểu bài kể về một truyện cổ tích.
- Nhận biết được ngôi kể , lời kể, nhân vật , nội dung truyện được kể.
 b) Nội dung:
- GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi:
? Trong các truyện cổ tích em thích nhất là câu chuyện nào vì sao ?
? Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ mấy?
? Nhân vật chính trong truyện là ai ? 
? Truyện có nội dung gì ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Quan sát các văn bản cổ tích đã học 
- Suy nghĩ cá nhân 
- HS nêu nội dung của truyện .
GV: đưa ra những câu hỏi gợi ý ( nếu cần)
?B3: Báo cáo, thảo luận
- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 
- HS trả lời
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- Kết nối với mục “Tìm hiểu tri thức kiểu văn bản”
- Em thích nhất câu chuyện “Sọ Dừa ”
- Truyện được kể ở ngôi thứ 3 
- Nhân vật chính Sọ Dừa 
- Truyện kể về nhân vật Sọ Dừa có hình dạng xấu xí, nhưng rất thông minh và có nhiều tài năng. Chàng đã trải qua nhiêu gian nan thử thách nhưng cuối cùng đã có một cuộc sống hạnh phúc .
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
TÌM HIỂU TRÍ THỨC VĂN BẢN 
a) Mục tiêu: 
- HS biết được, đặc điểm của truyện cổ tích, các yêu cầu đối với kiểu bài kể lại một truyện cổ tích :
- Sử dụng ngôi kể phù hợp: ngôi thứ ba .
- Biết cách kể lại một truyện cổ tích 
b) Nội dung:
- GV chia nhóm lớp
- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập
Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích
Đặc điểm của kiểu bài kể lại
truyện cổ tích
1. Cốt truyện : ............................
2. Nhân vật: ....................................
3. Ngôi kể : ...............................
1. Cốt truyện:.........................................
2. Nhân vật: 
3. Lời kể 
c) Sản phẩm: Phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện: 
HĐ của thầy và trò 
Dự kiến sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:
1 Đặc điểm về cốt truyện ?
2. Nhân vật trong truyện cổ tích có đặc điểm gì? 
3. Người kể sẽ phải sử dụng ngôi kể thứ mấy? Vì sao?
4. Khi kể lại truyện cổ tích cần có những đặc điểm trên không ? Có điều gì khác biệt trong khi kể ?( Gợi ý cách kể thông thường, cách kể sáng tạo ?)
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhớ lại văn bản các truyện cổ tích đã học .
- Làm việc cá nhân 2’.
- Làm việc nhóm 3’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.
 HS:
- Trình bày sản phẩm nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.
- Kết nối với đề mục sau
1.Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện có sẵn .
2. Nhân vật quen thuộc : nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch ...
3. Ngôi kể thứ ba,
4. Khi kể lại truyện cổ tích cần có nhưng đặc điểm trên nhưng người kể cần kể bằng lời văn của mình ( cách kể thông thường) Người kể có thể kể ngôi thứ nhất, đóng vai nhân vật( cách kể sáng tạo )
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN 
a) Mục tiêu: 
- Bài viết tham khảo kể lại truyện cổ tích Cây khế .
- Biết được ngôi kể thứ ba trong văn kể chuyện .
- Trình bày các sự việc theo trình tự thời gian.
- Chỉ ra được các phần của bài văn (mở bài, thân bài, kết bài).
b) Nội dung:
- HS đọc SGK 
- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi: Bài viết kể về câu chuyện nào ? Xác định ngôi kể trong bài văn?
GV chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ cho nhóm
1. Người kể có nêu được địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện hay không?
2. Người kể có đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế hay không?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Làm việc cá nhân 2’
- Làm việc nhóm 5’ để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao.
GV:
- Hướng dẫn HS trả lời
- Quan sát, theo dõi HS thảo luận
B3: Báo cáo thảo luận
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV
- Đại diện nhóm báo cáo sp của nhóm, những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).
GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp nhóm
B4: Kết luận, nhận định
GV: 
- Nhận xét
+ Câu trả lời của HS
+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm
+ Sản phẩm của các nhóm
- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau
3. Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không?
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích?
Bài mẫu:
- Truyện cổ tích : Cây khế, Ngôi kể: ngôi thứ ba 
1. Người kể đã nêu được thời gian xảy ra câu chuyện (ngày xưa), nhưng chưa nêu được địa điểm xảy ra câu chuyện.
2. Người kể đã kể đủ các sự việc chính diễn ra trong truyện Cây khế.
3. Người kể không bỏ sót hành động nào của nhân vật trong truyện.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích là khi viết, cần phải:
 + Nêu lên được thời gian, địa điểm mà câu chuyện diễn ra.
 + Kể đầy đủ các chi tiết, sự kiện chính của câu chuyện theo trình tự thời gian
 + Không bỏ sót bất kì hành động nào của nhân vật trong truyện.
THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết viết bài theo các bước. 
- Lựa chọn truyện để viết, tìm ý, lập dàn ý.
- Tập trung vào những sự việc đã xảy ra.
- Sử dụng ngôi kể thứ ba.
 b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT công não để hỏi HS về việc lựa chọn đề tài.
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò 
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Đề tài của bài viết 
? Viết văn bản nhằm mục đích gì? Người đọc có thể là ai ? 
? Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý cho đề tài mà em lựa chọn?
? Sửa lại bài sau khi đã viết xong?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
- Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu tìm ý.
HS:
- Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn đề tài.
- Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu.
- Lập dàn ý ra giấy và viết và viết bài theo dàn ý.
- Sửa lại bài sau khi viết.
B3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.
HS:
- Đọc sản phẩm của mình.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.
1. Trước khi viết
a) Đề tài 
- Truyện cổ tích 
- Kể lại truyện cổ tích. Người đọc có thể là : thầy cô, bạn ...
b) Tìm ý
Truyện cổ tích có tên là gì? Vì sao em lựa chọn kể lại truyện này?
Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào ? 
Truyện có những nhân vật nào ?
Truyện gồm sự việc nào? Các sự vệc xảy ra theo trình tự nào ?
Truyện kết thúc như thế nào ? 
Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
c) Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu 
- Tên truyện
- Lí do muốn kể lại truyện
- Thân bài: Tình bày.
- Nhân vật
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện 
- Kể lại theo trình tự thời gian :
 + Sự việc 1
 + Sự việc 2,
 + Sự việc 3.....
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.
2. Viết bài
- Kể theo dàn ý
- Nhất quán về ngôi kể
- Sử dụng những 
3. Chỉnh sửa bài viết
- Đọc và sửa lại bài viết theo gợi ý sau : 
Các phần của bài viết
Nội dung kiểm tra
Đạt / Chưa đạt
Mở bài
Nêu tên truyện
Nêu lí do muốn kể lại truyện
Dùng ngôi thứ ba để kể
Thân bài
Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc
Các sự việc được kể theo trình tự thời gian
Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí
Thể hiện được các yếu tố kì ảo
Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện
TRẢ BÀI
a) Mục tiêu:
 Giúp HS
- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.
- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.
 b) Nội dung:
- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.
- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.
c) Sản phẩm: Bài đã sửa của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
 Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ
- HS làm viện theo nhóm 
B3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- HS nhận xét bài viết.
B4:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_2_mien_co.docx