Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: HS hiểu sơ lược định nghĩa về truyền thuyết. Nắm được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”.

 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, kể chuyện .

 3. Thái độ: Tự hào về nguồn gốc cao quí của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1 Giáo viên: sgk,giáo án,tài liệu tham khảo,tranh minh họa.

 2 Học sinh: sgk,vở ghi,chuẩn bị bài.

 *Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh:

 Chủ đề :đoàn kết tự hào dân tộc

 - Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh,em và niềm tự hào nguồn gốc con rồng,cháu tiên

 III: Hoạt động dạy học:

 1- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s

 2 Bài mới.

 * Giới thiệu bài (1)

- Mỗi chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình được gửi gắm trong những truyền thuyết kì diệu. Mở đầu chương trình văn học lớp 6, chúng ta sẽ tìm hiểu về cội nguồn của dân tộc Việt Nam qua câu chuyện “CON RỒNG CHÁU TIÊN”. Câu chuyện này thuộc thể loại truyền thuyết và chúng ta cũng tìm hiểu xem thể loại truyền thuyết là thể loại như thế nào?

 

doc 165 trang linhnguyen 06/10/2022 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1
ay ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba. => có sắc thái khách quan.
 2. Bài tập 2: 
 Thay ngôi thứ 3 sang ngôi thứ nhất:
Thay “tôi” vào Thanh, chàng.-> tô đậm sắc thái tình cảm.
3. Bài tập 4: 
Truyện cổ tích, truyền thuyết thường kể theo ngôi thứ 3 vì nó được ghi lại theo lưu truyền trong dân gian. Không ai trực tiếp chứng kiến.
4. Bài tập 6: 
 Kể theo ngôi 1.
* Đọc thêm
3 Củng cố : ( 4)P
 	- Ngôi kể trong văn tự sự như thế nào?
 	-Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.?
 	4 Dặn dò : (1)P
 	- Về nhà học bài,học thuộc phần ghi nhớ.-Soạn và chuẩn bị giờ sau “ kiểm tra 1 tiết văn 
Lớp dạy: 6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Tiết 33 văn bản 
KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT
 I. MỤC TIÊU
 	1. Kiến thức:
 	- Củng cố, nắm vững các kiến thức đã học.
 	2. Kĩ năng:
 	- Vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài.
 	3. Thái độ:
 	- Nghiêm túc trong kiểm tra.
 II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên:
 	- Giáo án. Ma trận .Đề kiểm tra + đáp án.
 	2 Học sinh:giấy kiểm tra,đồ dùng học tập.
 	III. Hoạt động dạy học
 	1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
 	2. Bài mới: bài kiểm tra viết 1 tiết
 Ma trận kiểm tra.
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Con Rồng, Cháu Tiên
1
 0,5 
1
 0,5
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
1
 0,5
1
 0,5
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
1
 0,5
1
 0,5
Sự tích hồ Gươm
1
 0,5
1
 0,5
Em bé thông minh
1
 4
1
 4
Thạch Sanh
1
 4
1
 4
 Tổng
2
 1
2
 1
2
 8
6
 10
 Đề 1: (Lớp 6A)
I. Trắc nghiệm (2 điểm).Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Câu 1: Lạc Long Quân là con trai thần nào?
 A - Thần Sấm. C - Thần Long Nữ.
 B - Thần Biển. D - Thần Nông.
2. Câu 2: Vua Hùng kén rể bằng cách nào?
 A - Thi tài dâng lễ vật.
 B - Thi tài dâng lễ vật quý, lạ; ai đến sớm người đó thắng.
 C - Thi tài dâng lễ vật ai đến sớm người đó thắng.
 D - Thi tài ai nhiều phép lạ người đó thắng.
3. Câu 3: Câu “Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”, Thể hiện ý nghĩa gì?
 A - Tính kiên cường, bền bỉ của Sơn Tinh.
 B - Thuỷ Tinh thường chủ động tấn công, Sơn Tinh thường bị động chống lại.
 C - Sự ghen tuông thù hằn ghê gớm của Thuỷ Tinh với Sơn Tinh.
 D - Cuộc chiến đấu giai dẳng, cân tài cân sức, quyết liệt giữa hai thần.
4. Câu 4: Vì sao Long Quân lại tách chuôi và lưỡi thành hai bộ phận và giấu ở hai nơi khác nhau?
 A - Làm cho câu chuyện thêm huyền bí, li kì.
 B - Làm cho chuyện mượn gươm thần không phải đơn giản, dễ tìm, ai có duyên số mới được.
 C - Thần thánh hoá vai trò chủ tướng, lãnh tụ của Lê Lợi.
 D - Cả ba lí do trên.
II. Tự luận ( 8 điểm).
1. Câu 1: Những cách giải đố của em bé trong truyện “Em bé thông minh” ?
2. Câu 2: Ý nghĩa của truyện Thạch Sanh?
Đáp án + Thang điểm.
I. Trắc nghiệm :(2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng.Mỗi câu trả lời đúng được (0,5 điểm).
1. Câu 1: ý : C (0,5đ).
2. Câu 2: ý : B (0,5đ).
3. Câu 3: ý : A (0,5đ).
4. Câu 4: ý : D (0,5đ).
 II. Tự luận ( 8 điểm).
1. Câu 1: ( 4 điểm) : Những cách giải đố của em bé trong truyện “Em bé thông minh” .
- Lần 1: Đố lại viên quan, đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “gậy ông đập lưng ông”. (1đ).
- Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lý của điều mà vua đố -> cho người ra đố tự thấy cái vô lý của điều họ nói. (1đ).
- Lần 3: Đối lại -> lật lại vua. (0,5đ).
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống của dân gian -> giải đố không dựa vào sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống. (0,5đ).
-> Lời giải bất ngờ, giản dị, hồn nhiên.(0,5đ).
=> Em bé mưu trí, trí tuệ thông minh hơn người. (0,5đ).
2. Câu 2: ( 4 điểm) : ý nghĩa của truyện Thạch Sanh.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. (2đ).
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kỳ độc đáo và giàu ý nghĩa. (2đ).
 Đề 2: (Lớp 6B).
I. Trắc nghiệm :(2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Câu 1: Âu Cơ thuộc dòng họ thần nào?
 A - Thần Tiên. B - Thần Nông.
 C - Thần Núi. D - Thần Đất.
2. Câu 2: Trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh vua Hùng là vị vua thứ bao nhiêu?
 A - Thứ 16. B - Thứ 17.
 C - Thứ 18. D - Thứ 19.
3. Câu 3: Việc Thuỷ Tinh, không hoàn toàn thắng Sơn Tinh nói lên điều gì?
 A - Tài trí có hạn của cả hai thần.
 B - Quyết tâm chống lũ lụt của Sơn Tinh.
 C - Cơ sở để giải thích hiện tượng tiếp theo: hàng năm Thuỷ Tinh đều gây chiến với Sơn Tinh.
4. Câu 4: Hai chữ Thuận Thiên được khắc trên thanh gươm có ý nghĩa gì?
 A - Thuận lòng trời.
 B - Nghĩa quân Lam Sơn thuận lòng trời.
 C - Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn hành động thuận lòng trời.
 D - Dấu hiệu trời giúp Lê Lợi.
II. Tự luận: (8điểm).
1. Câu 1: Những thử thách của em bé trong truyện “Em bé thông minh”?
2. Câu 2: Những thử thach Thạch Sanh phải trải qua? 
Đáp án + Thang điểm.
I. Trắc nghiệm :(2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng.Mỗi câu trả lời đúng được (0,5 điểm).
1. Câu 1: ý : B (0,5đ).
2. Câu 2: ý : C (0,5đ).
3. Câu 3: ý : C (0,5đ).
4. Câu 4: ý : D (0,5đ).
II. Tự luận ( 8 điểm).
1. Câu 1: ( 4điểm) : Những thử thách của em bé trong truyện “Em bé thông minh”
- Lần 1: đáp lại câu đố của viên quan. (1đ).
- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng. (1đ).
- Lần 3: Đáp thử thách của vua. (0,5đ).
- Lần 4: Đáp thử thách của sứ thần nước ngoài. (1đ).
=> Lần thách đố khó khăn dần. tính oái oăm của câu đố tăng dần. (0,5đ).
2. Câu 2: (4 điểm) : Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua.
- Mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng; diệt chằn tinh. (0,5đ).
- Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang. (0,5đ)
- Bị chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. (0,5đ)
- Hoàng tử 18 nước kéo quân sang đánh. (05đ).
-> Tăng dần, gây khó khăn dần. (0,5đ)
=> Tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của phương tiện thần kỳ giúp Thạch Sanh chiến thắng. Tiêu biểu chÝ tuÖ nhân dân.(1,5đ).
3. Củng cố, : (2’)p
 	- Thu bài.
 	- Nhận xét giờ làm bài.
 	4. Dặn dò: (1)p
 	- Chuẩn bị bài tiếp theo. Luyện nói kể chuyện. 
 Lớp dạy: 6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Tiết 34 văn bản 
 HDĐT ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện cổ tích.)
 A. Pu- skin
I. Mục tiêu :
 	1. Kiến thức: 
- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- Nắm được các biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện.
 	2. Kĩ năng: Đọc và phân tích truyện. Kể lại được truyện .
 	3. Thái độ: Căm ghét sự tham lam, bội bạc.
 	II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
 	- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái,sự công bằng trong cuộc sống.
 	- Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái,sự công bằng.
 	- Ra quyết định:lựa chọn cách sử dụng từ tiếng việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
 	- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ /ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
 	III. Chuẩn bị:
 	1 Các phương pháp dạy học tích cực:
 	- Động não : suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái,sự công bằng của các nhân vật truyện cổ tích.
 	- Thảo luận nhóm về giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích.
 	- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ những tình tiết trong các truyện.
 	- Lập bản đồ tư duy về các phẩm chất của nhân vật,nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 	A Giáo viên: sgk,giáo án,tài liệu tham khảo.
 	B Học sinh: sgk,vở ghi,Soạn bài theo câu hỏi trong sgk
 	III. Hoạt động dạy học:
 	1 Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 	2 Bài mới:
 	* Giới thiệu bài (1)p
- Truyện cổ tích của PusKin thiên về tình yêu giữa con người với con người,căm ghét sự tham lam bội bạc,hướng con người tới cái thiện,cái cao cả,truyện “ông lão đánh cá và con cá vàng” là một truyện như thế,các em sẽ được tìm hiểu qua tiết học này
H HĐ của Giáo Viên
HĐ của học sinh
	 Nội dung
HĐ 1 :HDHS tìm hiểu vài nét về tác giả,tác phẩm (5)p
- Em hãy nêu vài nét về tác giả ?
( mặt trời của thi ca Nga)
- ND truyện có phải do A. Pu- skin sáng tạo hoàn toàn không?
Trả lời
Trả lời
I về tác giả, tác phẩm.
 1. Tác giả:
- A. Pu- skin ( 1799- 1837) Đại thi hào Nga.
2. Tác phẩm:
- Truyện dựa trên cơ sở truyện cổ dân gian Nga, Đức. Viết lại bằng 205 câu thơ.
 HĐ 2 :HDHS đọc và tìm hiểu chung (10)p
- HD h/s đọc phân vai.
- Gọi h/s kể tóm tắt
- Gọi h/s giải thích 1 số từ khó.
( sinh phúc, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, thị vệ, vệ binh)
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? (ngôi thứ 3)
- Truyện gồm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
( Mở truyện, thân truyện, kết truyện)
Đọc
Kể tóm tắt
Trả lời
Trả lời
Suy nghĩ
Trả lời
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1. Đọc- hiểu chú thích, kể tóm tắt, bố cục
 a) Đọc, kể tóm tắt
b) Hiểu chú thích
c) Bố cục: 3 phần.
- P1: từ đầu -> ở nhà kéo sợi.
Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh.
- P2: tiếp -> ý muốn của mụ.
Ông lão đánh bắt và thả cá vàng, cá nhiều lần đền ơn.
- P3: còn lại.Vợ chồng ông lão trở lại cuộc sống nghèo khổ như xưa
 HĐ 2:HDHS tìm hiêu nội dung văn bản (20)p
- Cho h/s quan sát tranh.
- Gia cảnh ông lão ntn?
- Ngày ra biển đánh cá, lần thứ nhất kéo lưới, ông lão được gì ?
- Lần 2 ntn?
- Lần thứ 3 lão bắt được gì?
(chứng tỏ việc đánh cá rất khó)
- Khi cá van xin, ông đã làm gì?
- Chi tiết đó cho thấy ông lão là người ntn?
- Qua mối quan hệ với vợ, ta thấy ông lão có nhược điểm gì?
Trả lời
Trình bày
Trả lời
Trả lời
Trả lời
 II Tìm hiểu nội dung văn bản
1) Nhân vật ông lão:
- Nhà nghèo, làm nghề thả lưới.
Sống với vợ trong túp lều nát, có chiếc máng lợn sứt mẻ.
- Bắt được cá vàng 
- Thả cá mà không đòi hỏi gì.
-> là người thật thà, tốt bụng và không tham lam.
- Với vợ, ông là kẻ nhu nhược, sợ vợ, cam chịu và nhẫn nhục. b) Sự tham lam và bội bạc của mụ vợ.
* Lòng tham của mụ vợ:
Những lần ra biển
Đòi hỏi của mụ vợ
Phản ứng của biển
Lần 1
Đòi máng lợn mới.
Biển gợn sóng êm ả.
Lần 2
Đòi toà nhà đẹp.
Biển xanh nổi sóng.
Lần 3
Đòi làm nhất phẩm phu nhân.
Biển nổi sóng dữ dội.
Lần 4
Đòi làm nữ hoàng.
Biển nổi sóng mù mịt.
Lần 5
Đòi làm Long Vương có cá vàng hầu hạ.
Dông tố kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
- Em có nhận xét gì về mức độ các lần đòi hỏi của mụ vợ và phản ứng của biển xanh? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?
- Treo đáp án bảng phụ.
- Mụ vợ ông lão đánh cá đã đối xử với chồng mình ra sao?
- Cho thấy tình cảm của mụ với chồng ntn?
- Cá vàng đã đem lại cho mụ sự đổi đời, mụ có biết ơn vì điều đó không?
- Chứng tỏ mụ là người ntn?
- Truyện có kết thúc giống như các câu chuyện cổ tích khác đã được học không?
- Theo em, họ có bị trừng phạt không? nếu có thì sự trừng phạt ấy là gì?
- Hình tượng con cá vàng tượng trưng cho điều gì?
- Truyện có ý nghĩa như thế nào?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
Thảo luận
Trình bày
Quan sát Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Nhận xét
Thảo luận
Trình bày
Suy nghĩ
Trả lời
Đọc
* Nghệ thuật: Lặp lại, tăng tiến không ngừng.
=> Tác dụng: - Tạo nên tình huống, gây hồi hộp cho người đọc, người nghe.
- Tính cách nhân vật càng được tô đậm.
* Sự bội bạc:
- Với chồng: + mắng.
 + tát.
 + nổi trận lôi đình.
 + nổi cơn thịnh nộ.
-> Tệ bạc, ngược đãi, cay nghiệt.
 Cho thấy lòng tham càng lớn, tình nghĩa vợ chồng càng teo đi.
- Với cá vàng:
+ Vô ơn, bội bạc đến tột cùng.
c) Kết thúc truyện.
- Không giống các truyện cổ tích khác. (không bị trừng phạt nặng mà chỉ trở lại như xưa.)
-> Cả 2 đều bị trả giá, đều phải tự thấm thía cho tính cách của mình.
d. Hình tượng cá vàng.
- Sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với người nhân hậu.
- Đại diện cho lòng tốt, cho cái thiện.
- Trừng trị đích đáng kẻ tham lam, bội bạc.
e) ý nghĩa của truyện:
Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
* Ghi nhớ: (sgk- 96)
 HĐ 4 :HDHS tổng kết (5)p
- Qua nội dung bài học em hãy tóm lược vài nét về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- GV kết luận 
Trả lời
 Ghi chép
IV Tổng kết
 1. Nội dung:
Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
2. Nghệ thuật:ghi nhớ sgk
3 Củng cố : (3)p
 	- Hệ thống lại nội dung kiến thức cơ bản toàn bài.
 	4 Dặn dò : (1)p
 	- Về nhà học bài.
 	- Soạn và chuẩn bị bài THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ 
Lớp dạy: 6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Tiết 35 tập làm văn. 
 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu :
 	1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
- HS thấy trong văn tự sự có thể kể xuôi, có thể kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện. Nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược. Hiểu được muốn kể ngược phải có điều kiện.
 	2. Kĩ năng: Biết chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
 	3. Thái độ: Hứng thú khi học tập.
 	II. Chuẩn bị:
 	1 Giáo viên:sgk,giáo án,sgv,tài liệu tham khảo.
 	2 Học sinh: sgk,vở ghi,chuẩn bị bài.
 	III. Hoạt động dạy học: 
 	1 Kiểm tra bài cũ: (5)p
 	A Câu hỏi :
 	? Khi kể chuyện trong văn bản tự sự người ta thường sử dụng những ngôi kể nào?
 	B Đáp án :
 	- Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng,người kể tự giấu mình đi,tức là kể theo ngôi thứ ba,người kể có thể linh hoạt,tự do những gì diễn ra với nhân vật.
 	- Khi tự xưng là “tôi” theo ngôi kể thứ nhất ,người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe,mình thấy,trải qua,có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng,‎ ý nghĩ của mình.
 	2 Bài mới:
 * Giới thiệu bài (1)p
- Với kiểu văn tự sự người viết có thể chọn lựa cách thức diễn đạt thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Khi kể về những hồi tưởng, những kỷ niệm thì cách kể ngược sẽ tạo được cảm giác chân thành, giàu sức truyền cảm. Bài “Thứ tự kể trong văn tự sự” hôm nay học, sẽ giới thiệu cho chúng ta có thể kể xuôi và kể ngược trong văn tự sự.	
HĐ của Giáo Viên
HĐ của học sinh
Nội dung
HĐ 1 :HDHS tìm hiểu (40)p
- Yêu cầu h/s tóm tắt lại các sự việc chính.
- Truyện được kể theo thứ tự nào?
- ý nghĩa của thứ tự kể này?
- Gọi h/s đọc bài văn.
- Thứ tự thực tế các sự việc trong truyện diễn ra ntn? (nguyên nhân -> kết quả)
-Bài văn kể lại theo thứ tự nào?
- Kể như vậy có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?
- Thứ tự trong văn tự sự là gì?
( là trình tự các sự việc, bao gồm kể “xuôi” và kể “ngược”)
- Thế nào là kể “xuôi”? kể “ngược”?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
Kể tóm tắt
Nhận xét
Trả lời
Trả lời
Đọc
Trả lời
Trả lời
Đọc
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
 1.Tóm tắt các sự việc 
Truyện: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
+ Giới thiệu ông lão đánh cá
+ Ông lão bắt được cá vàng -> thả cá-> nhận lời hứa của cá
+ Năm lần ông lão ra biển gặp cá vàng và kết quả của mỗi lần
- Thứ tự tự nhiên thể hiện sự gia tăng: + Lòng tham của mụ vợ.
+ Sự nhu nhược của ông lão.
-> Làm nổi bật chủ đề của truyện.
2. Đọc bài văn.
a) Đọc
b) Nhận xét:
- Thứ tự từ hậu quả xấu rồi ngược lại nguyên nhân.
-> Nổi bật ý nghĩa của một bài học.
* Ghi nhớ: (sgk- 98)
 HĐ 2 :HDHS luyện tập (40)p
- Gọi h/s đọc văn bản.
- Câu chuyện được kể theo thứ tự nào?
- Ngôi kể thứ mấy?
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò ntn?
- Kể chuyện về lần đầu được đi chơi xa.
Đọc
Nhận xét
Trả lời
Suy nghĩ
Trả lời
Kể chuyện
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a) Đọc văn bản.
b) Nhận xét:
- Chuyện kể ngược dòng hồi tưởng.
- Người kể: Ngôi 1
- Hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược.
2. Bài tập 2: 
 Kể chuyện.( dựa vào gợi ý sgk)
3 Củng cố : (4)p
 	-? Thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
 	4 Dặn dò : (1)p
 	- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
 	- Hoàn thành bài tập 2 trong sgk.
 	- Soạn và chuẩn bị bài “VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2”
 Lớp dạy: 6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Tiết 37+38 tập làm văn. 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
(VĂN KỂ CHUYỆN)
I. Mục tiêu :
 	1. Kiến thức:
 	- HS biết víêt bài văn tự sự theo một trình tự nhất dịnh. Lựa chọn ngôi kể hợp lí.
 	2. Kĩ năng: Biết diễn đạt, sử dụng câu, từ, chữ viết và lỗi chính tả.
 	3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài.
 	II. Chuẩn bị:
 	1 Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án, thang điểm.
 	2 Học sinh: giấy kiểm tra,đồ dung học tập.
 	III. Hoạt động dạy học:
 	1 Kiểm tra bài cũ :kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. (1)p
 	2 Bài mới : Viết bài tập làm văn số 2.
* Giới thiệu bài ( 1 )p
- Để khắc sâu lại kiến thức về văn tự sự hôm nay thầy giáo cho các em làm bài viết số 2 về văn tự sự. Qua đó thầy giáo biết được kĩ năng làm bài của các em đã có ưu nhược điểm già để những tiết sau chúng ta khắc phục. 
HĐ của Giáo Viên
HĐ của Học Sinh
Nội dung
HĐ 1 :HDHS viết bài (86)p
- Đọc đề, chép đề bài lên bảng.
- Đề bài này yêu cầu phải viết ntn?
- Phần mở bài cần nêu lên vấn đề gì?
- Phần thân bài cần phải viết ra sao?
- Kết bài ntn?
- Lên biểu điểm.
 Chép đề.
Thực hiện
Thực hiện
Suy nghĩ
Viết bài
Thực hiện
I. Đề bài.
Hãy kể về một người thân của em.
II. Đáp án.
Bài viết phải có đủ 3 phần.
1.Mở bài:
- Giới thiệu người được kể, lí do chọn người đó.
2. Thân bài:
- Quan hệ giữa người kể và người được kể.
- Giới thiệu tên, tuổi, nghề nghiệp hoặc nơi đang học tập.
- Có thể kết hợp kể, tả về hình thức chân dung, sở thích.
- Kỉ niệm đáng nhớ nhất về người đó.
3. Kết bài: 
Tình cảm của người kể với người được kể.
III. Thang điểm:
- Mở bài: 1,0 điểm
- Thân bài: 7,0 điểm
- Kết bài: 1,0 điểm
- Trình bày sạch, chữ đẹp: 1,0 điểm
- Sai 5 lỗi chính tả trừ 1,0 điểm
3 Củng cố : (2)p
 	- Gv thu bài,nhận xét giờ làm.
 	-Xem lại đề,lập dàn ‎y
 	4 Dặn dò : (1)p
 	- Xem lại các bài văn đã học,cách làm bài văn tả người.
 	- Soạn và chuẩn bị bài “ ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”
 Lớp dạy: 6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Lớp dạy:6 Tiết (TKB) ngày giảng / / 2015 Sĩ số: Vắng:
 Tiết 39 văn bản. 
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn
I. Mục tiêu :
 	1. Kiến thức: HS có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
 	- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”
 	2. Kĩ năng: Biết liên hệ với những tình huống, hoàn cảnh phù hợp.
 	- Kể lại được truyện
 	3. Thái độ: Yêu thích các câu chuyện ngụ ngôn.
 	* Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
 	-Liên hệ :sự thay đổi về môi trường.
 	II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn,dũng cảm,biết học hỏi trong cuộc sống.
 	- Giao tiếp: phản hồi/lắng nghe tích cực,trình bày suy nghĩ/ý tưởng,cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung ,nghệ thuật và bài học của truyệ ngụ ngôn.
 	III. Chuẩn bị:
 	1 Các phương pháp dạy học tích cực:
 	- Động não : suy nghĩ về những tình huống và bài học rút ra từ các truyện ngụ ngôn.
 	- Thảo luận nhóm trình bày về giá trị nội dung,nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
 	- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về những tình tiết trong các truyện ngụ ngôn.
 	2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 	A Giáo viên: sgk,giáo án,tài liệu tham khảo.
 	B Học sinh: sgk,vở ghi,Soạn bài theo câu hỏi trong sgk
 	III. Hoạt động dạy học:
 	1 Kiểm tra bài cũ : ( 5 )p.
 	A Câu hỏi :
 	- Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được kể theo ngôi nào? Cá vàng trừng trị mụ vợ vì lý do gì?
 	B Đáp án : - Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được kể theo ngôi thứ ba.
- Trong truyện cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam và bội bạc.
 	2 Bài mới:
 	*Giới thiệu bài (1)p
- Cùng với truyền thuyết và cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại truyện kể dân gian truyện kể dân gian được yêu thích. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn và truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”
HĐ của Giáo Viên
HĐ của Học sinh
Nội dung
 HĐ 1:HDHS tìm hiểu truyện ngụ ngôn (5)p
- Cho h/s đọc chú thích sgk
- Em h

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc