Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện hiện đại. Phép tu từ so sánh

MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ

1.1.Đọc- hiểu

1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của vùng sông nước cực nam Tổ quốc với vẻ đẹp hoang xơ, trù phú và miền trung hùng vĩ. Đặc biệt là hình ảnh con người lao động ở mọi miền đất nước.

1.1.2. Đọc hiểu hình thức:

- Hiểu được đặc trưng thể loại truyện hiện đại. Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả trong các truyện được học, nghệ thuật miêu tả cách chọn lọc và sắp xếp chi tiết, ngôn ngữ sinh động qua các phép so sánh.

- Nhớ được một số chi tiết đặc sắc trong các truyện được học. Biết kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện được học.

- Học sinh nhớ được khái niệm so sánh biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, tác dụng của biện pháp tu từ.

- HS phân tích và vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết văn miêu tả.

- HS nhận diện được các phép tu từ; chỉ ra được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, tác dụng của các biện pháp tu từ.

1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Liên hệ tới các chương, các phần khác của toàn bộ tác phẩm và xem tác phẩm chuyển thể sang điện ảnh.Tích hợp liên môn: Môn địa lý,Giáo dục công dân, mĩ thuật vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức về bài học.

- Tích hợp giáo ý thức yêu quí và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyện hiện đại khác.

1.1.4. Đọc mở rộng: Biết cách đọc - hiểu truyện hiện đại. - Bước đầu biết đọc-hiểu các truyện hiện đại theo đặc trưng thể loại.

1.2.Viết:

-Thực hành viết: - Bước đầu biết đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các phép tu từ.

1.3. Nghe - Nói

- Nói: trình bày được các đoạn văn tự sự, miêu tả có sử dụng so sánh và cảm thụ phép so sánh.

-Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của gv và bạn.

-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

 

doc 29 trang linhnguyen 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện hiện đại. Phép tu từ so sánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện hiện đại. Phép tu từ so sánh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Truyện hiện đại. Phép tu từ so sánh
 PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
+ Động não, đặt câu hỏi, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
C. CHUẨN BỊ: Giáo án điện tử - phòng máy.
-Phiếu học tập:
Đọc thầm đoạn 2. Tìm các phép so sánh trong đoạn để hoàn thiện phiếu học tập:
Câu văn sử dụng so sánh
Gợi tả hình ảnh
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Trình bày phần chuẩn bị ở nhà: Sưu tầm tranh ảnh về Cà Mau hiện nay.
-GV nhận xét sản phẩm của học sinh và giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Đọc văn bản.
- Đặt một câu văn nhận xét khái quát ấn tượng chung về thiên nhiên ở Cà Mau?
- Tác giả sử dụng chi tiết nào, hình ảnh nào để làm rõ sông ngòi kênh rạch ở Cà Mau ?
- GV định hướng:
+ Số lượng kênh rạch. 
+ Cách gọi tên.
+ Thiên nhiên Cà Mau như thế nào?
+ Thiên nhiên- con người?
b. Cảnh sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau
* Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh: theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Múi Giầm, Ba Khía 
=> thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên.
 Đó là những tên gọi rất giản dị, không cầu kì kiểu Hán Việt mà thường căn cứ vào đặc điểm sự vật để gọi tên. Gợi về một vùng đất hoang sơ, xa xôi, ít người biết đến. Người đọc nhận thấy sự giao thoa của nhiều nền văn hoá: Không chỉ có văn hoá người Việt mà còn có cả văn hoá của người Khơ-me, người Hoa. Đoạn văn miêu tả kênh rạch, sông ngòi Cà Mau có thể coi là đoạn văn sinh động nhất trong Sông nước Cà Mau. Tác giả đã sử dụng hàng loạt thủ pháp nghệ thuật để đặc tả vẻ đẹp của vùng đất này. Có thể nói, trên mỗi miền quê hương Việt Nam, mỗi tên đất, tên sông, tên làng đều gắn với những đều giản dị như cuộc sống vốn có của nó. Nhưng những địa danh đó là niềm thương mến, tự hào của người dân quê. 
Thảo luận cặp đôi
-Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập.
-Các nhóm thảo luận.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Gv tổng hợp, kết luận. 
* Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông, rừng đước:
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Câu văn sử dụng so sánh
Gợi tả hình ảnh
-Dòng sông Năm Căn...nước đổ ra biển ầm ầm ngày đêm như thác.
Dòng sông rộng lớn, hùng vĩ.
-Cá nước bơi hàng đàn đen trũi... như người bơi ếch...
Hình ảnh cá nước sinh động-vẻ đẹp hoang dã.
-Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Hai bên bờ sông là hình ảnh rừng đước trùng điệp, hùng vĩ, kêu hãnh.
Trước hết, Cà Mau là vùng đất hùng vĩ, rộng lớn. Các tính từ miêu tả các động từ diễn tả hoạt động, các hình ảnh có tính chất so sánh ví von được sử dụng chính xác: Trong đoạn, nhà văn Đoàn Giỏi đã nhiều lần sử dụng hình ảnh so sánh để tái hiện vẻ đẹp thiên nhiên đầy vẻ đẹp hùng vĩ, hoang xơ của vùng đất cực nam Tổ quốc. Đó là niềm yêu quí, tự hào và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
- Đọc thầm ” Thuyền chúng tôi ...”
- Tìm những động từ những động từ chỉ cùng một hoạt động của con người qua hình ảnh thuyền?
- Ý nghĩa của mỗi cụm từ: Thoát qua-Đổ ra-Xuôi về? Có thể thay đổi vị trí của chúng được không? Vì sao?
-Gọi HS trình bày?
- Nhận xét - kết luận.
- Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả?
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- Những động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: chèo, đổ, xuôi.
+ Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm;
+ Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn;
+ Xuôi về: con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sống êm ả.
=>Không thể thay đổi trình tự các động từ trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.
- Những từ miêu tả màu sắc rừng đước: xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ.
=> Cách miêu tả tinh thế chính xác, tạo được những bậc màu xanh của lớp rừng đước non gần nhất và những lớp rừng đước xa hơn, già hơn.
 Những "bậc" màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ "thoát qua", "đổ ra", "xuôi về" đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: "thoát qua" nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; "đổ ra" diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn "xuôi về" là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.
c. Chợ Năm Căn:
- Đọc lướt phần 3.
- Nêu những đặc điểm nổi bật của chợ Năm Căn?
- Chi tiết nào làm rõ đặc điểm đó ?
- Em có nhận xét gì về giọng văn, sử dụng kiểu câu, từ ngữ?
- Chợ năm căn hiện ra trước mắt em như thế nào?
    + Túp lều lá thô sơ bên cạnh những ngôi nhà hai tầng, đống gỗ cao như núi, cột đáy thuyền chài, bến vận hà nhộn nhịp, ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực
   + Chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Người bán hàng của nhiều dân tộc, nhiều giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ.v
-> tả ảnh sinh hoạt: Những chi tiết thể hiện sự đông vui, tấp nập, trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn
 Đó là một bức tranh trù phú, tấp nập, đông vui. Thủ pháp liệt kê được sử dụng một cách hiệu quả: Những túp lều lá thô sơ. Những ngôi nhà gạch văn minh, những đống gỗ cao như núi, thuyền buôn dập dềnh trên sóng,... Điệp từ những (12 lần) cũng góp phần gợi lên sự nhộn nhịp của cuộc sống nơi đây. Chợ Năm Căn mang vẻ bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” kiêu hãnh. Nó mang theo hơi thở rất riêng của thứ chợ ven sông nước Nam Bộ. Ớ đó có sự hoà trộn của nhiều màu sắc văn hoá: Món ăn Trung Quốc, món ăn địa phương, những cô gái Hoa kiều xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ người Miên bán rượu, nhiều sắc giọng khác nhau, nhiều kiểu ăn vận khác nhau,... Tất cả khiến cho chợ Năm Căn trở thành bức tranh độc đáo nhất trong những xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
5. Tổng kết:
- Cảm nhận về cuộc sống sinh hoạt của người dân ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc?
- Khái quát nội dung, nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS đọc ghi nhớ?
Ghi nhó SGK
 Bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu !
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động cá nhân:
1.Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc?
- HS trình bày- Nhận xét:
- GV tổng hợp và hướng dẫn:
 Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm rất hay viết cho thiếu nhi của nhà văn Đoàn Giỏi. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau trích trong tác phẩm này ta bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp, nét riêng đặc biệt của kênh rạch, sông ngòi “bủa giăng chi chit như mạng nhện”, của một điệu xanh như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động, cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, làớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, ngược lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau hẳn trong mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu đất và người nơi đây. Và bạn, cũng như tôi ấp ủ một ước muốn: được đặt chân lên mảnh đất ấy, được theo thuyền xuôi dòng Năm Căn và chắc hẳn sẽ ghé chợ Năm Căn để tự mình cảm nhận một nét rất riêng trong sinh hoạt của vùng sòng nước
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động nhóm:
1.Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Sông Hồng: Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động nhóm:
1.Tìm hiểu và giới thiệu về khu du lịch sinh thái của địa phương hoặc một cảnh đẹp của quê hương?
- Quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua tư liệu mạng Internet...
- Ghi chép những điều quan sát được.
- Viết 3 câu văn từ những điều quan sát được theo mô hình:
 A như B
 ( xem lại kiến thức về phép so sánh đã học ở tiểu học).
-----------------------------------------
Tuần 21 - Tiết 79
Ngày soạn:.................
Ngày dạy....................
SO SÁNH
(KHÁI NIỆM, CẤU TẠO PHÉP SO SÁNH)
A. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: HS nắm vững:so sánh là gì, cấu tạo của so sánh. Phân biệt so sánh tu từ với so sánh lô gíc
2.Kỹ năng: Rèn cho HS kĩ năng nhận biết và tạo lập phép so sánh, phân tích tác dụng.
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng phép so sánh trong viết văn miêu tả
4. Phát triển năng lực:Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói.
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
- Quan sát- phân tích, nhận xét. so sánh đối chiếu, thực hành...
C. CHUẨN BỊ: 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Hs trình bày phần chuẩn bị: giới thiệu về khu du lịch sinh thái của địa phương hoặc một cảnh đẹp của quê hương?
- Viết 2 câu văn từ những điều quan sát được theo mô hình:
+ ......., hữu tình là món qua vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất .................
+ Những âm thanh .................... như ................ , gợi cảm giác bình yên, hấp dẫn đến khó tả. 
=> Trong khi nói và viết, cách so sánh ví von bao giờ cùng làm cho câu văn giàu sắc gợi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. SO SÁNH LÀ GÌ?
- Gọi Hs đọc ví dụ 1.
-Em hãy tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong VD a,b?
- Sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
- Vì sao có thể so sánh như vậy?
+ Dựa vào cơ sở nào để so sánh?
- Các tác giả sử dụng so sánh như vậy để làm gì?
- Vậy em hiểu thế nào là so sánh?
- Lấy ví dụ về so sánh?
GV theo dõi và cùng các HS khác nhận xét câu trảl ời của bạn..
- Gọi HS đọc ví dụ phần 3?
- Đối tương so sánh và được so sánh trong ví dụ trên là gì?
- Cơ sở để có thể so sánh như vậy?
+ Điểm giống nhau giữa chúng?
- Mục đích của phép so sánh trên?
-Vậy trong các ví vụ 1 và ví dụ 2 có gì khác nhau?
1. Ví dụ:
2. nhận xét: 
VD1a. Trẻ em như búp trên cành
- Nét giống nhau: -> Cùng giai đoạn đầu, non nớt, cần sự chăm sóc, bảo vệ...
=> tăng sức gợi hình: đẹp, đầy sức sống , gợi ra tình cảm yêu quí, chăm sóc, nâng niu.
VD1b. rừng đước dựng lên ........như hai dãy trường thành vô tận.
- Nét giống nhau: dựng đứng , dài ngút ngàn, hựng vĩ, vững chói....
=> tăng sức gợi hình: vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, Khơi gợi lòng tự hào và tình yêu thiên nhiên đất nước.
* So sánh là đối SV, sự việc này với sự vật,sự việc khác có nét tương đồng nhằm làm tặng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD2. Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ.
- Cơ sở: giống nhau về hình thức cùng có lông vằn.
- Mục đích: chỉ ra sự khác nhau của con mèo trong tranh và con mèo thật : Con mèo vằn vào tranh to 
hơn con hổ và như vậy to hơn nhiều lần con mèo thật=> Khác nhau về kích thước.
- VD1 : so sánh dựa trên liên tưởng tưởng tượng cùng loại hay khác loại nhằm tạo ra những hình ảnh mới mẻ, gợi hình, gợi cản cho sự diễn đạt=> So sánh tu từ.Phép so sánh này thường được dùng trong văn chương nghệ thuật, văn chính luận.... 
- VD2 : so sánh dựa trên cơ sở giông nhau về 1 phương diện nào đó giữa hai sự vật, sự việc cùng loạ để tìm ra sự giống hoặc khác nhau giữa chúng về hình dáng, kích thước, tính chất, màu sắc...=> so sánh lô gíc....Phép so sánh này thường được dùng trong các môn KH tự nhiên, trong đời sống...VD: A ( cao/nhanh/ giỏi/ thông minh...) như/ hơn B
- vậy hãy khái quát lai: So sánh là gì?
 Gọi HS đọc ghi nhớ.
3 Kết luận:
Ghi nhớ SGK
II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH 
- Cho Hs quan sát lại ví dụ 1a. 1b.
- Giữa SVSV được so sánh và hình ảnh so sánh có từ ngữ nào?
=> GV khái quát và đưa vào mô hình.
- Gọi HS cho thêm ví dụ và xác định cấu tạo của ví dụ đó?
- Từ đó hãy kết luận về cấu tạo đầy đủ phép so sánh.
- Gọi HS đọc phần 3.VD a, b có đặc điểm gì khác so với mô hình?
+ Xác đinh từng yếu tố và điền vào mô hinh?
- So sánh với mô hình đầy đủ để nhận xét về những biến đổi của phép SS?
1. Ví dụ:SGK
2.Nhận xét :- HS điền vào mô hình.
Vế A
PDSS
Từ SS
Vế B
Trẻ em
X
như
búp trên cành
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành vô tận
Chí lớn ông cha
X
X
Trường Sơn
Lòng mẹ
Cửu Long bao la sóng trào
Con người
không chịu khuất
như
tre mọc thẳng
*Phép SS đầy đủ gồm 4 yếu tố:
Vế A: SV, SV được SS-Phương diện SS - Từ ngữ chỉ ý so sánh - Vế B: Hình ảnh SS .
* Mô hình phép so sánh có biến đổi:
- Các từ ngữ chỉ phương diện SS, từ chỉ ý so sánh có thể bị lược bớt.
- Vế B có thể đảo lên trước vế A.
*Gv: Khi phép so sánh có sự biến đổi về mô hình cấu tạo sẽ tặng hiệu quả diễn đạt:
VD3a. Lê Anh Xuân như nói hộ nỗi lòng của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Văn Trỗi khi ở pháp trường trước giờ anh bị thực dân Pháp hành hình, đó là tình cảm của anh đối với quê hương đất nước, anh nhớ và trân trọng tất cả trong đó có các địa danh của Tổ quốc. Tác giả đã lấy hình ảnh dãy núi Trường Sơn đồ sộ, hùng vĩ kéo dài suốt miền Trung so sánh với “ chí lớn ông cha” để khẳng định niềm tự hào về thiên nhiên đất Việt như khí phách kiêu hùng một thời dựng và giữ nước.
-Ở phép so sánh thứ 2, nhà thơ đã dùng hình ảnh sông Cửu Long để so sánh với tình mẹ bao la sóng trào”. Cửu Long tên gọi 9 phân nhánh hạ lưu của sông Mê Kông là chảy trên địa phận Việt Nam. Sông lớn, nước mênh mông, sóng dạt dào như bài ca của tình mẫu tử. Nhà thơ khiến người đọc thêm thấm thía vẻ đẹp dòng sông yêu thương như tình mẹ bao la .
- Trong mô hình cấu tạo, phần nào không thể thiếu?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Theo em có khi nào phép SS chỉ có vế B?
3. Kết luận: ghi nhớ Tr 25.
- HS đọc ghi nhớ.
=> so sánh ngầm - phép ẩn dụ
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS làm miệng .
- Gọi HS bổ sung
GV củng cố ghi nhớ; trong phép so sánh có rất nhiều cách so sánh: So sánh cùng loại, so sánh khác loại. Tuỳ tình huồng và mục đích mà người nói- viết lựa chọn sử dụng...
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- GV gọi HS xung phong làm trên bảng
- GV củng cố, mở rộng về phạm vi sử dụng của so sánh trong thành ngữ và trong đời sống.
- Nêu cầu của bài tập :
+ Phân lớp làm 2 nhóm , mỗi nhóm tìn trong một văn bản.
+ Chọn và phân tích cấu tạo của một phép so sánh mà em thích nhất?
- GV chữa 3 bài
Bài 1:
HS thảo luận nhóm bàn, trả lời.
a. So sánh đồng loại: người - người, vật- vật
b. So sánh khác loại: người- vật, vật- người, cụ thể- trừu tượng
Bài 2:
HS suy nghĩ, làm trên bảng.
VD: Khoẻ như voi(hùm, vâm, lực sĩ...)
=> 1 đối tượng có thể so sánh với nhiều đối tượng khác nhau.
Bài 3: 
- HS tìm phép so sánh và xác định cấu tạo.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Phân tích mô hình cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ? Tác dụng?
 a.Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền.
 Êm như gió thoảng cung tiên
 Cao như thông vút, buồn như liễu
 Nước lặng, mây ngừng, ta đứng im
 ( Thế Lữ)
 b. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
 Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
 Như đưa trẻ thơ đói lũng gặp sữa
 Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
 ( Chế Lan Viên)
-=> Một vế A nhưng nhiều vế VB thể hiện sự phong phú, tinh tế, sinh động của hình ảnh, cảm xúc...
2. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào từ “là” là từ so sánh:
a. Mẹ trất tự hào vì con là một học sinh giỏi.
b. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
 ( Đỗ Trung Quân)
c. Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
 (Tố Hữu)
c. Em là học sinh lớp 6.
- Hoạt động cá cặp đôi: Các nhóm giơ tay giành quyền trả lời.
- GV tổng hợp: trường hợp nào từ “là” là từ so sánh: b.c ( Có tác dụng đối chiều hai sự vật/ sự việc...)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Sưu tầm những câu tục ngữ, thành ngữ lưu truyền trong cuộc sống hàng ngày có sử dụng pháp so sánh? 
- Thống kê các phép so sánh trong bài “ Sông nước Cà Mau” và ghi lại các từ dùng để so sánh? 
- Thử bỏ phép so sánh trong các câu văn và so sánh câu diễn đạt thông thường với câu có sử dụng so sánh?
---------------------------
Tuần 22 - Tiết 84
Ngày soạn:.................
Ngày dạy....................
VƯỢT THÁC
Võ Quảng
A. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: HS hiểu những nét chính về tác giả Võ quảng và văn bản “Vượt thác”. HS cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động trên sông nước được miêu tả trong bài. HS nắm được nghệ thuật phối cảnh thiên nhiên với cảnh sinh hoạt
2.Kỹ năng: HS rèn kĩ năng đọc, phân tích bài văn tự sự kết hợp miêu tả. Đặc biệt là hình ảnh so sánh độc đáo, sinh động.
3.Thái độ: HS yêu và tự hào về thiên nhiên, con người Việt Nam.Giáo dục ý thức trân trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
4. Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản miêu tả co sử dụng phép so sánh.
-Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
+ Động não : HS suy nghĩ và trình bày hiểu biết về thể loại 
+ Đặt câu hỏi : HS trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
+ Trình bày một phút : trình bày nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
C. CHUẨN BỊ: Hình ảnh- tư liệu
-Phiếu học tập:
 Đọc kĩ phần đầu văn bản và hoàn thành phiếu học tập sau:
CHI TIẾT-HÌNH ẢNH
NHẬN XÉT
Hai bên bờ
Dòng sông 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hát tập thể: Hạt gạo làng ta - Thơ Trần Đăng Khoa
Giới thiệu bài: Nhà thơ Hải Dương gắn bó với đất và người Hải Dương: Cánh đồng lúa trĩu bông - dòng sông Kinh Thầy, đầm sen ngọt ngào và người mẹ nông dân tảo tần mưa nắng. Nhà văn Võ Quảng cũng tha thiết với con sông Thu Bồn đẹp hùng vĩ và dịu dàng, thơ mộng. Con sông ấy đi vào những trang văn trong “ Quê nội” của tác giả..
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG 
- Đọc chú thích SGK
- Hãy nêu những nét lớn về tác giả, tác phẩm ?
- HS nhận xét.
- GV giới thiệu ảnh tác giả, bổ sung kiến thức.
- Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm: Quê nội ?
-Vị trí đoạn trích SGK ? 
- Qua đọc ở nhà , em hãy cho biết : Vị trí quan sát và trình tự miêu tả?
1.	Tác giả sgk.
- Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam
- Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi
2. Văn bản 
- Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội”
- “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng
- Vị trí quan sát và trình tự miêu tả: trên con thuyền vượt thác và trình tự thời gian, không gian.
 Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tàiCách mạng Tháng Tám. Quê nội nằm trong số ba tác phẩm của Võ Quảng giúp nhà văn nhận được Giải thưởng nhà nước năm 2007.
 Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
- - hướng dẫn đọc
- - Nghe đọc diễn cảm qua Elearning
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét
- HD HS giải nghĩa từ khó.
-E

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chu_de_truyen_hien_dai_phep_tu_tu_so_s.doc