Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Chủ đề: Thơ mới. Câu nghi vấn
-Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Chủ đề: Thơ mới. Câu nghi vấn
hình thức) và phân tích tác dụng của câu nghi vấn đó. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Học sinh: tiếp nhận và thức hiện nhiệm vụ Giáo viên: quan sát HS làm bài KT Dự kiến sản phẩm: Hướng dẫn chấm Câu 1 (5 điểm) * Mức tối đa: (5 điểm) HS cần trình bày được - Cùng là hướng về quá khứ nhưng mỗi bài thơ có nội dung, cảm hứng khác nhau. (0,5 đ) - Bài Ông đồ là hoài niệm về một nét văn hoá đã bị mai một : thú chơi chữ, sùng bái chữ Nho, sùng kính ông đồ. Đây là nét đẹp văn hóa thời Nho học.(1 đ) Tâm trạng của nhà thơ còn thể hiện ở lòng thương cảm cho một lớp người lạc thời đã lùi về dĩ vãng. (1 đ) - Bài Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để bày tỏ niềm hoài vọng về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, cùng với ý thức khẳng định cá nhân và niềm khao khát tự do của người dân Việt Nam đương thời. (1,5 đ) Bài thơ bộc lộ tình yêu nước thầm kín. (1 đ) * Mức chưa tối đa (2 đ) HS trình bày được ½ yêu cầu trên * Mức không đạt (0 đ) HS không làm hoặc làm lạc đề Câu 2 (5 điểm) * Mức tối đa - HS chép chính xác câu thơ có sử dụng câu nghi vấn, chỉ rõ dấu hiệu nhận biết (2 đ) - HS phân tích được tác dụng của câu nghi vấn, trình bày, diễn đạt dưới dạng một đoạn văn ngắn, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. HS cần phân tích tác dụng sát với nội dung ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. (3 điểm) * Bước 3: HS báo cáo kết quả - GV: gọi HS nộp bài - HS: nộp bài * Bước 4: GV đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung về ý thức làm bài của cả lớp. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng/ sáng tạo (2 phút) a. Mục tiêu: HS hiểu sâu sắc hơn về các KT của chủ đề b. Nội dung: HS sưu tầm thêm các ngữ liệu là các bài nghiên cứu, phê bình về 2 bài thơ hoặc các tư liệu về chủ đề vừa học. c. Sản phẩm hoạt động: Tư liệu HS thu thập tìm hiểu d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ GV nêu yêu cầu HS tiếp nhận Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (ở nhà) Bước 3: Báo cáo kết quả (Tiết sau) Bước 4: Đánh giá kết quả (Tiết sau * Hướng dẫn về nhà - Tiếp tục ôn tập chủ đề, làm hết các BT - Soạn bài tiếp: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh Trả lời câu hỏi: Cần có những cách sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh như thế nào cho hợp lý? ............... Hết tiết .................... Tuần 20 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Thời gian thực hiện: 1 tiết Ngày soạn: 14/01/2021 Tiết 80 Ngày dạy: 18 /01/2021 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh; biết sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh. - Nắm chắc yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tạo lập một đoạn văn thuyết minh. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc: soạn bài, làm bài tập đầy đủ. - Chăm chỉ: Tìm hiểu về các sự vật hiện tượng xung quanh, thuyết minh về nó (nói, viết) II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: Bảng, phấn. 2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu (3 phút) a) Mục tiêu - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới và để HS huy động kiến thức cũ. b) Nội dung: GV nêu yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về văn thuyết minh, về đoạn văn để trình bày các cách sắp xép ý trong đoạn văn TM. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Cách thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa yêu cầu cho HS: Cần có những cách sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh như thế nào cho hợp lý? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình. Dự kiến sản phẩm Khi viết một đoạn văn thuyết minh, cần xác định và trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo trình tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).... Bước 3: Báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: GV đánh giá kết quả GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn trong văn bản thuyết minh a) Mục tiêu HS nhận dạng được các đoạn văn thuyết minh, biết các cách sắp xếp trình bày ý trong đoạn văn TM. b) Nội dung Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu, nhận dạng các đoạn văn TM, phát hiện cách sắp xếp ý. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, PHT d) Tổ chức thực hiện: 16 phút * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1 - Gv: Chia 2 nhóm Đọc kĩ đoạn văn thuyết minh mục 1.a , b(SGK). ? Em hãy xác định câu chủ đề (từ ngữ CĐ) của đoạn? Các câu sau có ý nghĩa gì? ? Từng đoạn văn trình bày theo cách nào? - HS: tiếp nhận * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS: làm việc nhóm - Gv: quan sát, giúp đỡ Hs - Dự kiến sản phẩm Đoạn a: Câu chủ đề: Câu 1 Câu 2, 3, 4, 5: Làm rõ câu chủ đề. Đoạn b: Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng. Các câu tiếp theo: cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê. * Bước 3: Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày. * Bước 4: Đánh giá kết quả * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2 - Đọc đoạn a. ? Đoạn văn a thuyết minh về nội dung gì? thuyết minh cấu tạo của bút bi ? Nhược điểm của đoạn này là gì? ? Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu như thế nào? giới thiệu về cấu tạo-> phải chia thành từng bộ phận. ? Theo em đoạn văn trên nên chữa lại như thế nào? ? Mỗi đoạn nên viết lại như thế nào? - HS: tiếp nhận * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 2 - HS: làm việc nhóm - Gv: quan sát, giúp đỡ, yêu cầu HS làm bố cục ra giấy. - Dự kiến sản phẩm Nhược điểm: Trình bày lộn xộn Chữa lại: Tách thành hai đoạn. Đoạn 1: Thuyết minh phần ruột bút bi, gồm đầu bút bi và ống mực loại mực đặc biệt. Đoạn 2: Phần vỏ: gồm ống nhựa hoặc sắt, bọc ruột bút và làm cán bút viết phần này gồm ống, nắp bút có lò xo. * Bước 3: Báo cáo kết quả 2 Đại diện nhóm trình bày. * Bước 4: Đánh giá kết quả 2 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 3 GV yêu cầu HS đọc đoạn văn b. ? Đoạn b có nhược điểm gì? ? Theo em nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp gì? ? Vậy em nên chia ra làm mấy đoạn? ? Mỗi đoạn nên viết lại như thế nào? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 2 - HS: làm việc nhóm - Gv: quan sát, giúp đỡ, yêu cầu HS làm bố cục ra giấy. - Dự kiến sản phẩm - Câu trả lời của HS: Lộn xộn -> PP: phân loại, phân tích. - Chữa lại: Tách 3 đoạn Phần đèn: Có bóng đèn, đui đèn, dây điện, công tắc. Phần chao đèn. Phần đế đèn. * Bước 3: Báo cáo kết quả 3 Đại diện nhóm trình bày. * Bước 4: Đánh giá kết quả 3 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 4 GV nêu câu hỏi: Qua những bài tập trên, theo em khi làm một bài văn thuyết minh cần xác định điều gì? Viết đoạn văn cần chú ý đến điều gì? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 4 - HS: làm việc nhóm - Gv: quan sát, giúp đỡ, yêu cầu HS làm bố cục ra giấy. - Dự kiến sản phẩm HS TL: Cần xác định đối tượng TM, đặc điểm của đối tượng; xác định PP TM; sắp xếp các đặc điểm của đối tượng * Bước 3: Báo cáo kết quả 4 HS trình bày, nhận xét, bổ sung * Bước 4: Đánh giá kết quả 4 GV chốt, lưu ý HS ghi nhớ I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh Đoạn a: Câu chủ đề: Câu 1 Câu 2, 3, 4, 5: Làm rõ câu chủ đề. Đoạn b: Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng. Các câu tiếp theo: cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê. 2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn: Đoạn a Nhược điểm: Trình bày lộn xộn Chữa lại: Tách thành hai đoạn. Đoạn 1: Thuyết minh phần ruột bút bi, gồm đầu bút bi và ống mực loại mực đặc biệt. Đoạn 2: Phần vỏ: gồm ống nhựa hoặc sắt, bọc ruột bút và làm cán bút viết phần này gồm ống, nắp bút có lò xo. * Đoạn b: - Lộn xộn - Chữa lại: Tách 3 đoạn Phần đèn: Có bóng đèn, đui đèn, dây điện, công tắc. Phần chao đèn. Phần đế đèn. 3. Kết luận Ghi nhớ( SGK) 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lí thuyết vừa học để làm bài tập. b. Nội dung: HS làm bài tập trong SGK: c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện (10 phút) * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia nhóm, nêu yêu cầu Nhóm 1: Bài tập 1 ? Viết đoạn mở bài, kết bài cho đề văn thuyết minh: Giới thiệu trường em. Nhóm 2: Bài tập 2 ? Viết đoạn văn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: làm việc cá nhân Giáo viên:quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết Dự kiến sản phẩm: Bài tập 1 - Viết mở bài phải giới thiệu chung về trường em(như tên trường,vị trí...); - Vết bài nêu cảm nghĩ chung về ngôi trường. Bài tập 2: Giới thiệu về Hồ Chí Minh - Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình. - Vài nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp. - Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại. * Bước 3: Báo cáo kết quả - HS: đọc đoạn avwn vừa viết * Bước 4: Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> GV chốt kiến thức II. Luyện tập BT 1 Viết mở bài và kết bài cho đề văn: "Giới thiệu trường em" Mở bài: Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học". KB: Ngôi trường luôn là ngôi nhà yêu quý thứ hai của em, nơi đó gắn với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Là nơi cho em học hỏi được nhiều điều mới lạ và lý thú, mở ra trước mắt em những chân trời mới. Em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ sự cố gắng của mình làm đẹp thêm cho ngôi trường này. BT 2 Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bác là nhà cách mạng lỗi lạc, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Người sinh ra tại quê ngoại Kim Liên, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1911 với bí danh là Văn Ba, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài Người đã tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu con đường cứu nước. Sau khi trở về Việt Nam, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi tới thắng lợi. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS viết đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân c. Sản phẩm hoạt động: Đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện (7 phút) * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân - HS tiếp nhận nhiệm vụ * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: làm việc cá nhân Giáo viên: theo dõi, giúp đỡ Dự kiến sản phẩm của HS Thông tin của mình: Tên, tuổi, nhà ở, hiện đang học lớp, trường nào? Thông tin về gia đình: Nhà em có mấy người, gồm những ai? Có thể nêu thêm về địa chỉ nhà, thông tin nghề nghiệp của bố mẹ, ông bà .... Nói về tính cách, sở thích, ước mơ của bản thân. * Bước 3: Báo cáo kết quả - HS đọc đoạn văn của mình * Bước 4: Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng/ sáng tạo (3 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về đoạn văn thuyết minh để tìm hiểu, sưu tầm các đoạn/ bài văn TM với các cahs sắp xếp trình bày khác nhau b. Nội dung: HS sưu tầm các đoạn văn thuyết minh và chỉ ra cách sắp xếp đoạn văn đó. c. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của HS d. Tổ chức thực hiện (3 phút) * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV nêu yêu cầu. HS tiếp nhận * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (ở nhà) * Bước 3: Báo cáo kết quả (Tiết sau) * Bước 4: Đánh giá kết quả (Tiết sau) * Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục ôn luyện viết đoạn văn TM - Ôn tập về cách PP thuyết minh - Ôn tập về thơ trữ tình giai đoạn 1930- 1945. - Soạn bài Quê hương của Tế Hanh theo hệ thống câu hỏi Đọc- hiểu văn bản Văn bản QUÊ HƯƠNG Tế Hanh Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: ......Văn bản KHI CON TU HÚ - Tố Hữu- I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị thiết tha. -Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ. 2. Năng lực: -Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ. Năng lực cảm thụ văn học. 3.Phẩm chất: -HS biết yêu sự sống, bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước cho HS. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học Học liệu: Bảng phụ, tranh ảnh, tư liệu về Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài “Quê hương”. Chuẩn bị bài: trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản sgk. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút) 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ trẻ đang hoạt động cách mạng sôi nổi bị bắt giam.. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề - Giáo viên yêu cầu: ? Kể tên một bài thơ em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS của tác giả Tố Hữu? ? Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy? - Học sinh tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân - Giáo viên: gợi dẫn - Dự kiến sản phẩm: + Bài thơ “Lượm” trong Ngữ văn 6 + Bài thơ được sáng tác năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Bằng sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, tác giả đã khác họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi... * Báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét. ->Giáo viên dẫn vào bài: Tố Hữu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào thơ ca Cách Mạng Việt Nam. Mỗi chặng đường Cách mạng, chặng đường đời của tác giả đều đi song song với chặng đường thơ. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu một sáng tác trong thời kì đầu hoạt động Cách mạng của nhà thơ khi ông còn rất để hiểu về tâm tư, tình cảm cũng như tài năng thơ ca đặc sắc của Tố Hữu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I. Giới thiệu chung (10 phút) 1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Tố Hữu và văn bản “Khi con tu hú”. 2. Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Trình bày dự án tác giả Tố Hữu. - Học sinh tiếp nhận. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đại diện nhóm trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét. - Giáo viên: nhận xét - Dự kiến sản phẩm: - Tố Hữu (1920- 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành quờ ở Thừa Thiên-Huế. - Ông được giác ngộ cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên. - Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN. *Báo cáo kết quả: trình bày theo nhóm. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. Gv bổ sung: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Giác ngộ cách mạng và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm1937-1938. Tháng 4-1939, ông bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3- 1942, vượt ngục Đắc Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng. Hoạt động bí mật đến 1945, làm Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên- Huế. Hiện nay, ông là đặc phái viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Tác phẩm chính: Từ ấy (thơ,1946); Việt Bắc (thơ, 1954); gió lộng (thơ 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992) - Giải thưởng văn học: Giải nhất giải thưởng văn học hội văn nghệ việt nam 1954-1955; Giải thưởng văn học ASEAN(1996). Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật (đợt 1,1996). ? Nêu những hiểu biết về văn bản? (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại) 1 HS trả lời. Dự kiến TL: - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác ở nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập “Từ ấy”- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu. - Thể loại: thơ lục bát Gv: hướng dẫn đọc - Giọng thiết tha cuối bài cú nghẹn ngào uất ức, chú ý các câu ngắt nhịp 6/2, 3/3. - Gọi HS đọc văn bản. - Gọi HS nhận xét. - Gv nhận xét, đọc mẫu. - Gọi HS đọc. HS: - Đọc. - Nhận xét. - Chú ý các chú thích 1,4. ? Bài thơ được chia làm mấy đoạn? ? Nội dung của từng đoạn? 2 phần: - 6 câu đầu: Tiếng tu hú thức dậy mùa hè rực rỡ trong lòng người tù cách mạng- nhà thơ. - 4 câu cuối: Tiếng chim tu hú bừng dậy khát vọng tự do trong lòng người tù. II. Đọc- hiểu văn bản: (21’) 1. Tìm hiểu chung: 1. Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu về nhan đề và hình ảnh mở đầu bài thơ. 2. Phương thức thực hiện: nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của nhóm học sinh. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: ? Em hiểu gì về nhan đề của bài thơ? Hãy viết một câu văn ngắn gọn có 4 chữ đầu “Khi con tú hú” để tóm tắt nội dụng bài thơ? ? Vì sao tiếng chim tu hú lại tác động mạnh đến tâm hồn nhà thơ? - Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời cá nhân- nhận xét. - Giáo viên: nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: - Nhan đề bài thơ chỉ là một vế phụ của một câu văn trọn ý -> Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội; càng thèm khát cháy bảng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. -Vì: + Nhà thơ - người chiến sĩ CM mới 19 tuổi – vào tù. + Vì đó là tín hiệu của mựa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, là tín hiệu gợi bầu trời cao lồng lộng của tự do. *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 2. Bức tranh mùa hè: 1. Mục tiêu: giúp học sinh cảm nhận bức tranh mùa hè rực rỡ qua cảm nhận của người tù cách mạng. 2. Phương thức thực hiện: cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: ? Đọc khổ thơ đầu? THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN (5 phút) ? Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng những gì? ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và tác dụng của nó trong khổ thơ trên? - Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời - nhận xét. - Giáo viên: nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: - Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng: + Hình ảnh: lúa chín, trái cây ngọt dần, vườn râm, tiếng ve, nắng đào, trời xanh, diều sáo. + Âm thanh tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều. + Màu sắc: màu vàng (bắp rây), màu đỏ (trái chín), màu hồng (nắng đào), màu xanh (trời xanh). - Cách sử dụng từ ngữ: sử dụng nhiều danh từ động từ, tính từ: + DT: con tu hú, lúa chiêm, trái cây, vườn râm, ve, bắp, sân, nắng, trời, diều sáo... + ĐT: gọi, ngân, lộn nhào... + TT: đầy, chín, ngọt, râm, rộng, cao... => Cảnh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị. Mọi vật sống động, mạnh mẽ. ? Cảnh sắc mùa hè có phải là cảnh tác giả nhận thấy trực tiếp hay không? Qua đó giúp em hiểu gì về nhà thơ Tố Hữu? - Điều đó cho thấy tác giả có sức cảm
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_khoi_8_chu_de_tho_moi_cau_nghi_van.doc