Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs nắm được:

1- Kiến thức:

Đặc điểm yêu cầu và cách làm bài văn NL về tp truyện ( đoạn trích)

2- Kĩ năng:

Xác định các bước làm bài văn NL về tp truyện ( đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.

3- Thái độ:

Tuân thủ và thực hiện đúng các bước khi làm bài NL về 1 tác phẩm truyện( đoạn trích)

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tổng hợp kiến thức, năng lực sáng tạo, hợp tác nhóm.

- Phẩm chất : Chăm chỉ học tập, tìm tòi tri thức; trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình.

B- Chuẩn bị:

1- Gv: SGK, SGV, Giáo án,

2. Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: Khởi động.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ : Giao đề Tập làm văn về nhà.

* Khởi động vào bài mới:

GV dẫn dắt kiến thức từ tiết trước để bước vào tiết học này.

 

doc 25 trang linhnguyen 06/10/2022 9880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021
 mấy phần?
- Mục tiêu: Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biển chuyển giao mùa.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu quê hương đất nước, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
- Thời gian : 27 phút.	
- Chiếu khổ thơ đầu
? Mở đầu bài thơ Hữu Thỉnh viết:
 “ Bỗng nhận ra hương ổi”, từ bỗng diễn tả một trạng thái như thế nào ?
? Nhà thơ bất ngờ, ngạc nhiên nhận ra điều gì? (nhận ra hương ổi) 
- GV bình: Như thế, mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải sắc vàng của hoa cúc, cũng không phải vị thơm của hương cốm làng Vòng mà là hương ổi- thứ hương hoa vườn quê, ngõ xóm, thân thuộc với tuổi thơ mà ít nhà thơ viết về mùa thu để ý. 
? Cách viết của tác giả về hương ổi có gì đặc biệt ? (Từ "phả" có nghĩa là gì ?)
? Như vậy nhà thơ cảm nhận như thế nào về tín hiệu đầu tiên của phút giao mùa.
? Từ hương ổi, nhà thơ còn nhận ra tín hiệu nào của đất trời sang thu? (Từ hương mà nhận ra gió)
? Hình ảnh “ gió se” giúp em cảm nhận được điều gì về tiết trời mùa thu?
- GV bình: Hai tín hiệu "hương ổi", " gió se", đủ để ta cảm nhận được thời tiết lúc này đang có sự giao hòa giữa hạ và thu. Mùa hạ dường như đã kết tinh trong trái chín, gọi thu về trong cơn gió heo may. 
? Nhà thơ còn nhận ra tín hiệu nào nữa của đất trời sang thu? (Nhận ra sương thu)
? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, cảm nhận ở hình ảnh làn sương? 
- GV bình : Như thế không chỉ bất ngờ nhận ra hương, rồi từ hương mà nhận ra gió, Hữu Thỉnh còn nhận thấy sương thu. Sương thu chuyển động nhẹ nhàng, giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm tạo nên một không gian mờ ảo. Con ngõ ở đây có thể là con ngõ thực của làng quê, ngõ xóm nhưng cũng có thể là con ngõ thời gian thông giữa hai mùa từ hạ sang thu. 
- Mặc dù nhà thơ đã ngửi thấy hương thu bằng khứu giác, đã chạm thấy hơi thu bằng xúc giác, đã nhìn thấy sương thu bằng thị giác nhưng Hữu Thỉnh vẫn nói như thế nào về cảm nhận của mình trước những tín hiệu giao mùa ? (Hình như thu đã về )
? Từ "Hình như" biểu đạt cảm giác như thế nào? 
? Từ việc phân tích trên, hãy khái quát lại nội dung chính của khổ thơ đầu? Ta cảm nhận được điều gì về tâm hồn nhà thơ qua khổ thơ ấy? 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện nhóm 3 lên bảng trình bày.
- Các nhóm bổ sung.
- Hs đọc.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả: Hữu Thỉnh
- Sinh năm 1942, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.
- Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ và cũng bắt đầu sáng tác thơ. 
- Hữu Thỉnh viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu với những cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo.
- Tác phẩm tiêu biểu: 
 + Từ chiến hào đến thành phố.
 + Trường ca biển.
 + Thư mùa đông.
2- Bài thơ:
a- Đọc- Thảo luận chú thích:
b- Tìm hiểu chung.
* Hoàn cảnh sáng tác: Mùa thu năm 1977, khi đất nước vừa độc lập, thống nhất. 
* Đề tài: Viết về thời điểm giao mùa giữa hạ và thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
* Thể thơ: 5 chữ. 
* Phương thức biểu đạt: Biểu cảm+ miêu tả.
* Bố cục: 3 phần.
 - Khổ 1: Cảm nhận của nhà thơ trước những tín hiệu sang thu.
 - Khổ 2: Cảm nhận của nhà thơ về sự chuyển mình của thiên nhiên tạo vật sang thu.
 - Khổ 3: Cảm nhận của nhà thơ về những biến đổi trong lòng tạo vật lúc sang thu.
II/ Phân tích:
1/ Cảm nhận của nhà thơ trước những tín hiệu sang thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
+ Từ "bỗng": diễn tả trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên.
+ Động từ "phả": tỏa vào, trộn vào không gian.
-> Nhà thơ ngỡ ngàng, chợt nhận ra hương ổi đang độ chín, đặc sánh, nồng nàn ướp đậm không gian vườn ngõ.
+ Từ “gió se”: gợi cảm giác tiết thu lành lạnh.
-> Cùng với hương ổi, Hữu Thỉnh nhận ra gió heo may se lạnh, thứ gió đặc trưng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.
 + Từ láy “chùng chình”: Cố ý chậm lại
 -> Sương thu được nhân hóa, nó như cố ý đi chậm lại, giăng mắc nhẹ nhàng nơi đường thôn, ngõ xóm. 
+ Từ "hình như": biểu đạt sự mơ hồ, chưa chắc chắn trong cảm nhận.
ó Khổ đầu của bài thơ là những cảm nhận của Hữu Thỉnh về không gian làng quê sang thu. Tuy mới chỉ qua những tín hiệu ban đầu nhưng ta đã cảm nhận được ở nhà thơ một tâm hồn biết rung cảm tinh tế trước những biến chuyển của thiên nhiên, tạo vật.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khổ thơ thứ nhất.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'	
 1- Theo các em trong bức tranh mùa thu ở khổ thơ đầu được thể hiện bằng ngôn từ có những hình ảnh nào ?
 2- Khổ thơ có rất nhiều hình ảnh thơ hay. Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh (hoặc khổ thơ) yêu thích.
Hoạt động 5 : Mở rộng tìm tòi.
- Đọc thêm: Những bài thơ viết về mùa thu.
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích bài thơ.
- Làm bài tập 2 (Luyện tập).	
- Chuẩn bị bài: Nói với con
..............................................................................................................................................
Soạn: 10/ 3/ 2021 Dạy: / 3/ 2021
Tiết 124- Văn bản :
 SANG THU( tiếp)
 (Hữu Thỉnh)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biển chuyển giao mùa.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu quê hương đất nước, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
- Thời gian : 27 phút.	
? Đất trời sang thu tiếp tục được cảm nhận sâu hơn qua những sự vật, hiện tượng nào ở khổ 2? (qua hình ảnh dòng sông, cánh chim, đám mây) 
? Dòng sông và cánh chim mùa thu được miêu tả bằng thủ pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó ?
 - Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh dòng sông? Hình ảnh cánh chim ? 
- GV bình : Con sông quê lúc này đã bắt đầu ít nước. Nó không ào ạt cuộn chảy như mùa hạ, dòng chảy như lắng lại trong cảm giác nghỉ ngơi thư giãn. Trên bầu trời, những cánh chim dường như cũng cảm nhận được biến chuyển của tiết trời sang thu nên phải gấp gáp, vội vã bay đi tránh rét.
? Trên nền không gian ấy, Hữu Thỉnh còn cảm nhận được biến chuyển của đất trời sang thu qua hình ảnh nào? (Hình ảnh đám mây)
? Chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh đám mây? Tác dụng của nghệ thuật đó ?
? Em hình dung như thế nào về vẻ đẹp của đám mây ?
- GV bình: Đó là đám mây của mùa hạ còn sót lại, nó mỏng nhẹ và kéo dài trên bầu trời mùa thu xanh trong. Đám mây ấy giống như nhịp cầu nối hai bờ thời gian từ hạ sang thu tạo nên cảm giác vừa thực lại vừa ảo. Đám mây là thực, bờ thời gian là ảo. Bởi lấy không gian để tả thời gian, bởi lấy thực để tả ảo nên qua hình ảnh đám mây ta như nhìn thấy được phút giao mùa. Có thể nói "Đám mây" là hình ảnh đặc sắc nhất của bức tranh thu, làm cho bức tranh thu sinh động hẳn lên. 
 Hoạt động cặp đôi:
? Nếu như khổ một là những cảm nhận ban đầu của Hữu Thỉnh về không gian làng quê sang thu thì ta có thể nói như thế nào về khổ 2 của bài thơ ? Qua đây em cảm nhận được điều gì trong tâm hồn nhà thơ ?
- HS suy nghĩ cá nhân 1 phút, cặp 1’
- Các cặp báo cáo, bổ sung
- GV chốt.
- Chiếu khổ thơ thứ ba:
? Ở khổ thơ thứ 3, Hữu Thỉnh đã viết về sự biến đổi trong lòng tạo vật lúc sang thu bằng cách nào? (Chú ý vào các hình ảnh “nắng”, “mưa”, “sấm”, “hàng cây”)
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ, trong đoạn thơ? ( Chú ý vào các từ “bao nhiêu”, “vơi”, “bớt”?
? Việc chọn lọc hình ảnh và từ ngữ đem lại hiệu quả nào? (Lớp nghĩa thực của những hình ảnh trên là gì?)
- GV bình : Cuối hạ sang thu đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Còn nắng nhưng không quá chói chang, còn mưa nhưng mưa không ào ạt, còn sấm nhưng sấm không dữ dội. Và trong tiết trời ấy, hàng cây như già hơn, không còn độ non tơ, mỡ màng nữa. 
? Đoạn thơ không chỉ có lớp nghĩa thực mà còn có một lớp nghĩa ẩn dụ tập trung ở hai câu cuối. Lớp nghĩa ấy được biểu đạt qua hình ảnh nào ?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? “Sấm” ẩn dụ cho điều gì ? 
? “hàng cây đứng tuổi” ẩn dụ cho điều gì?
? Hai câu thơ gửi gắm suy ngẫm gì của tác giả về con người và cuộc đời?
- GV chốt.
? Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ- năm 1977 khi đất nước vừa trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp rồi chống Mĩ, ngoài việc gửi gắm suy ngẫm về con người và cuộc đời, bài thơ còn gợi suy ngẫm gì về đất nước? 
- GV bình: Tới đây ta thấy không chỉ hai câu cuối mà toàn bộ bài thơ bừng dậy một lớp nghĩa khác gắn với con người và cuộc đời. Thì ra, mỗi khổ thơ là những cung bậc cảm xúc khác nhau của con người ở thời điểm sang thu của cuộc đời. Ở thời điểm đó, con người ta có sự bâng khuâng, bịn rịn, lưu luyến cái ào ạt, sôi động thời tuổi trẻ và gấp gáp, khẩn trương lo toan cho thời kì mới. Không những thế, con người ta còn có sự lắng lại bởi suy tư, sự vững vàng bởi trải nghiệm. Và như thế, thiên nhiên và con người cùng đập một nhịp đập sang thu.
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Từ sự phân tích trên, hãy nêu nhận xét khái quát về khổ cuối của bài thơ? Qua đây em hiểu thêm được điều gì về Hữu Thỉnh ? 
- GV chốt.
? Hãy khái quát những đặc sắc về nghệ thuật:
? Với những đặc sắc nghệ thuật đó, bài thơ đã thể hiện được điều gì ?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS suy nghĩ cá nhân 1 phút, cặp 1’
- Các cặp báo cáo, bổ sung
TL cá nhân
- HS suy nghĩ cá nhân 1 phút, cặp 1’
- Các cặp báo cáo, bổ sung
TL cá nhân
TL cá nhân
II/ Phân tích:
1/ Cảm nhận của nhà thơ trước những tín hiệu sang thu:
2/ Cảm nhận của nhà thơ về sự chuyển 
mình của thiên nhiên tạo vật sang thu:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Nghệ thuật đối (sông dềnh dàng / chim vội vã ): Diễn tả sự vận động trái chiều của sự vật trong cách đón nhận mùa thu.
-> Dòng sông chậm chạp, thong thả, bình lặng trôi.
-> Những cánh chim vội vã, gấp gáp chuẩn bị tránh rét...
- Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với cách lấy không gian để tả thời gian (đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu) : vừa diễn tả vẻ đẹp của đám mây mùa hạ, vừa cho người đọc như nhìn thấy được phút giao mùa.
-> Đám mây mùa hạ mỏng nhẹ, duyên dáng nối hai bờ thời gian từ hạ sang thu. 
ó Khổ 2 của bài thơ là cảm nhận của Hữu Thỉnh về không gian đất trời sang thu. Không còn là sự mơ hồ nhận ra mà là sự cảm nhận rõ rệt hơn; không còn là các nét cảnh ở độ hẹp mà cảnh vật được mở rộng ra ở bầu trời và mặt đất. Ta nhận thấy ở Hữu Thỉnh sự say sưa trước những biến đổi của thiên nhiên, tạo vật.
3/ Cảm nhận của nhà thơ về những biến đổi trong lòng tạo vật lúc sang thu: 
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
 - Chọn lọc những hình ảnh: “nắng”, “sấm”, “mưa” để tái hiện những nét đặc trưng của thời tiết lúc giao mùa.
- Các từ ngữ “bao nhiêu”, “vơi”,“ bớt” diễn tả mức độ khác nhau của những hiện tượng thời tiết lúc sang thu.
-> Tạo nên lớp nghĩa thực: Thời tiết cũng đang có sự chuyển biến rõ rệt từ hạ sang thu.
- Hình ảnh ẩn dụ “sấm” và “hàng cây đứng tuổi”.
 + “Sấm” là hình ảnh ẩn dụ cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
 + “Hàng cây đứng tuổi” ẩn dụ cho con người đã từng trải.
-> Gửi gắm những suy ngẫm của nhà thơ về thời điểm sang thu của con người và cuộc đời: Khi con người đã có tuổi, ở độ sang thu sẽ có những trải nghiệm, những suy nghĩ sâu sắc, sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
 Gửi gắm suy ngẫm về đất nước: Đất nước đã trải qua những gian lao thử thách thì sẽ vững vàng hơn, bản lĩnh hơn trước chặng đường sắp tới.
ó Khổ 3 của bài thơ là cảm nhận sâu sắc của Hữu Thỉnh về sự chuyển biến âm thầm trong lòng tạo vật lúc sang thu. Qua đây ta thấy Hữu Thỉnh không chỉ là một người có những rung cảm tinh tế trước những biến chuyển của thiên nhiên tạo vật mà còn là một con người biết nhìn, biết lắng nghe, biết quan tâm sâu sắc tới cuộc sống và con người.
III/ Tổng kết.
1/ Nghệ thuật.
- Sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ
- Hệ thống hình ảnh chọn lọc, đặc sắc.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ .
2/ Nội dung :
- Bài thơ thể hiện những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời sang thu.
- Qua bài thơ ta cảm nhận được ở Hữu Thỉnh một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu thiết tha với thiên nhiên, với cuộc sống và con người.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
- TG: 5'	
 1- Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong bài thơ Sang thu. Theo các em trong bức tranh mùa thu bằng ngôn từ này có những hình ảnh nào ?
 2- Bài thơ có rất nhiều hình ảnh thơ hay. Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh (hoặc khổ thơ) yêu thích.
Hoạt động 5 : Mở rộng tìm tòi.
- Đọc thêm: Những bài thơ viết về mùa thu.
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích bài thơ.
- Làm bài tập 2 (Luyện tập).	
- Chuẩn bị bài: Nói với con
..............................................................................................................................................
Soạn: 10/ 3/ 2021 - Dạy: / 3/ 2021
Tiết 125- Văn bản : 
NÓI VỚI CON( Tiết 1)
 ( Y Phương )
A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1- Kiến thức.
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.
2- Kĩ năng.
- Đọc- hiểu văn bản trữ tình.
- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
3- Thái độ :
- Trân trọng, tự hào về tình cảm gia đình, tình yêu con người quê hương.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất : Yêu thương gia đình, quê hương, trách nhiệm phát huy năng lực trí tuệ để cống hiến cho quê hương, chăm chỉ tìm tòi kiến thức.
B- Chuẩn bị: 
- GV : SGK, SGV, Giáo án, máy chiếu, bút dạ, hình ảnh minh họa...
- HS: SGK, vở ghi, vở soạn.
C- Tổ chức các hoạt động dạy- học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp..
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?
 Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
* Khởi động vào bài mới:
- HS nghe bài hát Tình cha.
? Bài hát gợi trong em điều gì? 
- Gv dẫn vào bài mới: Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình. Điều tạo nên cái riêng, độc đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm sơ lược những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và KT: sơ đồ tư duy, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + Thu thập thông tin, hợp tác, trình bày vấn đề
 + Phẩm chất: chăm chỉ tìm tòi tri thức về tác giả, tác phẩm.
- Thời gian: 10 phút.
? Căn cứ nhiệm vụ đã chuyển giao từ tiết trước và việc chuẩn bị bài ở nhà, các nhóm hãy trưng bày kết quả thu thập thông tin về nhà thơ Hữu Thỉnh. Nhóm 2 đại diện trình bày trước lớp.
GV nhận xét, khái quát, chốt.
- Gv hướng dẫn đọc:
 Giọng tâm tình thiết tha.
 GV đọc mẫu.
- 2 HS đọc.
- Thảo luận chú thích: (2), (3)
? Trong bài thơ có câu : “ Đan lờ cài nan hoa”. Em hiểu “ lờ” là dụng cụ dùng để làm gì?
? Theo em hiểu “ ken” có nghĩa là gì ?
? Em hiểu " Người đồng mình" có nghĩa là gì ?
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
? Em thấy bài thơ được làm theo thể thơ nào? 
? Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ ?
? Bài thơ có mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn ?
- Mục tiêu: Cảm nhận được giá trị về nghệ thuật và nội dung bài thơ.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu quê hương đất nước, trách nhiệm phát huy năng lực xây dựng quê hương.
- Thời gian : 27 phút.	
- Chiếu đoạn 1, HS đọc:
? Lời đầu tiên nói với con về cội nguồn, trước hết Y Phương tái hiện một khung cảnh gia đình, em hãy tìm những câu thơ thể hiện điều đó ?
? Nét nổi bật về nghệ thuật ở bốn câu thơ này là gì? 
( Gợi ý: 
 - Chú ý vào cấu trúc các câu thơ?
 - Sự lặp lại cấu trúc câu ấy đã tái hiện được điều gì ?
 - Ngoài việc điệp lại cấu trúc câu, em hãy nhận xét về cách nói ở những câu thơ này?
 - Sự khác lạ ấy thể hiện như thế nào qua 2 câu thơ “ Chân phải bước tới cha / Chân trái bước tới mẹ”?
 GV: Lẽ thông thường, dù chân phải hay chân trái thì bước chân của con người bao giờ cũng bước về một hướng nhất định. Vậy mà Y Phương lại viết: 
 Chân phải bước tới cha
 Chân trái bước tới mẹ. Tưởng như là vô lí nhưng lại thật có lí)
? Sự khác lạ trong cách nói còn được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ:
 “Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước tới tiếng cười"?
GV: Đúng thế! Bước chân con là cụ thể nhưng lại chạm tới cái vô hình, vô ảnh là tiếng nói, tiếng cười. 
? Với cách nói khác lạ ấy, Y Phương đã khẳng định điều gì?
? Qua những câu thơ chúng ta vừa tìm hiểu, em thấy Y Phương đã tái hiện được một khung cảnh gia đình như thế nào ?
GV bình: Bốn câu thơ tái hiện những bước đi chập chững đầu tiên của con trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Chân phải con có cha nâng, chân trái con có mẹ đỡ. Đích mà con bước tới là cha mẹ. Cha cho con niềm tin, ý chí, nghị lực. Mẹ cho con lòng nhân ái, yêu thương. Và con yên tâm biết bao khi ở trong vòng tay che chở ấy. Ngôi nhà như tràn ngập tiếng nói yêu thương, tiếng cười hạnh phúc.
Sau những câu thơ tái hiện khung cảnh gia đình, Y Phương đã nói về quê hương . Quê hương ấy hiện lên như thế nào? Trước khi tìm hiểu điều đó cô muốn giới thiệu với các em một vài hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống con người vùng núi cao Cao Bằng.
 Và bây giờ trở lại với đoạn thơ, chúng ta cùng tìm hiểu xem Y Phương nói về họ như thế nào nhé !
- GV chiếu đoạn thơ:
? Y Phương đã viết như thế nào về quê hương của người đồng mình?
? Quê hương mà nhà thơ nhắc đến bao gồm những gì ? 
? Y Phương đã viết về con người quê hương qua những dòng thơ nào?
? Tác giả đã gọi người quê hương bằng cụm từ nào ? 
? Có thể thay “người đồng mình” bằng “ người làng mình” được không? Vì sao?
? Ngoài sắc thái địa phương, cách gọi đó còn gợi được tình cảm nào?
? Vậy em nhận xét gì về cách gọi “ người đồng mình”?
? Những động từ " đan", " cài" ở câu thơ thứ hai gợi được điều gì?
- GV bình: Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của người đồng mình, những nan trúc, nan tre, nan nứa đã trở thành những vật dụng thật đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc