Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021

A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs nắm được:

1- Kiến thức.

- Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về liên kết câu, liên kết đoạn văn

- Một số phép liên kết thường dùngtrong việc tạo lập văn bản

- Một số lỗi có thể gặp trong văn bản.

2- Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng phép liên kết khi viết văn bản.

3- Thái độ:

Tuân thủ và sử dụng đúng liên kết câu và liên kết đoạn văn trong khi viết văn.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực hợp tác, giải quyết sáng tạo vấn đề , sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, sgk, sgv.

2- Hs: SGK, vở ghi, vở BT, dụng cụ học tập.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học

Hoạt động 1: Khởi động.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ:

 Để liên kết câu và liên kết đoạn văn có thể dùng các phương tiện nào?

 Hãy chỉ ra phương tiện liên kết trong đoạn văn sau:

 “ Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải nở. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy từ bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây.

Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về Liên kết

- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn.

- Hình thức: nhóm.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

 + Chăm chỉ tự học bài và tìm tòi tri thức.

- Thời gian: 75 phút.

 

doc 14 trang linhnguyen 06/10/2022 4520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021
 Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về Liên kết
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ tự học bài và tìm tòi tri thức.	
- Thời gian: 75 phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + GV giao nhiệm vụ:
 Bài tập 1.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.	
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
Sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm tương tự bài tập 1.
- Tạo nhóm theo yêu cầu
HĐ cá nhân: 4’, nhóm 4’.
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm bổ sung.
1- Bài 1:
a- Phép liên kết câu và liên kết đoạn
- Trường học – trường học (lặp -> liên kết câu)
- “như thế” thay cho câu cuối (thế -> liên kết đoạn)
b- Phép liên kết câu và đoạn văn
- Văn nghệ – văn nghệ (lặp -> liên kết câu)
- Sự sống – sự sống; văn nghệ – văn nghệ (lặp – liên kết đoạn)
c- Phép liên kết câu:
- Thời gian – thời gian-thời gian; con người – con người – con người (lặp)
d- Phép liên kết câu:
Yếu đuối – mạnh; hiền - ác (trái nghĩa)
2- Bài 2:
Các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề
- Thời gian (vật lý) – thời gian (tâm lý)
- Vô hình- hữu hình
- Giá lạnh – nóng bỏng
- Thẳng tắp – hình tròn
- Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm
3- Bài 3:	
a. Lỗi về liên kết nội dung: Các câu không phục vụ chủ đề của đoạn văn
-> Thêm 1 số từ ngữ, câu để tạo sự liên kết giữa câu
“Cắm đi 1 mình trong đêm. Trận đại đại đội 2 của anh ở phái bãi bồi bên 1 dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối”
b. Lỗi về liên kết nội dung: Trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lý
-> Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2, để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự việc
“Suốt 2 năm anh ốm nặng, chị làm quần quật...”
4- Bài 4: Lỗi về liên kết hình thức
a- Lỗi: Dùng từ ở câu 2 và 3 không thống nhất:
-> Thay đại từ “nó” -> “chúng”
b- Lỗi: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này
-> Thay từ “hội trường” ở câu 2 -> “văn phòng”.
5- Bài tập mở rộng:
Đọc phần văn bản sau và phân tích các phép liên kết có dùng trong đoạn văn.
 Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.
* Củng cố : - Gv khái quát nội dung bài
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ
Tập viết đoạn văn nghị luận bàn về ý nghĩa của lòng biết ơn.
Chỉ ra phương tiện liên kết đoạn văn.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc những bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí. Chỉ ra các phương tiện liên kết.
- Học nắm chắc nd bài. 
- Chuẩn bị: Nghĩa tường minh và hàm ý.
..Soạn: 2/ 3/ 2021- Dạy: 
Tiết 113- Văn bản:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải)
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs nắm được:
1- Về kiến thức.
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước
- Lẽ sống cao đẹp của 1 con người chân chính
2- Về kĩ năng.
- Đọc- hiểu 1 văn bản thơ trữ tình hiện đại
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về 1 hình ảnh thơ, 1 khổ thơ, 1 văn bản thơ.
3- Thái độ.
- Trân trọng, yêu quý thiên nhiên đất nước con người VN.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 - NL: Đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích chi tiết, bình giảng, cảm thụ thẩm mĩ...
 - PC: Yêu quê hương, đất nước; trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước; chăm chỉ tự học và hoàn thành bài học.
B- Chuẩn bị
- Gv: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ
- Hs: SGK, Vở ghi, vở soạn
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi: Hộp quà bí mật.
- Hình thức: cả lớp..
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: chăm chỉ tự học và hoàn thành bài học.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: 
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi 1- Em biết gì về nhà thơ Thanh Hải?
 2- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ viết về đề tài gì? Em có hay được nghe bài hát này mỗi dịp xuân về không? Hãy hát cho cả lớp nghe. 
	 3- Em hiểu gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
( HS trả lời)	
- GV dẫn vào bài: Những năm 80 của thế kỉ XX, đất nước ta đang bước vào một giai đoạn xây dựng vô cùng khó khăn. Vấn đề lẽ sống chân chính được rất nhiều nhà văn, nhà thơ đặt ra. Thanh Hải trước lúc vĩnh biệt cuộc đời cũng nguyện ước được đem sức lực mình đóng góp vào công việc xây dựng chung. Để hiểu được ước nguyện của nhà thơ, ta cùng đến với bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. 
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới.	
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm chắc vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ tự học, tìm tòi tri thức về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời bài thơ.	
- Thời gian: 10 phút.
(?) Dựa vào hợp đồng đã giao, em hãy đại diện nhóm trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Gv chốt.
- Gv hd đọc, đọc mẫu
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
? Em có nhận xét gì về thể thơ?
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là gì? 
? Tìm bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần?
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên trong bài thơ của Thanh Hải.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Thời gian : 25 phút.
Gv dẫn dắt: Mùa xuân đến được Thanh hải cảm nhận trên nhiều đối tượng: Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của con người và cả những suy ngẫm về mùa xuân của đất nước. Đầu tiên là mùa xuân đến từ trong đất trời thiên nhiên xứ Huế.
- Đọc đoạn 1:
? Cảnh sắc Mùa xuân của thiên nhiên được tác giả cảm nhận qua những hình ảnh nào? 
? Những hình ảnh về mùa xuân được đặc tả qua những từ ngữ nào? 
? Cấu trúc của câu thơ mở đầu có gì đặc biệt? 
? Với những nét phác hoạ đó, t/ g đã vẽ nên bức tranh mùa xuân xứ Huế như thế nào ? 
? Vậy trước khung cảnh thiên nhiên tươi mới tràn ngập sức sống như thế cảm xúc của tác giả được gợi tả qua những từ ngữ, biện pháp tu từ nào ?
? Qua đó em cảm nhận được những xúc cảm gì của tác giả? 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện nhóm 3 lên bảng trình bày, các nhóm bổ sung.
- Hs đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
- Tác giả: Thanh Hải (Phạm Bá Ngoãn)-(1930-1980), quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế...
- Ông hoạt động văn nghệ tại Huế trong suốt 2 cuộc k/c.
- Thanh Hải được biết đến là một trong những nhà thơ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách Mạng trong lòng mọi người dân Miền Nam trong suốt những năm KC chống Mĩ. 
 - 5 tập thơ gồm: Ánh mắt (1956); Người đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập 1, tập 2 1970 – 1972); Mùa xuân nho nhỏ (1980).
2- Tác phẩm.
a- Đọc- Tìm hiểu chú thích
* Đọc.
* Tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung
* Xuất xứ : Bài thơ được viết vào T11/ 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và 1 tháng sau thì qua đời.
* Thể thơ: Thể thơ 5 tiếng, nhịp 3/2 hoặc 2/3.
 * PTBĐ: BC+ MT (khổ 1)+ Lập luận (K3)
* Mạch cảm xúc: Niềm vui say trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước con người và khát vọng sống cống hiến mãnh liệt. 
* Bố cục: 2 phần
P1: 3 khổ thơ đầu: Cảm nghĩ về mùa xuân đất nước.
P2: 3 khổ thơ sau: Cảm nghĩ về mùa xuân của lòng người.
II- Phân tích:
1- Mùa xuân của thiên nhiên đất nước qua cảm nhận của nhà thơ.
* Mùa xuân của thiên nhiên đất trời
Cảnh sắc mùa xuân :
 + Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc
 + Con chim chiền chiện, hót vang trời.
 + Từng giọt long lanh rơi.......tôi hứng.
-> Nghệ thuật:
 + Tính từ: xanh, tím biếc
 + Động từ: mọc, hót, rơi 
 + NT đảo trật tự cú pháp, ĐT “ mọc” lên đầu câu.
=> Bằng vài nét phác hoạ, nhà thơ đã vẽ được: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế tươi tắn, dịu dàng đầy màu sắc đặc trưng xứ Huế với sông xanh hoa tím mộng mơ đặc biệt bức tranh đó có cả sức sống mùa xuân đang cựa mình trong sự vươn lên của bông súng giữa dòng sông, trong tiếng hót vang của chú chim chiền chiện và cả sự chuyển dời của những giọt âm thanh hay giọt mưa giao hòa trời đất. 
- Cảm xúc của tác giả:
+ Từ gọi đáp: Ơi con chim chiền chiện
+ Nghệ thuật nhân hóa ( gọi chim như gọi người)
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Từng giọt long lanh”- Chuyển từ thính giác sang thị giác. Âm thanh tiếng chim không chỉ được cảm nhân bằng âm thanh tiếng hót mà dường như âm thanh đó còn kết đọng lại thành giọt để tác giả hứng lấy chiếm lĩnh trọn vẹn những tinh túy trong âm thanh của Tiếng chim. 
=> Tình yêu tha thiết, trìu mến của tác giả dành cho chú chim chiền chiện, cũng là cho thiên nhiên đất trời. 
Niềm say sưa ngây ngất, cảm xúc thiết tha nồng nàn, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của TN, đất trời vào xuân
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'	
 ? Đọc diễn cảm bài thơ.
 ? Trình bày những hiểu biết của em về t/ g Thanh Hải?
 ? Mùa xuân của đất trời trong thơ Thanh Hải ntn?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn cảm nhận.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ.
Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên trong đoạn thơ đầu.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm đọc một số bài thơ của Thanh Hải.
- Học, nắm chắc nd bài
- Học thuộc bài thơ.
- Soạn phần còn lại.
.............................................................................................................................................. Soạn : 2/ 3 / 2021- Dạy: /3/ 2021 
Tiết 114- Văn bản:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải)
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi: Hộp quà bí mật.
- Hình thức: cả lớp..
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: chăm chỉ tự học và hoàn thành bài học.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: 
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi 1- Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Hải?
 2- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
	 3- Phân tích những cảm nhận của Thanh Hải về mùa xuân của thiên nhiên?
( HS trả lời)	
- GV dẫn vào bài: Tiết 1 các em đã được tìm hiểu những cảm xúc của Thanh Hải về mùa xuân của thiên nhiên. Tiết này ta cùng tìm hiểu cảm xúc của Thanh Hải về mùa xuân của đất nước, con người qua bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân của con người, của đất nước trong bài thơ của Thanh Hải.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Thời gian : 35 phút.
- Đọc những khổ thơ tiếp theo:
? Cảm xúc của tác giả về mùa xuân đất nước trước hết hướng vào đối tượng nào? 
? Phân tích cái hay trong cách thể hiện?
 ( - Về cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ?
Biện pháp tu từ?
Nhịp điệu của những câu thơ? )
? Những biện pháp nghệ thuật đó góp phần khẳng định được điều gì?
Gv: Nét độc đáo ở chỗ: t/g đã tạo nên sức gợi cảm cho câu thơ = h/a độc đáo: lộc non của mùa xuân gắn với người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem lộc non – mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước
? Từ mùa xuân của đất trời, mùa xuân của con người, t/g liên tưởng, suy ngẫm về điều gì?
? Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào khi nói về đất nước? Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật khi nói về mùa xuân của đất nước?
? Em hiểu gì về đất nước Việt Nam ta qua lời thơ suy tưởng ấy? Em đọc được cảm xúc nào của nhà thơ khi suy tư về đất nước?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích ( tiếp )
2- Mùa xuân của con người, của đất nước :	
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả.xôn xao.
 Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước
- Con người: người cầm súng
 người ra đồng.
 + 2 h/a ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho 2 nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ đất nước và lao động xây dựng đất nước.
 + Điệp từ lộc mang tính đa nghĩa: là chồi non, lộc biếc của cây cỏ mùa xuân; với người chiến sĩ là cành lá ngụy trang chở che cho họ làm nên chiến thắng; với người ra đồng lộc là những mầm xuân tươi non trải dài trên đồng ruộng báo hiệu mùa vàng; lộc còn là sự sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước lí tưởng, đầy hoài bão và khát vọng cống hiến, lộc là thành quả hôm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai 
 + Từ láy tượng hình “ hối hả” diễn tả nhịp điệu khẩn trương, tất bật của những con người VN trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 + Từ láy tượng thanh “ xôn xao”: bộc lộ tâm trạng náo nức, rộn ràng.
 + Điệp từ ngữ “ tất cả”, nhịp thơ nhanh khiến ta có cảm giác nhịp điệu mùa xuân như hối thúc, lay động vạn vật cựa mình.
-> Nhà thơ khẳng định: không phải là một cá nhân mà cả đất nước đang hối hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của đất nước.
- Suy tưởng về mùa xuân đất nước:
 Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước
 + Phương thức lập luận+ miêu tả về đất nước, về dt.
 + Biện pháp nhân hoá đất nước vất vả, gian lao nhưng cứ đi lên phía trước.
 + So sánh đất nước – vì sao gợi sự trường tồn, đẹp đẽ cao quý, thiêng liêng, sáng trong vô ngần. Đây là sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật so sánh.
-> Đó là 1 đất nước có bề dày lịch sử (4000 năm..). Tuy vất vả đau thương nhưng anh dũng quật cường. Đó là 1 đất nước đẹp đẽ với ý chí, nghị lực và niềm tin chói sáng, luôn hướng về phía trước.
Tác giả thương cảm, trân trọng và trên hết là tự hào về đất nước VN anh hùng.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
 ? Đọc diễn cảm bài thơ.
 ? Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân của con người, của đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Thanh Hải ?
 Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân của con người, của đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm đọc một số bài thơ của Thanh Hải.
- Học, nắm chắc nd bài
- Học thuộc bài thơ.
- Soạn phần còn lại.
.
Soạn : 2/ 3 / 2021- Dạy: /3/ 2021 
Tiết 115- Văn bản:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải)
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi: Hộp quà bí mật.
- Hình thức: cả lớp..
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: chăm chỉ tự học và hoàn thành bài học.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: 
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi 1- Đọc thuộc lòng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?
	 2- Phân tích những cảm nhận của Thanh Hải về mùa xuân của con người, của đất nước?
( HS trả lời)	
- GV dẫn vào bài: Tiết 1,2 các em đã được tìm hiểu những cảm xúc của Thanh Hải về mùa xuân của thiên nhiên, của con người vầ đất nước. Tiết này ta cùng tìm hiểu khát vọng cống hiến của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, con người qua bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.	
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Cảm nhận được khát vọng cống hiến của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, của con người, đất nước trong bài thơ .
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Thời gian : 35 phút.
- HS đọc “ Ta làm con chim hót” đến hết:
? Trước mùa xuân của TN, đất nước nhà thơ có ước vọng gì?
 Tổ/c hoạt động cặp đôi: 3’
? Nhận xét về nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những lời thơ thể hiện lẽ sống của tác giả?
- Gv chốt
- Hs đọc khổ cuối.
? Nêu cảm nhận của em về khổ cuối?
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của t/g trong 3 khổ cuối?
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài?
? Nêu nd của văn bản?
TL cá nhân
Tạo cặp đôi
HĐ cá nhân 2’; cặp đôi 1’
HS nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích ( Tiếp )
3- Mùa xuân của lòng người.
- Ước vọng :
Ta làm con chim hót.
Ta làm 1 cành hoa 
Ta nhập vào hoà ca, 
Một nốt trầm...
Một mùa xuân nho nhỏ.
Lặng lẽ dâng cho đời
 + Điệp từ, điệp cấu trúc câu “ta làm, ta nhập, dù là..-> ước vọng chân thành, tha thiết là được hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời hiến dâng tất cả sức lực, trí tuệ của mình.
 + H/a ẩn dụ: mùa xuân nho nhỏ -> 1 lẽ sống đẹp, sống như những mùa xuân
 + Những từ láy: nho nhỏ, lặng lẽ -> thể hiện sự thiêng liêng, thành kính và khiêm nhường không gân guốc, không ồn ào cao điệu mà lặng lẽ thấm thía -> Thể hiện 1 lẽ sống cao cả.
 + Lặp lại những hình ảnh ở đầu bài.
=> Hai khổ thơ là lẽ sống, là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương:
“Mùa xuân ta xin hát”-> niềm bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Nhà thơ cất lên tiếng hát ca ngợi quê hương hoà chung với đất nước trải dài ngàn dặm chứa chan t/y thương.
 -> T/g xưng “ta”. Ta vừa chỉ số ít, mang sắc thái riêng, vừa là số nhiều chỉ chung con người. Vì vậy vừa diễn đạt niềm riêng, vừa nói được cái chung. Đây là tâm sự của t/g nhưng cũng là của nhiều người, nhiều c/đời (từ tuổi 20 đến khi tóc bạc) của nhân loại vô danh
III- Tổng kế

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_23_nam_hoc_2020_2021.doc