Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 99+100 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: H hiểu được đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát đến những sự việc hiện tượng trong đời sống, biết làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Tích hợp với các văn bản "Tiếng nói của VN" và Tiếng Việt ở bài "Các TP biệt lập".

3. Thái độ: Giáo dục cho HS có biết đồng tình với những sự việc hiện tượng tích cực và lên án, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong đời sống.

4. Năng lực: Phát triển các năng lực như: Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,

+ Năng lực chuyên biệt: Khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản.

II/ Chuẩn bị:

 - G: N/c tài liệu, soạn bài.

 - H: Đọc bài văn, trả lời các câu hỏi SGK.

 

docx 29 trang linhnguyen 06/10/2022 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 99+100 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 99+100 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 99+100 - Năm học 2018-2019
i làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
Ví dụ: Vừa qua trường em có phát động phong trào: “Tết cho HS nghèo”. Hãy nêu suy nghĩ của em về việc ấy
* Hướng dẫn HS cách làm bài văn nghị luận.
*Mục tiêu: Giúp HS nắm được đề bài Nl về một sự việc hiện tương trong đời sống 
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà và trên lớp
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm 
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
*Cách tiến hành:
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS đọc đề bài mục II - SGK 23.
+ Bước 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý.
 Cách thức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ
Hs tiếp nhận nhiệm vụ
+ HHđ cá nhân
+Hđ cặp đôi
+ Hđ nhóm
+ Cử đại diện trình bày
+ Hs phản biện
GV chốt.
? Đề thuộc dạng văn nào? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? Nêu yêu cầu của đề bài? 
? Những việc làm của Nghĩa, chứng tỏ em là người như thế nào? 
? Vì sao Thành đoàn Hồ Chí Minh lại phát động phong trào học tập bạn Phạm Văn Nghĩa? 
? Những việc làm của Nghĩa có khó không? 
? Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì cuộc sống sẽ như thế nào? 
- GV định hướng cho HS trả lời từng vấn đề.
- GV chốt lại các ý chính.
+ Bước 2: Hướng dẫn HS lập dàn bài.
- Cho HS đọc khung dàn ý - SGK 24.
- HS hướng dẫn HS cụ thể hoá các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết theo các ý đã tìm ở trên.
? Phần mở bài, để giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa cần phải giới thiệu nội dung gì ? 
? Phần thân bài cần đạt được những nội dung nào? 
? Quan điểm của em về vấn đề này ra sao? 
? Mục đích việc phát động của Thành đoàn là gì ? 
? Hãy đánh giá việc làm của Nghĩa? 
? Em sẽ khái quát như thế nào về tấm gương này ? 
? Phần kết bài, em nên liên hệ bản thân như thế nào? 
- Cho HS trình bày từ 2 - 3 ý kiến khác nhau.
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Bước 3: Hướng dẫn HS viết bài.
- Cho HS xem lại bài đã chuẩn bị ở nhà.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã được chuẩn bị. HS khác nhận xét, sửa chữa.
+ Bước 4: Hướng dẫn HS đọc lại bài viết đã sửa chữa.
- Sửa chữa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phân trong bài văn.
* GV củng cố lại bài, hướng dẫn HS rút ra nội dung ghi nhớ.
- GV củng cố lại nội dung chính.
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận cần chú ý điều gì ? 
? Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận ? 
- HS rút ra nội dung ghi nhớ - SGK 24.
- Gọi HS đọc lại toàn bộ phần ghi nhớ SGK.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
*Mục tiêu: Giúp HS luyện tập, làm đề bài Nl về một sự việc hiện tương trong đời sống 
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu từ thực tế cuộc sống * Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm 
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
*Cách thức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ
Hs tiếp nhận nhiệm vụ
+ H Hđ cá nhân
+ Hđ cặp đôi
+ Hđ nhóm
+ Cử đại diện trình bay
+ Hs phản biện
GV chốt.
* Hướng dẫn HS làm phần luyện tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm.Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý SGK/25
D/ Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trên lớp và từ thực tế cuộc sống
 * Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách thức tiến hành:
Gv chuyển giao nhiệm vụ
Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài
? Kể một số sự việc hiện tượng đáng bàn ở địa phương em? Đáng chê hay đáng khen, chỉ ra những mặt lợi, hai, khen chê.
? Hs trình bày, phản biện
Gv chốt.
E/ Hoạt động tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: Giúp HS vận khắc sâu và mở rộng kiến thức về cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiên tượng đời sống 
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà và từ thực tế cuộc sống
* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tậpcủa hs.
*Cách thức tiến hành:
Gv chuyển giao nhiệm vụ
? Tìm hiểu sự việc: Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay 
Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài
Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập-> giờ sau Gv kiểm tra.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1. Ví dụ: Các đề bài - SGK 22.
2. Nhận xét
* Cấu tạo của đề: Thường gồm hai phần.
- Phần nêu sự vật, hiện tượng.
- Mệnh lệnh của đề (Nêu suy nghĩ của mình, nêu nhận xét, suy nghĩ của mình, nêu ý kiến)
*Điểm giống nhau : Đều đề cập đến những sự vật, hiện tượng của đời sống xã hội, đều yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ
* Các đề bài nghị luận khác
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1 .Ví dụ - SGK 23
2. Nhận xét
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
a. Loại đề: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
b. Hiên tượng, sự việc: Học tập Phạm Văn Nghĩa.
c. Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy.
d. Tìm ý
- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
- Nghĩa là người biết kết hợp học và hành.
- Nghĩa là người biết sáng tạo, làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
- Học tập Nghĩa là học yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học và hành, học sáng tạo, làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
+ Phạm Văn Nghĩa là ai? 
+ Làm việc gì? 
- Nêu sơ lược ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa: việc nhỏ, nghĩa lớn.
b. Thân bài
- Phân tích ý nghĩa việc làm.
+ Ý nghĩa của việc làm này là ở đâu + Đánh giá việc làm : Đúng hay sai? Mặt tích cực? 
- Đánh giá ý nghĩa việc phát động của Thành đoàn.
+ Học tập tấm gương tốt.
c. Kết bài
- Khái quát ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa: Một con người chăm chỉ, có ý chí, có nghị lực.
- Liên hệ bản thân : Việc không khó, quyết tâm có thể làm.
3. Viết bài
- Viết đoạn mở bài.
- Viết đoạn thân bài.
- Viết đoạn kết bài.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
5. Ghi nhớ - SGK 24
III. Luyện tập: 
Đề bài: Lập dàn ý đề 4-SGK 
* Mở bài: 
- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền.
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Nguyên Hiền.
* Thân bài:
* Kết bài:
- Nêu ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền.
- Rút ra bài học cho bản thân. 
I- Mở bài
- Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền 
II-Thân bài
a. Ý nghĩa tấm gương Nguyễn Hiền:
b. Nhận đinh, đánh giá.
- Phân tích ý nghĩa về tinh thần học tập của Nguyễn Hiền: Giới thiệu về hoàn cảnh của Nguyễn Hiền: nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. 
- Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền:
 Nói về sự thông minh, ham học hỏi của cậu và những khó khăn khi học của Nguyễn Hiền:
+ Cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm.
+ Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là mộtbài.
+ Nguyễn Hiền xin thầy đi thi: Dẫn chứng bằng đối thoại
- Đánh giá tinh thần học tập đó: Thái độ học tập nghiêm túc, luôn tìm tòi mày mò để học và để được học. Biết khả năng của bản thân và biết vận dụng đúng lúc để thử khả năng của mình => biết vận dụng khả năng. 
-Nêu ý nghĩa của ý thức tự trọng:
+ Cách ứng xử của Hiền với vua: Nguyễn Hiền nêu ra lí lẽ và vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh.
=> cho ta thấy sự thông minh của cậu
- Em học tập Nguyễn Hiền: Chăm chỉ học tập, kiên trì, vượt khó để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình và xã hội
 - Nêu ý nghĩa của ý thức tự trọng:
 yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức đến đón mới chịu về.
III-Kếtbài:
- Nêu lên nhận định về nhân tài Nguyễn Hiền
- Khẳng định nhân tài Đất Việt có ý nghĩa như thế nào tuy rất nhỏ (tự hào về nhân tài Đất Việt) 
IV. Rút kinh nghiệm 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt
Tiết 99: Tập làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp học sinh: 
-	Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
B.	TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1.	Ổn định
2. 	Kiểm tra : chấm chữ 5 bài viết đoạn văn tổng hợp nhiều điều đã phân tích trong bài "Bàn về đọc sách (BT4/12).
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Gọi HS đọc văn bản "bệnh lề mề"
1. Đọc văn bản : "bệnh lề mề"
- Văn bản bàn luận về hiện tượng gì?
- Nêu rõ những biểu hiện của hiện tượng đó? Cách trình bầy hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không?
- Bản chất của hiện tượng đó là gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
2. Nhận xét:
- Vấn đề bàn luận: bệnh lề mề trong đời sống
- Biểu hiện: sai hẹn, đi chậm, không coi trọng...
- Nguyên nhân của bệnh lề mề đó là do đâu?
- HS suy nghĩ trả lời.
- Bản chất của hiện tượng đó là thói quen kém văn hóa của những người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
- Nguyên nhân:
+ Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
- ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung. 
- Những tác hại của bệnh lề mề?
- HS suy nghĩ trả lời.
- Tác tại của bệnh lề mề
+ Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi
+ Làm mất thời gian của người khác 
+ Tạo ra một thói quen kém văn hóa (nảy sinh cách đối phó)
- Tại sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề?
- Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì: c/s văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau... Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
- Nhận xét về bố cục của bài viết?
- HS suy nghĩ trả lời.
- Bố cục bài viết mạch lạc (nêu hiện tượng rồi phân tích các nguyên nhân và tác hại của căn bệnh, cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục).
- Đọc phần ghi nhớ – sgk
3. Ghi nhớ (sgk)
* Hoạt động 2: Thảo luận về các sự việc, hiện tượng có vấn đề đáng được đem ra bàn luận
II. Luyện tập:
Bài 1: Thảo luận về các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội như: 
- Giúp bạn học tập tốt
- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường
- Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ
- Đưa em nhỏ qua đường
- Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt
- Trả lại của rơi cho người mất
....
b. Viết một bài nghị luận cho vấn đề sau:
+ Giúp bạn học tốt (do bạn yếu kém hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn).
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên của nhà trường (xây dựng môi trường xanh – sạch - đẹp).
- Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ (đạo lí “uống nước nhớ nguồn”).
Bài tập 2: Hiện tượng hút thuốc là và hậu quả của việc hút thuốc là đáng để viết một bài nghị luận vì: 
- Thứ nhất, nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút, đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống.
- Thứ hai, nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường: khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh người hút.
- Thứ ba, nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
 4. Dặn dò:
- Thuộc ghi nhớ
- Viết đoạn BT2
- Soạn: cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
Tiết 100 : Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, 
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp học sinh: 
-	Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
B.	TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1.	Ổn định
2. 	Kiểm tra : 
? Thế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
Đoạn văn về hiện tượng hút thuốc
Chấm 3 - 5 bài viết đoạn.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 1: 
- GV gọi HS đọc kĩ các đề trong sách giáo khoa 
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1. Tìm hiểu các đề bài 
- Mỗi đề bài có cấu tạo mấy phần? Phần đầu, đề nêu nội dung gì? Phần sau, đề nêu nội dung gì ? 
HS suy nghĩ trả lời.
- Mỗi đề bài đều có cấu tạo hai phần
Đề: Nêu sự việc, hiện tượng đời sống
1. – Nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi
2. – Lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam
3. – Trò chơi điện tử hấp dẫn nhưng cũng có tác hại 
- Câu chuyện Nguyễn Hiền nhà nghèo, vượt khó học tập, đỗ Trạng Nguyên 
Yêu cầu là bài 
- Trình bày một số tấm gương và nêu suy nghĩ 
- Nêu suy nghĩ về các sự kiện đó 
- Nêu ý kiến của em về hiện tượng đó 
- Nêu nhận xét, suy nghĩ về nhân vật trong truyện.
- Điểm chung: đều có hai phần: nêu hiện tượng đời sống và yêu cầu làm bài. Sự việc, hiện tượng đời sống là vấn đề để người làm bài nêu suy nghĩ, ý kiến của mình.
- Giữa các đề có điểm gì khác?
HS suy nghĩ trả lời.
- Điểm khác: 3 đề 1, 2, 3 thì sự vật hiện tượng đó. Còn đề 4, sự việc, hiện tượng được kể bằng một câu chuyện (Trạng Hiền), người làm bài căn cứ vào đó để nhận xét, suy nghĩ theo yêu cầu đã ghi.
- ở đề 1, tư liệu chủ yếu dùng để viết bài nghị luận là gì ?
2. So sánh cụ thể đề 1 với đề 4:
a. Đề 1: 
* Tư liệu chủ yếu dùng để viết là vốn sống:
- Vốn sống trực tiếp : là những hiểu biết có được do tuổi đời, kinh nghiệm sống mang lại. Trong mảng vốn sống này thì “hoàn cảnh sống” thời có vai trò quyết định vì:
+ Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì dễ đồng cảm với những bạn có hoàn cảnh tương tự. Tục ngữ VN có câu: “có ăn nhạt mới thương mèo”.
+ Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có giáo dục thì thường có lòng nhân ái, tính hướng thiện; do đó dễ xúc động và cảm phục trước những tấm gương bạn bè vượt khó, học giỏi. Ca cao VN có câu: “cây xanh lá cũng xanh – cha mẹ hiền lành để đức cho con”
- Vốn sống gián tiếp: là những hiêu biết có được do học tập, đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi và giao tiếp hằng ngày...
* Đọc kĩ đề 4:
b. Đề 4: 
- Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào ? Hoàn cảnh ấy có bình thường không? Tại sao?
HS suy nghĩ trả lời.
- Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nhà rất nghèo. Đó là một hoàn cảnh quá khắc nghiệt đối với sự phát triển bình thường của một cậu bé, cụ thể là Nguyễn Hiền đã phải “xin làm chú tiểu trong chùa” để kiếm sống bằng cách quét lá và dọn dẹp vệ sinh
- Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật? Tư chất gì đặc biệt ?
- Nguyễn Hiền có đặc điểm nổi bật là “ham học”, tư chất đặc biệt là “thông minh, mau hiểu”.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là gì ? 
HS suy nghĩ trả lời.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là tinh thần kiên trì vượt khó để học, cụ thể như “không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài”
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai đề?
* Giống nhau:
- Cả hai đề đều có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương: đó là những tấm gương vượt khó, học giỏi
- Cả hai đề đều yêu cầu phải “nêu suy nghĩ của mình” hoặc nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về các sự việc, hiện tượng tốt cần được biểu dương.
* Khác nhau:
- Đề 1, yêu cầu phải phát hiện sự việc, hiện tượng tốt; tập hợp tư liệu (vốn sống trực tiếp và vốn sống gián tiếp) để bàn luận và nêu suy nghĩ về các sự việc, hiện tượng tốt đó.
- Đề 4 cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể để người viết phân tích, bàn luận và nêu những nhận xét, suy nghĩ của mình.
- Dựa vào mỗi đề mẫu trong sgk, mỗi hs tự ra một đề bài?
HS suy nghĩ trả lời.
* HS có thể ra những đề bài về các vấn đề sau: 
- Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông
Đề 1: Hiện nay trên đường phố, có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu và gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
- Nhà trường với vấn đề môi trường 
Đề 2: Các phương tiện thông tin đại chúng luôn cảnh báo về hiện tượng tàn phá rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đang diễn ra một cách ồ ạt ở một số tỉnh. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
- Nhà trường với các tệ nạn xã hội.
Đề 3: Nghiện hút ma tuý không chỉ làm khánh kiệt gia sản, thoái hóa nòi giống mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng đau lòng như con bất hiếu với cha mẹ, học trò bất kính với thầy, trẻ em vị thành niên phạm tội... Bạn có nhận xét gì trước hiểm họa ma túy đối với cộng đồng.
* Hoạt động 2:
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Câu hỏi tìm hiểu đề:
- Muốn làm một bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào?
- Đề nêu hiện tượng sự việc gì?
1. Tìm hiểu đề:
- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đề nêu hiện tượng người tốt, việc tốt, cụ thể là tấm tương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả.
- Đề yêu cầu làm gì 
- Đề yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
- Câu hỏi tìm ý: (tìm ý nghĩa của hiện tượng đó)
3. Tìm ý: 
- Nghĩa là một người con biết thương mẹ: giúp mẹ trồng trọt, nuôi gà, nuôi heo...
- Nghĩa là người như thế nào ?
HS suy nghĩ trả lời.
- Nghĩa là một học sinh biết kết hợp học và hành, biết sáng tạo: thụ phấn cho bắp đạt năng suất cao, làm tời để mẹ kéo nước đỡ mệt...
- Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì?
- Những việc làm của Nghĩa cho ta thấy nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người có thể hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường, nhưng có hiệu quả.
- Tại sao Thành đoàn HCM lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
- THành đoàn phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì bạn Nghĩa là một tấm tương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm như thế được. Học tập bạn Nghĩa là noi theo một tấm gương cho hiếu với cha mẹ, có ý thức học tập kết hợ với thực hành, có đầu óc sáng tạo, đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Phong trào ấy được các bạn HS nhiệt liệt hưởng ứng
- Nếu mọi HS đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ?
HS suy nghĩ trả lời.
- Nếu mọi hs đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội.
Câu hỏi lập dàn ý
3. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương đó
b. Thân bài
- Phân tích ý nghĩa về những việc làm của PVN
- Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa
- Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
c. Kết bài
- Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm tương Phạm Văn Nghĩa
- Rút ra bài học cho bản thân
4. Viết bài:
- Tập viết những phần theo dàn ý. Tập mở bài bằng nhiều cách.
- Khi viết cần chú ý phân tích rõ ý nghĩa của các việc làm của Nghĩa(nêu sự việc trước, chỉ ra ý nghĩa sau) và ý nghĩa của việc Thành Đoàn phát động phong trào học tập bạn Nghĩa.
- Bài viết phải thể hiện được những suy nghĩa riêng của bản thân.
5. Dọc lại bài viết và sửa chữa
 - Gọi HS đọc to, chậm phần ghi nhớ SGK?
III. Ghi nhớ (sgk)
* Củng cố: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống phải tìm hiểu kĩ đề tài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
IV. Luyện tập: lập dàn bài cho đề 5 sgk
1. Tìm hiểu đề:
- Đề thuộc loại nghị luận về một hiện tượng đời sống; câu chuyện Trạng Hiền vượt khó học giỉ.
- Yêu cầu làm bài: Nêu những nhận xét, những suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.
2. Tìm ý: trả lời các câu hỏi trong phần gợi ý làm bài mà sgk đã nêu.
- Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt ? (nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa...)
- Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền như thế nào?
+ Nép

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_tiet_99100_nam_hoc_2018_2019.docx