Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116-123 - Năm học 2018-2019

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh nắm được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.

 - Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng nhận diện bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.

 - Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện đã học.

3. Thái độ: Biết nhận xét đánh giá nhân vật trong truyện phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, máy chiếu, truyện Lặng Lẽ Sa Pa, phiếu học tập.

2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

 

docx 34 trang linhnguyen 06/10/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116-123 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116-123 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116-123 - Năm học 2018-2019
he yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
DKTL:
* Đề: 
- Thể loại: Nghị luận
- Nội dung: Truyện Lão Hạc.
* Nội dung:
- Cuộc sống của Lão Hạc
- Vẻ đẹp tâm hồn Lão Hạc
* Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật...
- Dàn ý
A. Mở bài: 
+ Giới thiệu tác giả- tác phẩm.
+ ý kiến đánh giá sơ bộ
B. Thân bài:
1. Nội dung:
- Luận điểm: Cuộc sống của Lão Hạc.
+ Hoàn cảnh gia đình của Lão Hạc
+ Tình thế lựa chọn của Lão Hạc.
2.Vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc
- Giàu tình yêu thương: con trai, con vàng.
- Giàu lòng tự trọng.
- Tấm lòng hi sinh cao quý.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 	
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về tác phẩm truyện đã học.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
* Cách thức tiến hành.
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Viết phần mở bài cho đề bài trên?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
DKTL:
Gợi ý: Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một tác phẩm tbiểu viết về cuộc sống người nông dân trong xã hội. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh Lão Hạc- một người nông dân có cuộc sống nhiều bất hạnh nhưng lại là người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và lòng tự trọng. Đặc biệt là đức hi sinh cao quý.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: tên những tác phẩm truyện của những nhà văn nổi tiếng phù hợp với lứa tuổi HS.
* Cách thức tiến hành.
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho H: 
- Tìm đọc những bài viết nghị luận về tác phẩm truyện 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 Về nhà, suy nghĩ, trả lời
I- Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
II- Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1/ Tìm hiểu đề, tìm ý	
2. Lập dàn ý
A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật
B. Thân bài: 
- Nêu các luận điểm chính về nội dung nghệ thuật
- Có luận cứ tiêu biểu xác thực để phân tích chứng minh
C. Kết bài: Nêu nhận định đánh giá
3. Viết bài.
4. Đọc bài, sửa chữa.
* Ghi nhớ
IV. Rút kinh nghiệm 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Kí duyệt
NS: 12/2/2019
ND: /2/2019
Tiết 118: Tập làm văn
 LUYỆN TẬP
LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố tri thức về đặc điểm yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
2. Kĩ năng: Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
3. Thái độ: Hs yêu thích biết đánh giá về tác phẩm truyện. 
4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:
+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, máy chiếu, các truyện trung đại và hiện đại như: Chiếc lược ngà..., phiếu học tập.
2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
* HĐ1: Ôn lại cách bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi. 
C. Hoạt động luyện tập
- Đàm thoại, nêu vấn đề 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động:
 Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích "Chiếc lược ngà"
- Phương pháp: Đóng vai.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
* Nhiệm vụ: HS đóng vai.
* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh.
* Cách tiến hành:
 - Nữ (Phóng viên): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.
- Nam( bác Ba): Đến tham dự chương trình, tóm tắt lại phần đầu câu chuyện => Xúc động không thể kể hết được câu chuyện => Nhờ cô giáo kể tiếp => GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật ông Sáu và Bé Thu có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của ông ?
Dự kiến trả lời: 
 Ông Saú là người yêu cha rất mực yêu thương con
 Bé Thu là cô bé cá tính, yêu cha mãnh liệt, sâu sắc
 GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện; cách làm bài nghị luận về truyện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
+ Các bước làm bài văn nghị luận về truyện.
* Nhiệm vụ: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.
* Phương thức thực hiện: Trình bày cá nhân, đàm thoại.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả bằng câu trả lời của học sinh.
* Cách thức tiến hành.
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện?
? Nêu các bước làm bài nghị luận?
? Yêu cầu các phần của lâp dàn ý
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* DKTL: Khái niệm
- Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể.
* Các bước làm bài;
-Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài 
- Đọc bài viết và sửa chữa
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
* Nhiệm vụ: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.
* Phương thức thực hiện: Trình bày cá nhân, đàm thoại.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.
* Cách thức tiến hành.
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 * Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng.
? Xác định yêu cầu của đề bài? Theo em trình bày cảm nhận có nghĩa là như thế nào?
? Phần mở bài em phải giới thiệu như thế nào?
? Phần thân bài em triển khai thành mấy luận điểm? Luận điểm về nội dung là gì? Từ luận điểm này em triển khai thành mấy l uận cứ và triển khai luận cứ đó như thế nào?
? Phần kết bài ta làm như thế nào?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
Dự kiến trả lời
- Thể loại: nghị luận về đoạn trích.
- Nội dung: Đoạn trích: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Phải nêu được những cảm nhận sâu sắc của bản thân về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- Hai luận điểm: một luận điểm về nội dung và một luận điểm về nghệ thuật.
- Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách.
+ Dẫn chứng: Thái độ, tình cảm của bé Thu 
trước và sau khi nhận ra ông Sáu.
Tình cảm và tâm trạng của ông Sáu trước thái độ tình cảm của Thu.
- Luận cứ 2: ở khu căn cứ, tình cảm của ông Sáu thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất.
+ Dẫn chứng: Tâm trạng ông Sáu sau khi chia tay con, quá trình ông làm ra cây lược, lời trăn trối của ông trước khi ông hi sinh.
? Luận điểm 2 em triển khai như thế nào?
- Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.
+ Bé Thu không nhận ra cha sau 8 năm xa cách.
+ Bé Thu nhận ra cha và biểu lộ tình cảm nồng nhiệt và xúc động trước lúc chia tay: Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc.
- Chọn ngôi kể phù hợp: Truyện được kể qua lời kể của một nhân vật trong tác phẩm: ông Ba, người bạn thân thiết của ông Sáu. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy vừa tạo ra ấn tượng khách quan vừa có sức thuyết phục, bày tỏ sự cảm thông chia sẻ.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật chính xác hợp lí tinh tế.
- Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn.
- Kể xen với miêu tả: Giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, sinh động, đầy sức thuyết phục.
Gợi ý: 
- Đoạn trích diễn tả chân thực, cảm động về tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lí, cách miêu tả tính cách nhân vật đặc sắc, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả, cảm thông, sẻ chia, trân trọng.
? Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài?
- Gợi ý, trình bày được về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. Những thành công tiêu biểu của đoạn trích.
? Gọi học sinh trình bày và nhận xét, bổ sung?
? Hướng dẫn học sinh viết phần kết bài.
- Gọi học sinh trình bày và nhận xét.
Củng cố: HS hệ thống kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 	
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về tác phẩm truyện đã học.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
* Cách thức tiến hành.
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 ? Viết phần mở bài cho đề bài trên?
 ? Viết đoạn văn nghị luận về một vẻ đẹp của nhân vật mà em yêu thích?
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ; 
+ Nghe yêu cầu
 + Trình bày cá nhân 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: tên những tác phẩm truyện của những nhà văn nổi tiếng phù hợp với lứa tuổi HS.
* Cách thức tiến hành.
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
- Tìm đọc những bài viết nghị luận về tác phẩm truyện 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ; 
 Về nhà, suy nghĩ, trả lời 
I. Ôn tập lí thuyết.
1. Khái niệm
2. Các bước làm bài;
II- Luyện tập.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
2. Lập dàn ý.
A. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 
B .Thân bài
- Luận điểm 1: Tình cảm cha con sâu nặng.
- Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện.
C. Kết bài. 
- Khẳng định lại thành công về nội dung và nghệ thuật.
3. Viết bài
IV. Rút kinh nghiệm 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt
Tiết 118: Tập làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A.	Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh: 
-	Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
-	Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
B.	Tổ chức các hoạt động dạy và học 
1.	Ổn định
2. 	Kiểm tra :
-	1HS : Muốn làm tốt bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cần lưu ý những gì?
	Nếu bố cục dàn bài chung
-	Kiểm tra lập dàn bài cho đề 7 trang 52
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 1: 
GV: vấn đề nghị luận trong văn bản là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
? Trong văn bản này, vấn đề nghị luận là gì?
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Tìm chủ thể của văn bản
* Vấn đề nghị luận là: những phẩm chất đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên... trong “LLSP”
- Câu nêu vấn đề: 2 câu cuối phần kết bài
- Đặt tên: một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ (vẻ đẹp của anh thanh niên trong “LLSP”
? Vấn đề nghị luận được triển khai qua những luận điểm nào?
? Các luận điểm ấy được cụ thể hóa qua những luận cứ nào?
HS suy nghĩ trả lời.
2. Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ
a. Luận điểm 1:... đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
- Hoàn cảnh sống
- Công việc
- Yêu công việc
- Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học, nề nếp, ngăn nắp
b. Luận điểm 2: Nhưng anh thanh niên thật đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
- Vui được đón khách, thái độ nhiệt tình
- Say sưa kể về công việc của mình
- Đón mọi người đến thăm nơi ở của mình, tặng hoa cho cô gái trẻ.
c. Luận điểm 3: Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và nôi nổi ấy lại rất khiêm tốn (câu nên luận điểm).
- Thấy đóng góp của mình là nhỏ bé so với người khác.
- Từ chối về vẽ chân dung, giới thiệu... người khác...
* Đoạn kết bài: 
- ý nghĩa: cô đúc vấn đề nghị luận
3. Nhận xét cách viết 
- Để khẳng định các luận điểm, người viết đã trình bày rõ ràng, ngắn gọn ba luận điểm. Cả ba đều tập trung vào vấn đề nghị luận.
- Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng các lí lẽ (luận cứ) dẫn chứng trong tác phẩm.
? Nhận xét cách viết? (người viết bày đã thể hiện nội dung nào? Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật anh thanh niên.
HS suy nghĩ trả lời.
- Các luận điểm đều sử dụng hệ thống luận cứ, luận chứng một cách xác đáng, sinh động. Đó là những chi tiết đặc sắc của văn bản.
? Bố cục văn bản đã hợp lí chưa? Văn bản gồm mấy phần ? Mỗi phần đảm nhiệm vai trò gì?
4. Về bố cục của văn bản: 
Có 3 phần rõ ràng được dẫn dắt tự nhiên: 
- Mở bài: nêu vấn đề nghị luận
- Thân bài : Phân tích diễn giải từng luận điểm
- Kết bài: khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận 
II. Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập
Đoạn văn mẫu
- Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp nhân vật này.
- Gọi hs đọc văn bản trong sgk trang 64
? Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì? Đoạn văn nêu những ý kiến chính nào? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu được gì thêm về nhân vật lão Hạc?
HS suy nghĩ trả lời.
- Các ý kiến được nêu: 
+ Đấu tranh nội tâm: những mâu thuẫn giằng xé xung quanh việc lựa chọn giữa sống và chết. Sống thì ra sao? Chết thì ra sao? (Phân tích nội tâm nhân vật).
+ Hành động: Cuối cùng lão chọn cái chết thảm khốc.
+ Sự nhận thức, đánh giá về nhân vật lão Hạc.
4. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập trang 63, 64
Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện.
Tiết 119: Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A.	Mục tiêu cần đạt
-	Cần biết viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng yêu cầu tiết học trước.
-	Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
B.	Hoạt động dạy và học
1.	Ổn định
2. 	Kiểm tra :
-	Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện? Nêu những lưu ý cần thiét.
-	Kiểm tra phần chuẩn bị bài.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
- Gọi HS đọc 4 đề trong sách giáo khoa
? Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyền ? 
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích. 
Đưa cả bốn đề lên màn hình.
- Đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích. 
- Khác nhau: 
+ Suy nghĩ: là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét đánh giá tác phẩm
? Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào (sgk nêu rõ)
HS suy nghĩ trả lời.
+ Phân tích: là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết...) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Đề bài: suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
?Gọi hs đọc bước tìm hiểu đề và tìm ý của sgk
? Rút ra những ghi nhớ gì khi thực hiện bước này trong bài nghị luận về tác phẩm truyện ?
HS suy nghĩ trả lời.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
a. Tìm hiểu đề : Cần đọc kĩ đề và xác định đặc điểm của nhân vật (tình yêu làng quyện với lòng yêu nước của nhân vật này, một nét rất mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp).
+ Vấn đề nghị luận: nhân vật trong tác phẩm
+ Phương pháp (cách thức) nghị luận: suy nghĩ (xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân).
b. Tìm ý: Đặt câu hỏi tìm ý
- Những nét phẩm chất điển hình của nhân vật
- Những biểu hiện của phẩm chất ấy/
- Các chi tiết nghệ thuật (tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động...) góp phần làm rõ những nét phẩm chất ấy,.
- ý nghĩa của tình cảm mới mẻ của nhân vật.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm truyện (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) 
- Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình
? Đọc dàn ý mẫu trong sgk và rút ra ghi nhớ ? 
b. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
c. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
3. Viết bài: 
a. Phần mở bài: có nhiều cách: 
- Trực tiếp: giới thiệu ngắn gọn tác phẩm và nêu vấn đề phân tích : đặc điểm nổi bật của nhân vật.
- Gián tiếp 
Khi viết bài cần lưu ý những điều gì? (cụ thể ở cácp hần)
HS suy nghĩ trả lời.
+ Đi từ khái quát đến cụ thể (từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật).
+ Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết 
1. Tìm hiểu đề ,tìm ý
- Yêu cầu vấn đề nghị luận: truyện ngắn “Lão hạc” (một tác phẩm trọn vẹn).
* Tìm ý (sắp xếp dàn ý)
- Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc
+ Hoàn cảnh gia đình
+ Tình thế lựa chọn
- Vẻ đẹp của nhân vật này: có tấm lòng hi sinh cao quý, nhân cách đáng kính trọng.
+ Giầu lòng yêu thương: con vàng, con trai.
+ Giàu lòng tự trọng
+ Tấm lòng hi sinh cao quý.
b. Phần thân bài: 
- Lần lượt trình bày các luận điểm về nhân vật theo dàn bài.
Cần chú ý: 
+ Nêu rõ các nhận xét, ý kiến của mình về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về nghệ thuật thể hiện đặc điểm của nhân vật.
 + ở từng luận điểm, cần có sự phân tích, chứng minh cụ thể, chính xác bằng những dẫn chứng trong tác phẩm (về tâm trạng, suy nghĩ, về lời nói, cử chỉ, hành động, về thái độ... đối với các nhân vật khác).
- Giữa các luận điểm, đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp.
c. Kết bài: (như dàn ý)
4. Đọc bài viết và sửa chữa (sgk)
* Lưu ý: trong quá trình triển khai luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
III. Ghi nhớ (sgk)
IV. luyện tập : Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
4. Dặn dò:
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Viết bài và phân nhóm, viết các phần thân bài cho đề bài SGK trang 68
Chuẩn bị bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Tiết 120:
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH).
A.	Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh: 
-	Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
-	Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích).
B.	Tổ chức các hoạt động dạy và học 
1.	Kiểm tra bài cũ
* Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
- Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_tiet_116_123_nam_hoc_2018_2019.docx