Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được đặc điểm các thành phần biêt lập của câu : Gọi đáp và phụ chú.

- Nắm được công dụng của thành phần gọi đáp và phụ chú trong câu.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng hai thành phần gọi đáp và phụ chú trong văn nói và viết.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.

4. Năng lực: Qua tiết học, giáo viên giúp hs củng cố và phát triển các năng lực như:

+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,

+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, sử dụng các thành phần biệt lập trong văn nói và viết.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu lập kế hoạch bài học

2. HS : học bài cũ, xem trước bài mới.

 

docx 15 trang linhnguyen 06/10/2022 5520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập - Năm học 2018-2019
học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
HĐ của thầy và trò
ND(ghi bảng)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
1. Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- Gv viết các câu trên bảng:
1. Ôi, trời rét thế!
2. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt người thanh niên.
3. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
4. Chính Hữu (tác giả của bài thơ "Đồng chí") tên thật là Trần Đình Đắc.
? Tìm thành phần biệt lập trong các câu trên.
? Hãy cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó?
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe yêu cầu, thực hiện cuộc thi trên bảng.
- Trả lời miệng.
* Dự kiến sản phẩm:
- Ôi
- Cũng may
- Trâu ơi, này
- ( tác giả của bài thơ "Đồng chí")
Học sinh có thể chỉ ra được thành phần biệt lập đã học nhưng không chỉ ra được thành phần mà chưa được học.
*Báo cáo kết quả:
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Gv lấy những điều học sinh còn chưa biết rõ để vào bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp.
* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.
* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ YC HS đọc vd?
+ Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu a, b, c?
+ Xác định vị trí của từ in đậm trong câu?
+ Các từ ngữ đó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vì sao?
2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
+ Bộ phận in đậm ->đứng trước CN (ko có qh C-V) 
+ Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
+ Dùng để tạo lập, duy trì cuộc hội thoại.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
? Em hiểu thành phần gọi đáp là gì?
? Đặt câu có thành phần gọi- đáp?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk.
Gv chia học sinh làm bốn nhóm cùng chơi trò chơi sau:
Trong vòng 5 phút, nhóm viết ra những câu ca dao, hò vè, thơ có sử dụng thành phần gọi đáp và gạch chân dưới các thành phần đó. Đội nào viết được nhiều và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.
- Hs thảo luận nhóm, viết ra giấy.
- Hs trình bày dán trên bảng, đọc và xác định 
- Hs nhóm khác nhận xét.
- Gv nhận xét 4 nhóm, cho điểm 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú.
* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.
* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
GV gọi HS đọc các ví dụ
? Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao?
? Trong câu a các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì (chú thích cho từ ngữ nào)
? Trong câu b, cụm chủ vị in đậm được dùng để làm gì, chú thích điều gì?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
- Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp.
- Từ in đậm trong câu a chú thích : Đứa con gái đầu lòng của anh.
- Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
? Thế nào là thành phần phụ chú của câu?
? Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú, cấu tạo thành phần phụ chú?
GV: HS đọc ghi nhớ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Bài tập 1:
* Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong văn cảnh cụ thể.
* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Đọc yêu cầu.
+ Xác định khởi ngữ trong các câu?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
3. Dự kiến sản phẩm:
a. Từ dùng để gọi: Này
b. Từ dùng để đáp: Vâng
2. Bài tập 2:
* Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong câu ca dao
* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.
* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp
* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Đọc yêu cầu bài tập.
+ xác định được thành phần gọi - đáp 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
3. Dự kiến sản phẩm:
a. Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi
b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt
3. Bài tập 3:
* Mục tiêu: HS viết được một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ.
* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, viết đv.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Đọc yêu cầu bài tập.
+ Tìm thành phần phụ chú và nêu tác dụng của thành phần đó trong từng ví dụ
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
3. Dự kiến sản phẩm:
a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người"
b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này"
c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ"
d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó
- Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi"
- TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên"
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Tạo lập một cuộc hội thoại từ hai nhân vật trở lên trong đó có sử dụng thành phần gọi đáp phù hợp.
+ Từ đó rút ra bài học trong giao tiếp
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
 + Nghe yêu cầu.
 + Trình bày cá nhân
 + Dự kiến sp: 
VD: 
Mẹ: Con ơi con đã làm xong bài chưa?
Con: Dạ, thưa mẹ, con đã làm xong rồi ạ!
= > khi giao tiếp cần sử dụng thành phần gọi đáp cho phù hợp với lứa tuổi, thứ bậc trong gia đình...
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
- Tìm thành phần gọi đáp và phụ chú trong những văn bản văn học mà em đã được học ở học kì 1.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
I. Thành phần gọi- đáp
1. Ví dụ 
2. Nhận xét 
Này: dùng để gọi.
Thưa ông: dùng để đáp.
- Những từ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu-> chúng là các thành phần biệt lập.
- Công dụng:
+ Từ: Này dùng để tạo lập cuộc hội thoại.
+ Từ: Thưa ông dùng để duy trì cuộc hội thoại.
3. Ghi nhớ: SGK
II. Thành phần phụ chú.
1.Ví dụ .
2. Nhận xét:
 - Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp.
- Từ in đậm trong câu a chú thích: Đứa con gái đầu lòng của anh 
- Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi.
3. Ghi nhớ: SGK
IV. Rút kinh nghiệm 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt
Tiết 103 : Tiếng việt
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp)
A.	Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh: 
-	Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi - đáp và phụ chú
-	Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu
-	Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú
B.	Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.	Ổn định
2. 	Kiểm tra :
-	Thế nào là thành phần cảm thán, thành phần tình thái? Cho ví vụ.
-	3 - 5 HS viết đoạn văn có thành phần cảm thán, tình thái.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
GV: yêu cầu HS tìm hiểu hai ví dụ a, b trong sgk và trả lời các câu hỏi:
I. Thành phần gọi đáp
1. Ví dụ:
- Trong số các từ ngữ in đậm, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp?
HS suy nghĩ trả lời.
a. Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ?
b. ..........
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
- Những từ ngữ dùng để gọi - đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không ? Tại sao ?
HS suy nghĩ trả lời.
2. Nhận xét:
- Từ “này” dùng để gọi, cụm từ “thưa ông” dùng để đáp.
- Những từ ngữ “này” , “thưa ông” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là các thành phần biệt lập.
- Trong tác từ ngữ gọi - đáp ấy, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại?
HS suy nghĩ trả lời.
- Từ “này” dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp. Từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.
- Thành phần gọi - đáp là gì ? Cho ví dụ: 
3. Ghi nhớ:
- Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo quan hệ giao tiếp hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
VD: Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu ? - > Tạo quan hệ giao tiếp 
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ - > Duy trì quan hệ giao tiếp.
- Yêu cầu HS tìm hiểu hai ví dụ a, b trong sgk và trả lời câu hỏi.
II. Thành phần phụ chú
1. Ví dụ: 
a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi.
b. Lão không hiểu tôi tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm.
- Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
HS suy nghĩ trả lời.
2. Nhận xét:
- Khi lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi vì các từ ngữ in đậm là các thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu.
- Trong câu a, các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào ?
- Từ ngữ in đậm trong câu a chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”.
- Cụm từ chủ vị in đậm trong câu b chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”, điều suy nghĩ riêng này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật lão Hạc.
3. Ghi nhớ (sgk)
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
- Thành phần phụ chú không chỉ được dùng giải thích cho những từ ngữ khác mà còn được dùng để nêu xuất xứ của từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời nói của người nói, của nhân vật và nhờ đó lời nói, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp với hoàn cảnh đúng được sử dụng. 
III. Luyện tập:
Bài 1: Nhận diện thành phần gọi đáp, xác định từ dùng để gọi, từ dùng để đáp và kiểu quan hệ giữa người gọi và người đáp.
- Từ dùng để gọi: này
- Từ dùng để đáp: vâng
- Quan hệ : trên (nhiều tuổi) – dưới – ít tuổi.
- Thân mật: hàng xóm láng giềng, gần gũi, cùng cảnh ngộ
Bài tập 2: Nhận diện thành phần gọi đáp và nhận ra tính chất chung mà nó hướng đến: 
- Cụm từ dùng để gọi : bầu ơi
- Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên tổng cộng đồng người Việt.
Bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú và chỉ ra công dụng.
a. Kể cả anh: giải thích cho cụm từ “mọi người”
b. Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ: giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá cánh cửa này”.
c. Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới”: giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”
d. Các thành phần phụ chú và tác dụng của nó:
- Thành phần phụ chú “ có ai ngờ thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “tôi” trước việc cô gái tham gia du kích.
- Thương quá đi thôi: thể hiện tình cảm trìu mến, xúc động của nhân vật trữ tình “tôi” với nhân vật “cô bé nhà bên”.
Bài tập 4: Tìm giới hạn tác dụng của thành phần phụ chú
- Các thành phần phụ chú ở bài tập 4 liên quan đến những từ ngữ mà nói có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau.
Bài tập 5: Viết một đoạn văn
HS tự làm.
4. Dặn dò:
Học thuộc ghi nhớ và hoàn thành các bài tập còn lại
Chuẩn bị bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tuần 23 – bài 20
Tiết 103: TV- CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ( Tiếp )
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức: Học sinh nhận biết đặc điểm của hai thành phần biệt lập: gọi - đáp và phụ chú.
HS hiểu được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
Kĩ năng:
Hs nhận biết hai thành phần trên.
HS biết đặt câu có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.
Thái độ: Giáo dục ý thức học tập tự giác.
Định hướng năng lực - phẩm chất :
HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ
CHUẨN BỊ
Thầy: - Soạn giáo án, tham khảo tài liệu
- Dự kiến tích hợp: + TV - Văn: Làng, Lão Hạc, Chiếc lược ngà...
+ TV - TV: Các thành phần biệt lập ( Tiết 98 )
Phương pháp : Đặt vấn đề , Gợi mở- vấn đáp , thảo luận ...
Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích mẫu
Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não
VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động khởi động
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là thành phần tình thái. Lấy ví dụ minh hoạ?
Thế nào là thành phần cảm thán. Cho vd ? Tại sao chúng được gọi là thành phần biệt lập.
*Vào bài mới : Gv giới thiệu bài
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Thành phần gọi đáp
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích mẫu
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não
-Yêu cầu HS đọc VD và quan sát các từ in đậm
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
? Trong những từ in đậm, từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp lại lời gọi ?
? Theo em trong 2 từ, từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ nào dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra ?
-HS thảo luận và trình bày
? Ta có thể lược bỏ các từ in đậm được không. Em có nhận xét gì về nội dung của các câu trên sau khi lược bỏ các từ in đậm ?
? Tại sao khi lược bỏ các từ in đậm trên mà nội dung các câu không thay đổi ?
? Từ '' này '' , '' thưa ông '' được gọi là thành phần gọi - đáp. Vậy em hiểu thế nào là thành phần gọi - đáp ?
GV cho HS lấy ví dụ
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
-> gọi HS trình bày -> HS nhận xét
Chỉ ra thành phần gọi - đáp ?
Từ nào dùng để gọi. Từ nào dùng
I. Thành phần gọi đáp
1 Tìm hiểu ví dụ ( SGK / 31 )
Này-> để gọi -> tạo lập quan hệ giao tiếp.
Thưa ông -> để đáp -> duy trì quan hệ giao tiếp.
Có thể lược bỏ các từ in đậm -> nội dung các câu trên không thay đổi
Các từ in đậm không tham gia diễn đạt nghĩa sự vịêc trong câu
2.	ý 2 ghi nhớ ( SGK / 32 )
* Làm bài tập 1 ( SGK / 32 )
Này -> để gọi
Vâng -> để đáp
để đáp ?
(3) Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì ?
Hoạt động 2 : Thành phần phụ chú
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích mẫu
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
-Yêu cầu HS đọc ví dụ ( SGK ) và chú ý từ in đậm
? Xác định cấu tạo ngữ pháp của các thành phần in đậm trong 2 câu trên?
? Hãy lược bỏ những từ ngữ in đậm trong các câu trên ?
- Nếu lược bỏ những từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không. Vì sao ?
? Vậy ở câu ( a ) từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
? ở câu ( b ) cụm C- V in đậm chú thích điều gì ?
GV giải thích: Điều suy nghĩ riêng này có thể đúng hoặc chưa hẳn đúng. Nhưng nhân vật '' tôi '' cho đó là lí do khiến cho '' tôi càng buồn lắm ''.
?Qua đây em thấy các từ ngữ in đậm ở 2 câu trên được dùng để làm gì trong câu ?
? Đó là về nội dung, còn về hình thức các cụm từ trên được phân cách với các từ khác trong câu bằng dấu hiệu nào ?
GV đưa ra 2 Ví dụ ( bằng bảng phụ ) và hỏi dẫn dắt HS:
? Các từ in đậm trong các câu trên được phân cách với các từ khác trong câu bằng dấu hiệu nào?
 Một ngày ... - năm đó ta chưa võ trang - ... anh sáu bị hi sinh.
 Lấy câu d ( Bài tập 3 - SGK / 33 )
- Quan hệ: + Trên ( nhiều tuổi ) - dưới ( ít tuổi )
+ Thân mật ( hàng xóm láng giềng, cùng cảnh ngộ )
Thành phần phụ chú
Tìm hiểu ví dụ ( SGK / 32 )
'' và cũng ... anh '' -> cụm từ
'' tôi/ nghĩ vậy '' -> cụm C - V
Nếu lược bỏ các từ in đậm trên, nghĩa sự việc các câu đó không thay đổi ( vì nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, đứng biệt lập )
Từ ngữ in đậm ở câu ( a ) để chú thích cho cụm từ '' đứa con gái đầu lòng ''
Câu ( b ) từ in đậm chú thích cho điều suy nghĩ riêng của nhân vật '' tôi ''
-> Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung của câu
+ Câu ( a ) đặt giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy.
+ Câu ( b ) đặt giữa hai dấu phẩy
 Cụm từ in đậm ngăn cách với cấu trúc câu bằng hai dấu gạch ngang.
 Hai cụm từ in đậm ngăn cách với cấu trúc câu bằng hai dấu ngoặc đơn.
Ngoài ra:
GV: cung cấp thêm VD
? Ngoài 2 trường hợp ở VD (a,b) còn có dấu hiệu nhận biết nào?
? Các cụm từ in đậm trên được gọi là thành phần phụ chú. Vậy em hiểu thành phần phụ chú là gì ?
? Thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú có điểm gì giống nhau?
GV: KL
? Vậy Thế nào là thành phần biệt lập ?
GV: gọi HS đọc ghi nhớ
Qua kiến thức bài trước, em hãy cho biết những thành phần nào được coi là thành phần biệt lập ?
+ Đặt giữa hai dấu gạch ngang
+ Đặt sau dấu hai chấm ( ít dùng)
=> ý 3 ghi nhớ
-Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu , khi lược bỏ thì nghũa sự việc trong câu không thay đổi.
- Thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú được gọi là thành phần biệt lập.
=> ý 1 ghi nhớ
2. Ghi nhớ ( SGK / 32 )
- Các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú
Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3 : Luyện tập
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
-GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn
? Tìm thành phần gọi - đáp ?
? Lời gọi đó hướng tới ai ?
? Qua VD(I)	và bài tập 1,2 em có nhận xét gì về vị trí của thành phần gọi
đáp trong câu ?
Gv chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận : nhóm 1+3 -> a,b và nhóm 2+4 -> c,d
Gv gọi Hs trình bày và Hs nhận xét
Tìm thành phần phụ chú ?
Chúng bổ sung điều gì ?
III. Luyện tập (15’) Bài tập 2 ( SGK / 33 )
Cụm từ dùng để gọi '' bầu ơ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_tiet_103_cac_thanh_phan_biet_lap_nam_hoc_2.docx