Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

 Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển từ ngữ: Tạo thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

2- Về kĩ năng:

- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.

- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài.

3- Về thái độ:

Có ý thức trau dồi làm giàu vốn ngôn ngữ của bản thân.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.

- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Hình thức: Cá nhân.

- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ :

? Hãy nêu sự biến đổi và phát triển của từ ngữ tiếng Việt? Cho Ví dụ?

 ? Làm bài tập 3, 4, 5.

* Khởi động vào bài mới

- Đọc đoạn văn về “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.

? Nêu nội dung đoạn văn trên?

- GV dẫn vào bài mới.

 

doc 22 trang linhnguyen 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
: Đáp án nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt?
	A- Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.
B- Tạo từ ngữ mới; Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 
C- Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc; tạo từ ngữ mới; mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
D- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 
Câu 2(1đ): Các từ hoa trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
	A- Nặng lòng xót liễu vì hoa,
 Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
	B- Cỏ non xanh rợn chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
	C- Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
 Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
	D- Cửa sài vừa ngỏ then hoa,
 Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang.
 ( Nguyễn Du, Truyện Kiều).
Câu 3 (1đ) : Trong các từ ngữ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt ?
	A- Tế cáo. C- Hoàng đế.
	B- Niên hiệu. D- Trời đất.
II- Phần tự luận:
Câu 4 (4đ) : Tạo từ ngữ mới theo mô hình sau đây?
 - “ văn + x”.
 - “ x + nhân”.
* Về hình thức: Không yêu cầu HS viết thành đoạn văn.
* Về nội dung: HS tìm được từ ngữ theo hai mô hình, mỗi mô hình từ 3-> 5 từ .
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: (4đ): Hs tìm được đầy đủ theo 2 mô hình, mỗi mô hình 3- 5 từ.
- Mức chưa tối đa ( 1-3 đ): Hs tìm được ít hơn số từ quy định ở hai mô hình, tùy theo mức độ Gv cho điểm cho phù hợp.
Câu 5 (3đ) : Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5- 7 câu), trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
 Đáp án- biểu điểm:
I- Phần trắc nghiệm ( 3đ). Mỗi câu đúng 1đ.
- Mức đạt: HS chọn các đáp án sau.
- Mức chưa đạt: HS chọn đáp án khác hoặc có câu trả lời khác.
 Câu
 Câu 1 
 Câu 2 
 Câu 3 
 Đáp án đúng
 C
 B
 D 
II- Phần tự luận( 7đ):
Câu 6 ( 4đ): 
* Về hình thức: Không yêu cầu HS viết thành đoạn văn.
* Về nội dung: HS tìm được từ ngữ theo hai mô hình, mỗi mô hình từ 3-> 5 từ .
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: (4đ): Hs tìm được đầy đủ theo 2 mô hình, mỗi mô hình 3- 5 từ.
- Mức chưa tối đa ( 1-3 đ): Hs tìm được ít hơn số từ quy định ở hai mô hình, tùy theo mức độ Gv cho điểm cho phù hợp. 
- Mức không đạt( 0đ): HS không viết được đoạn văn, không có từ theo quy định.
Câu 7 (3đ) :
* Yêu cầu về hình thức:
- Hs viết được đoạn văn, mô hình tự chọn.
- Đảm bảo số câu.
- Có sử dụng lời dẫn trực tiếp một cách hợp lí.
* Yêu cầu về nội dung: theo nội dung tùy chọn.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: (3đ): Đảm bảo tốt các yêu cầu về hình thức và nội dung.
- Mức chưa tối đa (1- 2đ): Viết được đoạn văn nhưng chưa sử dụng tốt lời dẫn trực tiếp.
- Mức không đạt ( 0đ): Không viết bài.
2- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra 15 phút.
3- Khởi động vào bài mới:
	? Những từ Internet, wifi, cầu truyền hình, thế giới mạng, cư dân mạng,  ta bắt gặp trong ngành khoa học nào?
? Những từ ngân hàng gen, ngân hàng máu được dùng trong lĩnh vực khoa học nào?
( HS trả lời - Gv dẫn vào bài).
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được khái niệm thuật ngữ và cách dùng thuật ngữ.
- Phương pháp, KT: KTđặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c HS đọc VD 1( sgk):
? So sánh cách giải thích nghĩa của hai từ “ nước” và “ muối ” trong hai VD trên?
? Cách giải thích nào thông dụng, ai cũng có thể hiểu được?
Y/c hs đọc VD 2:
? Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào?
? Những từ ngữ này chủ yếu được dùng trong loại VB nào?
? Những từ ngữ trên được gọi là thuật ngữ. Em hiểu thế nào là thuật ngữ?
- Mục tiêu: Nắm chắc đặc điểm của Thuật ngữ.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
 ? Thử tìm xem các thuật ngữ dẫn trong mục I(2) ở trên còn có nghĩa nào khác không?
? Trong hai ví dụ trên, ở ví dụ nào, từ “ muối” có sắc thái biểu cảm?
? Em có nhận xét gì về đặc điểm của thuật ngữ?
HS đọc VD 
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc VD
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc ghi nhớ.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Thuật ngữ là gì?
1- Tìm hiểu VD:
 a- Ví dụ 1:
- Cách 1: Giải thích bằng cách nêu lên đặc điểm bên ngoài của sự vật hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính.
- Cách 2: Giải thích thể hiện được các đặc tính bên trong của sự vật, được cấu tạo từ yếu tố nào, quan hệ giữa các yếu tố đó ra sao.
-> Giải thích theo cách 1 ai cũng có thể hiểu.
 Giải thích theo cách 2 yêu cầu phải có kiến thức hóa học mới hiểu được (dùng thuật ngữ hóa học)
b- Ví dụ 2:
- Thạch nhũ: là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước có chứa a xit các-bô-nic. ( địa lí).
- Ba-zơ: Là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm Hi-đrô-xít. ( Hóa học).
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.( Ngữ văn).
- Phân số thập phân: Là phân số mẫu là lũy thừa của 10. ( bộ môn Toán học).
-> Chủ yếu được dùng trong các VB khoa học 
2- Ghi nhớ: trang 88
II- Đặc điểm của thuật ngữ.
1- Tìm hiểu ví dụ.
a- VD 1( I-2): Những thuật ngữ này không có nghĩa nào khác ( Những từ ngữ thông thường không phải là thuật ngữ, thường có thể có nhiều nghĩa).
 VD: Ngọt : - Mùi vị.
 - Âm thanh.
 - Cảm giác.
 - Độ nhạy bén.
VD 2: 
- Từ “ muối ” trong VD a là định nghĩa hóa học, là thuật ngữ -> Không có tính biểu cảm.
- Từ “ muối ” trong ví dụ b có sắc thái biểu cảm: chỉ những vất vả gian truân mà con người phải nếm trải trong cuộc đời.
2- Ghi nhớ ( sgk trang 89).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức lí thuyết về Thuật ngữ bằng việc almf bài tập thực hành.
- PP và kĩ thuật: Thảo luận nhóm.
- Hình thức: nhóm lớn.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 15'.
 Tổ/c HĐ nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 8 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ: 
 Nhóm 1+ 2: bài 1 
 Nhóm 3+4: bài 2. 
 Nhóm 5+6: bài 3. 
 Nhóm 7+8: bài 4.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
- Tạo nhóm
- Hs hoạt động cá nhân 3 phút.
- Hs hoạt động nhóm 4 phút.
- Hs thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
III Luyện tập:
Bài 1: Điền theo thứ tự sau:
- Lực ( vật lí).
- Xâm thực ( địa lí).
- Hiện tượng hóa học ( hóa học).
- Trường từ vựng( văn học)
- Di chỉ ( lịch sử).
- Thụ phấn ( sinh học)
- Lưu lượng ( địa lí).
- Trọng lực( vật lí).
- Khí áp( địa lí).
- Đơn chất( hóa học)
- Thị tộc phụ hệ( lịch sử)
- Đường trung trực( Toán học)
Bài 2:
- Điểm tựa: là thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền vào lực cản.
- Trong đoạn trích này “ điểm tựa” không dùng như một thuật ngữ. Nó được hiểu là nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ.
Bài 3:
a- Từ “hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ.
b- Từ “ hỗn hợp” được dùng như một từ thông thường.
c- Đặt câu :
- Phái đoàn quân sự hỗn hợp bốn bên.
- Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc.
- Thức ăn gia súc hỗn hợp.
Bài 4: 
a- Định nghĩa “ cá” của sinh học : Là động vật có xương sống, ở dưới nước; bơi bằng vây, thở bằng mang...
b- Khi chúng ta nói : cá voi, cá heo, cá sấu...nghĩa là chúng ta gọi tên bằng trực giác vì thấy môi trường sống của chúng là nước.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về Thuật ngữ để viết đoạn văn.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Viết một đoạn văn và chỉ ra một số thuật ngữ trong ngành Ngôn ngữ học.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
- Làm thêm một số bài tập trong sách nâng cao.
- Học, nắm chắc ghi nhớ 
- Làm bài tập còn lại.
- Hướng dẫn tự đọc: Trau dồi vốn từ.
..............................................................................................................................................
Soạn: 20/ 10/2020- Dạy: /10/2020
Tiết 38- Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA.
 (Trích Truyện Lục vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu).
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Hiểu sơ giản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục vân tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2- Về kĩ năng.
- Đọc- hiểu một một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích,
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích. 
3- Về thái độ.
 Cảm phục ý chí của một con người tàn nhưng không phế; Bồi dưỡng lí tưởng sống cao đẹp; có ý thức vận dụng thể thơ dân tộc vào làm thơ lục bát.
=> Định hướng về năng lực, phẩm chất:
- Định hướng NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
 + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
 	? Phân tích 6 câu thơ đầu? ( Tám câu tiếp theo? Tám câu thơ cuối?)
* Khởi động vào bài:
- Gv cho hs xem tượng Nguyễn Đình Chiểu.
? Đây là ai?
? Nhắc đến tác giả ta nhớ đến tác phẩm nào?
- Gv: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Nguyễn Đình Chiểu: “ Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng; song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu- nhà thơ yêu nước vĩ đại của Nhân dân miền Nam thế kỉ XIX- là một trong những ngôi sao như thế”. Để hiểu về Nguyễn Đình Chiểu cũng như hiểu về tác phẩm của ông, chúng ta đi tìm hiểu tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 15 phút.
- Cho hs quan sát chân dung NĐC.
? Dựa vào thông tin SGK: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
( TL: Cuộc đời NĐC là tấm gương đầy nghị lực, vượt bất hạnh đau khổ để làm những việc có ích cho đời, một tấm gương đạo đức trong sáng, một tấm lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm).
? Em hiểu gì về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên?
- Gv gọi hs tóm tắt theo sgk.
? Hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Lục Vân Tiên?
? Truyện Lục Vân Tiên có được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện xưa không? Đó là cách kết cấu ntn?
? Đối với loại văn chương tuyên truyền đạo đức thì cách kết cấu đó có ý nghĩa gì?
- HD đọc.
- Gv đọc mẫu, gọi HS đọc.
? Nêu vị trí của đoạn trích? 
? Xác định kiểu văn bản, thể loại và phương thức biểu đạt của VB?
? VB có bố cục mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích.
Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Nhân ái, trách nhiệm.	
- Thời gian : 20 phút.
? Từ phần tóm tắt VB hãy giới thiệu vài nét về nhân vật Lục Vân Tiên?
( Dự kiến: Vân Tiên tuổi 16, quê ở huyện Đông Thành, theo thầy học văn luyện võ trên núi. Nghe tin triều đình mở khoa thi, liền xin phép thầy xuống núi dự thi. Trên đường tình cờ gặp dân chạy loạn rất thống khổ “ Đều đem nhau chạy vào rừng lên non”. Chàng bèn hỏi thăm và được biết ở đó có bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người còn khuyên chàng không nên chuốc họa nguy hiểm:
 Dân rằng : “Lũ nó còn đây
 Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành
 E khi họa hổ bất thành
 Khi không mình lại xô mình xuống hang”
Nhưng Vân Tiên vẫn dũng cảm lao vào đánh cướp, giải cứu cho dân).
 Hoạt động cá nhân:
? Hành động đầu tiên khi biết bọn cướp đang cướp bóc trong làng là gì?
? Hành động này giúp bộc lộ điều gì trong tính cách của chàng?
Hs quan sát 
TL cá nhân
TL cá nhân
Hs tóm tắt
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Hs đọc
- Nhận xét
- Tìm hiểu chú thích.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
- Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888) 
- Quê cha ở Thừa Thiên- Huế nhưng ông sinh ra ở quê mẹ Gia Định.
- Là con quan, được nuôi dạy từ nhỏ:
 + 12 tuổi theo cha về quê nội để học tập.
 + 21 tuổi đỗ tú tài ( 1843).
 + Năm 1849 ông ra Huế dự kì thi cao hơn ( thi hội). Đang chờ thi thì được tin mẹ mất , ông bỏ thi về chịu tang, khóc thương mẹ nên bị mù cả hai mắt.
- Ông trở về Gia Định dạy học và làm nghề bốc thuốc chữa bệnh tại quê nhà.
- Năm 1858 Pháp đánh vào Gia Định, NĐC về quê Cần Giuộc- Ba Tri cùng KC với nghĩa quân nông dân và viết văn thơ khích lệ tinh thần chiến đấu. Pháp mua chuộc, dụ dỗ ông cộng tác với chúng với thỏa thuận: sẽ đưa ông về Pháp chữa bệnh; mở nhà xuất bản đẻ in sách của ông; cắt ba tỉnh Nam Kì để ông cai quản. Ông khẳng khái nói: “ Đất chung đã mất thì đất riêng của tôi nào có nghĩa gì”. 
2- Tác phẩm : Truyện Lục Vân Tiên.
* Truyện gồm 2082 câu thơ lục bát.
* Ra đời đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
* Gồm 4 phần:
 + P1- LVT cứu KNN khỏi tay bọn cướp đường.
 + LVT gặp nạn được thàn dân cứu giúp.
 + KNN gặp nạn vẫn thủy chung vói LVT.
 + LVT và KNN gặp lại nhau.
* Tóm tắt.
* Giá trị tác phẩm:
 - Giá trị nội dung:
 + Truyền dạy đạo lí làm người. Đề cao tư tưởng nhân nghĩa qua một số nhân vật LVT, Hớn Minh, Tử Trực, Kiều Nguyệt Nga:
 x- Xem trọng tình nghĩa con người với con người, tình cha con, nghĩa vợ chồng, bạn bè yêu thương cưu mang, giúp đỡ bạn bè lúc hoạn nạn.
 x- Đề cao tinh thần hiệp nghĩa.
 x- Thể hiện khát vọng của ND hướng tới công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
 + Phê phán, lên án những kẻ bất nhân, làm điều phi nhân nghĩa ( Võ Công, võ Thế Loan, trịnh Hâm, Bùi Kiệm).
- Giá trị nghệ thuật:
 + Là truyện thơ Nôm lục bát , ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, sử dụng những phương thức diễn xướng dân tộc: kể thơ, hát Vân tiên, nói thơ vân Tiên.
 + Được coi là “ Truyện Kiều” của nhân dân Nam Bộ. Ảnh hưởng của nó không chỉ ở Nam Bộ mà còn lan rộng ra toàn quốc.
* Kết cấu truyện:
- Giống kiểu kết cấu của truyện truyền thống.
- Là kết cấu ước lệ gần như đã thành khuôn mẫu: người tốt thường gặp nhiều gian truân trắc trở nhưng họ vẫn được phù trợ, cưu mang
-> cuối cùng tai qua nạn khỏi, được đền trả xứng đáng; kẻ xấu bị trừng trị.
- Kiểu kết cấu đó vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy những bất công vô lí, vừa nói lên khát vọng ngàn đời của ND ta: Ở hiền thì gặp lành, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác, chính nghĩa chiến thắng gian tà.
3 - Đoạn trích : Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga.
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung:
* Vị trí đoạn trích : 
Nằm ở phần đầu truyện.
* Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
 Văn bản tự sự.
 Kết hợp tự sự + miêu tả+ BC
* Bố cục: 2 phần.
P1- Từ đầu -> “ thác rày thân vong” : LVT đánh cướp.
P2- Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN.
II- Phân tích.
1- Nhân vật Lục Vân Tiên.
a- Lục Vân Tiên đánh cướp.
* Khi nghe thấy bọn cướp đang hoành hành:
 Hành động: ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy, xông vô.
-> Hành động không suy tính thiệt hơn, không màng đến tính mệnh, hiểm nguy, làm việc nghĩa cứu người như một bổn phận tự nhiên của người nghĩa hiệp, vì dân diệt đảng hung đồ.
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 1 của VB.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.
	? Trình bày những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
? Tóm tắt Truyện Lục Vân Tiên?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về đoạn trích, viết đoạn văn trình bày cảm nhận theo yêu cầu.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hành động đầu tiên trong việc đánh cướp của nhân vật Lục Vân Tiên?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Học, nắm chắc nội dung phân tích.
- Tìm đọc “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
- Chuẩn bị : Phần tiếp theo.	
Soạn: 20/ 10/2020- Dạy: /10/2020
Tiết 39- Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA( tiếp).
 (Trích Truyện Lục vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu).
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
 Hiểu khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục vân tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2- Về kĩ năng.
- Đọc- hiểu một một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích,
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích. 
3- Về thái độ.
 Cảm phục ý chí của một con người tàn nhưng không phế; Bồi dưỡng lí tưởng sống cao đẹp; có ý thức vận dụng thể thơ dân tộc vào làm thơ lục bát.
=> Định hướng về năng lực, phẩm chất:
- Định hướng NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
 + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
 	? Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Đình Chiểu? Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích.
Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Nhân ái, trách nhiệm.	
- Thời gian : 20 phút.
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Hãy chỉ ra sự tương quan về lực lượng, vũ khí và kết quả của hành động giữa Vân Tiên và bọn cướp?
Gv chuẩn kt
? Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được miêu tả qua nghệ thuật gì?
? Qua cuộc giao chiến với bọn cướp, Vân Tiên hiện lên với phẩm chất gì?
? Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga gợi cho em nhớ tới hình ảnh nào trong văn học dân gian VN?
( Dự kiến: Dũng sĩ Thạch Sanh cứu thoát công chúa Quỳnh Nga trong sự giam cầm của đại bàng trên núi.)
TL: Tình huống bất bằng này là cơ hội, là thử thách đầu tiên bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên)
? Sau khi đánh tan bọn cướp, thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên có thái độ gì?
? Việc “động lòng” trước tình cảnh của hai cô gái và cách an ủi họ cho thấy thêm điều gì về con người Vân Tiên?
? Và khi hai cô gái muốn tạ ơn chàng, chàng có thái độ và cách sử xự ntn? 
? Nhận xét câu trả lời và 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_truong.doc