Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 6+7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức .

- Kể lại được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

- Kể lại được Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều;

- Hiểu Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại; Những giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

- Hiểu được bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật; Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du : Ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật: Nỗi bẽ bàng, buồn tủi cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng; Thấy được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

- Hiểu được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB; Vai trò, tác dụng của miêu tả trong một VB tự sự.

2- Về kĩ năng.

- Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại; Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong VB.

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Phân tích tâm trạng nhân vật thông qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện .

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong VB tự sự; Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.

- Hiểu được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự; Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .

 

doc 32 trang linhnguyen 5420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 6+7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 6+7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 6+7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
( Thực tế cuộc đời Kiều đã phải trải qua kiếp đoạn trường suốt 15 năm)
? Bốn câu cuối ngợi ca đức hạnh và phong thái chị em Thúy Kiều ntn? Từ “ mặc ai” đặt cuối câu, cuối đoạn có ý nghĩa gì?
( Bốn câu cuối một lần nữa khẳng định phẩm hạnh cao quý của hai chị em, làm hoàn thiện thêm bức chân dung mĩ nữ xinh đẹp trong XH PK.)
? Thành công về nghệ thuật của Nguyễn Du qua đoạn trích là gì?
? Nêu nội dung đoạn trích?
? Qua việc miêu tả chân dung chị em Thúy Kiều, tác giả bộc lộ quan điểm, tư tưởng ntn?
HS bộc lộ
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
Tl cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích ( tiếp)
3- Vẻ đẹp của Thúy Kiều.
* Ấn tượng về vẻ đẹp: là “ sự sắc sảo mặn mà”.
* Về nhan sắc ( Gv đọc)
- Tác giả chú ý tới :
 + Vẻ đẹp của đôi mắt : Làn thu thủy 
 + Vẻ đẹp của nét mày : Nét xuân sơn.
-> Nghệ thuật: 
 + Trước hết là nghệ thuật đòn bẩy ( tả Vân trước, Kiều sau gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp của Kiều)
 + Nghệ thuật miêu tả theo lối chấm phá, điểm xuyết. 
+ Vẫn là ước lệ tượng trưng ( lấy làn nước trong xanh của mùa thu để tả mắt, lấy dáng xanh tươi của núi mùa xuân để tả lông mày)
 + Nhân hóa ( hoa ghen, liễu hờn).
 + Đặc biệt là việc vận dụng điển cố ( “Một hai nghiêng nước nghiêng thành”- dg sgk).
=> Thúy Kiều hiện lên với một vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân ( trên đời chỉ có một) hơn hẳn vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thúy Vân. Vẻ đẹp ấy khiến thiên nhiên phải đố kị, ghen ghét.
* Về tài năng:
- Nàng có tài làm thơ, vẽ, ca hát, đánh đàn, soạn nhạc.
 Sở trường là tài đàn đã thành“ nghề riêng ăn đứt” thiên hạ. Nàng cũng giỏi soạn nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc đàn bạc mệnh.
 Khúc đàn tự sáng tác thể hiện một trái tim đa sầu đa cảm.
-> Nghệ thuật: 
 + Liệt kê một loạt tài năng .
 + Lựa chọn từ ngữ có tính chất tuyệt đỉnh ( vốn sẵn tính trời, pha nghề , đủ mùi, làu bậc, ăn đứt, ...) -> Kiều là cô gái có tài năng, trí tuệ hơn người.
 => Kiều là mẫu người phụ nữ vô cùng hoàn hảo, một tuyệt thế giai nhân.
* Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung số phận: 
 + Vẻ đẹp khiến tạo hóa phải ghen, hờn, đố kị.
 + Tài năng hiếm có ( chữ Tài liền với chữ Tai).
 + Tâm hồn đa sầu, đa cảm trong bản đàn bạc mệnh ( khúc nhạc buồn bã, sầu thương lâm li, não nùng, quyến rũ như một định mệnh dai dẳng bám diết cuộc đời nàng).
=> Tất cả như báo trước số phận nghiệt ngã, cuộc đời dâu bể, éo le đầy trắc trở sẽ tới với nàng trong tương lai.
4- Đức hạnh và phong thái chị em Thúy Kiều.
- Mặc dù tới tuần “cập kê” ( tuổi búi tóc cài trâm, tuổi lấy chồng) nhưng cả hai vẫn trong cảnh “ trướng rủ màn che, mặc cho ong bướm đi về”.
- Từ “ mặc ai” : 
 + Nhấn thêm nếp sống khuôn phép, gia giáo của chị em Thúy Kiều.
 + Ngầm thắc mắc liệu hai cô gái xinh đẹp như thế có cấm cung mãi được không, có “mặc ai” được mãi được hay không.
 => Bốn câu thơ, Nguyễn Du ca ngợi đức hạnh của hai chị em Thúy Kiều. Đó là đức hạnh rất mẫu mực hiếm có của người phụ nữ trong XH PK.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Nghệ thuật tả người từ khái quát đến chi tiết; tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc đáo; từ ngữ có giá trị gợi tả cao; nghệ thuật so sánh, nhân hóa, dùng điển cố, đặc biệt là ước lệ tượng trưng.
2- Nội dung: Miêu tả hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều. Họ đều là những tuyệt thế giai nhân. Thúy Vân hiện lên với vẻ đoan trang, phúc hậu, khiêm nhường. Thúy Kiều hiện lên với vẻ sắc sảo mặn mà, kiều diễm cao sang.
-> Tác giả ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của người phụ nữ; bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của ông.
Hết tiết 28:	
 ? Nêu những cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều	
 ? Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều?
- Chuẩn bị: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
.................................................................................................................................................
Soạn: 5/ 10 /2020- Dạy: / 10/ 2020
Tiết 29- Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH.
 ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Mục tiêu: Nắm vài nét chung nhất về đoạn trích.
- Phương pháp và kĩ thuật: PP nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.
- HD đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc.
- Nhận xét cách đọc của hs.
? Nêu vị trí đoạn trích?
- dg: Sau khi bị MGS lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc đánh đập, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất nàng tự vẫn nhưng không chết. Tú Bà sợ Kiều chết thì bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma nên đã tìm cách ngọt nhạt xoa dịu rồi lập kế đưa Kiều ra ở tạm nơi lầu Ngưng Bích- bên bờ biển Lâm Tri. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ tìm nơi tử tế gả chồng cho nàng, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện một âm mưu mới đê tiện hơn, tàn nhẫn hơn, buộc Kiều phải tiếp khách.)
? Đoạn trích có bố cục mấy phần?
? Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Đoạn trích này Kiều được miêu tả trên phương diện ngoại hình, nội tâm hay hành động?
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp nội tâm Thúy Kiều qua nỗi bi kịch của nàng nơi lầu Ngưng Bích.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm. 
- NL, phẩm chất:
 + Trình bày vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ.	
 + Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c HS quan sát 6 câu thơ đầu:
? Từ “ khóa xuân” được hiểu ntn?
( Dự kiến: Khóa xuân: hàm ý mỉa mai, ý nói Kiều đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích).
? Trong cảnh ngộ bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều cảm nhận ntn về phong cảnh xung quanh?
? Không gian mở ra trước mắt Kiều là không gian ntn?
- dg: Không gian ấy mở ra ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều sâu. Tất cả bát ngát chỉ thấy đâu đó cồn cát nổi lên như sóng lượn nhấp nhô, bụi hồng trải xa trên ngàn dặm.
? Ở trong không gian rộng lớn ấy, thân phận Kiều ntn?
? Cuộc sống của Kiều nơi lầu Ngưng Bích diễn ra ntn?
? Tâm trạng của nàng được diễn đạt trực tiếp bằng hình ảnh thơ nào? Em hình dung gì về tâm trạng của Kiều qua khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống nơi lầu Ngưng Bích?
 Tổ/ c chia sẻ cặp đôi: 2’
? Vì sao Kiều lại có tâm trạng ấy?
- GV chốt: 
Vì Kiều là cô tiểu thư khuê các, đang sống trong cảnh trướng rủ màn che, lại đang say đắm trong mối tình đầu trong trắng thì tai họa ập đến bất ngờ, tình yêu đầu đời tan vỡ, nàng bị lừa lọc, bị phá đời con gái. Hiện tại tăm tối – không biết mình là ai- là con của Tú bà hay vợ lẽ MGS? Tương lai lại vô vọng mờ mịt.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du trong sáu câu thơ đầu? Tác dụng?
? Đọc những câu thơ thể hiện nỗi nhớ về Kim Trọng?
? Nhớ về Kim Trọng, điều đầu tiên Kiều nhớ tới là gì?
( dg: Kim Trọng và Kiều ngay từ phút đầu gặp gỡ, lòng đã có sự cảm mến “ Tình trong như đã mặt ngoài còn e”, trái tim họ luôn hướng về nhau. Bất chấp lễ giáo PK, Kiều xăm xăm băng lối vườn khuya sang nhà Kim Trọng. Hai người đã thề nguyền, đính ước trước sự chứng kiến của vầng trăng:
 Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Vì thế trong lúc này, nhớ về Kim Trọng, điều đầu tiên là nàng tưởng tượng lại buổi thề non hẹn biển giữa hai người).
? Sau khi nhớ lại buổi thề non hẹn biển với Kim Trọng, nàng hình dung chàng Kim ở chốn Liêu Dương ntn?
? Nhớ chàng Kim, nàng ý thức về điều gì?
? Đoạn thơ sử dụng ngôn ngữ gì trong hai kiểu ngôn ngữ sau:
 + Đối thoại?
 + Độc thoại nội tâm?
- dg: Với Kim Trọng, Kiều không giấu giếm nỗi nhớ nhung da diết của mình. Lời thơ như có nhịp thổn thức của một trái tim yêu thương đang nhỏ máu. Nàng tưởng tượng, nàng hình dung, nàng nhớ lại lời thề non hẹn biển ...Rồi cuối cùng quay trở lại với chính mình chỉ có nàng đối diện với chính mình trong không gian rộng lớn, thấm thía sự xa cách, đổ vỡ, để rồi 15 năm đoạn trường hình ảnh chàng Kim mãi thao thức trăn trở trong trái tim Kiều.
HS đọc
Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
 Nội tâm.
HS đọc.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
 Không gian rộng lớn.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi theo yêu cầu
- Hđ cá nhân 1’; cặp 1’.
- Đại diện cặp báo cáo.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1- Đọc và tìm hiểu chú thích.
2- Tìm hiểu chung.
a- Vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần II của Truyện Kiều .
b- Bố cục : 3 phần .
 P1- từ đầu -> “ như chia tấm lòng”( Sáu câu đầu): Hoàn cảnh cô đơn đáng thương của Thúy Kiều.
P2- Tiếp -> “ gốc tử đã vừa người ôm”( Tám câu tiếp): Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ.
P3- Còn lại: Bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được cảm nhận qua tâm trạng Thúy Kiều.
c- Phương thức biểu đạt:
Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
II- Phân tích.
1- Khung cảnh thiên nhiên và bi kịch nội tâm.
- Thiên nhiên: 
 Vẻ non xa, tấm trăng gần
 Bốn bề bát ngát xa trông
 Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
 + Không gian đẹp, rộng lớn, mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp thiếu vắng sự sống con người.
 + Thân phận Kiều nhỏ bé đơn độc, bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo, hoang vắng. Nàng chỉ còn biết ngắm non xa, trăng gần cùng một vòm tròi chia sẻ nỗi lòng tâm trạng.
 + Cuộc sống: Sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn “ Mây sớm đèn khuya”.
- Tâm trạng: 
 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
 Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng
-> Kiều mang tâm trạng buồn, cô đơn, trơ trọi, lòng nàng ngổn ngang trăm mối như cắt, như chia, đặc biệt đó là sự “bẽ bàng” tủi thẹn tràn ngập cõi lòng.
-> Nghệ thuật:
 + Hình ảnh thơ chọn lọc.
 + Phép đối cân xứng( “ non xa- trăng gần”; “ cát vàng cồn nọ- bụi hồng dặm kia”; “ mây sớm- đèn khuya”).
-> Tạo nên sự trùng lặp về hình ảnh, diễn tả tâm trạng, thân phận cô đơn, chán chường của Kiều.
2- Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ.
a- Nỗi nhớ Kim Trọng.
- Tưởng nhớ buổi thề non hẹn biển khi hai người dưới trăng:
“ Tưởng người ...chén đồng”
- Nàng hình dung vẫn “rày trông mai chờ”, không biết nàng đã rơi vào cảnh ngộ éo le, đau xót. 
- Nàng thấm thía tình cảnh bơ vơ, trơ trọi không bóng người thân; nuối tiếc mối tình trong trắng đẹp đẽ.
- Càng ý thức sâu sắc về tấm lòng chung thủy với Kim Trọng bị MGS giày xéo, làm nhục bao giờ mói gột rửa cho được.
-> Đoạn thơ sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lời thơ ít, ý thơ hàm súc. Kiều không giấu giếm nỗi nhớ nhung da diết của mình với Kim Trọng.
Hết tiết 29:
	? Đọc diễn cảm đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ?
	? Phân tích khung cảnh của bi kịch nội tâm khi Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích?	
? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của sáu câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Yêu cầu:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Nắm chắc nội dung đã phân tích.
- Chuẩn bị: Kiều ở lầu Ngưng Bích phần còn lại.
.........................................................................................................................................
Soạn: 5 /10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020
Tiết 30- Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH ( tiếp)
 ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Quan sát vào những câu thơ nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều:
? Nếu với Kim Trọng là sự tưởng nhớ, thì những cung bậc của nỗi nhớ cha mẹ của Kiều là gì?
? Nàng hình dung và lo lắng gì về cha mẹ câu thơ nào thể hiện rõ sự hình dung và lo lắng đó?
? Miêu tả nỗi nhớ của Kiều về cha mẹ, tác giả dùng nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? ( diễn tả phẩm chất nào của Kiều?)
? Qua nỗi nhớ cha mẹ, và Kim Trọng, em thấy được nét đẹp nào của nàng?
( GV: Trong cảnh ngộ éo le đau khổ, nàng không nghĩ cho mình mà vẫn dành nỗi nhớ nhung, sự quan tâm lo lắng cho Kim Trọng và cha mẹ, chứng tỏ nàng luôn biết quan tâm, lo lắng cho người khác hơn cả bản thân mình).
 Tổ/c chia sẻ cặp: 3’
? Tám câu thơ tả nỗi nhớ của Kiều, Nguyễn Du để Kiều nhớ đến người yêu trước, nhớ cha mẹ sau. Điều đó có hợp lí không?
GV chốt, bình:
Đặt nỗi nhớ người yêu lên trên nỗi nhớ cha mẹ, dường như theo phép tắc PK có lẽ không phù hợp. Nhưng ngẫm nghĩ kĩ mới thấy điều Nguyễn Du sắp đặt là hoàn toàn có lí. Vì với cha mẹ, Kiều đã hi sinh cuộc đời mình, tự nguyện bán mình để chuộc cha, ơn sinh thành có phần được đền đáp. Còn với người yêu, nàng luôn coi mình là kẻ lỗi hẹn, phụ bạc. Vì vậy khi một mình một bóng nơi lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du để nàng trước hết nhớ tới người yêu là cực kì tinh tế trong việc thể hiện tính biện chứng của tâm hồn nhân vật.)
- Y/c HS đọc tám câu thơ cuối
 Hoạt động cá nhân:
? Cảm nhận chung của em về tâm trạng Kiều trong tám câu cuối ?
( Dự kiến: Tâm trạng Kiều mang một nỗi buồn triền miên).
 Tổ/c chia sẻ cặp: 3’
? Nỗi buồn trong tâm trạng nhuốm lên những cảnh vật nào? 
GV chốt
 Hoạt động cá nhân:
 ? Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của tám câu thơ cuối?
? Nhận xét về trình tự miêu tả cảnh vật qua con mắt người trong cảnh?
? Ngoài điệp ngữ, đoạn thơ cuối còn sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
? Em cảm nhận được gì từ nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ cuối?
(GV: Ngôn ngữ của Nguyễn Du vô cùng chính xác, có giá trị biểu cảm cao thể hiện qua âm thanh của tiếng sóng. Tiếng sóng trong đoạn thơ không vỗ, không đập mà kêu. Đó phải chăng là tiếng sóng báo hiệu những sóng gió ba đào sẽ đến với nàng. Và đó cũng là tiếng kêu cứu của nàng đồng vọng tiếng hãi hùng của thiên nhiên. Chính nỗi cô đơn, lo sợ hãi hùng trước sự hoang vắng dữ dội của thiên nhiên lầu Ngưng Bích đã dọn đường cho bước chân nàng trốn theo Sở Khanh và để rồi bị Tú Bà bắt lại, nàng bị đẩy vào chốn lầu xanh một cách vô điều kiện)
? Thành công về nghệ thuật của Nguyễn Du qua đoạn trích là gì?
? Nêu nội dung đoạn trích?
HS đọc 4 câu thơ nói về nỗi nhớ cha mẹ.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
HS đọc
Hs bộc lộ
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích.
1- Khung cảnh thiên nhiên và bi kịch nội tâm.
2- Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ.	
 a- Nỗi nhớ Kim Trọng.
b- Nỗi nhớ cha mẹ.
Xót người....
Quạt nồng ấp lạnh...
 Sân Lai....
Có khi gốc tử ...
- Là sự xót xa cha mẹ.
- Là sự tưởng tượng, hình dung cảnh cha mẹ vẫn ngày ngày tựa cửa ngóng chờ tin con.
- Lo lắng các em có thay mình chăm sóc cha mẹ thay mình không ?
-> Nghệ thuật :
 + Vẫn là ngôn ngữ độc thoại nội tâm .
 + Sử dụng điển cố, điển tích ( quạt nồng ấp lạnh, Sân lai, Gốc tử) - dg.
=> Thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ của mình.
Đó là biểu hiện của tấm lòng nhân ái, giàu vị tha.
3- Bức tranh được nhìn qua tâm trạng Kiều.
* Cảnh vật :
 + Cửa bể chiều hôm.
 + Ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác.
 + Nội cỏ dầu dầu trong chân mây mặt đất.
 + Gió cuốn mặt duềnh, tiếng sóng.
* Nghệ thuật :
 + Điệp ngữ "Buồn trông "( 4 lần) gợi 4 cảnh khác nhau:
 Đầu tiên là cảnh được nhìn từ xa: "cửa bể chiều hôm" trong dáng chiều nhạt nhoà nắng. 
 Rồi đến cảnh thứ hai được nhìn gần: "Ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác" .
 Cảnh thứ ba là cảnh được nhìn từ dưới lên trên " Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 Cảnh cuối cùng là một thiên nhiên đầy dữ dội " Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
+ Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, từ đậm đến nhạt; âm thanh từ tĩnh đến động. Dường như con mắt Kiều đã tìm kiếm, đã cầu cứu bốn phương tám hướng để mong tìm chút niềm an ủi nhưng kết cục chỉ có chính nàng đối diện với thiên nhiên hoang vắng, dữ dội.
 + Các từ láy " thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, ầm ầm " có giá trị gợi tả cao, thể hiện sự hắt hiu, sầu thảm của cảnh vật của lòng người.
 + Hình ảnh ẩn dụ : "  cánh buồm xa " gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trong buổi chiều tà.
 " Hoa trôi man mác" gợi nỗi buồn về thân phận mỏng manh, bị dập vùi.
« nội cỏ dầu dầu » trong chân mây mặt đất gợi nỗi bi thương vô vọng kéo dài.
 " Ầm ầm tiếng sóng " ẩn dụ những sóng gió ba đào trong cuộc đời sẽ tới.
 + Câu hỏi tu từ " Về đâu " như xoáy sâu cái tâm trạng không biết đi đâu về đâu của Kiều.
-> Tám câu thơ, bức tranh tâm cảnh được vẽ ra qua con mắt của người buồn. Với hàng loạt biện pháp nghệ thuật : điệp ngữ, từ láy, hình ảnh ẩn dụ, câu hỏi tu từ, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình...Tác giả đã diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của nỗi buồn : lúc là nỗi buồn nhớ quê hương da diết ; lúc là nỗi buồn về phận hoa trôi bèo dạt ; khi là nỗi bi thương vô vọng kéo dài, cao nhất là nỗi hãi hùng lo sợ trước cơn tai biến cuộc đời lúc nào cũng như rình rập bủa vây.
III- Tổng kết :
1- Nghệ thuật :
- Tả cảnh ngụ tình, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ độc thoại nội tâm, điển tích, điển cố, từ láy, ẩn dụ câu hỏi tu từ.
2- Nội dung :
Khắc họa bức tranh thiên nhiên phong phú sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Thiên nhiên được vẽ lên bằng tâm trạng tràn ngập nỗi buồn, niềm chua xót của Thúy Kiều.
Hết tiết 30:
? Em cảm nhận được gì từ nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ cuối?
? Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở tám câu thơ cuối?
? Thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm? Phân tích nghệ thuật này quan phần thể hiện nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ?
? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
Yêu cầu:	
- Đọc thêm thông tin cuối bài 
- Học thuộc lòng đoạn thơ, nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Soạn: 5/ 10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020
Tiết 31- Tập làm văn:
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: nhận biết vai trò và biết cách sử dụng yếu tố miêu tả trong VB tự sự.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
 + Phẩm chất: chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút.
? Nhắc lại vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong VB tự sự đã học ở lớp 8?
( Dự kiến: Yếu tố miêu tả trong VB tự sự giúp người đọc hình dung một cách cụ thể, sinh động- như hiện thực về đối tượng mà VB tự sự đề cập tới).
- Y/c Hs đọc đoạn trích- sgk
? Đoạn trích vừa đọc kể về trận đánh nào?
 Tổ/c HĐ nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm 
+ Nhiệm vụ: 
 ? Trong trận đánh, Quang Trung đã làm gì? Xuất hiện với vai trò ntn?
 ? Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức
 Hoạt động cá nhân:
? Các chi tiết miêu tả nhằm thể hiện những đối tượng nào? Chúng đứng ở vị trí ntn với các yếu tố tự sự? Tác dụng?
- Y/c Hs đọc các sự việc phần c:
? Nối các sự việc trên thành một đoạn văn? So sánh hai đoạn văn và nhận xét?
* Bài tập:
? Tìm và nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau?
Đoạn 1: “ Bấy giờ nàng đương có mang....ngăn được”
( Chuyện người con gái Nam Xương).
Đoạn 2: “ Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết ...triệu bất tường”.
( Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
- Dự kiến:
- “ Ngày qua tháng lại thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗ buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.
-> Tác dụng: Nhờ yếu tố miêu tả-> người đọc thấy rõ nỗi khắc khoải mong ngóng người thân; nỗi nhớ da diết của người vợ trẻ xa chồng biền biệt.
- “ Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề hoặc nửa đêm ồn ào ...tan đàn”
-> Tác dụng: Yếu tố miêu tả góp phần biểu hiện những dấu hiệu không lành....Cảnh trong phủ chúa trở nên đầy bí ẩn và rùng rợn. 
? Sử dụng yếu tố miêu tả trong VB tự sự có tác dụng gì?
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
- HS tạo nh

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_67_nam_hoc_2020_2021_truon.doc