Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2- Về kĩ năng:
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập VB.
3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập VB.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác.
- Phẩm chất : Yêu nước, có trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
+ Giải quyết vấn đề, hợp tác.
+ Trách nhiệm.
- Thời gian: 5 phút
1- Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bàn ghế, vs, chấn chỉnh thái độ, trang phục, sĩ số.
2- Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là dẫn trực tiếp? Cho ví dụ?
? Thế nào là dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?
3- Khởi động ở tiết 1.
GV dẫn dắt vào tiết 2.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
ộng cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi, nhận xét. I- Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ. 1- Tìm hiểu VD: a- Ví dụ 1. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. - Từ cổ: “ Kinh tế” (viết tắt của kinh bang tế thế): Lo việc trị nước cứu đời. Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời. - Ngày nay: “ Kinh tế”: là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra( từ nghĩa rộng chuyển thành nghĩa hẹp). -> KL1: Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới hình thành. b- Ví dụ 2: * Xuân(1): Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường coi là mùa khởi đầu của năm. - Xuân (2): Thuộc về tuổi trẻ ( nghĩa chuyển). -> Từ “ xuân” ( Ngày xuân em hãy còn dài): Tuổi trẻ-> Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. * Tay(1- trao tay): Bộ phận của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm vật ( nghĩa gốc). - Tay (2): Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó. -> Từ “ Tay”( tay buôn) được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. -> KL 2: Có hai phương thức chủ yếu trong việc biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ là : ẩn dụ và hoán dụ. 2- Ghi nhớ ( sgk trang). - Do nhu cầu của XH, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. - Có hai phương thức chủ yếu trong việc biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ là: ẩn dụ và hoán dụ. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: - Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ bằng thực hành làm bài tập. - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. - Hình thức: nhóm lớn. - Năng lực, phẩm chất: + Hợp tác, giải quyết vấn đề. + Chăm chỉ. - Thời gian: 17'. Tổ/c hđ cá nhân - Y/c hs đọc BT 1, 2 - Hd Hs làm bài - Gv nhận xét, bổ sung. Tổ/c HĐ nhóm: 5’ (KTkhăn phủ bàn) - Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 4 nhóm. Thời gian hoạt động 5 phút: - GV phát phiếu học tập, mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh. Giao nhiệm vụ cho học sinh, mỗi hs 1 từ. GV chốt kiến thức: - Hs đọc yêu cầu, làm bài. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Hs hoạt động cá nhân 3 phút. - Hs hoạt động nhóm 4 phút. - Đại diện nhóm báo cáo. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. II- Luyện tập: Bài 1: a- Từ “ chân” : Một bộ phận của cơ thể con người ( nghĩa gốc). b- Từ “ chân” : Chỉ một vị trí trong đội tuyển.( nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ). c- Từ “ chân” : Bộ phận đỡ vật với đất của cái kiềng( nghĩa chuyển, ẩn dụ). d- Từ “ chân” : Vị trí tiếp xúc của mây với đất.( nghĩa chuyển, ẩn dụ). Bài 2: Từ “ trà” ( Trà a-ti-sô, trà khổ qua, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi...) : Là sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô dùng để pha nước uống ( dùng theo nghĩa chuyển, ẩn dụ. Không dùng theo nghĩa gốc đã giải thích trên.) Bài 4: - “ Hội chứng” : (1) – Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.( nghĩa gốc). (2)- Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề XH cùng xuất hiện ở nhiều nơi( nghĩa chuyển). VD : Hội chứng điện thoại. Hội chứng kính thưa. Hội chứng phong bì. - “ Ngân hàng” : (1) – Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. (2) – Kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần ( VD : Ngân hàng máu, ngân hàng gen) Hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực được tổ chức để tra cứu, sử dụng ( ngân hàng dữ liệu, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi, ngân hàng trí nhớ). * Củng cố: ? Em có nhận xét gì về sự phát triển nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về sự phát triển nghĩa của từ để tạo lập đoạn văn theo yêu cầu. - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ, trách nhiệm. - TG: 2 phút Viết một đoạn văn và chỉ ra một số từ ngữ đã được phát triển theo sự phát triển của XH. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. - Làm thêm một số bài tập trong sách nâng cao. - Học, nắm chắc ghi nhớ - Làm bài tập 5,6. - Chuẩn bị: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. ....................................................................................................................................... Soạn: 27 /9/2020- Dạy: /9/2020. Tiết 23- Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ. HỒI THỨ MƯỜI BỐN: ĐÁNH NGỌC HỒI QUÂN THANH BỊ THUA TRẬN BỎ THĂNG LONG CHIÊU THỐNG TRỐN RA NGOÀI. ( Ngô Gia văn phái) A- Mục tiêu cần đạt. 1- Về kiến thức . - Những hiểu biết về nhóm tác giả dòng họ Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. 2- Về kĩ năng. - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ. - Cảm nhận được sức trỗi dậy diệu kì của dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan. 3- Về thái độ. Tự hào về người anh hùng dân tộc , tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - Hình thành năng lực tự học, NL thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ. - Phẩm chất: Yêu nước, trung thực, trách nhiệm. B- Chuẩn bị: + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập. + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Khởi động: - Mục tiêu: Tạo tâm thế, kết nối vào bài mới. - Phương pháp và kĩ thuật: động não. - Hình thức: Cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tư duy sáng tạo. + Phẩm chất yêu nước. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ. ? Cuộc sống của chúa Trịnh Sâm được miêu tả ntn trong“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”? ? Phân tích để làm nổi bật những thủ đoạn của bọn hoạn quan thái giám? * Khởi động vào bài mới: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - Gv đọc cho học sinh nghe một đoạn về lịch sử thời vua Quang Trung thế kỉ XVIII. - Gv cho hs xem tượng đài vua QUANG TRUNG. ? Dựa vào kiến thức đã học môn lịc sử 7, hãy nêu những hiểu biết của em về vua Quang Trung - Gv dẫn vào bài mới. Hs nghe - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - Mục tiêu: Nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp và kĩ thuật: PP nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng NL, phẩm chất: + Hình thành NL tự học. + Phẩm chất: Chăm chỉ. - Thời gian: 10 phút. ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? ? Em biết gì về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí? Tóm tắt tác phẩm (sgv tr 67) HD đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc. Nhận xét cách đọc của hs. ? Nêu xuất xứ của VB? ? Xác định kiểu văn bản, thể loại và phương thức biểu đạt của VB? ? VB có bố cục mấy phần? Nêu nội dung từng phần? - Mục tiêu: Tự hào về vẻ đẹp người anh hùng dân tộc Quang Trung qua đoạn trích; thấy được bộ mặt thảm hại của những kẻ bán nước và cướp nước. - Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. - Hình thức: cá nhân, cặp đôi. - Định hướng NL, phẩm chất: + NL : Cảm thụ thẩm mĩ. + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm. - Thời gian : 25 phút. ? Nhận được tin báo quân Thanh đã đến Thăng Long và vua Lê thụ phong ngày 22-11, Nguyễn Huệ có thái độ ntn? ? Có phải vì mất đất từ Lạng Sơn đến Thăng Long nên ông giận? Ông giận là vì sao? ? Thái độ ấy chứng tỏ điều gì? ? Trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã hành động ntn? ? Những hành động ấy chứng tỏ Nguyễn Huệ là người ntn? ? Lắng nghe ý kiến các quan trong triều, Nguyễn Huệ đã làm ntn? ? Có thể thấy qua thái độ và hành động của Nguyễn Huệ, em nhận thấy đây là một con người ntn ? TL cá nhân TL cá nhân HS đọc Nhận xét TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Đọc và tìm hiểu chung. 1- Tác giả. - Ngô gia Văn phái là nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai- Hà Tây. - Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du (sgv tr66) 2- Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí. - Tác phẩm viết bằng chữ Hán, ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Cũng có thể coi đây là tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng lại ở việc thống nhất vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của XHPK khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có 17 hồi. 3 - Văn bản: Hồi thứ mười bốn. a- Đọc và tìm hiểu chú thích. b- Tìm hiểu chung: * Xuất xứ: Đoạn trích trích phần lớn hồi thứ mười bốn cuốn tiểu thuyết “ Hoàng Lê nhất thống chí”. * Kiểu văn bản và PTBĐ: - Văn bản tự sự, thể loại tiểu thuyết chương hồi - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. * Bố cục: 3 phần. P1- Từ đầu -> “ vào ngày 25 tháng chạp Mậu Thân”: Quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế thân chinh cầm quân ra bắc. P2- Tiếp -> “ rồi kéo vào thành”: Cuộc hành binh thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. P3- Còn lại: Sự thảm bại của bè lũ xâm lược Tôn Sĩ Nghị và bọn vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống. II- Phân tích. 1- Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. * Thái độ khi nhận tin cấp báo quân Thanh chiếm thành Thăng Long và vua Lê thụ phong ngày 22-11, Nguyễn Huệ “giận lắm”: + Giận vì vua Lê Chiêu Thống bán nước cầu an, cõng rắn về cắn gà nhà, mở đường rước quân Thanh vào giày xéo nước ta. + Giận vì sự đớn hèn nhu nhược nhận sắc phong của vua Lê. -> Tấm lòng ngay thẳng, trung thực, căm ghét bọn xâm lược và những kẻ bán nước cầu vinh. * Hành động: + Họp các tướng sĩ lại định thân chinh cầm quân đi ngay. -> Hành động mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn. + Sau đó, chỉ trong vòng hơn 1 tháng ông đã làm được nhiều việc lớn: x- Tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế. x- Đốc xuất đại binh cả thủy lẫn bộ ra Bắc. x- Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn. x- Tuyển mộ binh sĩ và mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An. Nguyễn Huệ không chỉ yêu nước mà còn căm giận những kẻ bán nước. Đó là một con người mạnh mẽ quyết đoán, tài năng. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố - Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức tiết 1 của VB, - PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Hình thành năng lực, phẩm chất: + Trình bày một phút. + Chăm chỉ. - TG: 5'. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt ? Phân tích thái độ, hành động của vua Quang Trung khi quân Thanh kéo quân vào Thăng Long và vua Lê cúi đầu nhận sắc phong của vua Càn Long? - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét * Thái độ khi nhận tin cấp báo quân Thanh chiếm thành Thăng Long và vua Lê thụ phong ngày 22-11, Nguyễn Huệ “giận lắm”: + Giận vì vua Lê Chiêu Thống bán nước cầu an, cõng rắn về cắn gà nhà, mở đường rước quân Thanh vào giày xéo nước ta. + Giận vì sự đớn hèn nhu nhược nhận sắc phong của vua Lê. -> Tấm lòng ngay thẳng, trung thực, căm ghét bọn xâm lược và những kẻ bán nước cầu vinh. * Hành động: + Họp các tướng sĩ lại định thân chinh cầm quân đi ngay. -> Hành động mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn. + Sau đó, chỉ trong vòng hơn 1 tháng ông đã làm được nhiều việc lớn: x- Tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế. x- Đốc xuất đại binh cả thủy lẫn bộ ra Bắc. x- Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn. x- Tuyển mộ binh sĩ và mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An. * Củng cố ? Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí nghĩa là gì? A- Vua Lê định thống nhất đất nước. B- Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê . C- Ghi chép việc vua Lê thống nhất đát nước. D- Ý chí trước sau như một của vua Lê. Hoạt động 4 : Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào tạo lập đoạn văn cảm nhận theo yêu cầu. - PP: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp người anh hùng Nguyễn Huệ qua thái độ và hành động của ông trong Hồi thứ mười bốn. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Đọc tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. - Tóm tắt nội dung hồi thứ mười bốn. - Học, nắm chắc nội dung phân tích. - Chuẩn bị : Hoàng Lê nhất thống chí( tiếp theo). ......................................................................................................................................... Soạn: 27 / 9/ 2020- Dạy: / 9/ 2020 Tiết 24- Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ. ( tiếp) Hoạt động 1: Khởi động: * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ. ? Phân tích những chi tiết để làm sáng tỏ phẩm chất yêu nước căm thù giặc và sự mạnh mẽ quyết đoán của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ? * Khởi động vào bài mới: - Gv chuyển tiếp dẫn vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu: Tự hào về vẻ đẹp người anh hùng dân tộc Quang Trung qua đoạn trích. - Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. - Hình thức: cá nhân, cặp đôi. - Định hướng NL, phẩm chất: + NL : Cảm thụ thẩm mĩ. + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm. - Thời gian : 35 phút HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - HS theo dõi “ Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh...-> “ quả đúng như vậy”: ? Trong lời dụ lính, vua Quang Trung đã chỉ ra cho họ điều gì ? ? Lời dụ lính có tác động tới tướng sĩ ntn? ? Và sau khi phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An, Quang Trung kéo quân đến Tam Điệp. Hãy đọc và phân tích lời xét tội hai tướng Sở, Lân của Vua Quang Trung?( Lời xét tội thể hiện điều gì?) - Gv bổ sung: Rõ ràng với các tướng lĩnh lâu năm của ông như Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, ông không ngần ngại quở trách nghiêm khắc. Quở trách nhưng vẫn công minh nhận ra được sở trường cũng như sở đoản của họ. Lời trách tội không những không làm cho họ phật ý, trái lại khiến họ càng thêm khâm phục sự công tâm, vì thế mà càng thu phục được tài năng của họ. Còn với những sĩ phu Bắc Hà mới đi theo cờ nghĩa như Ngô Thì Nhậm, ông lại vỗ về an ủi, không tiếc lời đánh giá cao, không để nỡ dịp bày tỏ niềm tin cậy). ? Qua lời xét tội Sở, Lân, em nhận thấy nét đẹp nào trong phẩm chất của người anh hùng này ? ( dg: Chính bởi trí tuệ sáng suốt sâu sắc và nhạy bén trong việc xét đoán bề tôi, nên trước khi thu phục hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung đã thu phục hoàn toàn lòng người). - Theo dõi “ Lần này ta ra...sợ gì”: ? Lời bộc bạch với Thì Nhậm, Sở và Lân thể hiện mong muốn nào của Vua Quang Trung? ? Mong muốn ấy cho thấy phẩm chất nào của vua Quang Trung? ( GV: Ngay khi giặc còn đang đóng quân ở Thăng Long, gần hết Bắc Hà còn nằm trong tay chúng vậy mà vua vẫn tự tin nói rằng : " Phương lược đã có tính sẵn, chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh". Chưa thực sự ra quân mà đã sắp sẵn phương lược chiến thắng gọn gàng, nhanh chóng nước cờ cho 10 ngày. Nhưng lo liệu đén cả chuyện sau khi đánh giặc đã thua thì phải cử người khoé lời lẽ để có thể dẹp yên việc binh đao, chờ cho tới khi nước giàu dân mạnh thì chứng tỏ con người ấy còn tính xong xuôi nước cờ 10 năm tới trong hoà bình). ? Lời hứa hẹn của vua Quang Trung “ Ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng” còn cho thấy điều gì? ? Bên cạnh những năng lực, phẩm chất trên, nổi bật ở người anh hùng Nguyễn Huệ là tài dùng binh như thần. Em hãy tìm những chi tiết để chứng minh? - Gv đọc “ Khi quân ra đến sông Gián-> kéo vào thành”: ? Trong suốt cuộc tiến quân ra Bắc, hình ảnh của vua Quang Trung hiện lên ntn? ? Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ và tác dụng của cách xây dựng nhân vật đó? Tổ/c chia sẻ cặp: 3’ ? Tại sao vốn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn, thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình đầy hào hứng như vậy? - Gv chuẩn kiến thức. Hs theo dõi TL cá nhân TL cá nhân HS đọc, phân tích. TL cá nhân HS theo dõi TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân - Tạo cặp đôi - HĐ cá nhân: 1’ - Chia sẻ cặp đôi: 2’. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét II- Phân tích ( tiếp). * Lời dụ lính : + Chỉ ra tình hình thời cuộc: “ Quân Thanh sang xâm lấn... hiện ở Thăng Long”. + Khẳng định chủ quyền dân tộc: “ Trong khoảng vũ trụ ...cai trị”. + Nêu bật chính nghĩa của ta, phi nghĩa của địch: “ Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta ...triều đại trước”. + Nêu được dã tâm xâm lược của quân Thanh và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta: “ Nay người Thanh lại sang...ngày xưa”. + Kêu gọi đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm, thống nhất ý chí để lập nên công lớn: “ Các ngươi ...không nói trước”. -> Lời dụ lính giống như lời hịch ngắn gọn, có sức thuyết phục cao, kích thích vào lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc, thu phục quân lính khiến họ một lòng đồng tâm hiệp lực, không dám ăn ở hai lòng. * Lời xét tội hai tướng sở, Lân: + Thể hiện ông rất hiểu sở trường cũng như sở đoản của các thuộc hạ. + Rất độ lượng, công minh khen chê đúng người, đúng việc. -> Quang Trung Nguyễn Huệ là người có trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén trong việc nhận định tình hình và có tài thu phục quân sĩ, có tài trong việc xét đoán, dùng người. * Lời bộc bạch với Thì Nhậm, Sở và Lân: thể hiện ý muốn tránh chuyện binh đao với phương Bắc để phúc cho dân. -> Thể hiện ý chí quyết thắng, tinh thần yêu dân, tầm nhìn xa trông rộng của một nhà chính trị đại tài. * Lời hứa hẹn “mồng 7 năm mới ăn mừng” -> Thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng, khả năng dự liệu, năng lực tiên đoán chính xác của một nhà quân sự đại tài. * Tài dùng binh như thần: - Cuộc hành binh thần tốc: + Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân( Huế), đến ngày 29 đã tới Nghệ An( 350 km qua núi, đèo). Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau tiến quân ra Tam Điệp( khoảng 150 km). Và đêm 30 tháng chạp “lập tức lên đường” ra Thăng Long ( khoảng 150 km nữa), tất cả đều là đi bộ. + Tuy hành quân xa liên tục như vậy nhưng nghĩa binh Tây Sơn vẫn tề chỉnh: Hơn 1 vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ thì bao bọc bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. - Ở những hoạch định cho cả chiến dịch và từng trận đánh: + Bắt quân do thám ở Phú Xuyên, lặng lẽ vây kín đồn Hà Hồi, cho quân lính luân phiên dạ ran, làm nghi binh theo bờ đê Yên Duyên. + Tổ chức công phá đồn Ngọc Hồi... -> Lần đầu tiên trong lịch sử có 1 vị vua thống lĩnh toàn quân hiện lên rực rỡ, oai phong lẫm liệt trong trận mạc đến như vậy. Đó là hình ảnh một vị hoàng đế- một vị tổng chỉ huy chiến dịch thực sự. -> Xây dựng nhân vật vua QT bằng cách: + Khắc họa trực tiếp từng thái độ, hành động, lời nói, từng mưu lược, toan tính. + Cách khắc họa trong thế tương phản đối lập với bọn vua quan bán nước, bọn xâm lược đất nước. => Qua đó hình ảnh người anh hùng được khắc họa đậm nét có tính quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại) -> - Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến trực tiếp. Là những tri thức có lương tri, lương năng nên các ông không thể không tôn trọng sự thật lịch sử. - Mặt khác, tận mắt chứng kiến sự thối nát, kém cỏi hèn mạt của vua chúa thời Lê- Trịnh cùng sự hống hách, kiêu ngạo của bọn giặc Thanh, không thể không ca ngợi chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại độc lập chủ quyền cho dân tộc. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức toàn bài. - PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Hình thành năng lực, phẩm chất: + Trình bày một phút. + Chăm chỉ. - TG: 5'. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt ? Trong lời dụ lính, vua Quang Trung đã chỉ ra cho họ điều gì? - Hoạt
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_truong.doc