Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Kiến thức.

 - H/S tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS.

- Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học.

2- Kĩ năng.

- Biết so sánh, tổng hợp khái quát hoá vấn đề, hệ thống hoá kiến thức.

3- Thái độ.

- Bồi dưỡng lòng yêu quý văn học.

4- Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác sáng tạo .

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- GV : sgk, sgv, Giáo án.

- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi HÁT THEO CHỦ ĐIỂM.

- Hình thức: cả lớp.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Tư duy sáng tạo.

 + Chăm chỉ

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới :

- Cách tiến hành trò chơi Hát theo chủ điểm Tình bạn.

 + Gv phổ biến luật chơi: Có hai đội chơi, trong thời gian 5 phút mỗi đội sẽ hát theo hiệu lệnh của GV. Khi GV đưa ra một từ nào đó về chủ đề Quê hương, hai đội sẽ đưa ra tín hiệu để giành quyền hát trước. Lần lượt đến hết 5 phút, đội nào giành nhiều quyền hát và hát đúng, đội đó sẽ chiến thắng.

 + Kết thúc trò chơi, Gv biểu dương đội thắng cuộc.

- Gv dẫn vào bài mới.

 

doc 23 trang linhnguyen 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
yêu cuộc sống, con người
 + Yêu cái đẹp, điều thiện.
 + Có thái độ sống ntn?
? Những nhân vật nào cho em yêu quý, ấn tượng sâu sắc?
? Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong mỗi TP’ ntn? Ví dụ cụ thể...?
? Các tác phẩm VH nước ngoài đã học được viết dưới những thể loại nào?
? Những giá trị nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm?
Ví dụ:
- Thơ Đường?
- Hài kịch?
- Bút kí chính luận?
- Phương thức tự sự?
? Phong cách sáng tác của tác giả có những nét độc đáo như thế nào? qua các tác phẩm?
? Nêu ví dụ cụ thể?
Ví dụ: O – Hen – Ri?
Lỗ Tấn?
Ai – Ma – Tốp?
Mô - Li – E?
Mô - Pa – Xăng?
Giắc – Lân - Đơn?
? Những ấn tượng sâu sắc của em khi học các tác phẩm VH nước ngoài?
Câu 2: Tổng hợp những giá trị về nội dung và nghệ thuật cuả các tác phẩm VHNN đã học:
a- Về giá trị nội dung:
- Nội dung bao trùm: Giúp ta hiểu được sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở nhiều thời đại khác nhau.
- Bồi dưỡng cho ta những tình cảm đẹp:
Tình yêu cuộc sống, con người, yêu điều thiện ghét cái ác, có thái độ sống đẹp...
- Nội dung ghi nhớ của từng bài:
* Ví dụ: Buổi học cuối cùng (Đô-đê)
Lòng yêu nước (Ê-ren-bua)
Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét)
Xa ngắn thác núi Lư (Lý Bạch)
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)
Hai cây phong (Ai-ma-tốp)
Cố hương (Lỗ Tấn
b- Thể loại
* Thơ Đường:
Với các tác giả: Hạ Tri Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ.
* Thơ văn xuôi: Ta-go.
* Bút kí Chính luận: Ê-ren-bua
* Hài Kịch: Mô-li-e.
* Phương thức tự sự mang đậm chất trữ tình: Ai-ma-tốp; Đô-đê, Go-rơ-ki, Lỗ Tấn....
* Các kiểu văn nghị luận: Ru-xô; H. Ten; Ê- ren-bua.
c- Phong cách sáng tác:
- Các tác phẩm VH nước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả.
- Các ví dụ điển hình:
+ O-hen-ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.
+ Lỗ Tấn qua truyện ngắn Cố hương những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình, những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác giả.
+ Mô-li-e qua đoạn trích “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” là cây đại thụ của hài kịch thế giới; qua cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật đặc sắc đã tạo nên một bộ mặt thật của giới tư sản.
+ Mô-pa-xăng qua đoạn trích học “Bố của Xi-mông”. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng rất tinh tế đặc sắc của các nhân vật đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện.
3- Những tác phẩm nào? tác giả nào em yêu thích? Vì sao?
- Hướng tới sự yêu thích bởi những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hướng tới sự yêu thích bởi cuộc đời và những thành công của các tác giả trong sáng tác.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ.
 	Viết một đoạn văn tóm tắt tất cả các nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài ( theo từng giai đoạn)
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
 + Học bài theo yêu cầu đã học đã luyện tập.
 + Đọc thuộc các tác phẩm thơ đã học phần VHNN .
Soạn: 17/ 4/ 2019- Dạy: / 4/ 2019
Tiết 163- Văn bản:
BẮC SƠN (Trích hồi bốn)
 ( Nguyễn Huy Tưởng)
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, HS có được:
1- Kiến thức: 
- Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
- Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi 4 của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2- Kĩ năng:
Có kĩ năng đọc- hiểu, phân tích thể loại kịch.
3- Thái độ:
 - Yêu thích nghệ thuật kịch và có tư tưởng làm theo chính nghĩa. 
4- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu nước, trung thực, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, SGK, SGV, vở kịch "Bắc Sơn".
- Trò: Chuẩn bị bài, SGK, SGV.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: khởi động
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi .
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát 1 bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết câu hỏi :
? Em hãy kể tên, thể loại kịch bản văn học, sân khấu mà em đã học trong ctrình THCS	
 ( Bi kịch: Quan Âm Thị Kính ( chèo cổ); hài kịch: Trưởng giả học làm sang)
Từ chỗ làm quen với đoạn kịch bản sân khấu chèo cổ đồng = BB và trích đoạn hài kịch ( kịch nói) của nước Pháp, c.ta tiếp tục học 2 đoạn kịch nói VNHĐ của Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ. Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng. “ Bắc sơn’’ là vở kịch nói đầu tiên sau cm tháng Tám, lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 1940-1911) oai hùng và bi tráng. Chúng ta sẽ tìm hiểu trích đoạn trong vở kịch nổi tiếng ấy.
- Kết thúc trò chơi, GV động viên, cho điểm HS.	
- GV dẫn dắt vào bài:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 8 phút.
(?) Dựa vào hợp đồng đã giao, em hãy đại diện nhóm trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
Các nhóm trưng bày sản phẩm.
Đại diện nhóm 3 lên bảng trình bày, các nhóm bổ sung.
Gv chốt.
- GV phân các vai đọc:
 + Người dẫn chuyện.
 + Thơm, Ngọc, Thái, Cửu.
- Giọng đọc các đối thoại phù hợp với tình huống và tâm trạng, tính cách n/v.
VD : - người dẫn chuyện : giọng chậm, khách quan.
- Thái : bình tĩnh, ôn tồn, khẩn trơng, lo lắng và tin tởng.
- Cửu: nóng nảy, hấp tấp, ngạc nhiên, chân thành.
- Thơm: đầy tâm trạng, chuyển giọng khi nói với Thái, Cửu, khi nói với Ngọc.
? Em hiểu thế nào là kịch?
GV : kịch là thể loại nghệ thuật tổng hợp : văn học- sân khấu. Phần VH gọi là kịch bản VH làm cơ sở cho đạo diễn, diến viên dàn dựng và biểu diễn trên sân khấu.
? Cách thể hiện trong kịch ntn?
? Có thể phân loại kịch theo những loại hình ntn?
? Cấu trúc, bố cục?
? Vở kịch được stác trong h/c’ nào?
- GV tóm tắt vở kịch theo SGK.
 Đây là vở kịch nói CM đầu tiên trong nền VH mới từ sau 1954. Vở kịch đã có tiếng vang > lúc bấy giờ và tác động đáng kể đến sự chuyển biến của kịch trường. Với vở kịch này, lần đầu tiên hiện thực CM và những con người mới của CMVN đã đươc đưa lên sân khấu một cách thành công. Tuy nhiên, tác phẩm cũng không tránh khỏi những hạn chế của nền VHCM ở thời kì đầu và những hạn chế của chính tác giả trong sự hiểu biết còn sơ sài về CM và người CM.
- VB trích là 2 lớp thuộc hồi 4 của vở kịch. Ở hồi 4 này, xung đột và hành động kịch tập trung vào 2 n/v : Thơm và Ngọc. Hồi kịch này đã bộc lộ sự đối lập của 2 n/v Thơm- Ngọc, tâm trạng day dứt, ân hận của Thơm.
? VB trích học nằm ở phần nào của vở kịch?
? Thuật lại diễn biến sự việc và hđộng trong các lớp kịch trích ở hồi IV?
? Mâu thuẫn, xung đột kịch chủ yếu trong hồi 4 là ><, xung đột gì? Giữa ai với ai?
- HS thảo luận nhóm, trình bày, n/x bổ sung.
- GV chốt lại.
? Tình huống kịch làm nên ><, xung đột ấy là gì?
(HS: Các ><, xung đột ấy được nảy sinh và pt’ trong tình huống kịch gay cấn và kịch liệt: cuộc khởi nghĩa thất bại. Giặc lùng bắt gắt gao các cán bộ c/sĩ. Thái, Cửu tình cờ chạy trốn đúng vào nhà Thơm. Ngọc- chồng Thơm- 1 tên chỉ điểm dẫn đường cho kẻ thù đột ngột trở về) . 
( GV: Vậy tình huống sẽ ra sao ? Thơm sẽ đối phó ntn ? Ngọc có phát hiện ra Thái và Cửu ? chúng ta đi tìm hiểu).
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Nhân ái, trách nhiệm.
- Thời gian : 27 phút.
- GV giới thiệu: Thơm là vợ Ngọc, 1 nho lại trong bộ máy cai trị của TDP. Thơm đã quen dần với c/s’ an nhàn, được chồng chiều chuộng, lại thích sắm sửa và ăn diện. Vì thế, cô đứng ngoài p.trào khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, mặc dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa. Nhưng ở Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và thương người ở một cô gái từng lớn lên trong gia đình nông dân l.động. Chính vì thế, Thơm quý trọng ông giáo Thái- người cán bộ CM đến giúp củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng CM bị đàn áp, cha và em đều hi sinh, Thơm ân hận và càng bị giày vò khi dần dần biết được rằng Ngọc làm tay sai cho địch, dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.
- Hoàn cảnh hiện tại: mẹ đẻ Thơm phát điên, bỏ đi khi chồng và con trai hi sinh. Thơm nghe người ta nói Ngọc nhiều đêm dẫn quân Pháp đi lùng bắt những người CM. Y dần lộ rõ bộ mặt Việt gian. Nhưng Ngọc vẫn cho Thơm nhiều tiền để mua bán, sắm sửa, thoả mãn nhu cầu ăn diện của cô.
? N/v Thơm x.hiện trong lớp kịch nào của hồi IV? ( Cả 3 lớp).
? Lớp kịch nào tập trung thể hiện đấu tranh của Thơm với chồng (Lớp 3)
? Những lớp kịch nào thể hiện hành động của Thơm trong việc giải quyết cho các cán bộ CM?
( Lớp 2 và lớp 4).
? Tóm tắt hành động kịch trong lớp 2?
( HS: Bị truy đuổi, Thái và Cửu chạy vào nhà Thơm. Sau chút bối rối, Thơm đã giấu họ trong buồng ngủ để họ thoát ra phía sau).
? Trong lớp kịch này, Thơm được đặt trong tình huống ntn ?
? Lúc đầu thái độ của Thơm ntn khi thấy Thái và Cửu?
? Nhưng khi hiểu ra hai người đang bị truy lùng, sắp bị bắt, cô đã nói gì? Cho thấy điều gì?
? Nhưng cô đã 2 lần khẳng định điều gì? Việc này đã chứng tỏ điều gì trong vẻ đẹp con người cô?
? Khi tình thế nguy cấp, thái độ của Thơm ntn?
? Và đến khi Ngọc sắp về qua nhà, cô đã có hđộng gì?
? Với h.động táo bạo, bất ngờ này, em thấy thái độ của Thơm ntn?
GV: H.động này không phải ngẫu nhiên, tuỳ hứng, tuỳ tiện hay sắp đặt mà có nguyên nhân bên trong, bên ngoài, chủ quan, khách quan rất hợp lí, hợp tình.
? Từ đó cho thấy Thơm là người ntn?
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
- Nguyễn Huy Tưởng ( 1912- 1960), quê HN. Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền VHCM sau CM tháng tám.
- Sáng tác của NHT đề cao tinh thần DT và giàu cảm hứng lịch sử.
- Nhiều đóng góp trong việc p/a’ hiện thực CM và K/c’ với những tác phẩm đậm chất anh hùng và không khí lịch sử.
- Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT.
2- Tác phẩm.
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
* Đọc:
* Tìm hiểu chú thích
- Chú thích 1,2,3,4,6,8,9
b- Tìm hiểu chung:
* Tìm hiểu về kịch.( chú thích *)
- Kịch là một trong 3 loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ : trữ tình, tự sự và kịch.
- Dùng ngôn ngữ trực tiếp của các n/v ( đối thoại, độc thoại) và cử chỉ, hđộng của n/v để thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong hiện thực đ/s’.
- Các loại kịch:
 + Kịch hát ( chèo, tuồng, cải lơng, bài chòi)
 + Kịch thơ
 + Kịch nói ( bi kịch, hài kịch, chính kịch)
- Nội dung chính của vở kịch được thể hiện trong cốt truyện kịch. Cấu trúc, bố cục của vở kịch có thể chia làm những hồi ( màn), lớp (cảnh).
- Cốt lõi, linh hồn của kịch là >< xung đột thể hiện trong những tình huống kịch, trong đối thoại, độc thoại, hành động của n/v kịch.
* Tìm hiểu vở kịch Bắc sơn.
- Đầu năm 1946, trong không khí sôi sục của những năm đầu k/c- lấy bối cảnh là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 1940-1941).
* Bố cục. ( Bảng phụ).
+ Lớp 1: Đối thoại giữa 2 vợ chồng Thơm- Ngọc; mâu thuẫn giữa hai người. Thơm dần dần nhận ra sự thật về Ngọc. Cô đau xót và ân hận.
+ Lớp 2: Thơm- Thái- Cửu: giới thiệu tình huống truyện, tạo Đk cho ><, xung đột pt’, tính cách n/v bộc lộ, tâm lí, hđộng chuyển biến. Thái- Cửu, 2 cán bộ, c/sĩ CM chạy trốn sự lùng bắt gắt gao của bọn quan, lính Pháp và bọn phản động tay sai ( Ngọc), tình cờ trong lúc bối rối, vội vã, chạy vào nhà Thơm- Ngọc. Sau phút lo lắng, hoảng hốt, Thơm qđịnh tạm để 2 anh trốn trong buồng ngủ của mình.
+ Lớp 3: Thơm- Ngọc: Ngọc đột ngột trở về nhà. Thơm cố tình tìm cách giấu chồng, qua câu chuyện, càng bộc lộ tâm trạng ><, day dứt trong lòng Thơm. Một mặt dù đã nhận ra bản chất phản động của Ngọc, đã qđịnh che giấu và bvệ 2 cán bộ CM; nhưng mặt #, Thơm vẫn cha đủ cương quyết để hđộng, chỉ mong sao Ngọc không nghi ngờ, không vào buồng ngay lúc ấy. Cuối cùng lớp kịch, Ngọc lại sấp ngửa chạy theo bọn lính Pháp, tiếp tục truy lùng các c/sĩ Bắc Sơn.
* Tìm hiểu ><, xung đột kịch và tình huống kịch:
- >, nội tâm giữa Thơm Và Ngọc ( ngời vợ đẹp, hiền thục và người chồng hèn nhát, phản bội, làm tay sai).
II- Phân tích.
1- Nhân vật Thơm.
- Tình huống căng thẳng, đầy kịch tính: Thái, Cửu- hai c/sĩ CM đang bị lùng bắt gắt gao chạy thẳng vào trước cửa nhà cô, trong khi Ngọc- chồng cô- kẻ đang đi lùng bắt các anh có thể trở về bất cứ lúc nào.
- Lúc đầu: 
 + Nhưng sao hai ông lại vào đây? Ông định bắt Ngọc phải không? -> ngạc nhiên, tưởng CM cử người đi bắt chồng mình.
 + Chết nỗi, 2 ông bị chúng nó đuổi phải không? làm thế nào bây giờ? Ngọc nó cũng vừa mới đi-> lo lắng, hốt hoảng, lúng túng không biết làm thế nào. 
- Sau đó, cô khẳng định:
 + Tôi không báo hai ông đâu.
 + Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu.
-> Cô không bao giờ tiếp tay cho giặc, nhưng làm thế nào để cứu 2 anh thì nhất thời cô chưa nghĩ ra.
- Tiếp theo: hốt hoảng, cuống quýt gần như khóc, nghẹn ngào 
 -> vô cùng lo lắng cho 2 c/sĩ.
- Khi Ngọc sắp vào nhà: ngoan ngoãn và mau lẹ, thân mật như người em gái kéo hai người đẩy vào trong buồng và nói: “ có lối thông ra ngoài đấy, đóng cửa buồng lại’’-> hđộng dứt khoát, mau lẹ.
=> Thơm đã thoát ra khỏi trạng thái day dứt, trù trừ để đứng hẳn vào hàng ngũ quần chúng CM.
Cô có t/c’ đặc biệt với CM, khinh ghét kẻ bán nước theo giặc.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
 ? Nêu lại xung đột kịch trong hồi 4 ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ.
 	Hãy viết một đoạn văn về sự biến chuyển trong tâm lí hành động của Thơm qua lớp kịch?
Họat động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc, xem lại vở kịch Bắc Sơn trên mạng.
- Học bài những phần đã tìm hiểu.
- Tiếp tục đọc kĩ và soạn bài tiết sau học tiếp
.
Soạn: 17/ 4/ 2019 Dạy: / 4/ 2019
Tiết 164- Văn bản:
BẮC SƠN (Trích hồi bốn)
 ( Nguyễn Huy Tưởng)
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: khởi động
* Ổn định tổ chức( 1 phút)
* Kiểm tra bài 
? Tóm tắt nội dung vở kịch ‘ Bắc Sơn’’ và cho biết xung đột kịch trong hồi 4 được bộc lộ qua tình huống nào ?
* Khởi động :
- Gv dẫn vào bài 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
 + Phẩm chất : Nhân ái, trách nhiệm.
- Thời gian : 35 phút.
Gv gọi HS đọc lại lớp II.
GV: Ngọc bất chợt trở về, đặt Thơm vào tình huống nguy hiểm > Đến đây, thơm buộc phải tìm cách che mặt chồng, đóng kịch với Ngọc để hắn không nghi ngờ gì chính vợ mình đã dám đưa 2 tên "phản loạn" nguy hiểm vào trong chính căn buồng ngủ của mình.
? Lúc này, Thơm đã có những lời nói khác thường ntn với Ngọc?
? Sự khác thường trong những lời nói này của Thơm là gì?
? Vì sao Thơm lại có những lời nói khác thường đó?
? Qua hđộng này, cho thấy thêm điều gì ở n/v Thơm?
? Mặt khác, qua cuộc trò chuyện Thơm đã nhận rõ điều gì ở chồng?
GV: Và đến khi Ngọc lại tất tả ra đi, tiếp tục công việc chó săn của mình, thì quả thật, Thơm như đã trút được gánh nặng , thở phào. Và hồi sau, cô đã quên nguy hiểm của bản thân, giữa đêm băng rừng đi báo tin cho du kích biết để ngăn chặn hđộng phản bội và nguy hiểm của Ngọc.
 Nhưng cần phải thấy, cô vẫn chưa dứt khoát hẳn thói quen sinh hoạt, nếp nghĩ, nếp sống thờng ngày, cô vẫn níu giữ lấy một chút hi vọng. Thơm cũng không dễ gì từ bỏ c/s’ nhàn nhã và những đồng tiền Ngọc đưa cho để may sắm, tiêu dùng. Với Ngọc, cô vẫn chưa hoàn toàn ghét bỏ, căm thù. Tâm trạng này cũng rất phù hợp với tính cách và h/c’ của n/v Thơm.
? Nx về nghệ thuật khắc hoạ n/v Thơm trong các lớp kịch?
? Từ đó, tính cách n/v Thơm hiện lên ntn?
? Em hiểu gì về những người là quần chúng CM qua n/v Thơm?
? Qua sự chuyển biến của n/v Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì?
GV: Ngọc là một người chồng luôn yêu chiều vợ nhưng lại là một tên nha lại đầy tham vọng, ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài. Y đã cam tâm tình nguyện làm tay sai cho Pháp, dẫn quân Pháp về trường Vũ Lăng để đánh úp quân khởi nghĩa, gián tiếp gây ra cái chết của bố vợ và em vợ.
? Hành động xuyên suốt lớp kịch thứ III ở hồi 4 của Ngọc là gì?
? Xuất hiện ở lớp III, tính cách Ngọc bộc lộ qua những lời nói điển hình nào?
? Nhận xét về tính cách Ngọc qua những lời nói đó?
? Tuy nhiên, thái độ của Y đvới Thơm ntn?
? Như vậy, xd n/v phản diện như Ngọc, tác giả đã chú ý điều gì?
? N/v Ngọc tiêu biểu cho loại người nào trong thời kì CM?
? Xung đột trong các lớp kịch này còn là xung đột của những tính cách . Qua hai n/v Thơm và Ngọc, hãy chỉ ra những xung đột ấy?
? Hai n/v này có vai trò gì trong hồi IV ?
? Nét tính cách riêng của mỗi người là gì ?
? Nhưng ở họ có phẩm chất chung nào đáng quý ?
? Nhận xét về nghệ thuật kịch của VB ?
? Em hiểu gì về người CM và kẻ phản CM ? 
? Từ đó. Em hiểu gì về cuộc đtr CM do Đảng l.đạo từ những năm xa xưa ?
? Vở kịch đã bộc lộ tư tưởng, t/c’ của n.văn ntn ?
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt lại.
II- Phân tích ( tiếp)
- Lời nói:
 + Tôi nói anh thằng Sáng chả ra cái gì. Tôi nghĩ chán quá(..) không biết anh thằng Sáng có chấp trách không? 
 + Chỉ thương anh thằng sáng vất vả, lo nghĩ nhiều() rồi thì đến mang bệnh mang tật.
 + Tôi van anh thằng Sáng. Mai thì ở nhà mà ngủ cho nó lại sức.
 + Sao không mời các ông ấy lên chơi cả cho vui có được không.
-> Dịu dàng, thân thiện .
 Nhưng là những lời nói cửa miệng, không thật lòng.
-> Đó là những lời nói vờ, nói dối. Vờ gây t/c’ với chồng để tạo ĐK cho Thái, Cửu trốn thoát.
- Nếu có lợi cho CM, có thể làm tất cả, kể cả lừa dối người thân.
-> Cô đã nhận rõ bộ mặt phản động của y, bộ mặt ham tiền, ham quyền chức, thù hằn nhỏ nhặt của y. Cô càng thấy việc làm của mình là đúng.
-> Thể hiện diễn biến tâm lí phức tạp của n/v bằng các cử chỉ, lời nói điển hình.
-> Trong sáng, thẳng thắn và lương thiện
- Căm ghét bọn tay sai bán nước và bọn giặc cướp nước.
- Có nhiều thiện cảm với CM.
- Sẵn sàng đặt lợi ích của CM lên trên hết.
-> Tác giả muốn khẳng định rằng ngay cả khi gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, CM vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
2. Nhân vật Ngọc
- Hành động:
 Lùng bắt 2 cán bộ CM là Thái và Cửu để lấy tiền thưởng.
- Lời nói: Thôi thì chẳng may chú mấy thằng Sáng đã nh thế đứt ruột ra được ấy chứ lỵ.
- Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồngtậu đợc vài mẫu ruộng nữa.
- Thế nào tôi cũng phải trị cho được cái thằng Tốn mới nghe.
-> Giả nhân, giả nghĩa, hám tiền, hám danh, ghen tức, tiếp tục dấn sâu vào con đường phản dân hại nước.
- Vẫn cố che giấu bản chất và hđộng – vì thế càng ra sức chiều chuộng vợ. Nhưng tâm địa và tham vọng của y vẫn cứ lộ ta trước Thơm.
-> Tác giả chỉ tập trung vào những cái xấu, cái ác mà vẫn chú ý khắc hoạ tính cách của 1 loại người, nhất quán nhưng không đơn giản. Đã có 1 thời gian dài y lừa được Thơm. Y khéo che giấu bản chất, suy tính và hđộng của mình.
-> Sợ giặc, làm tay sai cho giặc để mưu cầu lợi ích cá nhân; phản nước hại dân.
 Thơm Ngọc.
- Ngay thẳng quanh co
- Trong sáng hiểm độc
- Giàu tình nghĩa bất nghĩa
3- Nhân vật Thái và Cửu.
- Họ chỉ là n/v phụ, xuất hiện trong chốc lát.
- Thái : bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào những người CM và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô.
- Cửu : hăng hái nhưng

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_34_nam_hoc_2020_2021_truon.doc