Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, Hs có được :

1- Kiến thức.

 - Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.

2- Kĩ năng.

- Lập ý và dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Trình bày miệng 1 cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.

3- Thái độ.

- Có ý thức học tập và tập nói trước nhóm, trước lớp

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Hợp tác, thuyết trình theo văn bản chuẩn bị trước, giao tiếp ngôn ngữ.

- Phẩm chất: Chăm chỉ chuẩn bị bài ở nhà, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

 - Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Hình thức: cá nhân.

- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới:

Cho HS lên bảng trình bày một ca khúc mà mình yêu thích.

? Theo em để hát hoặc trình bày một vấn đề nào đó trước công chúng cần có phong thái ntn?

 

doc 17 trang linhnguyen 4980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
- Hình thức: Cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: chăm chỉ học tập, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.	
- Thời gian: 15 phút. 
Tên văn bản
Thể loại VB
Phương thức b/đạt
1- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. 
2- Động Phong Nha.
3- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
4- Cổng trường mở ra
5- Mẹ tôi
6- Cuộc chia tay của những con búp bê
7- Ca Huế trên Sông Hương
8- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
9- Ôn dịch, thuốc lá
10- Bài toán dân số
11- Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
12- Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình
13- Phong cách Hồ Chí Minh
Bút ký
T. minh
Thư
B.cảm
B.Cảm
T. ngắn
T.minh
T. minh
T. minh
N.luận
N. luận
N. luận
N.luận
Tự sự + miêu tả+ biểu cảm
TM + M.tả
NL + B. cảm
B. cảm + T.sự
TS + BC + MT
Tự sự +miêu tả
T. minh + MT
 N luận + TM
TM + NL+BC
T.sự + N luận
 Nghị luận
NL + B cảm
T.sự + N luận
? Qua bảng hệ thống trên đây, em rút ra kết luận gì về hình thức của văn bản nhật dụng.
? Hãy tìm và phân tích tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản cụ thể.
? Qua các văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn bản nghị luận em còn biết thêm phép lập luận nào nữa.
 Qua văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” ta còn được biết tới phép lập luận phản bác: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bênh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền...”
- Mục tiêu: củng cố về phương pháp học văn bản nhật dụng.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: chăm chỉ học tập..	
- Thời gian: 20 phút.
? Từ các kiến thức về văn bản nhật dụng trên đây, em hãy trình bày phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho có kết quả tốt nhất. Cho ví dụ minh hoạ? 
(HS thảo luận - phát biểu - GV chốt lại )
* Kết luận: 
- Cũng giống như các văn bản tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục.
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. 
IV- Phương pháp học văn bản nhật dụng
- Một số đặc điểm cần lưu ý: 
1- Đọc thật kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.
2- Phải tạo được thói quen liên hệ: 
- Với thực tế bản thân.
- Với thực tế cộng đồng ( từ cộng đồng nhỏ, gần gũi đến cộng đồng lớn)
3- Có ý kiến, quan niệm riêng với những vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm ý kiến ấy. Có thể đề xuất giải pháp.
4- Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc- Hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại ( vì nội dung văn bản nhật dụng đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác)
5- Căn cứ vào những đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung 
6- Kết hợp xem tranh, ảnh theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên.
* Tổng kết, ghi nhớ (SGK 96)
? Qua nội dung vừa tổng kết trên đây, hãy cho biết: văn bản nhật dụng phải đảm bảo yêu cầu gì về mặt nội dung.
? Từ đó rút ra KL gì về việc học văn bản ND
? Nhận xét về hình thức của văn bản nhật dụng, khi đọc – hiểu cần lưu ý điểm gì?
- HS đọc tổng kết –ghi nhớ(SGK/96)
* Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng, nhất thức phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
* Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là những hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm 
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
 	? Các văn bản nhật dụng có thể sử dụng các hình thức nghệ thuật nào?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về Vb nhật dụng để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ
? Em thấy được điều gì từ hình thức những văn bản nhật dụng? Hãy trình bày thành một đoạn văn khoảng 15- 20 câu.
Hoạt động 5 : Mở rộng tìm tòi.
- Sưu tầm một VB nhật dụng từ các phương tiện thông tin đại chúng mà em cập nhật được. - Học, nắm chắc + Khái niệm nhật dụng
 + ND và hình thức các văn bản nhật dụng .
- Soạn bài: “ Bến quê”.
.............................................................................................................................................
Soạn: 5/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021. 
Tiết 142- Tiếng Việt:	
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TIẾNG VIỆT
A- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1- Về kiến thức:
- Nhận biết một số từ ngữ địa phương ở những vùng khác nhau trên đất nước ta, tìm được từ toàn dân tương ứng.
2- Về kĩ năng:
- Biết sử dụng từ địa phương trong khi nói và viết.
3- Về thái độ:
- Có thái độ đúng với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật )
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt.
- Phẩm chất: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi từ ngữ địa phương; trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị
- GV: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.
- HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày 1 phút.
 + Phẩm chất: trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:
- GV dẫn vào bài :
Nước ta có ba vùng ngôn ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Với từng vùng ngôn ngữ này có những lớp từ ngữ đặc thù. Giờ học này, chúng ta cùng nhận biết từ ngữ địa phương qua một số bài tập cụ thể. Bên cạnh đó cần xác định thái độ đúng trong việc sử dụng từ ngữ địa phương.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về từ địa phương. 
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 35 phút.
? Nhắc lại khái niệm từ địa phương. Cho ví dụ.
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- GV hướng dẫn làm bài.
- Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
TL cá nhân
- HS đọc
- Làm bài tập cá nhân
- HS nhận xét, bổ sung 
I- Lí thuyết
* Khái niệm từ địa phương:
Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định.
II- Luyện tập
1- Bài tập 1 (SKG 97 -98)
Tìm từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ điạ phương đó sang từ ngừ toàn dân tương ứng. 
Đoạn trích
Từ địa phương
Từ toàn dân
 a
- thẹo
- lặp bặp
- ba
- sẹo
- lắp bắp
- bố, cha
 b
- ba
- má
- kêu
- đâm
- đũa bếp
- (nói) trổng
- vô
- bố, cha
- mẹ
- gọi
- trở thành
- đũa cả
- (nói) trống không
- vào
 c
- ba
- lui cui
- nắp
- nhắm
- giùm
- (nói) trổng
- bố, cha
- lúi húi
- vung
- cho là
- giúp
- (nói ) trống
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- GV hướng dẫn làm bài.
- Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- GV hướng dẫn làm bài.
- Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
? Qua văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ địa phương của tác giả? 
? Qua các bài tập trên, em hãy nêu ý kiến về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong nói, viết (mặt tích cực, mặt hạn chế của từ địa phương,cách sử dụng).
- HS trao đổi- thảo luận- phát biểu.
- GV đánh giá, chốt lại.
- HS đọc
- Làm bài tập cá nhân
- HS nhận xét, bổ sung 
- HS đọc
- Làm bài tập cá nhân
- HS nhận xét, bổ sung 
- HS đọc
- Làm bài tập cá nhân
- HS nhận xét, bổ sung 
2- Bài tập 2(SGK 98)
a- Kêu: 
- Là từ toàn dân
- Có thể thay bằng từ nói to.
b- Kêu:
- Là từ địa phương
- Tương đương với từ toàn dân: gọi.
3- Bài tập 3(SGK 98)
Câu đố 1: - Từ địa phương
 +Trái
 + Chi
 - Từ toàn dân: 
 + Quả
 + Gì
Câu đố 2: - Từ địa phương:
 + Kêu
 + Trống hổng trống hảng
 - Từ toàn dân
 + Gọi
 + Trống huếch trống hoác
5- Bài tập 5(SGK 99)
a- Không nên để cho bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” dùng từ ngữ toàn dân. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình.
b- Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi sự việc được diễn ra. Tuy nhiên, tác giả chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ điạ phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải ở địa phương đó.
* Kết luận:
- Từ ngữ địa phương vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. Mặt tiêu cực là gây trở ngại cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong một nước. 
Vì vậy: Khi sử dụng cần chú ý làm thế nào để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. (VD: Sử dụng với đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương hoặc người ở địa phương khác nhưng có hiểu biết về tiếng địa phương mình.)
- Khi tạo lập văn bản: Sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lí sẽ có tác dụng tạo sắc thái riêng cho văn bản, song cần chú ý không nên sử dụng khi không thật cần thiết.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức ôn tập để viết đoạn văn có dùng từ địa phương.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 +PC: Chăm chỉ học tập và hoàn thành nhiệm vụ.
? Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng Từ địa phương.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
- Tìm một số văn bản đã học có sử dụng từ ngữ địa phương? Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương của tác giả. 
- Ôn tập tiếng Việt.
..........................................................................................................................................
Soạn: 5/ 4/ 2021 - Dạy: / 4/ 2021
Tiết 143- Tiếng Việt:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 (T1)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về:
 + Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
 + Liên kết câu và liên kết đoạn văn
 + Nghĩa tường minh và hàm ý
2- Về kĩ năng:
- Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý trong tạo lập văn bản.
3- Về thái độ :
Có ý thức trong việc tổng hợp kiến thức để vận dụng trong hoạt động giao tiếp.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác sáng tạo ...
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài, sgk, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi HÁT THEO CHỦ ĐIỂM.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Trách nhiệm với hoạt động chung.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới : 
- Trò chơi: Hai đội hát theo chủ điểm Tình bạn.
- Gv dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Ôn luyện kiến thức đã học.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khởi ngữ.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật WKL, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ học tập tổng hợp kiến thức.	
- Thời gian: 20 phút 
? Em đã biết những gì về khởi ngữ và các thành phần biệt lập?
? Em cần biết thêm gì ở tiết này?
- Y/c HS đọc bài tập 1
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS điền câu trả lời vào phiếu
- Y/c HS đọc bài tập 2
- GV hướng dẫn HS làm.
- Nhận xét, bổ sung : 
 + TP phụ chú: cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta.
 + Thành phần tình thái: Hình như 
 + TP khởi ngữ: Cái chân lí giản dị ấy, 
 + Thành phần cảm thán: tiếc thay 
- HS viết những gì mình biết
- Những điều cần bổ sung.
- HS đọc
- Làm việc cá nhân 2’
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét.
- Từng học sinh viết đoạn văn.
- Đọc trước nhóm
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài của các nhóm.
I- Ôn tập Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
A- Ôn tập lí thuyết:
1- Khởi ngữ
2- Thành phần biệt lập:
* Thành phần biệt lập:
a- Thành phần tình thái
b- Thành phần cảm thán
c- Thành phần gọi đáp
d- Thành phần phụ chú
B- Bài tập
1- Bài tập 1:
Khởi ngữ
tình thái
cảm thán
gọi đáp
Phụ chú
a-
Xây cái lăng ấy
b-dường như
d- vất vả quá
d-thưa ông
c- 
những người....như vậy
2- Bài tập 2: Viết đoạn văn
Gợi ý:
- Xác định chủ đề của đoạn
- Trong đoạn có câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái.
* Đoạn văn tham khảo:
Bến quê là 1 câu chuyện về cuộc đời- cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta- với những nghịch lí k dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể bắt gặp ở đâu đó 1 số phận giống như hoặc gần giống như số phận của NV Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời vì 1 lí do nào đó phải nằm bẹp 1 chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: gia đình là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng. Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của c/đời mình.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã ôn tập để tạo lập đoạn văn theo yêu cầu.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
 Viết một đoạn văn cảm nhận về giá trị của những điều bình dị trong cuộc sống, trong đó có sử dụng khởi ngữ và một trong bốn thành phần biệt lập, chân thành phần biệt lập và khởi ngữ. 
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
+ Tìm những bài tập trong Tiếng Việt nâng cao để làm thêm.
+ Làm bài tập 1, 2, 3 mục II.
+ Ôn tập nghĩa tường minh và hàm ý.
Soạn: 5/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021.
Tiết 144- Tiếng Việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (T2)
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs có được :
1- Kiến thức 
- Hệ thống hoá kiến thức về:
- Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Nghĩa tường minh và hàm ý.
2- Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá 1 số kiến thức về phần Tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
3- Thái độ.
- Tuân thủ và sử dụng đúng các thành phần KN, biệt lập... trong khi viết..
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác sáng tạo ...
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập tổng hợp kiến thức, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
B- Chuẩn bị:
- GV : sgk, sgv, Giáo án.
- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi HÁT THEO CHỦ ĐIỂM.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ chung.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới : 
- Trò chơi: Hai đội hát theo chủ điểm Thầy cô.
- Gv dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Ôn luyện kiến thức đã học.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật WKL, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ tổng hợp kiến thức, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
- Thời gian: 18 phút 
? Em biết gì về liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản? 
Em cần biết gì thêm nữa trong tiết học này?
( HS trả lời)	
- Đọc bài tập 1,2,3:
 Hoạt động nhóm: 7’
 ( KT động não):
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Nêu nhiệm vụ:
 + Nhóm 1- 2: Bài tập 1.
 + Nhóm 3- 4: Bài tập 2.
 + Nhóm 5- 6: Bài tập 3.
- Thực hiện nhiệm vụ:
 + GV quan sát, giúp đỡ HS.
 + Bổ sung, chốt kiến thức.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về Nghĩa tường minh và hàm ý.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật WKL, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ tổng hợp kiến thức, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
- Thời gian: 17 phút 
? Em biết gì về nghĩa tường minh và hàm ý? 
Em cần biết gì thêm nữa trong tiết học này?
( HS trả lời)	
- Đọc bài tập 1, 2:
Hoạt động nhóm: 7’
( KT động não)
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Nêu nhiệm vụ:
 + Nhóm 1,2,3: Bài tập 1.
 + Nhóm 4,5,6: Bài tập 2.
- Thực hiện nhiệm vụ:
 + GV quan sát, giúp đỡ HS.
 + Bổ sung, chốt kiến thức.
- HS viết những gì mình biết
- Những điều cần bổ sung.
- Động não cá nhân 3 phút, thảo luận nhóm 4 phút.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- HS viết những gì mình biết
- Những điều cần bổ sung.
- Động não cá nhân 3 phút, thảo luận nhóm 4 phút.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
I- Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn
A- Lí thuyết.
1- Liên kết.
2- Yêu cầu về liên kết.
B- Bài tập
1- Bài tập 1
a, Sử dụng phép nối: nhưng, nhưng rồi, và
b, Sử dụng phép lặp từ vựng: cô bé
phép thế đại từ: cô bé-> nó
c, Sử dụng phép thế đại từ : bây giờ cao sang rồi....chúng tôi nữa -> thế
2- Bài tập 2: ghi kết quả vào bảng phụ (theo mẫu ở SGK)
Phép liên kết:
lặp từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa,liên tưởng
thế
nối
từ ngữ tương ứng
cô bé
+cô bé-nó
+thế
nhưng, nhưng rồi,và
3- Bài tập 3:
Phân tích sự liên kết giữa nội dung và hình thức ở đoạn văn đã làm trong bài tập 2 mục I
II- Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
A- Lí thuyết
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý: là phần thông báo tuy k được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
B- Bài tập
1- Bài tập 1
- Hàm ý câu: “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” là: Địa ngục mới chính là nơi giành cho các ông nhà giàu
2- Bài tập 2: Hàm ý
a- Câu : “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” là:
- Đội bóng chơi không hay
- Tôi không muốn bình luận về việc này.
b- Câu: “ Tớ báo cho Chi rồi” là
- Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn
- Tôi không muốn nhắc đến Nam và Tuấn
=> Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn có dùng phép liên kết.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
 Viết một đoạn văn cảm nhận về giá trị của những điều bình dị trong cuộc sống, trong đó có sử dụng một vài phép liên kết.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
+ Tìm những bài tập trong Tiếng Việt nâng cao để làm thêm.
+ Về nhà: Học bài.	
+ Chuẩn bị bài Tổng kết về ngữ pháp
 ------------------------------------------------------------------------
Soạn: 5/ 4/ 2021- Dạy: / 4 / 2021.
Tiết 145- Tập làm văn:
 LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ.
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, Hs có được :
1- Kiến thức.
 - Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
2- Kĩ năng. 
- Lập ý và dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng 1 cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
3- Thái độ.
- Có ý thức học tập và tập nói trước nhóm, trước lớp
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực: Hợp tác, thuyết trình theo văn bản chuẩn bị trước, giao tiếp ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Chăm chỉ chuẩn bị bài ở nhà, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
 - Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:
Cho HS lên bảng trình bày một ca khúc mà mình yêu thích.
? Theo em để hát hoặc trình bày một vấn đề nào đó trước công

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_truon.doc