Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :

1- Về kiến thức:

- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một con người từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

- Những đặc sắc về tứ thơ, giọng điệu bài thơ.

2- Về kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản trữ tình.

- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về những hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3- Về thái độ: Trân trọng, kính yêu, tự hào, biết ơn Bác kính yêu.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- GV: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, những câu thơ, bài thơ, hình ảnh về mùa thu.

- HS: SGK, chuẩn bị bài, vở ghi, phiếu học tập.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Phương pháp và kĩ thuật: Kích thích tư duy: Xem phim tư liệuvề hình ảnh Bác trước lúc mất.

- Hình thức: cá nhân

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Hình thành NL trình bày một phút.

 + Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới:

- HS xem phim tư liệu về Bác lúc Người chuẩn bị đi vào cõi vĩnh hằng

? Đoạn phim tư liệu có nội dung gì? Em có cảm nhận gì về tình cảm của nhân dân ta với Bác khi Người đi vào cõi vĩnh hằng?

 

doc 36 trang linhnguyen 06/10/2022 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
lao, nhiều hình ảnh ẩn dụ đặc sắc gợi cảm, sáng tạo. 
- Lời thơ giản dị, cô đúc, giàu cảm xúc, lắng đọng. 
2- Nội dung: 
 Bài thơ thể hiện lòng thành kính, niềm xúc động, tự hào sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. 
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
1- Làm BTTN:
 - GV chiếu bài tập trên máy 
 - Hs làm bài. 
 - Chiếu kết quả đúng 
 2- Bài thơ đã đem đến cho em cảm nhận như thế nào về Bác? 
 ( học sinh bộc lộ )
 3- Đọc thuộc lòng bài thơ " Viếng lăng Bác"? Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao ?
* Củng cố: 
- GV hệ thống hóa kiến thức.
Khẳng định: Thành công trước hết của bài thơ là nhờ cảm xúc hết sức chân thành, sâu sắc của Viễn Phương. Xúc cảm đó lại được cộng hưởng bởi tình cảm thiêng liêng mà Bác dành cho nhân dân Miền Nam và tình cảm thành kính ngưỡng mộ mà toàn dân tộc dành cho Bác.
Bài thơ đã được phổ nhạc, trở thành bài hát "Vào lăng viếng Bác". Thơ và nhạc kết hợp hài hòa làm cảm xúc càng sâu sắc và hình tượng thơ được chắp cánh bay xa.
( Học sinh nghe bài hát + Hình ảnh minh họa trên máy chiếu ).
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức toàn bài để viết đoạn văn.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh (hoặc khổ thơ) yêu thích.
Hoạt động 5 : Mở rộng tìm tòi.
- Đọc thêm: Những bài thơ viết về Bác.
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Sang thu.
Soạn: 18/ 4/ 2020- Dạy: 
Tiết 118- Tập làm văn:
 NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs nắm được:	
1- Kiến thức
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tp truyện ( đoạn trích )
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tp truyện ( đoạn trích )
2- Kĩ năng
- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) và kĩ nănglàm bài nghị luận thuộc dạng này.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện ( đoạn trích) đã học trong chương trình
3- Thái độ.
- Tuân thủ đúng các bước khi làm bài NL về tp truyện ( đoạn trích)
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.: 
- NL giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản sáng tạo.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị: 
- Gv : SGK, SGV, Giáo án
- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	- Luật chơi: Cả lớp vừa hát 1 bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết câu hỏi :
	 ? Nghị luận về sự việc hiện tượng khác với Nghị luận về tư tưởng đạo lí ntn?
	 ? Cách làm kiểu bài Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
	 ? Đề bài sau đây thuộc dạng nghị luận nào?
 Vẻ đẹp phẩm chất nhân vật anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
( HS trả lời)	
- GV dẫn dắt vào bài:
 Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số dạng ở bài văn nghị luận. NLvề một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một dạng của bài văn nghị luận, đó là Nghị luận về một tác phẩm truyện ( đoạn trích).
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 35 phút.
- Đọc văn bản ở SGK
(?) Dựa vào hợp đồng đã giao, em hãy đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình về nhiệm vụ được giao.
- Gv chốt.
? Câu a: Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản.
? Câu b: Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản.
* Câu c: Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận(dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm?
? Em có NX gì về cách dẫn dắt, bố cục của bài viết?
? NX về ngôn ngữ NL của bài văn?
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày
Nhóm 1: câu a
Nhóm 2: câu b
Nhóm 3: câu c
- Các nhóm khác bổ sung
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- HS đọc ghi nhớ
I- Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1- Văn bản:
a- Câu a:
- Vấn đề nghị luận của bài văn: Những phẩm chất, đức tính đẹp, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên.
- Nhan đề thích hợp cho văn bản là: 
 +" Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long"
 + " Vẻ đẹp của một con người, một lối sống trong Lặng lẽ Sa Pa".
+ Xao xuyến Sa Pa.
+ Sức mạnh của niềm đam mê.
b- Câu b: Tóm tắt các luận điểm(qua những câu có ý nghĩa nêu lên hoặc cô đúc luận điểm)
- “Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp.........đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ, (Các câu nêu vấn đề nghị luận)
- “Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình”(Câu nêu luận điểm)
- “Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu......một cách chu đáo” (Câu nêu luận điểm)
- “ Công việc vất vả....lại rất khiêm tốn (Câu nêu luận điểm)
- “Cuộc sống của chúng ta...đáng tin yêu” (đoạn cuối bài-những câu cô đúc vấn đề nghị luận)
c- Câu c:
Để khẳng định các luận điểm, người viết đã:
- Nêu lên các luận điểm thật rõ ràng, ngắn gọn, gợi sự chú ý của người đọc.
- Phân tích rõ, chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể, sử dụng các luận cứ một cách sinh động, đó cũng là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm. Đặc biệt, đoạn tóm tắt truyện được lồng vào giữa đã giúp người đọc theo dõi câu chuyện và nhân vật dễ dàng hơn.
- Dựa trên cơ sở là y/n của cốt truyện, tính cách, số phận của NV và nghệ thuật trong tác phẩm
=> - Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ:
Mở đầu là nêu vấn đề, hai đoạn tiếp đi vào phân tích, diễn giải, rồi đoạn cuối khẳng định và nâng cao vấn đề.
 - Ngôn ngữ chính xác, gợi cảm
2- Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
- Đọc bài tập ở SGK
? Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
? Câu văn nào mang luận điểm của văn bản?
? Tác giả tập trung phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc?
II- Luyện tập
Đoạn văn Trang 64:
- Văn bản bàn về : “Tình thế lựa chọn Sống-Chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc”
- Câu văn mang luận điểm:
“ Từ việc miêu tả....ngay từ đầu”
- Tập trung phân tích diễn biến nội tâm vì đó là quá trình chuẩn bị cho cái chết dữ dội của nhân vật.
* Củng cố :- Hệ thống toàn bài
 - Nhắc lại ghi nhớ
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tình yêu thương cha của bé Thu khi ông Sáu chia tay bà con để trở về căn cứ?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: Những bài văn nghị luận về phẩm truyện hoặc đoạn trích. 
- Học bài, đọc kĩ bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm.
Soạn: 18/ 4/ 2020- Dạy: 
Tiết 118- Tập làm văn: 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs nắm được:
1- Kiến thức
- Đề bài nghị luận về 1 tác phẩm truyện( đoạn trích)
- Các bước làm bài nghị luận về 1 tác phẩm truyện( đoạn trích)
2- Kĩ năng
- Xác định yêu cầu nd và hình thức của 1 bài văn NL về 1 tác phẩm truyện( đoạn trích)
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài NL về 1 tác phẩm truyện( đoạn trích)
3- Thái độ:
- Tuân thủ và thực hiện đúng các bước khi làm bài NL về1 tác phẩm truyện( đoạn trích)
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị: 
- Gv : SGK, SGV, Giáo án
- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi Hộp quà bí mật .
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác.
 + Phẩm chất: trách nhiệm.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: 
 - Cách thực hiện trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát 1 bài hát chung, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết câu hỏi:
 ? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)?
	 ? Yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài nghị luận này?
	 ? Em hiểu gì về cách làm kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích)
( HS trả lời)	
- GV dẫn vào bài: Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( đoạn trích). Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
- Đọc 4 đề trong SGK
 Tổ/c HĐ nhóm
 ( KT khăn phủ bàn): 7’
- Bước 1 : Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + GV giao nhiệm vụ: 
* Câu a: Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
? Từ đó em có nhận xét gì về nội dung bài NL về tác phẩm truyện ( đoạn trích)?
* Câu b: Chỉ ra các từ nêu mệnh lệnh nghị luận ở mỗi đề bài? Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề bài đòi hỏi bài phải làm giống, khác nhau như thế nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + HS thực hiện việc thảo luận, GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.	
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
GV dg: 
- Về cấu tạo: Đề bài NL về 1tp truyện ( đoạn trích) được chia thành 2 phần: 
 + P1: nêu vấn đề NL( có thể bàn về chủ đề, NV, cốt truyện, nghệ thuật của tác phẩm truyện. Chú ý dạng bài NL về nhân vật trong tp) và mệnh lệnh NL.
 + P2: nêu mệnh lệnh NL
- Về dạng đề: Có 2 dạng
 + Dạng đề có kèm mệnh lệnh
 + Dạng đề không kèm mệnh lệnh.
- Điểm giống và khác nhau: 
+ Giống nhau: đều là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Đều sử dụng các phép lập luận phân tích, CM, so sánh, đối chiếu, tổng hợp,...để nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm.
+ Khác nhau:
- “suy nghĩ” là xuất phát từ tư tưởng, cách nhìn về một vấn đề nào đó trong tác phẩm( Đề 1,4).
- “phân tích” là phân chia tác phẩm hoặc vấn đề trong tác phẩm thành những yếu tố nhỏ hơn (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
- Cũng có khi đề ra bằng từ “ cảm nhận”( xuất phát từ những rung động của cá nhân để đưa ra những nhận xét đánh giá về một vấn đề nào đó)
? Từ việc tìm hiểu đề bài NL, hãy rút ra đặc điểmvà cấu tạo đề bài NL tác phẩm truyện( đoạn trích)?
- Mục tiêu: Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 20 phút.
Đọc kĩ đề bài, xác định những từ ngữ quan trọng có trong đề bài. Từ đó:
? Xác định kiểu bài (tính chất) của đề?
? Vấn đề nghị luận của đề bài là gì?
? Thao tác lập luận cho đề bài là thao tác gì?
? Giới hạn, phạm vi kiến thức cần có để làm bài này là gì?
? Muốn tìm ý cho đề bài trên, ta phải làm gì? 
1- Điểm nổi bật ở N/vật ông Hai là gì?
2- T/cảm đó được bộc lộ trong tình huống nào?
3- Tình cảm yêu làng, yêu nước được thể hiện ở các chi tiết, sự việc cụ thể nào? 
4- Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ? 
5- Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước ấy của ông Hai trong truyện?
? Hãy cho biết kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài NL về tác phẩm truyện?
- Đọc phần Lập dàn bài và cho biết yêu cầu của từng phần? Từ đó rút ra kĩ năng lập dàn bài cho kiểu bài NL về tác phẩm truyện?
- Đọc phần viết bài, cho biết kĩ năng tạo lập văn bản hoàn chỉnh?
GVdg: Kiểm tra sửa chữa nên tiến hành đồng thời với các bước trên (thực hiện đến đâu, kiểm tra đến đó). Chú ý việc xây dựng và liên kết các đoạn văn.
 + Chỉ nên sửa thêm: lỗi chính tả, từ.
? Bài NL về tp truyện ( đoạn trích) bàn về vấn đề gì? Yêu cầu?
HS đọc đề
- Tạo lập nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
- HĐ cá nhân: 3’; nhóm 4’.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 + HS nhóm khác nhận xét. 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
1- Tìm hiểu đề bài nghị luận. 
Đề
Vấn đề NL
Mệnh lệnh NL
1
Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
-> NL về nhân vật
Suy nghĩ
2
Diễn biến cốt truyện Làng.
-> NL về cốt truyện
Phân tích
3
Vẻ đẹp của người thanh niên qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
-> NL về nhân vật
/
4
Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
-> NL về chủ đề 
Suy nghĩ
2- Ghi nhớ: 
- Về cấu tạo: Đề NL về tác phẩm truyện (đoạn trích) thường gồm 2 phần: phần nêu vấn đề nghị luận và mệnh lệnh nghị luận.
- Các dạng đề: dạng đề có mệnh lệnh; dạng đề không mệnh lệnh.
II- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Đề bài:
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
1- Tìm hiểu đề, tìm ý:
a- Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện.
- Vấn đề NL: nhân vật ông Hai trong tác phẩm.
- Thao tác lập luận: trình bày suy nghĩ.
- Phạm vi kiến thức: 
+ Hiểu biết về TP "Làng"
+ Các tri thức về người nông dân truyền thống, đặc biệt là người nông dân trong K/C chống Pháp.
b- Tìm ý: 
Cần căn cứ vào nội dung tác phẩm, tính cách, phẩm chất, số phận nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật để đặt ra những câu hỏi tìm ý.
* Về nội dung:
- Điểm nổi bật ở nhân vật ông Hai: tình yêu làng gắn bó, hoà quyện với TY nước.
- Tình cảm yêu làng, yêu nước được bộc lộ trong tình huống ông Hai nghe được tin đồn làng Chọ Dầu mà ông yêu quý, tự hào làm việt gian theo giặc. 
- Các chi tiết, sự việc cụ thể:
 + Chi tiết ông Hai phải đi tản cư nhưng luôn nhớ làng: nhớ những ngày làm việc cùng anh em, những buổi dân quân du kích tập quân sự, tiếng trẻ học bài.
 + Chi tiết ở nơi tản cư, ông Hai luôn dõi theo tin tức kháng chiến: hàng ngày ông ra phòng thông tin nghe đọc báo, vui mừng trước những thắng lợi khắp nơi, tự hào và tin tưởng vào kháng chiến, mong thằng Tây sẽ cút sớm.
+ Tâm trạng khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây (bàng hoàng, sững sờ, tủi hổ, căm giận kẻ làm Việt gian, lo lắng đến bế tắc sợ mụ chủ nhà không cho ở nhờ, người dân không ai chơi, không ai buôn bán)
 + Chi tiết về niềm vui của ông Hai khi tin đồn được cải chính: khuôn mặt rạng rỡ, mua quà cho các con, lật đật đi khoe với mọi người tin vui về làng, kể chuyện làng ông đánh giặc như vừa dự trận. 
- T/C ấy vừa mang nét truyền thống của người nông dân (yêu làng), vừa mang nét mới trong tinh thần của người nông dân trong thời đại mới (yêu nước)
* Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Chọn tình huống đặc sắc, gay cấn
+ Miêu tả N/V có cá tính, từ nhiều góc độ: tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói.
+ Các hình thức ngôn ngữ N/Vật dùng phối hợp: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ...
=> Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý:
- Tìm hiểu đề: 
 + Đọc kĩ đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng.
 + Xác định kiểu bài, đối tượng nghị luận, thao tác lập luận, phạm vi kiến thức.
2- Lập dàn bài: 
( SGK trang 66)
=> Kĩ năng lập dàn bài: 
 Trên cơ sở những ý đã tìm được, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí, phù hợp với bố cục bài nghị luận.
3- Viết bài:
a- Mở bài: có hai cách
C1: Đi từ khái quát đến cụ thể(Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)
C2: Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
b- Thân bài:
- Tình yêu làng gắn với tình yêu nước...
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai...
c- Kết bài: Là nhân vật tạo được ấn tượng sâu sắc..
=> Kĩ năng tạo lập văn bản:
 + Lần lượt triển khai các ý trong dàn ý thành đoạn văn, bài văn.
 + Dùng các phép lập luận phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp, ... để viết các đoạn văn.
 + Sử dụng các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản.
4- Kiểm tra và sửa chữa:
- Kiểm tra lại cấu trúc văn bản.
- Kiểm tra sự liên kết câu, liên kết đoạn.
- Kiểm tra về cách dùng từ, đặt câu.
* Ghi nhớ: SGK/68
* Củng cố: 
? Đặc điểm của đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( đoạn trích)? 
Các bước làm bài. 	
? NL về tp truyện ( đoạn trích) bàn về vấn đề gì? Yêu cầu?. 
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành viết đoạn văn cho đề bài trên.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
	Viết đoạn văn phần thân bài cho dàn ý đề bài trên
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng viết đoạn văn nghị luận.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ 
Viết đoạn văn trong phần Luyện tập.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tiếp tục đọc thêm những bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)
- Học, nắm chắc nd bài.
- Về nhà: học bài, chuẩn bị bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
 ....................................................................................................................................
Soạn: 18/4/2020
Tiết 120- Hướng dẫn tự học- Văn bản
 SANG THU, NÓI VỚI CON.
A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
1- Kiến thức:
- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
2- Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3- Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu gia đình, quê hương.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, Giáo án, máy tính, những câu thơ, bài thơ, hình ảnh về mùa thu, về quê hương.
- HS: SGK, chuẩn bị bài, vở ghi, phiếu học tập.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp..
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương?
 Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
* Khởi động vào bài mới:
- HS nghe ngâm thơ: Tiếng thu ( Lưu Trọng Lư)
? Bài thơ gợi trong em điều gì? 
- Gv dẫn vào bài: Có thể nói rằng, mùa thu để lại những dấu ấn, cảm xúc riêng và có những cách thể hiện riêng. Nếu như hội họa thể hiện vẻ đẹp của mùa thu bằng màu sắc, đường nét ...thì văn chương thể hiện bằng nghệ thuật n

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_truon.doc