Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

1- Kiến thức.

- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.

- Công dụng của thành phần tình thái và cảm thán.

2- Kĩ năng.

- Nhận biết 2 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.

- Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.

3- Thái độ

- Tuân thủ và sử dụng đúng câu có thành phần biệt lập trong khi nói, viết.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.

 + Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.

 + Trách nhiệm trau dồi và sử dụng các thành phần phụ tình thái và cảm thán phù hợp trong nói và viết.

B- Chuẩn bị

- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.

- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi

C- Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.

- Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Hình thức: Cá nhân.

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + NL giải quyết vấn đề.

 + Phẩm chất: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ: (2hs)

 1. Khởi ngữ là gì? Cho Vd.

 2. Làm bt 3,4.

 

doc 21 trang linhnguyen 06/10/2022 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
ẻ như...theo trình tự tăng dần sự tin cậy (hay độ chắc chắn)
-> Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
Bài tập 3: (SGK-19)
- Trong 3 từ: chắc, hình như, chắc chắn
 + Với từ : chắc chắn, người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.
 + Với từ: hình như, người nói chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.
- Tác giả Nguyễn Quang Sáng chọn từ "Chắc" trong câu:" Với lòng...chắc anh nghĩ rằng... cổ anh" vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo 2 khả năng:
+ Thứ nhất theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
+ Thứ hai do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
 * Củng cố:
 ? Thế nào là thành phần biệt lập? Thành phần cảm thán là gì?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng một trong hai thành phần phụ vừa học.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm trong những Vb đã được học câu văn có chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Làm bài tập trong Tiếng việt nâng cao.
- Nắm chắc Ghi nhớ, làm lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập (tiếp).
...........................................................................................................................Soạn : 20/ 2/ 2021 - Dạy: /2 /2021 
Tiết 107- TLV:
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ
CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
1- Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương
2- Kĩ năng
- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật đáng quan tâm của đp.
- Suy nghĩ, đánh giá về một sự việc, hiện tượng, một sự việc thực tế ở đp.
- Làm 1 bài văn trình bày 1 vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3- Thái độ
- Tuân thủ hình thức nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
-> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Phẩm chất: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 + Trách nhiệm trau dồi cách viết văn nghị luận về những sự việc, hiện tượng trong đời sống.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.
- Học sinh: SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tổ chức dạy- học bài mới
Hoạt động 1: khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Nghị luận về một sự viêc, hiện tượng đời sống xh là gì? Y/ cầu về nd và hình thức?
* Khởi động vào bài mới:
- Cho học sinh xem một vài hình ảnh về môi trường.
 ? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh trên?
- GV dẫn vào bài mới : 
Hiện nay có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được những vấn đề có thể làm đề tài viết ở địa phương.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm trau dồi cách viết văn nghị luận về những sự việc, hiện tượng trong đời sống.	
- Thời gian: 15 phút.
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Ở địa phương em, em thấy vấn đề 
Nào cần phải bàn bạc trao đổi thống
 nhất thực hiện để mang lại lợi ích 
chung cho mọi người? 
? Khi viết về môi trường cần viết về
 những khía cạnh nào? 
 Gv chốt.
? Khi viết về vấn đề này thì thực tế ở địa phương em còn đề cập đến những khía cạnh nào ? 
? Vậy khi viết bất cứ một vấn đề gì 
ta cần phải đảm bảo những yêu cầu 
gì về nội dung? 
- Y/c Hs đọc SGK.
- Gv chọn 1 đề.
- Nêu câu hỏi theo từng mục trong
 SGK giúp Hs hiểu vấn đề.
? Vậy bố cục của một văn bản cần có 
mấy phần? Là những phần nào?
 Để làm rõ những phần đó cần trình
 bày ra sao? 
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân 1’;
- HĐ cặp 2’ 
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hs trả lời
TL cá nhân
I- Nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình.
1- Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương. 
- Vấn đề môi trường:
 + Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ: bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp đối với vấn đề canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.
 + Hậu quả của việc chặt phá cây xanh -> 
ô nhiễm bầu không khí.
- Vấn đề quyền trẻ em.
 + Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến trẻ em (xây dựng, sửa chữa trường học).
 + Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em (xây dựng khung cảnh sư phạm phù hợp..)
 + Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình: cha mẹ có làm gương không, có những biểu hiện bạo hành không
 - Vấn đề xã hội:
 + Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình thuộc diện chính sách, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
 + Những tấm gương sáng trong thực tế (về lòng nhân ái, đức hi sinh )
- Những vấn đề về tệ nạn xã hội.
2- Xác định cách viết.
a- Yêu cầu về nội dung.
 + Sự việc hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội.
 + Tình hình, ý kiến và nhận định phải rõ ràng, cụ cụ thể có lập luận, thuyết minh thuyết phục
 + Phải trung thực có tính xây dựng, không cường điệu, sáo rỗng.	
 + Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục. + Nội dung bài viết giản dị dễ hiểu tránh dài dòng.
 + Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể rõ ràng có thật.
b- Yêu cầu về hình thức:
 + Phải đủ bố cục ba phần (MB, TB, KB).
 + Phải có đủ luận điểm, luận cứ, lập luận.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố 
 - Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.	
- Thời gian: 15 phút.
? Vậy khi viết về một vấn đề ở địa 
phương ta cần viết như thế nào để đảm bảo yêu cầu cả về nội dung lẫn hình thức? 
Hs trả lời
II- Luyện tập. 
- Chú ý: Khi viết về một vấn đề ở
địa phương ta cần đảm bảo các 
yêu cầu:
 + Trình bày ý kiến và nhận định 
của cá nhân phải rõ ràng, cụ thể
 có thuyết minh,lập luận, thuyết
 phục. 
 + Tuyệt đối không được nêu tên người, tên 
cơ quan, đơn vị cụ thể có thật, vì như vậy 
là phạm vi tập làm văn đã trở thành một 
phạm vi khác.
 Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
Hãy viết một trong các đề bài sau:
 Đề 1: Tình trạng trẻ em bị lợi dụng sức lao động ở địa phương em.
 Đề 2: Tình trạng xả rác bừa bãi trên địa bàn cư dân nơi em ở.
 Đề 3: Tình trạng học sinh nghiện Internet hiện nay.
 Đề 4: Bạo lực gia đình.
 Đề 5: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay ở địa phương em.
 Đề 8: Tình trạng cờ bạc những ngày xuân trên địa phương em.
 Đề 9: Phong trào quyên góp, ủng hộ Nối vòng tay nhân ái ở địa phương em.
 Đề 10: Một tấm gương vươn lên hoàn cảnh đáng khâm phục ở trường em. 
 Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
 	- Về nhà viết một văn bản hoàn chỉnh (chọn một trong các đề đã hướng dẫn) 
- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (theo câu hỏi sách giáo khoa- trang 30)
..
Soạn : 20/2/ 2021- Dạy: /2/ 2021 
Tiết 108- Văn bản:
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ( tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
1- Kiến thức.
- Đặc điểm của thành phần gọi đáp và TP phụ chú.
- Công dụng của thành phần gọi đáp và TP phụ chú.
2- Kĩ năng
- Nhận biết thành phần gọi đáp và TP phụ chú trong câu.
- Đặt câu có sử dụng thành phần gọi đáp và TP phụ chú.
3- Thái độ: 
- Tuân thủ và sử dụng đúng t/p gọi đáp và phụ chú trong khi nói, viết.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực hợp tác, giải quyết sáng tạo vấn đề , sử dụng Tiếng Việt
- Phẩm chất: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 + Trách nhiệm trau dồi và sử dụng các thành phần phụ gọi đáp và phụ chú phù hợp trong nói và viết.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên : SGK, SGV, Giáo án .
- Học sinh: SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tổ chức dạy - học bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: 
	? Ta đã học các thành phần biệt lập nào? Tác dụng của nó.
 ? Trình bày bài tập số 4 trang 19?
* Khởi động vào bài mới:
- Cho câu văn sau:
 + Bác Hồ- vị cha già dân tộc, vị lãnh tụ tài ba của dân tộc đã mãi mãi về với cõi vĩnh hằng.
 + Bỗng lòe chớp đỏ
 Thôi rồi Lượm ơi!
 ( Lượm, Tố Hữu)
? Bộ phận in đậm dùng để làm gì?	
( HS bộc lộ: 1- chú thích; 2- gọi). 
- Gv dẫn vào bài: Những bộ phận in đậm trên cũng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc ở nòng cốt. Vậy chúng được gọi là thành phần gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của thành phần gọi đáp.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + NL: Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
Trách nhiệm trau dồi và sử dụng các thành phần phụ gọi đáp phù hợp trong nói và viết.
- Thời gian: 10 phút.
- Hs đọc Ngữ liệu 1( SGK- Trang 31).
 Tổ/c hoạt động nhóm: 8’
 (KT khăn phủ bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và phiếu học tập cho học sinh. Các nhóm tự cử nhóm trưởng và thư kí.
 + Nhiệm vụ :
1- Các từ ngữ: “này”; “thưa ông” từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?
2- Những từ ngữ dùng để gọi- đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao?
3- Trong các từ ngữ gọi- đáp ấy, từ ngữ 
nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ 
ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại?
- Bước 2: Tiến hành hoạt động.
 + GV quan sát, tháo gỡ.
 + Bổ sung chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
- GV dẫn dắt chuyển sang kết luận:
Các từ ngữ “này”, “thưa ông” được 
gọi là thành phần gọi- đáp. 	
? Em hiểu thế nào là thành phần gọi-
 đáp?
* BT nhanh.
? Khoanh tròn vào những câu có 
TP gọi- đáp? Các câu còn lại
 thuộc kiểu câu gì?
a. Mẹ ơi đời mẹ buồn lo mãi.
b. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn 
đâu.
 c. Con đã về đây ơi mẹ Tơm.
 d. Có lẽ văn nghệ rất kị trí thức hoá
 nữa.
 e. Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ!
 g. Vâng, đúng nhà em, mời bác nghỉ
 chân.
- Y/c HS đọc bài tập 1- Trang 32)
- GV nhận xét, kết luận.
- Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của thành phần phụ chú.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
Trách nhiệm trau dồi và sử dụng các thành phần phụ chú phù hợp trong nói và viết.
- Thời gian: 10 phút.
- Hs đọc Ngữ liệu 2 (SGK-Trang 31+32)
Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
(KT khăn phủ bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và phiếu học tập cho học sinh. Các nhóm tự cử nhóm trưởng và thư kí.
 + Nhiệm vụ :
1- Nếu lược bỏ những từ ngữ gạch chân 
“ và cũng là đứa con duy nhất của anh”
“tôi nghĩ vậy” thì nghĩa của sự việc của 
mỗi câu có thay đổi không? Vì sao? 
2- Cụm từ “và cũng là đứa con duy 
nhất của anh” được thêm vào để chú
 thích cho cụm từ nào?
3- Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú 
thích điều gì?
4- Hãy chỉ ra dấu hiệu của thành 
phần phụ chú trong câu?
- Bước 2: Tiến hành hoạt động.
 + GV quan sát, tháo gỡ.
 + Bổ sung chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
- GV dẫn dắt chuyển sang kết luận:
? Các cụm từ “và cũng là đứa con duy 
nhất của anh”, “tôi nghĩ vậy” là thành 
phần phụ chú. Em hiểu thế nào là 
thành phần phụ chú?
? Các thành phần gọi - đáp và phụ 
chú được gọi là các thành phần biệt lập. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập?
- Hai học sinh đọc ghi nhớ?
HS đọc
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến
TL cá nhân
Hs làm bài tập
- Học sinh xác định.
- Nhận xét bổ sung.
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Thành phần gọi đáp
1- Ví dụ:
- Từ “này” dùng để gọi;
- Cụm từ “thưa ông” dùng để đáp.
- Những từ ngữ “này”, “thưa ông” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là thành phần biệt lập.
* Công dụng.
- Từ “này” được dùng để tạo lập cuọc lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp.
- Cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.
2- Kết luận
* Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập cuộc thoại để duy trì quan hệ giao tiếp.
Vd: Bác ơi, cho cháu hỏi đường về thôn Cao Trai ạ?
- Vâng cháu cũng nghĩ như cụ.
* Bài tập 1- Trang 32
Tìm thành phần gọi-đáp trong đoạn trích.
- Từ dùng để gọi “này”.
- Từ dùng để đáp “vâng”.
- Quan hệ trên - dưới.
- Thân mật: Hàng xóm láng giềng cùng 
cảnh ngộ
II- Thành phần phụ chú
1- Ví dụ
- Nếu ta lược bỏ những từ ngữ gạch chân thì nghĩa sự việc của các câu không thay đổi. Vì những từ ngữ đó là thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu.
- Chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu
lòng”- Thành phần chủ ngữ.
Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”
- Dấu hiệu: TP phụ chú thường đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa 1 dấu gạch ngang và 1 dấu phẩy
2- Kết luận
* Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
* Các thành phần gọi - đáp và phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
GHI NHỚ (SGK trang 32).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm 
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.	
- Thời gian: 15 phút
Hoạt động thảo luận nhóm: 10’
 ( KT 1,2,3)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ: 
 Nhóm 1: Bài tập 1.
 Nhóm 2: Bài tập 2.
 Nhóm 3: Bài tập 3.
 Nhóm 4: Bài tập 4.
- Bước 2: Tiến hành hoạt động.
+ GV quan sát, tháo gỡ.
+ Bổ sung, chốt kiến thức.
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến
II- Luyện tập.
1- Bài tập 2 (SGK trang 32) ?
- Cụm từ dùng để gọi “bầu ơi”.
- Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các 
thành viên trong cộng đồng người Việt.
2- Bài tập 3 (SGK trang 33).
a)- “ Kể cả anh” -> giải thích cho cụm từ 
“ mọi người”.
b)- “ Các thầy côngười mẹ” -> giải thích 
cho cụm từ “ những người nắm giữ chìa khoá
 này”
c)- “ Những người thực sự của kỉ tới” -> 
giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.
d)- “ Có ai ngờ” -> thể hiện sự ngạc nhiên 
của nhân vật “ Tôi”.
- “ Thương thương quá đi thôi” -> thể hiện 
tình cảm trìu mến của nhân vật “Tôi” với 
nhân vật “ Cô bé nhà bên”.
3- Bài tập 4 (SGK trang 33).
 Thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
- Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau.
4- Bài tập 5 (SGK trang 33).
- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang 
bước vào thế kỷ mới, trong đó có chứa thành phần phụ chú.
* Củng cố: ? Em hiểu thế nào là Thành phần gọi - đáp.
 ? Thành phần phụ chú là gì?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng một trong hai thành phần phụ vừa học.? Viết một đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và thành phần gọi đáp
( Gạch chân dưới thành phần đó).
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Làm bài tập nâng cao.
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK trang 32); 
- Hoàn thiện bài tập 5;
- Chuẩn bị viết bài viết số 5.
......................................................................................................................................................
Soạn: 20/ 2/ 2021- Dạy: / 2 /2021.
Tiết 109- Tập làm văn:
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học Hs nắm được:
1- Kiến thức
- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2- Kĩ năng
- Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Phân tích liên kết văn bản và sử dụng phép liên kết trong việc tạo lập văn bản.
3- Thái độ.
 Tuân thủ và sử dụng đúngliên kết câu và liên kết đoạn văn trong khi viết văn.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực hợp tác, giải quyết sáng tạo vấn đề, sử dụng Tiếng Việt...
- Phẩm chất: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 + Trách nhiệm trau dồi và sử dụng phép liên kết phù hợp trong nói và viết.
B- Chuẩn bị:
- Gv : SGK, SGV, Giáo án.
- Hs : SGK, vở Bt, vở ghi
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là thành phần tình thái, phụ chú ?
 ? GV gọi 5 HS mang vở lên để kiểm tra đoạn văn chuẩn bị ở nhà.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi Chiếc hộp bí mật.
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi: Em đã được học về liên kết chưa? Em học ở lớp nào?
 Những phương tiện nào được dùng để làm phương tiện liên kết?
( HS trả lời)
- Gv dẫn vào bài mới: Thông thường mỗi khi các em viết bài Tập làm văn hay giao tiếp bằng lời với ai đó, ta luôn phải sử dụng tới phương tiện liên kết câu, đoạn văn. 
Vậy liên kết là gì? Các phương tiện liên kết ta thường sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được liên kết là gì.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm trau dồi và sử dụng phép liên kết phù hợp trong nói và viết.	
- Thời gian: 5 phút.
- Y/c HS đọc ví dụ trong SGK /I ?
a. Đoạn văn 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_truon.doc