Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức .

- Nắm chắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách; phương pháp đọc sách có hiệu quả; hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

- Đặc điểm, yêu cầu và biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Đặc điểm, yêu cầu và biết cách làm bài văn về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2- Về kĩ năng.

- Biết cách đọc- hiểu một văn nghị luận với các đặc điểm : Nhận ra đối tượng nghị luận, bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng.

- Biết làm bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống và một tư tưởng đạo lí theo quy trình các bước.

3- Về thái độ.

- Có ý thức lựa chọn sách để đọc và có phương pháp đọc sách.

- Tuân thủ hình thức kiểu bài Nghị luận xã hội.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Hình thành năng lực tự học, thu thập thông tin, thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác

- Phẩm chất: Yêu tri thức cha ông để lại, trách nhiệm đọc sách để giữ gìn vốn tri thức, văn hóa của dân tộc, chăm chỉ học tập và rèn luyện để làm văn nghị luận.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học, Những bài làm văn chọn lọc.

- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi.

 

doc 30 trang linhnguyen 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 19+20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
h của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản 
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị
2- Nội dung.
 Ghi nhớ:SGK
Hết tiết 92:
 ? Trình bày những khó khăn, những thiên hướng sai lệch trong việc đọc sách .
 ? Phương pháp đọc sách tốt theo tác giả Chu Quang Tiềm là gì?
 ? Học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn có mối quan hệ với nhau ntn?
YÊU CẦU:
- Nắm chắc nội dung bài, biết cách phân tích luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Chuẩn bị: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Soạn: 10/ 01/ 2021- Dạy: /1/ 2021
Tiết 99- Tập làm văn:
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu khái niệm, nội dung và hình thức kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ tìm tòi, đọc thêm những bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.	
- Thời gian: 20 phút.
- HS đọc VB “Bệnh lề mề”.
? Tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? 
? Tác giả đã nêu vấn đề bằng những câu văn nào? Phần mở bài ở đây có gì đặc biệt?
? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào ?
? Nguyên nhân của hiện tượng đó là do đâu?
? Bệnh lề mề có tác hại gì? Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề như thế nào ?
? Đoạn văn kết thúc nói lên điều gì ?
? Đó là những giải pháp gì?
? Bài viết đánh giá hiện tượng đó ra sao?
? Bố cục bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
( “ Lề mề” là một căn bệnh ở nhiều người, trong XH ta hiện nay. Đó là một hiện tượng đáng chê, đáng suy nghĩ. VB trên chính là bài văn nghị luận về hiện tượng trong đời sống)
? Em hiểu thế nào là nghị luận về 1 vấn đề trong đời sống xã hội ?
? Yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận ?
- HS đọc ghi nhớ.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tìm hiểu bài nghị luận về 1 sự vật, hiện tượng đời sống.
1- Tìm hiểu ví dụ: 
a- Về nội dung:
 Vấn đề bàn bạc:“Bệnh lề mề”- tác phong làm việc chậm trễ, thiếu trách nhiệm của 1 số người.
* Nêu vấn đề : bằng 2 câu văn đầu của đoạn 1-> Mở bài lẫn vào thân bài nhưng rõ ràng.
* Những biểu hiện:
- Coi thường giờ giấc, công việc
 chung .
- Không dám đến muộn với công việc của chính mình.
* Nguyên nhân của hiện tượng:
- Thiếu tự trọng.
- Thiếu tôn trọng người khác.
- Không có trách nhiệm với công việc chung.
* Những tác hại của bệnh lề mề:
- Làm phiền mọi người (nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo hoặc lại phải kéo dài thời gian).
- Làm mất thì giờ (người đến đúng giờ cứ phải đợi).
- Làm nảy sinh cách đối phó (giấy mời phải ghi sớm hơn 30’ – 1h).
* Nêu giải pháp khắc phục:
- Mọi người phải tôn trọng, hợp tác với nhau
- Nếu cuộc họp không thật cần thiết -> không tổ chức họp.
- Những cuộc hội họp cần thiết mọi người phải tự giác tham dự đúng giờ.
-> Bộc lộ thái độ không tán thành.
b- Về hình thức: 
- Bố cục bài viết mạch lạc và chặt chẽ bởi có luận điểm rõ ràng: 
 + Trước hết tác giả nêu hiện tượng, biểu hiện.
 + Tiếp theo nêu những nguyên nhân và tác hại của căn bệnh
 + Cuối cùng tác giả nêu ra giải pháp để khắc phục.
- Luận cứ xác thực, lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
2- Kết luận ( ghi nhớ)
Hết tiết 93:
 ? Em hiểu thế nào là nghị luận về 1 vấn đề trong đời sống xã hội ?
 ? Yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận ?
YÊU CẦU:
 - Nắm chắc nội dung ghi nhớ, biết cách nhận biết đối tượng trong văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
 - Chuẩn bị: Cách làm bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
..............................................................................................................................................Soạn: 10/ 01/2021- Dạy: / 01/ 2021
Tiết 94- Tập làm văn:
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được đề bài và cách ra đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ tìm đọc những bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.	
- Thời gian: 5 phút.
- Đọc 4 đề văn trong SGK – Tr 22:
 Hoạt động cặp đôi: 3’
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó? Những từ ngữ nào thường được sử dụng để nêu yêu cầu nghị luận?
? Sự khác nhau giữa các đề ?
GV bổ sung, chốt kiến thức:
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ 
 ( KT động não) 
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ:
 Câu hỏi: ? Dựa vào các đề bài trong sgk, em hãy ra đề với các chủ đề sau?
N1, 2, 3: Môi trường với các vấn đề an toàn giao thông.
N 4,5,6: Nhà trường với vấn đề tệ nạn xã hội 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.	
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
- Mục tiêu: Hiểu được các bước khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ tìm đọc những bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.	
- Thời gian: 15 phút.
- Đọc đề bài trong sgk – 23 :
? Đề thuộc thể loại gì ?
? Đề nêu sự việc hiện tượng gì ?
? Nêu yêu cầu của đề ?
? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ?
? Vì sao thành đoàn TPHCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
? Nếu mọi Hs đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ ntn ?
- GV giới thiệu khung, dàn ý trong SGK.
- HS cụ thể hoá các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết theo các ý đã tìm ?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 10’
 ( Kĩ thuật mảnh ghép)
+ Vòng 1: Chia cả lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 3 bàn: 
 Nhóm 1,4: Viết mở bài.
 Nhóm 2,5: Viết thân bài( mỗi nhóm 1 ý).
 Nhóm 3,6: Viết kết bài.
 + Vòng 2: Ghép 2 nhóm mới: Nhóm1: 1,3,5; Nhóm 2: 2,4,6.
- HS chia sẻ kết quả thảo luận, đại diện trình bày.
- GV giao nhiệm vụ mới: Nêu các bước làm 1 bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống?
- GV bổ sung nhận xét, kết luận.
? Hãy nêu các bước làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
- Tạo cặp đôi.
- Hs hoạt động cá nhân 1 phút.
- HĐ cặp 2’ phút.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến
TL cá nhân 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tạo nhóm.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút; nhóm 3 phút.
- Các nhóm đảo nhóm lần 2.
Nhóm mới tiếp tục thảo luận 5 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến
HS đọc ghi nhớ.
I- Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1- Tìm hiểu các đề bài.
* Giống nhau:
 + Đối tượng: là sự việc, hiện tượng đời sống.
 + Phần nêu yêu cầu: thường có lệnh
nêu suy nghĩ, nhận xét, ý kiến, bày tỏ thái độ của mình.
* Khác nhau:
 + Có sự việc, hiện tượng tốt -> biểu dương, ca ngợi
 + Có sự việc, hiện tượng không tốt -> lưu ý, phê bình, nhắc...
 + Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng 1 truyện kể, mẫu tin để người làm bài sử dụng (vd Đ2,4).
+ Có đề không cung cấp nội dung sẵn mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
2- Ra đề bài 
* Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông:
Vd: Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng trên? 
* Nhà trường với vấn đề tệ nạn XH:
Vd: Nghiện hút ma tuý không chỉ làm khánh kiệt gia sản, thoái hoá nòi giống mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng đau lòng như: con cái bất hiếu với cha mẹ, hs bất kính với thầy cô, trẻ em vị thành niên phạm tộiBạn có nhận xét và suy nghĩ gì trước hiểm hoạ của ma tuý đối với cộng đồng?
II- Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Đề bài: Về tấm gương Phạm Văn Nghĩa
1- Tìm hiểu đề, tìm ý:
a- Tìm hiểu đề.
- Thể loại : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đề nêu 1 tấm gương tốt cần được biểu dương.
- Đề yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa: ham học, chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả
b- Tìm ý.
- Những việc làm của bạn PVN cho thấy : Nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường nhưng có hiệu quả
- Vì: Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng làm được. Cụ thể:
 + Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp mẹ việc đồng áng.
 + Nghĩa là người biết kết hợp học và hành
 + Nghĩa là người có đầu óc sáng tạo: làm tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
+ Học tập Nghĩa là noi theo tấm gương có hiếu với cha mẹ, có ý thức học với thực hành, có đầu óc sáng tạo. Đó là những việc làm nhỏ mà có ý nghĩa lớn.
- Ý nghĩa: Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn có những học sinh lười biếng, hư hỏng thậm chí phạm tội.
2- Lập dàn bài:
(HS ghi khung bài trong SGK vào vở)
a- Mở bài: SGK
b- Thân bài: 
 - Phân tích ý nghĩa việc làm Phạm Văn Nghĩa: a, b, c
 - Đánh giá việc làm Phạm Văn Nghĩa.
 - Đánh giá ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa:
 + Tấm gương đời thường, bình thường ai cũng có thể làm được.
 + Từ 1 gương có thể nhiều người tốt -> xã hội tốt 
-> Tấm gương bình thường nhưng có ý nghĩa lớn.
c- Kết bài: SGK.
3- Viết bài:
4- Đọc lại bài, sửa chữa.
* Ghi nhớ: SGk – T24
Hết tiết 94:
 ? Hãy nêu các bước làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
YÊU CẦU:
 - Nắm chắc nội dung ghi nhớ, nắm chắc quy trình làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
 - Chuẩn bị: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
............................................................................................................................................
Soạn: 10 / 1/ 2021- Dạy: / 1 / 2021. 
 Tiết 95- Tập làm văn : 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm chắc kiến thức về kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ tìm đọc những bài văn Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.	
- Thời gian: 20 phút.
- Đọc văn bản“ Tri thức là sức mạnh.
? Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
? Văn bản có thể chia làm mấy? chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau?
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phần?
? Đánh dấu câu mang luận điểm chính trong bài ? 
? Các câu luận điểm đó đã nêu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa ?
 ? VB sử dụng phép lập luận nào là chính? 
 Tổ/c hoạt động cặp đôi: 2’
? Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ntn? 
Gv chốt.
? Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí là gì? Yêu cầu về nội dung, hình thức?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tạo cặp đôi.
- HS làm việc cá nhân 1 phút ; thảo luận cặp 2 phút. 
- Đại diện cặp trả lời
Đọc ghi nhớ Sgk – 36 
I- Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
1- Tìm hiểu văn bản: 
 Tri thức là sức mạnh.
a. Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
b. Văn bản chia làm 3 phần
- Mở bài ( đoạn 1): Nêu vấn đề nghị luận: tri thức là sức mạnh.
- Thân bài ( gồm 2 đoạn ): Nêu 2 ví dụ chứng minh 
tri thức là sức mạnh:
 + 1 đoạn nêu tri thức cứu 1 cỗ máy khoẻ số phận 1 đống phế liệu.
 + 1 đoạn: Nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng Bác Hồ đã thu hút người nhà tri thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho cuộc k/c chống Pháp và chống Mĩ thành công.
- Phần kết ( đoạn còn lại )
Phê phán 1 số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ?
- Mối quan hệ giữa các phần: chặt chẽ, cụ thể.
 + Phần MB: Nêu vấn đề .
 + Phần TB: Lập luận, chứng minh vấn đề.
 + Phần KB: Mở rộng vấn đề để bàn luận
c. Các câu mang luận điểm : 
- Nhà khoa học người Anh.... sâu sắc.
- Tri thức đúng là sức mạnh,
- Tri thức cũng là sức mạnh của CM.
- Tri thức có sức mạnh như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.
=> Tất cả các câu luận điểm đã nêu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết về vấn đề.
- Người viết muốn nhấn mạnh vào 2 ý:
+ Tri thức là sức mạnh.
+ Vai trò to lớn của tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống
d. Phép lập luận chủ yếu : Chứng minh
+ Dùng sự thực thực tế để nêu vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức, dùng sai mục đích.
2- Sự khác nhau giữa nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống – Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí..
- Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xuất phát từ thực tế đời sống để khái quát thành 1 vấn đề tư tưởng.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí bắt đầu từ 1 tư tưởng, đạo lí, sau đó dùng lập luận, giải thích, phân tích... để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng đạo lí đó
2- Ghi nhớ: Sgk – 36
Hết tiết 95:
 ? Thế nào là Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
YÊU CẦU:
 - Nắm chắc nội dung ghi nhớ, xác định được vấn đề nghị luận trong kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí.
 - Chuẩn bị: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Soạn: 10/01/ 2021- Dạy: / 01/ 2021. 
Tiết 96- Tập làm văn: 
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ. 
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và các dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ tìm đọc những bài văn Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.	
- Thời gian: 5 phút.
- Đọc, tìm hiểu 10 đề bài SGK trang 51, 52.
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
? Yêu cầu chung cần làm ở những đề bài này là gì?
? Hãy tự đặt 1 số đề bài tương tự ?
Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ tìm tòi những bài văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.	
- Thời gian: 20 phút.
- Đọc đề bài:
Đọc kĩ đề bài, cho biết những từ ngữ quan trọng có trong đề bài. Từ đó:
? Xác định kiểu bài (tính chất) của đề?
? Vấn đề nghị luận của đề bài là gì?
? Thao tác lập luận cho đề bài là thao tác gì?
? Giới hạn, phạm vi kiến thức cần có để làm bài này là gì?
- Gvdg: Để tìm ý cần đặt ra những câu hỏi và trả lời câu hỏi. Chú ý 4 câu hỏi: Đó là truyền thống gì? Mặt đúng đắn của đạo lí đó ntn? Mặt còn hạn chế của đạo lí là gì? Bài học rút ra từ đạo lí đối với bản thân và phương hướng hành động ntn?
Câu hỏi 1: Đó là truyền thống gì? ( Phải giải thích vấn đề)
? Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ?
? Nghĩa bóng của câu tục ngữ?
? Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt?
Câu hỏi 2: Mặt đúng đắn của đạo lí đó được thể hiện như thế nào? 
? Hạn chế của đạo lí được thể hiện ntn trong thực tế? ( vì sao?) - nghĩa là phải bàn luận, đánh giá mặt tích cực, hạn chế thông qua lí lẽ, dẫn chứng, đồng thời mở rộng nâng cao vấn đề) 
Câu hỏi 3: Ngày nay đạo lí này có ý nghĩa gì với con người ? Chúng ta cần làm gì để phát huy đạo lí đó?
? Hãy rút ra những kĩ năng cần thiết cho việc tìm hiểu đề, tìm ý cho kiểu bài NL về một tư tưởng, đạo lí?
- Đọc VD phần mở bài trang 53 (SGK).
? Dàn bài phần mở bài cần đạt yêu cầu gì?
? Phần thân bài cần đạt yêu cầu gì ?
? Phần kết bài cần đạt yêu cầu gì ?
? Từ việc lập dàn bài, hãy rút ra kĩ năng lập dàn bài ?
- Hs lần lượt viết từng phần: MB, TB, KB 
- GV hướng dẫn HS viết bài.
- GV NX bổ sung.
? Hãy cho biết kinh nghiệm tạo lập văn bản ?
? Vận dụng kĩ năng tổng hợp, hãy cho biết cách làm một bài văn nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
1- Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
* Giống : Các đề đều có 2 phần:
 + Phần nêu yêu cầu nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí.
 + Phần nêu mệnh lệnh nghị luận.
* Khác : Về dạng đề.
+ Dạng đề có kèm mệnh lệnh : Đ1, 3,10.
+ Dạng đề không kèm mệnh lệnh : Đề 2,4,5,6,7,8,9.
-> Phải vận dụng các thao tác gt, CM hoặc bình luận tư tưởng đạo lí nêu trong đề bài, bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về tư tưởng đạo lí đó.
* Một số đề bài.
- Dạng đề không kèm mệnh lệnh.
 VD : Tiên học lễ, hậu học văn
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Dạng đề có kèm mệnh lệnh:
Vd : Suy nghĩ về câu nói của Bác : 
‘’ Một năm khởi đầu bằng mùa xuân
 Cuộc đời khởi đầu bằng tuổi trẻ
 Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội’’
II- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
Đề bài:
 Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
1- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài : Nghị luận về một đạo lí.
- Vấn đề nghị luận: đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”.
- Thao tác lập luận : Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ (Thực chất là phân tích cách cảm, hiểu và bài học đạo lí rút ra từ câu tục ngữ 1 cách có sức thuyết phục).
- Tri thức cần có : 
 + Vốn sống trực tiếp : Các tri thức về đời sống.
 + Vốn sống gián tiếp : Những hiểu biết về tục ngữ VN, tập quán, VH, lối sống của dân tộc.
* Tìm ý:
(1)- Giải thích vấn đề:
- Nghĩa đen : 
+ “Nước” là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mát, linh hoạt ở mọi địa hình, có vai trò đặc biệt trong đời sống.
+ Nguồn là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
- Nghĩa bóng:
+ Nước : Những thành quả con người được hưởng thụ bao gồm giá trị vật chất, giá trị tinh thần
+ Nguồn : Tổ tiên, tiền nhânnhững người đi trước, những người vô danh, hữu danh có công tạo dựng lên đất nước, làng xã, dòng họ bằng mồ hôi, LĐ và xương máu chiến đấu trong trường kì LS của dt.
- Truyền thống đạo lí: Lòng biết ơn của con người.
(2)- Bàn luận vấn đề:
- Mặt đúng đắn của vấn đề: vai trò, ý nghĩa quan trọng hoặc to lớn của tư tưởng, đạo lí bằng cách đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng: Những người hôm nay được thừa hưởng thành quả ( vật chất, tinh thần) phải biết ơn những người đã làm ra nó trong lịch sử lâu dài của dt và nhân loại.
- Mặt còn hạn chế của đạo lí:
Còn có nhiều người được hưởng thụ mà chưa có hành động biết ơn, thậm chí đi ngược lại với biết ơn ( nêu dẫn chứng): Khỏi vòng cong đuôi, qua cầu rút ván, khỏi rên quên thầy, có mới nới cũ, bạc đãi cha mẹ, phản bội Tổ quốc, nói xấu lãnh tụ,... .
- Mở rộng, nâng cao:
 Nhớ nguồn vừa là lương tâm vừa là trách nhiệm của mỗi con người.
(3)- Bài học từ đạo lí và giải pháp thực hiện.
- Ý nghĩa bài học:
+ Là 1 trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dt.
+ Là 1 trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc.
- Giải pháp thực hiện: 
 + Nhớ nguồn là biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình hưởng thụ.
 + Nhớ nguồn là biết trân trọng, giữ gìn bảo vệ, phát huy những thành quả đã có.
 + Nhớ nguồn là đồng thời với hưởng thụ phải có trách nhiệm nỗ lực tiếp tục sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.
=> Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý:
- Tìm hiểu đề: 
 + Đọc kĩ đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng.
 + Xác định kiểu bài, yêu cầu (đối tượng) nghị luận, thao tác lập luận, phạm vi kiến thức.
- Tìm ý: Đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi để tìm ý. Chẳng hạn:
 Đó là đạo lí gì? Mặt đúng đắn của đạo lí đó ntn? Mặt còn hạn chế của đạo lí là gì? Bài học rút ra từ đạo lí đối với bản thân và phương hướng hành động ntn?
2- Bước 2 : Lập dàn bài
* Mở bài:
Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
* Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ - Nghĩa đen
 - Nghĩa bó

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_1920_nam_hoc_2020_2021_tru.doc