Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong tiết học này HS có được:

1- Kiến thức:

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và nền văn học nhân loại.

- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới .

- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện “Cố hương”

2- Kĩ năng

- Đọc –hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể và tóm tắt được truyện.

3- Thái độ.

Có sự yêu thích tác phẩm văn học nước ngoài, nhận thức được vai trò của việc học để xây dựng đất nước và tương lai của bản thân .

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: SGK, SGv, tài liệu tham khảo, bảng phụ, tranh.

- Trò: SGK, vở soạn, vở ghi.

 

doc 22 trang linhnguyen 06/10/2022 4880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
u dấu và từ giã nơi làng quê cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách làm ăn sinh sống.
* Cảnh vật ở làng quê
Cảnh trước mắt
Cảnh trong hồi ức
- Xóm thôn tiêu điều hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
- Bầu trời u ám, lạnh lẽo của tiết cuối đông.
=> Cảnh làng quê xơ xác, ảm đạm, tàn tạ và nghèo khổ.
Đẹp hơn và không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả cho được.
* Tâm trạng:
- Không nén được lòng tôi se lại.
- A! Đây có phải là làng cũ mà 20 năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?
-> Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 
 Cụm từ “ se lại”+ câu cảm thán “ A!” 
=> Cảm giác: Ngạc nhiên, buồn, chua xót. Đặc biệt là khi về đến nhà nhìn cảnh nhà, nhân vật tôi thấy cảnh hiu quạnh lại càng hiu quạnh hơn.
* Nghệ thuật: 
- Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trực tiếp.
- So sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức.
- Dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, câu văn cảm thán.
* Nội dung: Nhân vật tôi khao khát trở về quê hương để từ biệt nó. Nhìn cảnh vật thay đổi, tôi ngạc nhiên, lòng dâng lên một cảm xúc buồn, chua xót. 
-> Tác giả rất yêu quý và trân trọng quê hương .
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: Nhóm.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + NL trình bày 1 phút.
 + Chăm chỉ .
- TG: 5'	
? Hãy tóm tắt và nêu một vài hiểu biết về Lỗ Tấn.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
? Viết một đoạn văn trình bày hiểu biết của em về cuộc cách mạng Tân Hợi( Trung Quốc)?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: + Lịch sử Trung Quốc hai thập kỉ đầu thế kỉ 20.
 + Day dứt băn khoăn hướng về phía trước ( Bình giảng văn 9, Vũ Dương Quỹ- Lê Bảo)
 + Về truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn( Trần Đình Sử- Đọc văn, học văn)
- Học, nắm chắc nd bài.
- Soạn: Cố hương- phần còn lại.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn: 26/ 12/ 2020 - Dạy: / 1/ 2021
Tiết 87 - VB: CỐ HƯƠNG( tiếp)
 (Lỗ Tấn)
C- Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: khởi động.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: 
? Qua cảnh vật ở làng quê, em có nhận xét gì về nông thôn TQ những năm đầu thế kỉ XX?
* Khởi động vào bài mới: GV dẫn dắt chuyển tiếp tiết trước sang tiết này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Những ngày tôi ở quê, tôi đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó cuộc gặp với nhân vật nào được kể nhiều nhất?
? Mối quan hệ của “tôi” với Nhuận Thổ được được kể trong những thời điểm nào?
(Dự kiến: Hai mươi năm trước và hiện tại).
 Hoạt động thảo luận nhóm: 6’
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm
Giao nhiệm vụ: ? Trong kí ức và hiện tại, Nhuận Thổ hiện lên ntn?
 + Nhóm 1+ 4: Về hình dáng?
 + Nhóm 2+5: Về hành động?
 + Nhóm 3+6: Về cách xưng hô với “tôi”?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + Gv quan sát giúp đỡ HS nếu cần.
 + GV chốt từng đơn vị kiến thức.
 Hoạt động cá nhân: 
? Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về Nhuận Thổ trong hiện tại và quá khứ?
? Con người ở quê hương “tôi” sau 20 năm biến đổi như thế nào?
? Theo em nguyên nhân nào dẫn tới điều đó?
( Dự kiến: Nguyên nhân:
 + Do sự sa sút về kinh tế .
 + Do nạn tham nhũng và áp bức nặng nề .
 + Do sự thay đổi về tư tưởng).
? Qua những so sánh đối chiếu, em có nhận xét gì về xã hội TQ đương thời?
? Ở thời điểm hiện tại và trong quá khứ tâm trạng tôi được thể hiện bằng những chi tiết nào?
? Em nhận thấy tình cảm nào của Tôi trong quá khứ và trong hiện tại với Nhuận Thổ?
? Tạm biệt quê cũ “tôi” có tâm trạng như thế nào?
? Tại sao “tôi” lại có tâm trạng đó?
( Dự kiến: Vì cố hương không còn trong lành đẹp đẽ, ấm áp như xưa mà bây giờ chỉ còn là xơ xác, nghèo nàn, xa lạ từ cảnh vật đến con người)
? Khi rời cố hương “tôi” có mong ước gì?
? Theo em “một cuộc đời mới” mà tác giả mong ước là cuộc đời như thế nào?
? Từ mong ước đó, trong đầu nhân vật đã xuất hiện một cảnh tượng như thế nào về quê hương?
? Em có nhận xét gì về cảnh tượng này?
? Ý nghĩ cuối cùng của nhân vật “tôi’: Trên mặt đất làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Em hiểu ý nghĩ này như thế nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
? Nêu ý nghĩa của truyện?
Hs bộc lộ
HS bộc lộ
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút, hoạt động nhóm 4 phút.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
2- Những ngày “tôi” ở quê.
a- Con người ở quê hương.
a- 1: Nhuận Thổ .
Hai mươi năm trước
Hiện tại
* Hình dáng
- Chỉ độ lên mười, khuôn mặt tròn trĩnh, da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sang loáng.
- Đôi tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn.
* Hành động
Đi bẫy chim, nhặt vỏ sò và canh dưa .
* Xưng hô
Gọi “anh” xưng “em”
-> Là một cậu bé khỏe mạnh, tháo vát, hồn nhiên, thông minh, và có một tình bạn gắn bó chân thành. 
=> Ấn tượng đáng trọng, đáng quý, rất đáng nể phục.
* Hình dáng
- Cao gấp 2 trước, da vàng sạm, có những vết nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, mũ lông chiên rách bươm, người co ro cúm rúm.
- Tay thô kệch, nặng nề nứt nẻ như vỏ cây thông 
* Hành động
- Ngồi trầm ngâm, lặng lẽ hút thuốc.
- Xin lại tất cả các đống tro để bón ruộng.
* Xưng hô
Gọi “ông”
-> Khắc khổ tàn tạ tiều tụy về hình dáng, đần độn mụ mẫm về tư tưởng sống an phận với những gì mình có.
=> Ấn tượng rất đáng thương.
-> Con người ở quê hương đã hoàn toàn biến đổi theo khuynh hướng sa sút đi, xấu xí đi.
-> Qua hàng loạt những so sánh đối chiếu, tác giả đã phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XHTQ đầu TK 20, phân tích nguyên nhân, lên án thế lực đã tạo ra tồn tại đáng buồn ấy, chỉ ra những mặt tích cực ngay trong tâm hồn tình cảm của người lao động .
b- Tâm trạng của “tôi’’
20 năm trước
Hiện tại
- thích và mong tết đến .
- không muốn chia tay Nhuận Thổ, rất yêu mến NT.
-> Tình cảm yêu mến, khâm phục với những con người ở quê hương.
- chết điếng người đi, không nói lên lời
- có cái gì đó chẹn lại ở cổ.
-> Sững sờ, hẫng hụt, thất vọng. Tôi đau đớn nghẹn ngào về sự thay đổi của những con người quê hương.
3- Nhân vật “tôi” trên đường rời quê.
- Tâm trạng buồn không chút lưu luyến và cảm thấy lẻ loi ngột ngạt, ảo não.
- Mong ước: Mong cho các thế hệ con cháu của quê hương không bao giờ phải cách bức nhau, không phải vất vả, chạy vạy như “tôi”, không phải khốn khổ và đần độn như NT, không phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao người khác.
- Mong ước bọn trẻ được sống một cuộc đời mới, một cuộc đời chúng chưa bao giờ được sống. 
-> Làng quê trù phú, tươi đẹp, con người sống tử tế thân thiện với nhau.
- Cảnh tượng: Một cánh đồng cát màu xanh
biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lủng một vừng trăng tròn vàng thắm.
-> Đó là một cảnh tượng yên bình no đủ của làng quê.
- Ý nghĩ đượm chất triết lí suy nghiệm: Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ không tự có sẵn, nhưng nếu muốn, bằng cố gắng và kiên trì, con người sẽ có tất cả.
Kết hợp: Phương thức biểu đạt biểu cảm và nghị luận-> Ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo nàn, áp bức. Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật
- Truyện ngắn đậm chất hồi kí, đậm chất trữ tình, giọng buồn man mác.
- Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khi kể chuyện.
- So sánh đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ.
- Sáng tạo những hình ảnh biểu tượng, biểu trưng giàu ý nghĩa triết lí(Con đường, bé NT)
2- Nội dung
 “Cố hương” là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước TQ đẹp đẽ trong tương lai.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: Nhóm.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + NL trình bày 1 phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'	
 ? Qua nhân vật Nhuận Thổ trong 2 thời điểm, em có nhận xét gì về nông thôn TQ những năm đầu thế kỉ XX?
? Qua Cố hương, em hiểu Lỗ Tấn là người như thế nào?
( Hd: Là một người yêu quê hương đất nước, dám lên án, thực trạng trì trệ đen tối của xã hội PKTQ đương thời và mạnh dạn đặt ra một con đường đi cho người nông dân và cho toàn xã hội phong kiến TQ bấy giờ để tự đi lên.
 - Là người rất am hiểu cuộc sống của làng quê, có tấm lòng chân thành, tha thiết với quê hương.
 - Có cái nhìn và niềm tin vào sự thay đổi của quê hương).
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức để viết đoạn văn cảm nhận.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
? Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tâm trạng tôi khi rời cố hương?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: + Lịch sử Trung Quốc hai thập kỉ đầu thế kỉ 20.
 + Day dứt băn khoăn hướng về phía trước ( Bình giảng văn 9, Vũ Dương Quỹ- Lê Bảo)
 + Về truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn( Trần Đình Sử- Đọc văn, học văn)
- Học, nắm chắc nd bài.
- Soạn: Ôn tập tập làm văn.
Soạn: 26/12/ 2020- Dạy: /1/ 2021
Tiết 88- Tập làm văn : ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong tiết học này học sinh có được:
1- Kiến thức:
- Nắm được khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
- Sự kết hợp của các phương thức trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.
2- Kĩ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc –hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự 
3- Thái độ: 
Hs có thái độ học tập nghiêm túc .
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Giải quyết vấn đề, hợp tác ...
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
Thầy : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ..
Trò: SGK, vở soạn , vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới
- Phương pháp: trò chơi.
- Hình thức: nhóm.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Hợp tác, sáng tạo.
 + PC: trách nhiệm.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới : Trò chơi: Hai đội hát theo chủ điểm Người chiến sĩ, anh bộ đội.
- Gv phổ biến luật chơi: Có hai đội chơi, mỗi đội 3 em. Nhiệm vụ là phải hát một câu ( đoạn, bài) có hình ảnh người chiến sĩ( anh bộ đội). Quyền được hát trước sẽ do hai đội trưởng oản. Nếu trong 5 giây mà đội nào chưa tìm ra câu hát ( bài hát) nào có hình ảnh yêu cầu thì sẽ phải nhường quyền cho đội kia. Cứ như vậy cho đến hết thời gian 5 phút.
- Kết thúc trò chơi, GV biểu dương cho điểm đội chơi xuất sắc.	
Hoạt động 2: Ôn luyện kiến thức đã học.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Tổng hợp được những kiến thức về văn thuyết minh, văn Tự sự.
- PP và KT: Thảo luận nhóm.
- NL, PC: : 
 + Hợp tác. 
 + PC: chăm chỉ.
- Hình thức: nhóm
- Thời gian: 10 phút. 
+ Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi dãy 2 nhóm.
 Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu về văn thuyết minh.
? Thế nào là văn bản thuyết minh?
? Nêu đặc điểm của văn bản thuyết minh?
? Có những phương pháp thuyết minh nào đã được học?
? Để cho bài văn TM thêm sinh động hấp dẫn, người ta còn có thêm những biện pháp nghệ thuật nào?
Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu về văn tự sự.
? Tự sự là gì?
? Có những ngôi kể nào trong văn tự sự?
+ Bước 2: HS thảo luận:
 - Làm việc cá nhân: 3 phút.
 - Làm việc nhóm 3 phút.
 - GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
 - HS đại diện nhóm trình bày.
 - Gv chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3- Luyện tập – củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: nhóm, cá nhân, cặp đôi..	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, trình bày một phút.
 + Trách nhiệm, chăm chỉ.
- TG: 5'	
 Hoạt động nhóm: 7’
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ
 + GV chia lớp làm 8 nhóm, 2 nhóm là
 + Nhiệm vụ: 
 Nhóm 1+ 5:
? Phần TLV trong ngữ Văn 9, tập 1 có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm?
Nhóm 2+ 6: Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VB TM như thế nào?
Nhóm 3+7: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả tự sự ở những điểm nào?
Nhóm 4+8: 
? SGK NV 9 tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự?
? Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS thảo luận: làm việc cá nhân (3 phút), làm việc nhóm ( 4 phút)
- Gv quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.
- Đại diện HS báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức từng bài.
? Tìm một số đoạn văn:
 + Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
 + Tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm.
 + Tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận .
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs tạo nhóm, hoạt động nhóm 4 phút.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hs tạo nhóm. 
- Hs hoạt động cá nhân 3 phút.
- HĐ nhóm 4 phút.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
A- Lí thuyết
Văn thuyết minh
1- Khái niệm.
- Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp về đặc điểm, t/c, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, XH bằng phương thức t/bày, giới thiệu, giải thích.
2- Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
- VB TM t/bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
- VB TM có nhiệm vụ cung cấp tri thức về sự vật giúp con người hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về sự vật.
- Tri thức trong VB TM đòi hỏi khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho con người.
VD:
3- Phương pháp thuyết minh.
- Để bài văn TM có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể Sd phối hợp nhiều phương pháp TM như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu VD, dùng số liệu, so sánh, đối chiếu, pt, phân loại
4- Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Đối thoại, tự thuật theo lối ẩn dụ, nhân hóa.
 Văn tự sự
1- Khái niệm:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn tới một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2- Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi thứ nhất(tôi,chúng tôi): kể theo ngôi thứ nhất làm cho lời kể, nội dung câu chuyện có màu sắc như thật giới hạn trong phạm vi tôi biết, tôi sống, tôi nghĩ, tôi làm nhờ thế mà các cảm xúc riêng được khơi gợi.
- Ngôi thứ 3 (thị lão, nó hắn y): Làm cho lời văn có tính khách quan, không bị trói buộc giới hạn bởi cái tôi (tác giả) có khả năng biết hết mọi điều được kể.
B- Bài tập
Bài 1- Nhóm 1:
* Văn thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
* Văn tự sự: Với 2 trọng tâm:
- Một là: Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
- Hai là: Một số nội dung mới trong văn bản tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
Bài 2- Nhóm 2:
- TM là giúp cho người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng. Do đó :
 + Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người nghe, người đọc dễ dàng hiểu được đối tượng .
 + Cần phải miêu tả để giúp cho người nghe, người đọc có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng tránh được sự khô khan nhàm chán .
Bài 3- Nhóm 3:
- Giống : Đối tượng thường là các sự vật, đồ vật, con người.
- Khác nhau:
Miêu tả
Thuyết minh
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của tác giả.
- Ít dung số liệu cụ thể, chi tiết .
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật .
- Ít tính khuôn mẫu 
- Đa nghĩa.
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
- Bảo đảm tính khách quan, khoa học.
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể chi tiết .
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, KH.
- Thường theo một yêu cầu giống nhau(mẫu)
- Đơn nghĩa 
Bài 4- Nhóm 4:
* Nội dung của văn bản tự sự ở SGK lớp 9:
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự .
- Thấy rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong Vb tự sự .
- Kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong một văn bản tự sự.
* Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự:
- Miêu tả nội tâm: Là tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động .
- Nghị luận trong văn bản tự sự:
Là người viết và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ dẫn chứng . Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
 Một số ví dụ :
- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận :
 “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh nói trước”
(Hoàng Lê nhất thống chí)- Tr 65, 66.
- Đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm:
 “Tôi nằm xuống, nghe nước róc ráchđược sống”
(Tr 126- Cố hương –Lỗ Tấn)
- Đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận .
“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ ... Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: - Lão làm bộ đấy ! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó 
 Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên, hắn thì thầm:
 - Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão ..lão định cho nó xơi một bữa . Nếu trúng,
lão với tôi uống rượu.
 Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều hơn ai hết Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềngCon người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.”
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận.
Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng.
- Tìm những đoạn văn trong các tác phẩm tự sự có sự kết hợp các yếu tố đã học.
- Về nhà nắm chắc lí thuyết .
- Làm các bài tập tiếp theo.
Soạn: 26/12/ 2020- Dạy: /1 /2021
Tiết 88 - Tập làm văn.
	ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TIẾP)
Hoạt động 2: Ôn luyện kiến thức đã học.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Hoạt động nhóm: 7’
 ( KT 1,2,3)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ
 + GV chia lớp làm 8 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
 Nhóm 1+ 5: Bài tập 5
 Nhóm 2+ 6: Bài tập 6
 Nhóm 3+7: Bài tập 7
 Nhóm 4+8: Bài tập 8
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Gv quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.
+ GV chốt kiến thức từng bài.
? Em hãy nêu khả năng kết hợp của các kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó?( SGK Tr 220)
? Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK NV từ lớp 6-> 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ ràng bố cục 3 phần : MB, TB, KB . Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải có đủ 3 phần đã nêu?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn, có giúp gì trong việc đọc – hiểu các văn bản, tác phẩm văn học tương ứng trong SGK ngữ Văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ?
Gv chốt kiến thức.
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc hiểu văn bản và phần TV tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_truon.doc