Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học HS có được:

1- Về kiến thức .

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn truyện “Chiếc lược ngà”.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

2- Về kĩ năng.

- Đọc- hiểu VB truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3- Về thái độ

- Biết trân trọng tình cảm gia đình nhất là tình cảm ruột thịt.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: Yêu những con người có chí hướng, lí tưởng cao đẹp.

 Chăm chỉ học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức.

 Có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: SGK, SGV, giáo án, phiếu học tập, máy chiếu, bút dạ.

- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, sgk.

 

doc 22 trang linhnguyen 06/10/2022 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
 lời trước. Khi đến lượt của đội mình lựa chọn trả lời mà chưa đưa ra được câu trả lời trong 5 giây thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội kia. Đội nào tìm ra được từ khóa trước sẽ là đội chiến thắng. 
- HS chơi theo luật.
- GV tổng kết trò chơi, biểu dương cho điểm đội thắng cuộc.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: hs nhập vai bé Thu kể lại câu truyện.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Nhập vai nhân vật bé Thu kể lại thật sinh động kỉ niệm với ba Sáu trong lần ông về phép.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: 	
 + Phần cuối truyện Chiếc lược ngà.
 + Tình cha con đằm thắm bất diệt ( Bình giảng văn 9, Vũ Dương Quỹ- Lê Bảo)
- Học, nắm chắc nd bài.
- Soạn: Chiếc lược ngà- phần còn lại.
...................................................................................................................................
Soạn: 22/12/ 2020 - Dạy: / 12/2020
Tiết 82- Văn bản:
 CHIẾC LƯỢC NGÀ( tiếp)
 Nguyễn Quang Sáng
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG VẦN ĐẠT
- Quan sát vào phần Vb từ : Vì đường xa  -> chị không muốn bắt nó về( tr197).
? Thời gian ông Sáu ở nhà là bao nhiêu ngày?
( Dự kiến: - 3 ngày -> ngắn ngủi).
? Trong 3 ngày phép ngắn ngủi đó, phản ứng của bé Thu ntn : 
- Khi phải mời ông Sáu vào ăn cơm?
- Khi muốn nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm ?
? Bé Thu đã vi phạm p/c hội thoại nào?
( Dự kiến: -> P/c lịch sự. Nó cố tình không gọi tiếng ba mặc dù bị mẹ cầm đũa bếp dọa đánh, thậm chí cả khi con bé bị dồn vào thế bí- nồi cơm to đang sôi sùng sục có nguy cơ bị nhão)
? Bằng cách nói ấy, bé Thu muốn tỏ thái độ ntn đối với ông Sáu?
- GV chuyển ý: Thái độ không chấp nhận ông Sáu là cha còn được thể hiện qua những cử chỉ của nó trong bữa ăn:
? Hãy tìm dẫn chứng thể hiện thái độ của Thu với ông Sáu:
- Khi ông gắp cái trứng cá vào bát nó?
- Khi ông đánh vào mông nó?
? Quan sát vào một số từ : hất, không khóc, ngồi im, cúi gằm, gắp lại, lặng lẽ đứngdậy, bỏ. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ miêu tả những phản ứng của bé Thu? 
? Hoạt động hất cái trứng cá khỏi bát cơm chứng tỏ thái độ nào của nó trước sự chăm sóc của ông Sáu?
? Những động từ trạng thái không khóc, ngồi im, cúi gằm, gắp lại, lặng lẽ đứng dậy bỏ sang ngoại... cho thấy nét cá tính nào của cô bé?
( GV dg: Chính nét cá tính gan góc kiên cường, sẵn sàng chịu đựng và bỏ đi bất cần là tiền đề để bé Thu sau này trở thành cô giao liên dũng cảm dẫn đoàn cán bộ vượt đoạn đường rừng nguy hiểm, trả thù cho cha, góp phần giải phóng quê hương, đất nước)
? Theo em thì vì sao bé Thu có thái độ như vậy với ông Sáu? 
( Dự kiến: Lí do khiến Thu có thái độ như vậy cũng thật dễ hiểu: 
- Khoảng thời gian xa cha đã quá lâu, từ khi cô bé còn ẵm ngửa. Trí nhớ non nớt của cô bé chỉ biết đến người cha trẻ đẹp qua tấm ảnh nhỏ đã phai màu. 
- Chiến tranh tàn khốc khiến ông Sáu mang một vết thẹo trên mặt khác hẳn với người cha trong bức hình chụp chung với má. 
- Cuộc gặp gỡ này bất ngờ đến nỗi người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị cho cô bé có tâm lí đón nhận điều bất thường trong cuộc sống chiến tranh. 
? Tâm lí bé Thu phát triển theo chiều hướng nào trong ba ngày phép của ông Sáu?
( Gv: Từ ngôn ngữ trống không, đến hành động hất tung cái trứng cá, rồi lặng lẽ gắp lại cái trứng cá vào bát, dường như trong lòng nó đang nổi giông bão. Đặc biệt là hành động nó bỏ sang nhà ngoại còn cố tình khua dây lòi tói kêu rổn rảng. Tác giả đã tạo ra một nút thắt, đẩy mâu thuẫn của câu chuyện lên cao trào để rồi giải tỏa khéo léo ở phần tiếp theo của câu chuyện).
 Tổ/c hoạt động nhóm : 5 phút
 ( KT khăn trải bàn)
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + GV chia lớp thành 6 nhóm
 + Gv giao nhiệm vụ:
? Nói về sự cự tuyệt của bé Thu trước sự chăm sóc của ông Sáu, có ý kiến cho rằng: Khi hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm, khi bị đánh mắng nó lặng lẽ đặt cái trứng cá vào bát, lặng lẽ đứng dậy, ra bến trèo thuyền về bên ngoại là lúc Thu thể hiện tình yêu mãnh liệt nhất của mình dành cho người cha trong ảnh. Em có nhất trí với ý kiến trên không? Vì sao?
- Tiến hành hoạt động:
 + Gv quan sát giúp đỡ học sinh
 + GV bổ sung, chốt.
( Dự kiến: Hành động hất tung cái trứng cá khỏi bát cơm, rồi gắp lại cái trứng cá vào bát, lặng lẽ đứng dậy, ra bến trèo thuyền sang ngoại chính là lúc nó thể hiện sự căm ghét ông Sáu đến cao độ. Nhưng càng căm ghét ông Sáu bao nhiêu càng chứng tỏ nó giành tình yêu thương cho người ba mà nó tôn thờ bấy nhiêu. Nó chỉ yêu ba khi tin chắc người ấy là ba. Trong cái cứng đầu của Thu có ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu vẹn nguyên, sâu sắc dành cho người ba trong tấm hình chụp chung với má.
? Tóm lại: phản ứng của bé Thu thể hiện tình cảm nào cô bé dành cho cha của mình? 
? Giả sử em rơi vào hoàn cảnh bé Thu, em sẽ xử sự ntn?
- HS đọc T197: Sáng hôm sau -> sâu xa” :
? Tác giả nhận ra điều gì từ vẻ mặt bé Thu trong khi ông Sáu chia tay bà con lên đường?
? Vẻ mặt ấy biểu lộ một nội tâm ntn?
( GV: Nhà văn một lần nữa miêu tả ánh mắt bé Thu nhưng lúc này không phải là tròn mắt nhìn mà ánh mắt ấy trở nên thăng bằng hơn, cảm giác không còn ngờ vực, sợ hãi nữa, dường như có chứa cả một nỗi buồn sâu xa, sự ân hận, tiếc nuối, nó nghi ngại không biết làm thế nào để ba hiểu tình cảm của nó lúc này).
- Hs đọc Tr 198: Đến lúc chia tay....từ từ tuột xuống:
? Khi anh Sáu khoác ba lô lên vai, tạm biệt mọi người, Bé Thu đã phản ứng ntn khi nghe ông khẽ tạm biệt con “Thôi! Ba đi nghe con!”?
( Gv bình: Tác giả xen vào lời bình luận: Tiếng ba của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người nghe thật xót xa. Cái tiếng ba ấy dường như bật lên từ trong tiềm thức. Cái tiếng ba ấy nó đã kìm nén trong bao nhiêu năm nay giờ vỡ tung ra từ đáy lòng nó khiến mọi người, kể cả bác Ba như có ai bóp nghẹt trái tim mình). 
? Lần này bé Thu cũng kêu thét nhưng không phải là tiếng gọi má mà là tiếng gọi ba. Em cảm nhận gì về tiếng kêu này?
( Dự kiến: là tiếng gọi ba mà nó cố đè nén bao nhiêu năm, tiếng gọi của HP)
? Sau tiếng kêu như xé là một loạt những hành động nào của cô bé?
? Em thấy những hành động trên biểu hiện tâm trạng của cô bé ?
? Nhận xét thái độ và hành động của bé Thu trong buổi sáng chia tay với ông Sáu?
( Dự kiến: Thay đổi đột ngột, bất ngờ, kì lạ đến khó hiểu và cũng rất cảm động)
? Vì sao thái độ và hành động của Thu thay đổi như vậy?
( Dự kiến: Khi nghe ngoại giải thích về vết thẹonó nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Tiếng thở dài của con bé trở nên già dặn hơn so với lứa tuổi của nó. Khi đã biết rõ nguyên do của vết thẹo, t/y thương ba trỗi dậy trong lòng nó. Những cử chỉ của nó có sự xúc động mạnh, sự hối hả cuống quýt, xen lẫn cả sự hối hận vì đã trót lạnh nhạt với ba trong mấy ngày qua. Câu chuyện tình cảm của bé Thu với ba phản ánh sự éo le, khốc liệt của chiến tranh cũng là câu chuyện chung của biết bao gia đình VN trong thời kì kc chống Mĩ ).
- Quan sát toàn bộ nội dung phân tích về nhân vật bé Thu:
? Em hãy nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Thu của t/g?
 + Nhân vật được xây dựng bằng nghệ thuật gì?
 + Phương thức biểu đạt nào được sử dụng khi xây dựng nhân vật bé Thu?
 + Nhận xét về tình huống truyện?
? Qua việc tìm hiểu trên, em hiểu gì về nhân vật Thu qua tâm lí, hành động?
? Phải là người ntn thì t/g mới miêu tả được tâm lí của Thu như vậy?
HS bộc lộ
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
TL cá nhân
Hs bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích
1. Nhân vật bé Thu 
a- Hoàn cảnh gặp ba.
b- Diễn biến tâm trạng Thu.
 b1- Trước khi nhận ông Sáu là ba.
* Khi mới gặp ba:
* Những ngày sau đó: 
- Khi phải mời ông vào ăn cơm, nó chỉ nói trổng:
 + Vô ăn cơm.
 + Con kêu rồi mà người ta không nghe. 
 - Khi muốn nhờ ông chắt hộ nước nồi cơm: nó cũng lại nói trổng.
 + Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái.
 + Cơm sôi rồi nhão bây giờ.
=> Lảng tránh, lạnh lùng, không chấp nhận ông Sáu là cha.
 - Trong bữa ăn: 
 + Hất trứng cá ra khỏi bát.
 + Bị ba đánh: Nó không khóc, ngồi im, đầu cúi gằm, gắp lại cái trứng cá vào bát, lặng lẽ đứng dậy bỏ sang ngoại.
-> Một loạt những động từ chỉ hành động và trạng thái.
=> Thể hiện sự cự tuyệt 1 cách quyết liệt trước t/c của ông Sáu;
 Chứng tỏ một cá tính mạnh mẽ, kiên cường có phần ngang ngạnh, bướng bỉnh.
Tâm lí phát triển theo chiều hướng tăng dần sự phản kháng.
=> Niềm kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu vẹn nguyên, sâu sắc dành cho người ba trong tấm hình.
b2- Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay ba.
* Vẻ mặt:
 - có cái gì hơi khác... không bướng bỉnh, nhăn mày cau có... sầm lại, buồn rầu.
 - đôi mi dài uốn cong, cái nhìn không ngơ ngác, không lạ lùng, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
-> Biểu lộ nội tâm trong sáng, thăng bằng k còn ngờ vực, sợ hãi; chứa một nỗi buồn sâu xa.
* Ngôn ngữ, cử chỉ- hành động: 
- Nó bỗng kêu thét lên “Ba a a ba!”.
- Chạy xô tới...dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba, vừa ôm vừa nói trong tiếng khóc( dc)
- Hôn ba cùng khắp: hôn tóc, hôn cổ, vai và cả vết thẹo.
- Hai tay siết chặt cổ ba, dang cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai run run.
-> Cảm xúc mạnh mẽ, nỗi xúc động nghẹn ngào, tình yêu cha hối hả, cuống quýt, có xen cả sự ân hận, xót xa. 
 TIỂU KẾT: 
* Nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.
- Nhân vật được khắc họa từ nhiều góc độ: ngoại hình, ngôn ngữ, hành động... để bộc lộ nội tâm.
- Kết hợp kể, tả, bình luận.
- Tạo tình huống bất ngờ, hợp lí, cảm động.
* Nội dung: Bé Thu không nhận ra cha chỉ vì hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh khiến ông Sáu có vết thẹo trên mặt. Em cự tuyệt tình cảm của ông Sáu nhưng sâu thẳm trong lòng em lại giành một tình yêu mãnh liệt, sâu sắc tới mức tôn thờ cho người cha mà em yêu quý, người cha trong tấm ảnh đã phai màu.
-> T/g rất am hiểu tâm lí trẻ em, với tấm lòng yêu mến, trân trọng những t/c trẻ thơ, Nguyễn Quang Sáng mới diễn tả cảm động những nỗi niềm trong trẻo trong tâm hồn đứa trẻ đến như vậy. 
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: Nhóm.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + NL hợp tác
 + Chăm chỉ học tập tổng hợp tri thức.
- TG: 5'
 Trò chơi ô chữ:
- Gv phổ biến luật chơi: Có hai đội chơi, mỗi đội gồm 5 bạn HS. Lần lượt hai đội sẽ lựa chọn các câu hỏi trong 8 câu để giải các ô chữ và tìm ra từ khóa của trò chơi. Đầu tiên hai đội sẽ oản để tìm ra đội được quyền trả lời trước. Khi đến lượt của đội mình lựa chọn trả lời mà chưa đưa ra được câu trả lời trong 5 giây thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội kia. Đội nào tìm ra được từ khóa trước sẽ là đội chiến thắng. 
- HS chơi theo luật.
- GV tổng kết trò chơi, biểu dương cho điểm đội thắng cuộc.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: hs nhập vai bé Thu kể lại câu truyện.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ vận dụng tri thức đã học để giải quyết tình huống thực tế..
Nhập vai nhân vật bé Thu kể lại thật sinh động kỉ niệm với ba Sáu trong lần ông về phép.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: 	
 + Phần cuối truyện Chiếc lược ngà.
 + Tình cha con đằm thắm bất diệt ( Bình giảng văn 9, Vũ Dương Quỹ- Lê Bảo)
- Học, nắm chắc nd bài.
- Soạn: Chiếc lược ngà- phần còn lại.
.......................................................................................................................................Soạn: 22/12/ 2020 - Dạy: / 12/ 2020
Tiết 83 – Văn bản:
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 (Nguyễn Quang Sáng)
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: khởi động.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài 
1. Tóm tắt truyện ngắn “CLN” của NQS.
2. Phân tích thái độ và t/c của bé Thu đối với ông Sáu trong ba ngày phép của ông Sáu? 
* Khởi động vào bài :
- Gv nối kết tiết 83, gợi dẫn vào tiết 84.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: tình cảm cao đẹp và sâu nặng của ông Sáu dành cho bé Thu.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : 
 Yêu những con người có chí hướng, lí tưởng cao đẹp.
 Chăm chỉ học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức.
 Có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Thời gian : 35 phút.
- Hs theo dõi đoạn truyện kể về những ngày ông Sáu về thăm nhà.
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 2’
? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát gặp nhất chính là đứa con?
GV bổ sung, chốt:
( Dự kiến: Tám năm, chưa một lần gặp con gái bé bỏng mà ông vô cùng thương nhớ)
? Khi xuồng vào bến ông Sáu thấy đứa bé, đoán là con mình ông đã có hành động ntn?
? Chi tiết đó cho thấy t/c của ông Sáu lúc mới gặp con ntn? 
? Hình ảnh ông Sáu khi bị con từ chối được miêu tả ntn?
? Hình dung về tâm trạng ông Sáu khi bị con từ chối?
? Ông Sáu có biểu hiện gì khi bé Thu phản ứng trước và trong bữa ăn?
? Theo em vì sao ông Sáu đánh con?
? Từ những biểu hiện của ông Sáu, nỗi lòng nào của ông được bộc lộ?
? Khi phải chia tay con, ông Sáu có thái độ ntn với Thu?
? Cảm nhận về ánh mắt của ông sáu nhìn con lúc ấy?
? Khi bé Thu nhận ra ba, ông Sáu có thái độ ntn?
? Em có cảm nhận gì về những giọt nước mắt của người cha lúc này?
? Ánh mắt và những giọt nước mắt ấy thuộc về một người cha ntn?
( Gv: T/c sâu nặng của người cha được thể hiện tập trung hơn trong tình huống sau của câu chuyện)
? Ở chiến khu ông Sáu có tâm trạng ntn?
? Suy nghĩ gì về người cha bé Thu qua những chi tiết đó?
? Khi kiếm được 1 khúc ngà ông Sáu có thái độ ntn? Ông đã làm gì?
? Những chi tiết trên nói gì về người cha?
? Chiếc lược ông làm có ý nghĩa gì đối với ông?
( Nhưng rồi một tình cảm đau thương xảy đến với cha con ông. Trong một trận càn của Mĩ, ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp hoàn thành tâm nguyện trao tận tay con cây lược. Ông cố gắng trao gửi đồng đội cây lược cho con).
? Hãy tìm chi tiết thể hiện sự trao gửi tin cậy của ông với đồng đội
? Từ tất cả những biểu hiện trên, em thấy bé Thu có một người cha ntn?
? Qua câu chuyện về tình phụ tử của cha con ông Sáu, có thể suy ngẫm rộng ra điều gì về chiến tranh và cuộc sống của con người?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng cốt truyện và nghệ thuật trần thuật của tác giả?
? Khái quát những đặc sắc trong nghệ thuật truyện?
? Nêu nội dung đoạn trích?
- Hs tạo cặp. 
- Hs hoạt động cá nhân 1 phút.
HĐ cặp 3 phút.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
Hs trả lời
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Hs tạo cặp. 
- HĐ cá nhân 1 phút. HĐ cặp 3 phút.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích (Tiếp)
2. Tình cảm cao đẹp và sâu nặng của ông Sáu.
* Khi xuồng vào bến: 
Không chờ xuồng cập bến, nhún chân nhảy thót lên, bước vội vàng rồi dừng lại kêu to "Thu! Con"
-> Vui và tin con sẽ đến với mình: con anh sẽ 
 " chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt cổ anh"
* Khi bị con từ chối:
"Anh đứng sững lại bị gãy"
-> Buồn bã, thất vọng vì con không nhận ra mình.
* Trước bữa ăn: Nghe con nói trổng với mình: "Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu cười" 
-> Ông Sáu buồn nhưng sẵn lòng tha thứ cho con bởi ông rất yêu con.
* Trong bữa ăn: Bé Thu hất trứng cá làm cơm văng tung toé " anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên. 
-> Tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực.
 => Buồn bã, thất vọng vì tình yêu của người cha chưa được con đáp ứng.
* Khi chia tay: Ông nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, khẽ nói lời tạm biệt con:
"Thôi! Ba đi nghe con”
-> Đôi mắt người cha giàu tình yêu và sự độ lượng.
* Khi bé Thu nhận ra ông là ba:
Ông khóc : "một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt"
-> Là giọt nước mắt sung sướng, HP.
=> Một người cha biết nâng niu, giữ gìn tình phụ tử.
* Ở chiến khu:
- Nhớ thương xen lẫn sự ân hận vì đã trót đánh, mắng con gái.
- Nung nấu thực hiện cho bằng được lời dặn của con.
-> Hiền lành, nhân hậu.
 Nâng niu t/c cha con
* Khi kiếm được khúc ngà:
 - Vui mừng, sung sướng
 - Dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược.
 - Những lúc rảnh rỗi thợ bạc” (T200).
-> Thương yêu, chiều con; biểu hiện trong sáng và sâu nặng tình phụ tử.
- Ý nghĩa của chiếc lược ngà:
 + Là chiếc lược kết tụ tất cả t/c của 1 người cha xa con.
 + Chiếc lược làm dịu nỗi ân hận vì đã chót đánh con.
 + Ánh lên niềm hi vọng khắc khoải sẽ có ngày ông gặp lại con để trao cho con.
* Trước khi nhắm mắt: "Anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu"
-> Đó là cố gắng cuối cùng của người cha lúc lâm chung- một người cha yêu con đến tận hơi thở cuối cùng.
=> Một người cha chịu nhiều thiệt thòi do chiến tranh gây lên những cũng vô cùng độ lượng, tận tuỵ vì con- một người cha để suốt đời bé Thu yêu quý và tự hào.
Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con người chiến sĩ mà còn gợi ra trong người đọc thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút bất hạnh, đáng thương.
3- Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của truyện.
- Thành công lớn nhất là cách xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí: Bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà, rồi lại biểu lộ tình cảm thật nồng nhiệt đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. Sự thật bất ngờ càng gây cho người đọc hứng thú khi hiểu được tính hợp lí của các sự việc hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn.
- Việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện đóng vai trò một người thân thiết của ông Sáu không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật trong truyện thêm sức thuyết phục.
- Truyện được trần thuật theo lời kể của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện " Tiếng kêu của nó như xé....lòng nó". Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông " bỗng thấy khó thở như có ai nắm lấy trái tim mình".
-> Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
Truyện thành công nổi bật ở nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí ở ngòi bút miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật nhất là nhân vật trẻ em.
2- Nội dung: Ghi nhớ ( sgk) 
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ học tập tổng hợp tri thức.
TG: 5'
 ? Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu với con thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó bộc lộ nét đẹp nào trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Hs viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ vận dụng tri thức vào giải quyết tình huống .
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về tình cảm cha con cao đẹp qua nhân vật ông Sáu. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm Bình giảng văn học 9 về đoạn trích Chiếc lược ngà.
- Nắm chắc cốt truyện, tóm tắt thành thạo.
- Nhớ được hai tình huống thể hiện tình cảm cha con ông Sáu trong chiến tranh.
- Ng

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_17_nam_hoc_2020_2021_truon.doc